Bài soạn Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T23 – T24)

NẮNG PHƯƠNG NAM

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Sắp nhỏ, lòng vòng, xoắn xuýt, sửng sốt. Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam-Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam; gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ miền Bắc.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : Ríu rít, xoắn xuýt, cuồn cuộn, sửng sốt, bỗng sửng lại Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Ngày soạn : 	18/11/2006
Ngày dạy : 	20/11/2006	Thứ hai
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T23 – T24)
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Sắp nhỏ, lòng vòng, xoắn xuýt, sửng sốt. Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam-Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam; gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ miền Bắc.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : Ríu rít, xoắn xuýt, cuồn cuộn, sửng sốt, bỗng sửng lại Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết dựa vào các gợi ý trong SGK kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu diễn tả đúng lời của các nhân vật, phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Học sinh kể tự nhiên, giọng nói phù hợp với nội dung, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : Gọi 3 học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Vẽ quê hương” và trả lời câu hỏi ( Mẫn, Sang, Quân).
H: Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ.
H: Cảnh vật quê hương được tả bằng những màu sắc nào?
H: Nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- Cho học sinh luyện đọc tiếp nói từng câu kết hợp luyện đọc một số từ khó xoắn xuýt, bỗng sửng lại, cuồn cuộn, sửng sốt.
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc tiếp nối từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ: Đọc giọng sôi nổi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. 
- Học sinh đọc một số câu dài.
“Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//”
“Vui/ nhưng mà/ lạnh dễ sợ luôn.//”
- Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ : đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt (SGK).
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp (cá nhân).
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Học sinh các nhóm thi đọc ( mỗi nhóm 3 em)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 Tìm hiểu bài (10 phút)
- Cho học sinh đọc thầm cả bài.
- Học sinh đọc thầm cả bài.
H: Truyện có những bạn nhỏ nào? 
- Uyên, Huệ, Phương cùng một số bạn ở TP.HCM cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1.
- 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
H: Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào?
- Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 2.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
H: Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì?
- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3.
H: Phương nghĩ ra sáng kiến gì ?
H: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết.
- Gửi tặng Vân ngoài Bắc một cành mai.
- Vì cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý (cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt).
- Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 5.
- Học sinh đọc câu hỏi 5.
H: Chọn thêm một tên khác cho truyện.
- Học sinh tự chọn và nêu lý do vì sao lại chọn tên đó.
- Giáo viên nhật xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính: Câu chuyện cho thấy tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam-Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam.
- Học sinh đọc nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại (15 phút)
- Cho học sinh luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Gọi 1 số nhóm lên thi đọc phân vai.
- 3 nhóm thi đọc phân vai.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 4 Kể chuyện
- Giáo viên nêu yêu cầu : Dựa theo các ý tóm tắt dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện “Nắng phương Nam”.
(Gợi ý ghi ở bảng phụ)
- Học sinh theo dõi.
- Cho học sinh đọc lại yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi 1 học sinh kể mẫu đoạn 1.
- 1 học sinh kể mẫu đoạn 1.
- Cho học sinh kể theo cặp.
- Học sinh tập kể theo cặp.
- Gọi 3 - 4 học sinh lên thi kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
4) Củng cố : - Gọi 1- 2 học sinh nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - G/v nhận xét tiết học
5) Dặn dò : Về tập kể lại câu chuyện.
TOÁN: (T56)
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh về phép nhân số có 3 chữa số với số có 1 chữ số, về tìm số bị chia, giải toán và thực hiện “gấp”, “giảm” một số lần.
- Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính nhân và giải toán.
- Học sinh cẩn thận khi giải toán.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ, phiếu bài tập ghi nội dung bài 1.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau (Hiếu, Hùng)
x
x
 	 342	 319
 2 	 3 
 684 	 957 
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố về nhân số có 3 chữ số, số có 1 chữ số (5 phút)
Bài 1 : Số ?
Thừa số
423
210
105
241
170
Thừa số
2
3
8
4
5
Tích
846
630
840
964
850
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm trong phiếu bài tập .
- Học sinh làm trong phiếu bài tập , học sinh nối tiếp nhau lên làm bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài, gọi 1 số học sinh nhắc lại cách nhân.
* Hoạt động 2 : Củng cố về số bị chia (5 phút).
Bài 2 : Tìm x : 
- Cho học sinh đọc yêu cầu
-Học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh xác định x và làm vào vở nháp.
 x : 3 = 212 x : 5 = 141 
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- Học sinh xác định x và làm bài.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
H: Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Lấy thương nhân với số chia.
*Hoạt động 3 : Củng cố về giải toán (13 phút)
Bài 3 : 7 phút
 Cho học sinh đọc và tìm hiểu đề toán.
- Học sinh đọc và tìm hiểu đề toán.
- Giáo viên cho học sinh tự giải bài toán vào vở nháp, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài
Bài giải
 Số cái kẹo 4 hộp có là : 
 120 x 4 = 480 (cái kẹo).
 Đáp số : 480 cái kẹo
Bài 4 : 6 phút
Cho học sinh đọc và tìm hiểu đề toán
- Học sinh đọc và tìm hiểu đề toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán
- Học sinh giải bài toán vào vở.
- Cho học sinh lên bảng sửa bài
Bài giải :
Số lít dầu 3 thùng có là :
125 x 3 = 375 (lít)
 Số lít dầu còn lại là :
 375 – 185 = 190 (lít)
 Đáp số : 190 lít dầu.
- Giáo viên nhận xét.
*Hoạt động 4 : Củng cố về gấp, giảm đi một số lần 7 phút
Bài 5 : Viết (theo mẫu): 
Số đã cho
6
12
24
Gấp 3 lần
6 x3 = 18
12 x3 = 36
24 x3 = 72
Giảm 3 lần
6 : 3 = 2
12 : 3 = 4
24 : 3 = 8
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi 1 số học sinh nêu lại cách làm.
- 1 số học sinh nêu lại cách làm.
H: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
H: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Cho học sinh lên thi tiếp sức.
- Học sinh 2 nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh lên thi tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố : 	- Giáo viên hệ thống lại kiến thức.
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về xem lại bài.
Ngày soạn : 	19/11/2006
Ngày dạy : 	21/11/2006	Thứ ba
TẬP VIẾT: (T12)
ÔN CHỮ HOA : H 
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cách viết chữ hoa H thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng :Hàm Nghi, câu ca dao : Hải Vân bát ngát nghìn trùng / Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
- Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Chữ mẫu H, N , V ; bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút ( Hào, Dương)
Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con : Ghềnh Ráng, Đông Anh
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con.
- Cho học sinh tìm các chữ hoa trong bài.
H, N , V 
- Giáo viên cho học sinh quan sát các chữ mẫu và nhận xét.
- Học sinh quan sát, nhận xét về độ cao, các nét.
- Giáo viên viết mẫu chữ : H, N , V đồng thời nhắc lại quy trình viết.
- Học sinh theo dõi.
- Cho học sinh luyện viết chữ H, N , V trên bảng con 
- Học sinh viết bảng con H, N , V 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng : Hàm Nghi 
- Học sinh quan ...  xã hội.
.
- Giáo viên nhận xét và hoàn thiện phần hỏi và trả lời của học sinh.
Bước 3 : 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận một số câu hỏi sau:
- Học sinh thảo luận theo cặp và tự liên hệ thực tế bản thân.
H: Em thường làm gì trong giờ học? Em có thích học theo nhóm không?
H: Em thường học nhóm trong giờ học nào?
H: Em thường làm gì khi học nhóm?
H: Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
²Kết luận : Ở trường , trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, qua sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn, Tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn.
- Một số học sinh nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Làm việc theo tổ học tập (12 phút) .
² Mục tiêu : Biết kể tên những môn học học sinh được học ở trường. Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn. Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh thảo luận theo gợi ý sau : 
H: Ở trường công việc chính của học sinh là gì? 
H: Kể tên các môn học mà em học được ở trường?
H: Nói tên môn học mình thích nhất và giải thích tại sao?
H: Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập.
- Từng học sinh kể trong nhóm, Cả nhóm cùng nhận xét trong nhóm ai học tốt, ai cần phải cố gắng và cố gắng đối với môn học nào. Cả tổ cùng suy nghĩ đưa ra 1 số hình thức để giúp đỡ các bạn học kém trong nhóm.
Bước 2 : Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trướclớp. 
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trướclớp. 
4) Củng cố : - Giáo viên liên hệ đến tình hình học tập của học sinh trong lớp, khen ngợi những em học chăm, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém, chưa chăm,
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Thực hiện tốt các hoạt động ở trường.
TẬP LÀM VĂN : (T12)
NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, học sinh nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó ( theo gợi ý trong SGK). Học sinh viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn văn (từ 5-7 câu).
- Học sinh kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên. Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh (ảnh).
- Giáo dục học sinh yêu cảnh vật của quê hương đất nước.
 II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý ở bài tập 1. Aûnh biển Phan Thiết trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước (Giáo viên và học sinh sưu tầm).
 III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : - Gọi 1 học sinh lên kể lại chuyện vui “Tôi có đọc đâu”. (Sang) 
- Gọi 2 học sinh lên làm miệng bài tập 2 (Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở) ( Hùng, Trung)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Học sinh nói những điều em biết về cảnh đẹp trong bức tranh (10 phút).
Bài 1: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài trong SGK.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài trong SGK.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi gợi ý, cho học sinh đọc.
- Học sinh đọc phần gợi ý.
- Giáo viên treo bức tranh cảnh biển Phan Thiết (SGK).
- Học sinh quan sát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói về cảnh đẹp trong tranh theo từng câu hỏi ở phần gợi ý.
- Học sinh theo dõi.
- Gọi 1 học sinh làm mẫu.
- 1 học sinh làm mẫu.
- Cho học sinh tập nói theo cặp.
- Học sinh tập nói theo cặp.
- Gọi 1 số học sinh tiếp nối nhau thi nói.
- 1 số học sinh tiếp nối nhau thi nói.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
(Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết. Bao trùm lên cả bức ảnh là màu xanh của Biể, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bậc lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô ven biển. Núi và biển kề nhau thật là đẹp. Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế.) 
- Cho học sinh nói về cảnh đẹp trong bức tranh (ảnh) mà mình đã chuẩn bị.
- 1 số học sinh nói về cảnh đẹp trong bức tranh (ảnh) mà mình đã chuẩn bị.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2 : Học sinh viết một đoạn văn về cảnh đẹp của đất nước( 20 phút)
Bài 2: Viết những điều nói trên thành 1 đoạn văn từ 5-7 câu.
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh viết bài vào vở. Giáo viên nhắc học sinh chú ý về nội dung, cách diễn đạt.
- Học sinh viết bài vào vở. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sai sót cho các em.
- Gọi 1 số học sinh đọc bài viết của mình.
- 1 số học sinh đọc bài viết của mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh làm bài tốt.
5) Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh bài viết.
TOÁN: (T60)
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu :
- Củng cố về bảng chia 8 và giải bài toán bằng hai phép tính, tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Học sinh học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán. Rèn kỹ năng tính nhẩm cho học sinh .
- Học sinh cẩn thận khi làm toán.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ ghi bài tập 1,2. Phiếu học tập ghi bài tập 4.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Giáo viên gọi 1 số học sinh đọc bảng chia 8( Mẫn)
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau (Đạt)
Tóm tắt : 	 	8 mảnh : 32m	 
 1 mảnh . .m ?
Bài giải :
 	 Chiều dài mỗi mảnh vải là
 32 : 8 = 4 (m).
 Đáp số : 4 mét vải
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố về bảng chia 8 (10 phút).
Bài 1. Tính nhẩm 5 phút
- Học sinh đọc yêu cầu.
a. 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56
 48 : 8 = 6 56 : 8 = 7
- Cho học sinh làm miệng, sau đó cho học sinh nhận xét các phép tính trong từng cột.
- Học sinh tính nhẩm.
b. Cho học sinh thi nhẩm nhanh tiếp sức.
 16 : 8 = 2 40 : 5 = 8
- Học sinh thi nhẩm nhanh tiếp sức (mỗi đội 8 học sinh). 
 16 : 2 = 8 48 : 8 = 6
 24 : 8 = 3 16 : 8 = 2
 24 : 3 = 8 40 : 8 = 5
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài 2. Tính nhẩm 5phút
- Cho học sinh làm miệng.
- Học sinh làm miệng.
 32 : 8 = 4 36 : 6 = 6
 42 : 7 = 6 40 : 5 = 8
 24 : 8 = 3 48 : 6 = 8
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2 : Củng cố về giải toán và tìm một trong các phần bằng nhau của một số (15 phút)
Bài 3: 8 phút
Cho học sinh đọc bài toán.
- Học sinh đọc bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán.
- Cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
- Bước 1: Tìm số thỏ còn lại.
- Bước 2: Tìm số thỏ trong mỗi chuồng.
- Cho học sinh giải bài toán vào vở, một học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh giải bài toán vào vở, một học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Số thỏ còn lại là :
42 – 10 = 32 (con)
Số thỏ trong mỗi chuồng là :
32 : 8 = 4 (con)
 Đáp số : 4 con thỏ
Bài 4. Tìm số ô vuông của mỗi hình: 7 phút
- Cho học sinh làm phiếu bài tập.
- Học sinh làm phiếu bài tập.
- Một học sinh làm bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. Gọi một số học sinh nêu cách làm: 
a. - Đếm số ô vuông (có 16 ô vuông).
 - Chia nhẩm (16 : 8 = 2 ô vuông).
b. - Cách làm tương tự.
4) Củng cố : 	- Cho học sinh đọc lại bảng chia 8.
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức.	
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà xem lại bài.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 12
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 12:
	* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
	Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng.
	* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị rất tốt như : Cường, Lan ,Điệp, Vi, Uyên, Nga. Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở như : Sang, Hoàng, Dương, Mẫn.
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
	2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp. 
- Thi đua học tốt giành nhiều hoa chiến công chào mừng ngày 22/12.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá.
 3. Cho học sinh thực hành các kỹ năng về an toàn giao thông đường bộ :
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan tuan 12.doc