Bài soạn Lớp 3 Tuần 21 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 21 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (40-41)

ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : lầu, lọng, triều đình, lẩm nhẩm, nhàn rỗi, vỏ trứng, Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 21 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Ngày soạn :27 /01/2007
Ngày dạy : Thứ hai 29/01/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (40-41)
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta. 
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : lầu, lọng, triều đình, lẩm nhẩm, nhàn rỗi, vỏ trứng, Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết khái quát,đạt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- Học sinh kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh đức tính ham học hỏi. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài “Chú ở bên Bác Hồ” và trả lời câu hỏi.
H: Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? ( Vi) .
	H: Vì sao những chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? ( Anh).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút).
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : lầu, lọng triều đình, lẩm nhẩm, nhàn rỗi 
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu 
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : Đọc giọng chậm rãi,khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung,tài trícủa Trần Quốc Khái. 
Bụng đói/ mà không có cơm ăn,/ Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bưcù trướng,/ rồi mỉm cười.//
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 5 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài(10 phút)
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
H: Hồi nhỏ,Trần Quồc Khái ham học như thế nào?
- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, ..đọc sách. 
H: Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào?
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 2.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
H: Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 3-4, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn 3-4, cả lớp đọc thầm.
H: Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
Giảng : “Phật trong lòng” tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái : Có thể ăn bức tượng.
- Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc 3 chữ trên bức trướng.
H: Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian?
- Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
H: Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
- Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 5.
- Học sinh đọc thầm đoạn 5.
H: Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
H: Nội dung câu chuyện nói điều gì?
- Học sinh tự trả lời.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc truyền dạy lại cho dân ta.
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại (10 phút).
- Cho học sinh luyện đọc lại đoạn 3 .
- Cá nhân nối tiếp nhau luyện đọc lại đoạn 3 .
- Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 2 học sinh thi đọc cả bài.
- 2 học sinh thi đọc cả bài.
* Hoạt động 4 Kể chuyện (20 phút).
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh trao đổi theo cặp để đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh trao đổi theo cặp để đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Gọi 1 số học sinh nêu tên mới đặt.
- 1 số học sinh nêu tên mới đặt.
Ví dụ : Đoạn 1 (Cậu bé ham học./ Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái.)
- 2 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Đoạn 2 (Thử tài./ Thử tài sứ thần nước 
Việt./ Đứng trước thử thách.)
Đoạn 3 (Tài trí của Trần Quốc Khái./ Không bỏ phí thời gian./)
Đoạn 4 (Xuống đất an toàn./ Vượt qua thử thách./)
Đoạn 5 (Truyền nghề cho dân./ Dạy nghề thêu cho dân./)
- Cho học sinh tập kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
- Mỗi học sinh chọn 1 đoạn để kể.
- Gọi 5 học sinh tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn.
- 5 học sinh tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
4) Củng cố : H: Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
5) Dặn dò : Về tập kể lại câu chuyện.
TOÁN: (T101)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số. Củng cố về thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số và giải toán bằng 2 phép tính.
- Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm và giải toán.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút ( Dương, Hoàng, Mẫn, Thương)
- Gọi 1 số học sinh lên thực hiện các phép tính sau :
+
+
+
+
 2 634 5 716 6 324 3 507
 1 488 1 346 2 568 618
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm (18 phút).
Bài 1 : 6 phút
- Giáo viên viết lên bảng phép cộng 4 000 + 3 000 = ?
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm và nêu cách cộng nhẩm.
- Học sinh tính nhẩm và nêu cách cộng nhẩm.
- Giáo viên giới thiệu cách cộng nhẩm :
Nhẩm : 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn.
Vậy : 4 000 + 3 000 = 7 000
- Cho học sinh tính nhẩm các bài còn lại như trên.
- Học sinh tính nhẩm các bài còn lại như trên.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2 : Tính nhẩm ( theo mẫu) (5 phút)
6000 + 500 = 6500
Mẫu : 
- Cho học sinh nêu yêu cầu và nêu cách cộng nhẩm.
- Học sinh nêu yêu cầu và nêu cách cộng nhẩm.
- Cho học sinh nhẩm các phép tính còn lại.
- Học sinh nhẩm các phép tính còn lại.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3 : Đặt tính rồi tính : (7 phút)
- Cho học sinh làm vào bảng con.
- Học sinh làm vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
+
+
+
+
 2 541 4 827 5 438 805
 4 238 2 634 936 6 475
 6 779 7 461 6 374 7 280 
* Hoạt động 2 : Củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính (7 phút)
Bài 4 : Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
- Cho học sinh lên tóm tắt bài toán.
- Học sinh lên tóm tắt bài toán.
 432 l
? l
Tóm tắt :
 Buổi sáng :
 Buổi chiều :
- Cho học sinh tự giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh tự giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Số lít dầu của cửa hàng bán trong buổi chiều là :
432 x 2 = 864 (lít)
Số lít dầu của cửa hàng bán cả hai buổi được là :
432 + 864 = 1296 (lít)
Đáp số : 1296 lít dầu
4) Củng cố : 	 - Giáo viên hệ thống lại bài, gọi học sinh nhắc lại cách cộng các số trong phạm vi 10 000.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà xem lại các bài tập.
Ngày soạn : 28/01/2007
Ngày dạy : Thứ ba 30/01/2007	 
TẬP VIẾT: (T21)
ÔN CHỮ HOA : O, Ô, Ơ 
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng : Lãn Ông, câu ứng dụng : Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây / Hàng Đào tơ luạ làm say lòng người.
- Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Chữ mẫu O, Ô, Ơ bảng phụ, vở tập viết.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút ( Mẫn, Đạt)
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con chữ Nguyễn Văn Trỗi
- Giáo viên kiểm tra phần luyện viết thêm của học sinh.
- Giáo viên nhận xét. ... đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm (15 phút)
² Mục tiêu : Kể ra được những ích lợi của 1 số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Cho các nhóm quan sát hình 4,5,6,7,8. Dựa vào những hiểu biết thực tế, hãy nói về lợi ích của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý sau :
- Các nhóm quan sát hình 4,5,6,7,8. Dựa vào những hiểu biết thực tế, hãy nói về lợi ích của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý.
- Kể tên 1 số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
- Kể tên 1 số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,
- Kể tên 1 số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
² Kết luận : Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, 
4) Củng cố : H: Hãy nêu ích lợi của thân cây.
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về xem lại bài. Sưu tầm các loại rễ cây.
TẬP LÀM VĂN : (T21)
NÓI VỀ TRÍ THỨC - NGHE KỂ : NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh biết quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. Nghe kể câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, nhớ nội dung và kể lại đúng câu chuyện.
- Rèn cho học sinh kỹ năng nói : Lời lẽ rõ ràng, rành mạch, kể chuyện tự nhiên, giong kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Giáo dục học sinh yêu quý những hạt lúa.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh hoạ trong SGK , một số hạt lúa, bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý bài tập 2.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút ( Vi, Anh)
- Gọi 2 học sinh đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua ( tiết TLV tuần 20) .
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Nói về trí (12 phút). 
 Bài tập 1: Quan sát các tranh dưới đây và 
cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
- Cho học sinh nêu lại yêu cầu.
- Học sinh nêu lại yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo nhóm.
- Học sinh quan sát tranh và trao đổi theo nhóm 2.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
 Ví dụ: 
- Tranh 1: Người trí thức trong tranh là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. Cậu bé nằm trên giường, đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ em . 
- Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh là kĩ sư cầu đường. Họ đang đứng trước mô hình một chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng. Họ trao đổi, bàn bạc về cách thiết kế cầu sao cho tiện lợi, hợp lí và tạo được vẻ đẹp cho thành phố.
- Tranh 3: Người trí thức trong tranh là một cô giáo. Cô đang dạy bài Tập đọc
- Tranh 4: Những người trí thức trong tranh là những nhà nghiên cứu. Họ đang làm việc trong phòng thí nghiệm
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Nghe kể câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” (15 phút)
Bài tập 2 : Nghe vàøkể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” 
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh nêu yêu cầu và đọc các gợi ý.
- Học sinh nêu yêu cầu và đọc các gợi ý.
- Cho học sinh quan sát ảnh ông Lương Định Của.
- Học sinh quan sát hình ông Lương Định Của.
- Giáo viên kể chuyện 2 lần.
- Học sinh nghe.
H: Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
 - Mười hạt giống quý.
H: Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?
- Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
H:Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
-Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm . Năm hạt kia ông 
ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, chùm chăn ngủ để hớ ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
- Cho học sinh tập kể chuyện trong nhóm.
- Học sinh tập kể chuyện trong nhóm.
- Gọi một số học sinh kể lại nội dung câu chuyện.
- Một số học sinh tập kể lại nội dung câu chuyện.
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về làm lại các bài tập.
TOÁN: (T105)
THÁNG - NĂM
I. Mục tiêu :
- Học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian : tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng. Biết tên gọi các tháng trong một năm, biết số ngày trong từng tháng.
- Học sinh biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm ). 
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
Tờ lịch năm 2005 ( tương tự SGK) .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút ( Mẫn, Cường, Vũ, Thương)
- Gọi 1 số học sinh lên thực hiện các phép tính sau :
- Đặt tính rồi tính:
 2957+ 1536 2876+ 5943
 7249 - 567 5064 - 3765 
- Tìm x :
 x + 2549 = 4067 8462 – x = 854 	
 - Giáo viên nhận xét, gọi 1 số học sinh nêu lại cách trừ , cộng các số trong phạm vi 10 000.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng (12 phút)
a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
 -Giáo viên treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu: Đây là tờ lịch năm 2005. Lịch ghi các tháng trong năm 2005; ghi các ngày trong từng tháng.
- Học sinh theo dõi. 
 -Cho học sinh quan sát tờ lịch năm 2005 trong SGK.
-Học sinh quan sát. 
H:Một năm có bao nhiêu tháng, hãy nêu tên các tháng? 
- Một năm có 12 tháng là: tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám,tháng Chín, tháng Mười, tháng Mươì một, tháng Mười hai. 
 -Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại.
-Một số học sinh nhắc lại. 
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- Cho học sinh quan sát phần lịch tháng 1.
- Học sinh quan sát, trao đổi theo cặp.
H: Tháng 1 có bao nhiêu ngày? 
 31 ngày.
- Giáo viên ghi bảng.
- Tương tự giáo viên cho học sinh nêu ngày của các tháng còn lại.
- Học sinh nêu ngày các tháng còn lại.
- Cho học sinh nhắc lại số ngày trong từng tháng.
- Học sinh nhắc tháng một 31 ngày, tháng hai 28 hoặc 29 ngày, tháng ba 31 ngày, tháng tư 30 ngày, tháng năm 31 ngày,
* Hoạt động 2 : Thực hành (15 phút
Bài 1 : 7 phút
- Cho học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài.
- Học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài.
- Gọi một số em trả lời.
- 1 số học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2 : 8 phút
- Giáo viên cho học sinh quan sát tờ lịch tháng 8/2005 .
- Học sinh quan sát.
- Cho học sinh trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
- Học sinh trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Thứ 6, thứ 4, 4 ngày, ngày 28.
4) Củng cố : 	 - Cho học sinh nhắc lại tên các tháng và số ngày trong từng tháng của năm 2005.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà thực hành xem lịch.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 21
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 21:
	* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Một số em xếp hàng ra vào lớp còn chậm như : Anh, Sang, Trung.
	* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị rất tốt , tích cực trong học tập.
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Thực hiện tốt các quy định của nhà trường, chấp hành luật lệ giao thông.
- Tham gia đêm văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân.
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ.
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 21.doc