Bài soạn Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (51- 52 )

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh . Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : du ngoạn, vây màn, bàng hoàng, hoảng hốt, hiển linh, nô nức, . Ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy .

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn : 10/03/2007
Ngày dạy : Thứ hai 12/03/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (51- 52 )
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh . Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : du ngoạn, vây màn, bàng hoàng, hoảng hốt, hiển linh, nô nức,. Ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy . 
B. Kể chuyện :
- Học sinh có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ và kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Học sinh kể chuyện tự nhiên, giọng kể, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện. Chăm chú nghe bạn kể và kể tiếp được lời bạn. 
- Giáo dục học sinh có ý thức giúp đỡ người khác. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : Gọi 3 học sinh đọc bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và trả lời câu hỏi (5 phút).
H: Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ( Khánh).
	H: Cuộc đua diễn ra như thế nào? ( Cường)
 H: Nêu nội dung bài ( Điệp)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút).
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : du ngoạn, vây màn, bàng hoàng, hoảng hốt, hiển linh, nô nức,. 
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : Đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng.
 Nhà nghèo,/ mẹ mất sớm,/ hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung.// Khi cha mất,/ chàng thương cha nên đã quấn khố cho cha, còn mình đành ở không.//
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- 2 nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10 phút).
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
 H: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó.
- Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, .
 - Gọi một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- Một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
H: Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cái vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa 
H: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 .
- Học sinh đọc thầm đoạn 3. 
H: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làng làm những việc gì?
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải..
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 4 . 
- Học sinh đọc thầm đoạn 4 . 
H: Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. 
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện cho thấy Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ và có công lớn với dân, với nước. 
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại(10 phút).
- Cho học sinh luyện đọc lại đoạn 1, 2 .
- Học sinh luyện đọc lại đoạn 1, 2. 
- Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Gọi một học sinh đọc lại cả bài.
- Một học sinh đọc lại cả bài.
* Hoạt động 4: Kể chuyện(20 phút).
- Giáo viên nêu nhiệm vụ .
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Cho học sinh quan sát lần lượt các tranh minh họa, nhớ nội dung từng đoạn truyện, đặt tên cho từng đoạn. 
- Học sinh quan sát, đặt tên cho từng đoạn. 
 - Giáo viên gọi một số học sinh đặt tên cho từng đoạn.
- Một số học sinh đặt tên cho từng đoạn. 
- Giáo viên nhận xét, chốt lại những tên đúng.
Ví dụ: 
Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó( Tình cha con).
Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kỳ lạ( Duyên trời)
Tranh 3: Truyền nghề cho dân.
Tranh 4: Tưởng nhớ ( Uống nước nhớ nguồn).
- Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện (mỗi em kể theo một tranh).
- 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện (mỗi em kể theo một tranh).
- Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.
4) Củng cố : (5 phút) 
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện.
 ĐẠO ĐỨC : (T 26)
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1)
I. Mục tiêu :
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
- Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
	II. Tài liệu và phương tiện :
	Vở bài tập đạo đức, phiếu thảo luận, trang phục bác đưa thư.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi (5 phút).
H: Nêu các việc nên và không nên làm khi gặp đám tang (Lan, Sang)
H: Vì sao phải tôn trọng đám tang? ( Quân, Vũ)
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Xử lý tình huống qua đóng vai(15 phút).
² Mục tiêu : Học sinh biết được một biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận để ứng xử tình huống sau, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
Tình huống: Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
 - Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi. 
 Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- Học sinh các nhóm thảo luận tìm cách ứng xử tình huống bên.
Bước 2: Gọi một số nhóm lên đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai.
Bước 3:Cho cả lớp thảo luận: Trong các cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất?
- Cả lớp thảo luận.
² Kết luận : Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
 - Một số học sinh nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (10 phút).
² Mục tiêu : Học sinh hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung ở bài tập 2( vở bài tập Đạo đức)
- Học sinh theo dõi và nhận phiếu bài tập.
Bước 2 : Cho các nhóm thảo luận.
- Các nhóm thảo luận.
Bước 3 : Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, ( mỗi nhóm một nội dung) cả lớp trao đổi, nhận xét .
- Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp trao đổi, nhận xét .
² Kết luận : 
- Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
- Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.
- Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép, giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
- Một số học sinh nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế (5 phút).
² Mục tiêu : Học sinh tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
² Cách tiến hành:
Bước 1 : Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi:
H: Em biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai?
H: Việc đó xảy ra như thế nào?
- Từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi.
Bước 2 : Gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ và tài sản của người khác.
4) Củng cố : (5 phút) 
- Giáo viên củng cố lại bài - Giáo dục học sinh .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Thực hiện tôn trọng thư từ và tài sản của người khác. Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ và tài sản của người khác. 
TOÁN: (T126)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh về nhận biết và cách sử d ... hình trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được, thảo luận theo nội dung sau :
- Các nhóm thảo luận theo nội dung ở bên.
H: Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn cò nhận xét gì về độ lớn của chúng.
- Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả, cá chiêm, cá ngừ, cá đuối, cá mập 
H: Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ? bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
- Có vảy bảo vệ. Bên trong cơ thể của chúng có xương sống.
H: Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
- Cá sống dưới nước, chúng thở bằng mang, di chuyển bằng đuôi và vây
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm giới thiệu về 1 con), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
² Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây. 
- Một số học sinh nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp(15 phút).
² Mục tiêu : Học sinh nêu được ích lợi của cá .
² Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận theo cặp :
H: Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
H: Nêu ích lợi của cá .
H: Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
- Học sinh thảo luận theo cặp.
Bước 2 : Giáo viên gọi 1 số học sinh lên trả lời câu hỏi.
- 1 số học sinh lên trả lời câu hỏi.
Ví dụ : Cá sống ở dưới nước. Cá là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cho cơ thể con người 
² Kết luận : Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu ở nước ta.
- 1 số học sinh nhắc lại kết luận.
4) Củng cố : (5 phút)
 H: Cá sống ở đâu? cá có đặc điểm gì ?
	 H: Nêu ích lợi của cá .
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim.
Ngày soạn : 14/03/2007
Ngày dạy : Thứ sáu 16/03/2007	 
CHÍNH TẢ : (T52) NGHE - VIẾT
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh nghe và viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn từ đầu đến“nom rất vui mắt ” bài “Rước đèn ông sao”. Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ viết sai : r /d / gi hoặc ên / ênh ). 
- Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ ghi bài tập 2b.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
 - Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con : dập dềnh, giặt giũ, bến tàu, bập bênh (Khánh, Anh).
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả(20 phút).
- Giáo viên đọc mẫu bài viết chính tả.
- Gọi 1 học sinh đọc lại bài viết chính tả.
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh đọc lại bài viết chính tả.
H: Đoạn văn tả gì? 
- Đoạn văn tả mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
H: Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- Tên riêng Tết Trung thu, Tâm, các chữ đầu đoạn, đầu câu.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con một số từ khó : Tết Trung thu, nải chuối, xung quanh, quả bưởi, bận, vui mắt.
- Học sinh viết bảng con : Tết Trung thu, nải chuối, xung quanh, quả bưởi, bận, vui mắt.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh nghe – viết chính tả.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát bài.
- Học sinh soát bài.
- Cho học sinh đổi vở soát và sửa lỗi.
- Học sinh đổi vở soát và sửa lỗi.
* Giáo viên chấm một số bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả(10 phút).
Bài 2 : 
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Gọi 2 nhóm học sinh lên thi điền nhanh trên bảng phụ. 
- 2 nhóm học sinh lên thi điền nhanh (mỗi nhóm 5 học sinh)ï. 
- Giáo viên nhận xét, sửa bài:
 âm đầu
vần
b
đ
l
m
r
s
t
êân
bền
đến
lên
mền
rên
sên
tên
êânh
bệnh
lệnh
mệnh
sểnh
tênh
- Gọi một số học sinh đọc lại bài sau khi điền.
- Một số học sinh đọc lại bài sau khi điền.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết bài và làm bài tốt.
5) Dặn dò : Về nhà chép lại những chữ đã viết sai.
TẬP LÀM VĂN : (T26)
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. Học sinh viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết câu.
- Giáo dục học sinh tôn trọng và gìn giữ các lễ hội của quê hương.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ ghi những câu hỏi gợi ý của bài tập 1.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở bài TLV tuần 25(Sang, Cường).
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh kể về một ngày hội(10 phút).
Bài tập 1 : Kể về 1 ngày hội mà em biết.
- Giáo viên treo bảng phụ, gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Giáo viên lưu ý học sinh: Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội, nhưng có thể kể về 1 lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ 
- Học sinh theo dõi.
thấy xem ti vi, xem phim 
- Cho học sinh chọn ngày hội mà em sẽ kể.
- Học sinh chọn ngày hội mà mình sẽ kể.
- Giáo viên gọi 1 học sinh kể mẫu theo 6 câu hỏi gợi ý.
- 1 học sinh kể mẫu theo 6 câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 vài học sinh tiếp nối nhau thi kể. Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe.
- 1 vài học sinh tiếp nối nhau thi kể.
Ví dụ : Quê em có hội Lim. Hội được tổ chức hàng năm vào đầu xuân, sau ngày Tết. Đến ngày hội, mọi người khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và ở những bãi đất rộng, từng đám đông tụ họp xem hát quan họ, đấu cờ, đấu vật,  Dưới mặt hồ rộng, những chiếc thuyền nhỏ trang trí rất đẹp trôi nhè nhẹ. Trên thuyền, các liền anh liền chị say sưa hát quan họ. Hội Lim thật đông vui. Em rất thích hội này 
* Hoạt động 2 : Thực hành viết về một ngày hội (20 phút).
Bài tập 2 : Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn (khoảng 5 câu).
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Giáo viên lưu ý lại yêu cầu của bài.
- Cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu
- Học sinh viết bài vào vở
- Gọi 1 số học sinh đọc bài viết của mình.
- 1 số học sinh đọc bài viết của mình.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. Giáo viên chấm điểm một số bài.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn.
TOÁN: (T130)
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (GIỮA HỌC KỲ II)
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 26
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 26:
	* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy.
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. 
* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. 
- Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Ôn tập và thi giữa kỳ II.
- Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 26/3.
3. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 26.doc