Giáo án Lớp 3 Buổi chiều - Tuần 6

Giáo án Lớp 3 Buổi chiều - Tuần 6

Luyện Toán: Luyện tập

A. Mục tiêu: - Củmg cố cho học sinh

+ Thực hành tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số .

+ Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số .

B- Đồ dùng:

GV : Bảng phụ - Phiếu HT

HS: VBT

C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu)

Mẫu: 1/2 của 6kg là: 6 : 2 = 3 (kg)

( Lưu ý HS TB, Yếu)

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Buổi chiều - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Luyện Toán: Luyện tập
A. Mục tiêu: - Củmg cố cho học sinh 
+ Thực hành tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số .
+ Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số .
B- Đồ dùng: 
GV : Bảng phụ - Phiếu HT
HS: VBT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu)
Mẫu: 1/2 của 6kg là: 6 : 2 = 3 (kg)
( Lưu ý HS TB, Yếu)
a) 1/5 của 25kmlà:
b) 1/3 của 18l là: ..
c) 1/4 của 32kg là:.
 d) 1/6 của 54m là: .
 e) 1/6 của 48 phút là: 
 g) 1/2 của 16 giờ là: 
Bài 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi giải bài toán:
	Một quầy hàng có 16kg nho và đã bán được 1/4 số nho đó. Hỏi quầy hàng đã bán được mấy ki-lô-gam nho?
Gọi HSK lên bảng tóm tắt, GV giúp đỡ HS TB
Bài 3 (HSKG): Viết số thích hợp vào chỗ chấm rồi giải bài toán:
 ạ	 ạ	 ạ	 ạ	 ạ	 ạ
 ạ	 ạ	 ạ	 ạ	 ạ	 ạ
 ạ	 ạ	 ạ	 ạ	 ạ	 ạ
Trong hình vẽ trên có  đồng hồ
a) Tìm 1/6 số đồng hồ trong hình trên.
Tìm 1/3 số đồng hồ trong hình trên.
	Ôn tập đọc: Bài tập làm văn
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu
	- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi
II. Đồ dùng GV : SGK
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Bài tập làm văn
2. Bài mới
a. HĐ1: Đọc tiếng
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc câu
- Đọc đoạn
- Đọc cả bài
b. HĐ 2 : đọc hiểu
- GV hỏi HS câu hỏi trong SGK
c. HĐ 3 : đọc phân vai
- Gọi 1 nhóm đọc phân vai
- GV HD giọng đọc của từng vai
- 4 HS đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
+ Đọc nối tiếp 4 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay
+ 2 HS đọc cả bài
- HS trả lời
- Đọc phân vai theo nhóm
- Các nhóm thi đọc phân vai
- Bình chọn nhóm đọc hay
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học, khen tổ, nhóm, cá nhân đọc tốt
	- Về nhà luyện đọc tiếp
Luyện Đạo đức: tự làm lấy việc của mình (T2)
I. Yêu cầu cần đạt: Củng cố cho HS
- Kể được một số việc mà các em có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. 
- Học sinh biết tự làm lấy công việc của mình ở trường, ở nhà.
II. Tài liệu phương tiện:
HS: VBT, các tình huống để đóng vai
III. Các hoạt động dạy học :
A. KTBC : 	- Thế nào là tự làm lấy công việc của mình ? 
B. Luyên tập - thực hành:
2. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế .
* Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm .
* Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS tự liên hệ 
+ Các em đã tự làm lấy công việc của mình chưa ? 
+ Em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành công việc ? 
- 1 số HS trình bày trước lớp 
* Kết luận: Khen gợi những em biết tự làm lấy công việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo .
3. Hoạt động 2: Đóng vai 
* Mục tiêu: HS thực hiện được 1 số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi .
* Tiến hành : 
- GV giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, 1 nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 ( TH trong SGV) 
- Các nhóm độc lập làm việc 
- 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp .
* Kết luận : Nếu có mặt ở đó, các em cần nên khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao .
- Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi .	
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm .
* Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan .
* Tiến hành : 
- GV phát phiếu học tập cho HS 
Và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của 
mình bằng cách ghi vào ô trống dấu + trước ý kiến em cho là đúng và ghi dấu – trước ý kiến sai 
- Từng HS độc lập làm việc vào VBT 
- 1 HS nêu kết quả bài làm trước lớp 
- GV kết luận theo từng nội dung 
* Kết luận chung : Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quí mến .
C. Củng cố dặn dò :
- Nêu lại ND bài ? 
- Về nhà chuẩn bị bài sau .
* Đánh giá tiết học 
Thứ Ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Tự nhiên và xã hội: vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
I/ Yêu cầu cần đạt: Củng cố cho HS
 - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. 
- Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.	
 II/ Đồ dùng dạy học
HS: VBT
III/ Hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra
- Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Nêu chức năng của của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Nhận xét, đánh giá 
2. Bài tập:
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
HS tự làm sau đó đổi chéo vở kiểm tra kết quả của nhau
Bài 2: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.
* Tại sao cần uống đủ nước?
=> - Để bù nước cho quá trình mất nước do việc thảI nước tiểu ra hàng ngày.
 - Để tránh bệnh sỏi thận.
Bài 3: Viết ba việc bạn nên làm, ba việc bạn không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- HS viết vào VBT sau đó trình bày
- HS chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò
*Củng cố:
 Hệ thống bài
* Dặn dò: Nhắc nhở h/s
+VN thực hành uống nhiều nước.
Luyện Toán: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
A- Yêu cầu cần đạt: Củng cố cho HS	
- HS biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số và chia hết tất cả các lượt chia.
- Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
B- Đồ dùng:
HS: VBT 
C- Lên lớp:
Bài 1: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)
Mẫu: 48 : 4	69 : 3	86 : 2	24 : 2
 48 4	 	 .	 
 4 12		 .	 
 08	...	 .	 
 8	...	 .	 
 0	...	 .	 
Gọi 3 HS TB lên bảng làm, lớp làm vào VBT, sau đó chữa bài
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):
Mẫu: 1/3 của 96m là: 96 : 3 = 32 (m)
HS dựa vào mẫu để làm bài, y/c tất cả các hs phảI biết cách làm và làm đúng.
Bài 3: Mỗi ngày có 24 giờ. Hỏi một nửa ngày có bao nhiêu giờ? (HSKG)
Phân tích:
Một nửa ngày tức là mắy phần mấy ngày?
1/2 ngày.
- Y/C HS giảI vào vở, 1 em lên bảng giải
Chấm chữa bài.
Bài 4: Y/C HS điền dấu và nêu cách làm.
>
<
=
 1/2 giờ . . . 30 phút	1/6 giờ . . . 1/5 giờ
 1/3 giờ . . . 40 phút	1/2 giờ . . . 1/3 giờ
D- Củng cố:
- Nêu các bước thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số? (HSTB)
* Dặn dò: Về nhà ôn lại bài. 
An toàn giao thông: Bài 4
kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn
I- Mục tiêu:
- Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường phố.
- Biết chọn nơi qua đường an toàn.
- Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
- Chấp hành những quy định của luật GTĐB.
II- Chuẩn bị:
- Phiếu giao việc.
- 5 bức tranh về những nơi qua đường không an toàn.
III- Hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường
*Hoạt động 2: Qua đường an toàn
- Những tình huống qua đường không an toàn
- Qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu giao thông
- Các bước cần thực hiện khi qua đường
*Hoạt động 3: Bài tập thực hành
(SGV)
IV- Củng cố bài
	Thứ Tư ngày 30 tháng 9 năm 2009
Thủ công
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
I. Yêu cầu cần đạt:	
 - HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
 - Gấp cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau (HSKT Y/C: cánh đều nhau). Hình dán tương đối phẳng, cân đối. 
II. Đồ dùng
	GV : Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công, giấy màu đỏ, màu vàng, hồ, bút, thước kẻ, Quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng
	HS : Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
a. HĐ1 : Thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
- Nhắc lại các bước gấp cắt dán ngôi sao năm cánh
- GV giúp đỡ, uốn nắn những HS làm chưa đúng hoặc còn lúng túng.
b. HĐ2 : Trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét, đánh giá những sản phẩm thực hành
- Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
. Bước 1 : Gấp giấy để gấp ngôi sao vàng năm cánh
. Bước 2 : Cắt ngôi sao vàng năm cánh
. Bức 3 : Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng
- HS thực hành gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng
- HSKT đường cắt thẳng, dán cân đối
- HS trưng bày sản phẩm của mình
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	Ôn Luyện từ và câu : Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
	- Củng cố cho HS vốn từ về trường học
	- Ôn tập về dấu phẩy, thực hành qua các bài tập
II. Đồ dùng GV : Nội dung
	 HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm lại BT 2 tiết LT&C tuần 6
B. Bài mới
a. HĐ1 : Ôn từ ngữ về trường học
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
- Lời giải : Lễ khai giảng
b. HĐ2 : Ôn dấu phẩy
+ Điền dấu phẩy vào các câu văn sau
- Hôm nay mẹ em đi chợ bố em đi làm còn chúng em đi học
- Ông tôi rất yêu thương quý mến tôi
- 2 HS làm
- Nhận xét bạn
- Giải ô chữ
- HS trao đổi thao cặp hoặc nhóm
- 3 nhóm lên bảng làm
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả
- HS làm bài vào VBT
- HS làm bài vào vở nháp
- Đổi vở, nhận xét bài bạn
- 2, 3 HS đọc bài
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- về nhà xem lại bài
Tiếng Anh (2tiết): Cô Hằng dạy
Thứ Năm ngày 1 tháng 10 năm 2009
	Cô Lan dạy
Thứ Sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Luyện Tập làm văn: kể lại buổi đầu em đi học
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học. 
	- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn
( khoảng 5 câu ).
II. Đồ dùng : Vở BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 HD HS làm bài tập
* Bài tập 1
- Đọc yêu cầu BT
+ GV gợi ý :
- Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ? Thời tiết thế nào ? Ai dẫn em đến trường ? Lúc đầu em bỡ ngữ ra sao ? Buổi học đã kết thúc thế nào ? Cảm xúc của em về buổi học đó
- Rèn KN nói cho HS còn non
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhắc các em viết giản dị, chân thật những điều vừa kể.
- GV nhận xét rút kinh nghiệm
+ Kể lại buổi đầu em đi học
- 1 - 2 HS khá giỏi kể mẫu
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình
- 3, 4 HS thi kể trước lớp
+ Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn
- HS viết bài vào vở, 1 em viết vào giấy khổ rộng.
- 5, 7 em đọc bài viết của mình
- HS chữa bài.
Toán: Luyện tập về phép chia hết và phép chia có dư
A- Mục tiêu:
- Củng cố về thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Giải toán có liên quan đến tìm một phần ba của một số. Mối quan hệ giữa số dư và số chia trong phép chia.
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học.
B- Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1: 
Đặt tính rồi tính
 25 : 6 13 : 3
 37 : 3 38 : 5 
 17 : 2 13 : 2 
 35 : 6 26 : 4
- Tìm các phép chia hết ?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 2:
- GV đọc bài toán
Lớp 3c có 32 HS, trong đó có 1/4 là HS nữ. Hỏi lớp 3c có bao nhiêu HS nữ ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Tóm tắt, giải bài toán vào vở
- GV chấm, nhận xét bài làm của HS
2/ Củng cố:
- Trong phép chia có số chia là 6 thì số dư lớn nhất là số nào?
- Trong phép chia có số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- HS làm bài vào vở nháp
- Các phép tính đều là phép chia có dư, không có phép tính nào là phép tính chia hết.
- 2, 3 HS đọc bài toán
- Lớp 3C có 32 HS, trong đó có 1/4 là HS nữ.
- Hỏi lớp 3c có bao nhiêu HS nữ ?
 Bài giải
 Lớp 3C có số học sinh nữ là :
 32 : 4 = 8 ( học sinh)
 Đáp số : 8 học sinh nữ
=> HSKG
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của lớp, của mình trong tuần 6
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
II. Nội dung sinh hoạt
1- GV nhận xét ưu điểm :
	- Đi học đều đúng giờ, không có HS học muộn
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Vệ sinh sạch sẽ, nhanh 
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng : Quân, Nhung, Hằng, Thảo, Hiếu, ...
	- Hăng say XD bài: Sơn, Như Quỳnh, Nhung, ...
- Có nhiều tiến bộ về chữ viết : Hải Hà, Quân
2. Nhược điểm :
	- Chưa chú ý nghe giảng : Tú, Minh, Chung, Văn Hà, Nghị , Dũng
	- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Tú, Nghị, Tiến
	- Cần rèn thêm về đọc : Chung, Minh, Hữu Quỳnh, Nghị ...
3- HS bổ sung
4- Vui văn nghệ
5- Đề ra phương hướng tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTB 6.doc