TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T33-34)
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : công đường, bồi thường, Mồ Côi. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch, phiên xử Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa 3 nhân vật.
TUẦN 17 Ngày soạn : 23/12/2006 Ngày dạy : 25/12/2006 Thứ hai TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T33-34) MỒ CÔI XỬ KIỆN I. Mục đích yêu cầu : A. Tập đọc : - Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : công đường, bồi thường, Mồ Côi. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. - Học sinh đọc đúng các từ ngữ : nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch, phiên xử Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa 3 nhân vật. B. Kể chuyện : - Học sinh biết dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu chuyện “Mồ Côi xử kiện”. - Học sinh kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn của câu chuyện, phân biệt lời kể với giọng nhân vật, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - Giáo dục học sinh thật thà, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác. II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa , bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút ( Hiếu, Mẫn, Ngọc) Gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Về quê ngoại” và trả lời câu hỏi. H: Bạn nhỏ quê ở đâu về thăm quê? H: Bạn thấy ở quê có những gì lạ? Ha5Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút) - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Học sinh nghe. - Gọi 1 học sinh đọc bài - 1 học sinh đọc toàn bài - Cho học sinh luyện đọc tiếp nói từng câu kết hợp luyện đọc một số từ khó: nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch, phiên xử - Học sinh đọc tiếp nối từng câu và luyện đọc từ khó (cá nhân). - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ: Giọng kể của người dẫn chuyện : Khách quan. Giọng chủ quán : Vu vạ, thiếu thật thà. Giọng bác nông dân : Phân trần thật thà, ngạc nhiên. Giọng Mồ Côi : Nhẹ nhàng, thản nhiên, nghiêm nghị. - Học sinh đọc đúng một số câu dài. Bác này vào quán của tôi/ hít hết mùi thơm lợn quay,/gà luộc,/vịt rán mà không trả tiền.// Nhờ ngài xét cho.// - Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ : công đường, bồi thường (SGK). Giảng : Mồ Côi : Người bị mất cha (mẹ) hoặc cả cha lẫn mẹ khi còn bé. - Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp (cá nhân). - Cho học sinh đặt câu với từ bồi thường. - Học sinh đặt câu. Ví dụ: Bác lái xe tải phải bồi thường 2 triệu đồng cho người chủ chiếc xe bị bác đâm phải. - Giáo viên nhận xét, sửa sai. - Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm. - Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. - Cho các nhóm thi đọc tiếp sức. - Học sinh các nhóm thi đọc tiếp sức(mỗi nhóm 3 học sinh). - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút) - Cho cả lớp đọc thầm đoạn 1. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1. H: Câu chuyện có những nhân vật nào? - Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi. H: Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? - Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Giảng: Vụ án thật kó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải “tâm phục, khẩu phục”. - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. - 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. H: Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân? - Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. H: Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào? - Bác nông dân phải bồi thường đưa 20 đồng để quan tòa phân xử. H: Thái độ của bác nông dâ thế nào khi nghe lời phán xử? - Bác giãy nảy lên : Tôi có đụng chạm gì thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền. - Cho cả lớp đọc thầm đoạn 2,3. - Cả lớp đọc thầm đoạn 2,3. H: Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? - Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng. H: Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên tòa? Giảng: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc là rất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm. - Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng. H: Em hãy thử đặt tên khác cho truyện. - Học sinh tự phát biểu. - Giáo viên nhận xét: Ví dụ: Vị quan tòa thông minh. (Phiên xử thú vị/ Bẽ mặt kẻ tham lam/ ăn “hơi” trả “tiếng” - Giáo viên củng cố lại các ý rút ra nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. - Học sinh đọc nội dung chính (cá nhân) TIẾT 2 * Hoạt động 3 Luyện đọc lại(10 phút). - Cho học sinh đọc lại đoạn 3. - Học sinh đọc lại đoạn 3 (cá nhân). - Cho học sinh luyện đọc phân vai trong nhóm. - Học sinh luyện đọc phân vai trong nhóm. - Gọi 2 nhóm học sinh lên thi đọc phân vai. - 2 nhóm học sinh lên thi đọc phân vai (mỗi nhóm 4 học sinh). - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài. - 1 học sinh đọc lại toàn bài. * Hoạt động 4 Kể chuyện (20 phút). - Giáo viên nêu yêu cầu. - Học sinh theo dõi. - Cho học sinh đọc lại yêu cầu. - Học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh minh họa. - Học sinh quan sát 4 tranh minh họa. - Gọi 1 học sinh kể mẫu đoạn 1. - 1 học sinh kể mẫu đoạn 1. - Giáo viên nhận xét, lưu ý học sinh có thể kể đơn giản theo sát tranh minh họa, cũng có thể kể sáng tạo thêm. - Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của chuyện theo các tranh 1,2,3,4. - 3 học sinh tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của chuyện theo các tranh 1,2,3,4. - Gọi 1 – 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - 1 – 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất. 4) Củng cố : - Gọi 2 học sinh nói về nội dung truyện. - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh: Những người nông dân không chỉ sẵn sàng giúp người, cứu người, thật thà, tốt bụng, họ còn rất thông minh, tài trí. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5) Dặn dò : Về tập kể lại câu chuyện. ĐẠO ĐỨC : (T 17) BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (TIẾT 2) I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. Hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên. - Học sinh biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. II. Tài liệu và phương tiện : - Vở bài tập đạo đức 3, phiếu giao việc, một số bài hát về chủ đề bài học. - Học sinh tìm hiểu các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi. H: Thương binh liệt sĩ là những người như thế nào?( Trung) H: Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ?( Dương) - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Xem tranh và kể về những người anh hùng (10 phút) ² Mục tiêu : Học sinh hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên. ² Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng; Yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết: H: Người trong tranh là ai? H: Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó? H: Hãy hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó. - Học sinh các nhóm thảo luận theo yêu cầu bên (mỗi nhóm 6 học sinh). Bước 2 : Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 3: Giáo viên tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở học sinh học tập theo các tấm gương đó. * Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương (8 phút). ² Mục tiêu : Học sinh hiểu rõ về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt lĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó. ² Cách tiến hành: Bước 1: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu. Bước 2 : Sau phần trình bày của mỗi nhóm, cả lớp nhận xét, bổ sung. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 3 : Giáo viên nhận xét, bổ sung và nhắc nhở học sinh tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. * Hoạt động 3 : Học sinh múa hát, đọc thơ, kể chuyện, về ... n trong gia đình. - Học sinh có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học : - Hình các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh (hình câm). - Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 3 phút Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi (Dương, Quân, Sang) H: Khi đi xe đạp cần đi như thế nào cho đúng luật giao thông? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “Ai nhanh? Ai đúng?” (5 phút) ² Mục tiêu : Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. ² Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên treo tranh vẽ các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Bước 2 : Cho học sinh quan sát và làm bài tập 1 trong vở bài tập. - Học sinh quan sát và làm bài tập 1 trong vở bài tập. Bước 3: Gọi 2 đội lên thi gắn nhanh các thẻ vào tranh. - 2 đội lên thi gắn nhanh các thẻ vào tranh (mỗi đội 8 học sinh). - Giáo viên nhận xét, củng cố lại tên các bộ phận của từng cơ quan và chức năng của các bộ phận đó. * Hoạt động 2 : Quan sát hình theo nhóm (10 phútt). ² Mục tiêu : Học sinh kể được 1 số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. ² Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia nhóm và cho các nhóm thảo luận theo yêu cầu sau: - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi (mỗi nhóm 6 học sinh). - Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong các hình 1,2,3,4 trang 67 SGK. Bước 2 : Gọi 1 số nhóm lên trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 số nhóm lên trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, cho học sinh liên hệ với tình hình thực tế ở địa phương. * Hoạt động 3 : Làm vệc cá nhân (10 phút). ² Mục tiêu : Học sinh biết giới thiệu về gia đình của mình. ² Cách tiến hành: Bước 1: Cho học sinh vẽ sơ đồ về gia đình của mình vào vở nháp. - Học sinh vẽ sơ đồ về gia đình của mình vào vở nháp. Bước 2: Gọi 1 số học sinh lên giới thiệu về gia đình của mình. - 1 số học sinh lên giới thiệu về gia đình của mình. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố , hệ thống lại kiến thức. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5) Dặn dò : Về nhà xem lại bài. TẬP LÀM VĂN : (T17) VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I. Mục đích yêu cầu : - Học sinh dựa vào nội dung bài TLV miệng ở tuần 16 viết được 1 lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị (hoặc nông thôn): Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (em có những hiểu biết về thành thị hoặc nông thôn nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); Dùng từ, đặt câu đúng. - Rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ và đặt câu. - Học sinh có ý thức nói, viết câu đúng ngữ pháp. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết trình tự mẫu lá thư (trang 83 SGK) III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút ( Hào, Ngọc) Gọi 2 học sinh kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị). - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập (7 phút) - Giáo viên nêu yêu cầu: Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16, em hãy viết 1 bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. - Gọi 2 học sinh đọc lại yêu cầu của bài . - 2 học sinh đọc lại yêu cầu của bài . - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc trình tự của 1 lá thư (SGK trang 83). - 1 học sinh đọc trình tự của 1 lá thư (SGK trang 83). - Gọi 1 học sinh làm mẫu đoạn đầu lá thư của mình. - 1 học sinh làm mẫu đoạn đầu lá thư của mình. Ví dụ: Hà Nội, ngày 28/12/2004 Thúy Hồng thân mến! Tuần trước, bố mình cho mình về thăm quê nội ở Phú Thọ. Ông bà nội mình mất trước khi mình ra đời, nên đến giờ mình mới biết thế nào là nông thôn. Chuyến đi về thăm quê thật thú vị * Hoạt động 2 : Thực hành viết bài(23 phút). - Cho học sinh làm bài vào vở. - Học sinh làm bài vào vở. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. - Gọi 1 số học sinh đọc thư của mình trước lớp. - 1 số học sinh đọc thư của mình trước lớp. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt. 5) Dặn dò : Về nhà hoàn thành bài viết của mình, xem lại tất cả các bài tập làm văn đã học. TOÁN: (T85) HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu : - Học sinh nhận biết được hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó.Học sinh vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông). - Rèn cho học sinh kỹ năng đo và vẽ hình vuông. - Học sinh nhận diện được một số vật có dạng hình vuông trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học : - Các mô hình có dạng hình vuông và một số hình khác không là hình vuông ; ê ke, thước đo chiều dài. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi. H: Hình chữ nhật có mấy góc vuông? ( Cường) H: Hãy nêu đặc điểm các cạnh của hình chữ nhật ( Quân) - Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Giới thiệu hình vuông ( 8 phút) - Giáo viên vẽ hình vuông ABCD A B D C - Giới thiệu đây là hình vuông ABCD - Cho học sinh dùng ê ke kiểm tra 4 góc của hình vuông và nhận xét. - Học sinh dùng ê ke kiểm tra 4 góc của hình vuông và nhận xét. H: Hình vuông có mấy góc, các góc này như thế nào? - Hình vuông có 4 góc đỉnh A,B,C,D đều là góc vuông. - Cho học sinh lấy thước đo chiều dài 4 cạnh và nhận xét về độ dài các cạnh. - Hình vuông gồm có 4 cạnh bằng nhau AB = BC = CD = DA - Từ những nhận xét trên giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận: Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. - 1 số học sinh rút ra kết luận. - Giáo viên đưa ra 1 số hình đã chuẩn bị để học sinh nhận biết hình nào là hình vuông , hình nào không là hình vuông . - Học sinh nhận biết hình vuông . - Cho học sinh kể 1 số vật có dạng hình vuông . - Viên gạch hoa lát nền, khăn tay, hoa văn ở cửa sắt , * Hoạt động 2 : Thực hành (22 phút). Bài 1: 5 phút Trong các hình dưới đây, hình nào là hình vuông ? A B N E G M P D C Q I H - Giáo viên treo bảng phụ có vẽ các hình trên. - Cho học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh đọc yêu cầu. - Gọi 1 số học sinh trả lời. - 1 số học sinh trả lời. Hình vuông EGHI - Giáo viên nhận xét, gọi 1 số học sinh lên dùng ê ke và thước đo độ dài để kiểm tra lại 4 góc và 4 cạnh. - 1 số học sinh lên dùng ê ke và thước đo độ dài để kiểm tra lại 4 góc và 4 cạnh. Bài 2: 6 phút - Cho học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh đọc yêu cầu. - Cho học sinh đo độ dài các cạnh của mỗi hình trong SGK. - Học sinh đo độ dài các cạnh của mỗi hình trong SGK. - Gọi 1 số học sinh nêu kết quả mình mới đo được. - 1 số học sinh nêu kết quả mình mới đo được. - Giáo viên nhận xét, sửa bài.. Độ dài cạnh hình vuông ABCD là 3cm. Độ dài cạnh hình vuông Bài 3: 5 phút Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được hình vuông. - Giáo viên vẽ hình lên bảng. a) b) - Cho học sinh kẻ vào SGK, 2 học sinh lên bảng kẻ. - Học sinh kẻ vào SGK, 2 học sinh lên bảng kẻ. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài 4: Vẽ theo mẫu:6 phút - Cho học sinh vẽ vào vở ô li. - Học sinh vẽ vào vở ô li. - Giáo viên cho học sinh đổi chéo bài kiểm tra. - Học sinh đổi chéo bài kiểm tra. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 4) Củng cố : - Giáo viên hệ thống lại kiến thức, cho học sinh nêu lại đặc điểm của các góc, cạnh của hình vuông. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5) Dặn dò : Về nhà xem lại bài. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 17 I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới. - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác. II. Lên lớp : 1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 17: * Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị rất tốt . * Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ. 2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới : - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Ôn tập tốt để thi cuối kỳ 1. - Tiếp tục đóng góp các khoản tiền. 3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ, tìm hiểu Luật giao thông. 4. Củng cố : - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới. - Giáo viên nhận xét. 5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.
Tài liệu đính kèm: