Bài soạn Lớp 3 Tuần 27 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 27 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 79)

ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1)

I. Mục đích yêu cầu :

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc. Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

- Học sinh đọc thông các bài tập đọc, phát âm rõ, đúng tốc độ và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. Kể chuyện tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Học sinh có ý thức luyện đọc tốt.

 II. Đồ dùng dạy học :

 Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 ; 6 tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 27 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 27
Ngày soạn : 17/03/2007
Ngày dạy : Thứ hai 19/03/2007	 
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 79)
ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu :
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc. Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
- Học sinh đọc thông các bài tập đọc, phát âm rõ, đúng tốc độ và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. Kể chuyện tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Học sinh có ý thức luyện đọc tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 ; 6 tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Cho học sinh nhắc lại tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( Sang, Hào).
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm tập đọc (Khoảng ¼ số học sinh trong lớp) (10phút)
- Giáo viên gọi từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Học sinh lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2 : Ôn luyện về nhân hoá (17 phút).
Bài tập 2: 
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Giáo viên lưu ý lại đề bài.
 - Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ, trao đổi theo cặp và tập kể theo nội dung từng tranh, sử dụng phép nhân hoá trong lời kể. 
 - Học sinh quan sát tranh minh hoạ, trao đổi theo cặp và tập kể theo nội dung từng tranh. 
 - Gọi 6 học sinh tiếp nối nhau thi kể chuyện theo 6 tranh.
- 6 học sinh tiếp nối nhau thi kể chuyện theo 6 tranh.
- Gọi 2-3 học sinh kể lại toàn bộ truyện.
- 2-3 học sinh kể lại toàn bộ truyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét (về nội dung, trình tự câu chuyện, diễn đạt, cách sử dụng phép nhân hoá), bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, biết sử dụng phép nhân hoá làm cho câu chuyện trở nên sinh động. 
4) Củng cố : - Giáo viên nhận xét tiết học. 
5) Dặn dò : Về luyện đọc lại các bài tập đọc đã học.
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 79)
 ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. Tiếp tục ôn về nhân hoá : các cách nhân hoá.
- Học sinh đọc thông các bài tập đọc, phát âm rõ, đúng tốc độ và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. Học sinh nắm vững các cách nhân hoá.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Phiếu viết tên các bài tập đọc, bảng phụ ghi bài tập 2.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi 2 học sinh lên kể lại câu chuyện “Quả táo”( Ngọc, Hùng).
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Kiểm tra lấy điểm tập đọc (Khoảng ¼ số học sinh trong lớp) 10 phút.
- Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc .
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Học sinh lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2 : Ôn luyện về nhân hoá (15 phút).
Bài tập 2: 
- Giáo viên treo bảng phụ, gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài 2.
- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài 2.
 - Giáo viên đọc bài thơ, gọi một số em đọc lại bài thơ.
- Một số em đọc lại bài thơ.
- Cho học sinh trao đổi và làm bài theo nhóm.
- Học sinh trao đổi và làm bài theo nhóm.
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a.
Sự vật được nhân hoá
Từ chỉ đặc điểm của con người
Từ chỉ hoạt động của con người
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
Run run, ngã
b. 
Làn gió
Sợi nắng
 A B 
 Làn gió 
giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
giống một người gầy yếu.
giống một bạn nhỏ mồ côi.
c. Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
5) Dặn dò : Về luyện đọc lại các bài tập đọc đã học.
ĐẠO ĐỨC : (T 27)
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
- Học sinh nắm vững : Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
- Học sinh có kỹ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
	II. Tài liệu và phương tiện :
	Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập, cặp sách, lá thư, quyển truyện tranh,.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi(5 phút).
H: Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? ( Bảo, Thương)
H: Vì sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?( Cường, Hoàng)
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi (10 phút).
² Mục tiêu : Học sinh có kỹ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
² Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên phát phiếu giao việc cho các nhóm ,yêu cầu các nhóm thảo luận theo các tình huống sau: 
- Học sinh các nhóm nhận phiếu giao việc.
Nhóm 1:a) Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình.
 Nhóm 2:b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
 Nhóm 3:c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.
 Nhóm 4:d) Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không?”.
Bước 2: Cho các nhóm thảo luận.
- Các nhóm thảo luận.
Bước 3:Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết qủa thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
² Kết luận : Giáo viên kết luận về từng nội dung:
Tình huống a: Sai
Tình huống b: Đúng
Tình huống c: Sai
Tình huống d: Đúng 
* Hoạt động 2 : Đóng vai(15 phút).
² Mục tiêu : Học sinh có kỹ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi đóng vai theo hai tình huống:
Nhóm 1, 2: 
TH1:Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu
Nhóm 3,4: 
TH2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “quả bóng” đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
- Học sinh các nhóm nhận phiếu thảo luận.
Bước 2 : Cho các nhóm thảo luận.
- Các nhóm thảo luận.
Bước 3 : Cho các nhóm lên thực hiện đóng vai trước lớp.
- 2 nhóm lên thực hiện đóng vai trước lớp.
² Kết luận : 
- Tình huống 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
- Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh. 
- Giáo viên khen ngợi nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích các em thực hiện tốt việc tôn trọng thư từ và tài sản của người khác.
* Kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm. 
- Một số học sinh nhắc lại kết luận chung.
4) Củng cố : (5 phút)
- Giáo viên củng cố lại bài - Giáo dục học sinh .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Thực hiện tôn trọng thư từ và tài sản của người khác. 
TOÁN: (T131)
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. Mục tiêu :
- Học sinh nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Học sinh biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số O ở giữa)
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng kẻ ô biểu diễn cấu tạo số như phần bài học ở SGK, bộ đồ dùng dạy học, bảng phụ ghi bài tập 2, 4.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 4 phút
Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc và phân tích các số sau (Mẫn, Hoàng)
	 4230 ; 5015 ;7561 ; 2108 .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt độn ... dục học sinh yêu quý các loài vật nuôi.
	II. Đồ dùng dạy học :
	- Giáo viên : Các hình trong SGK trang 104, 105, tranh ảnh về các loài thú nhà, 4 tờ giấy khổ lớn.
 - Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà, giấy vẽ, bút màu.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5phút
- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi.
H: Kể tên các loài chim mà em biết ( Quân).
H: Nêu một số đặc điểm chung của các loài chim (Anh, Hoàng).
H: Chim có ích lợi gì? ( Nga, Huy)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (10 phút)
² Mục tiêu : Học sinh chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh sưu tầm được, thảo luận theo nội dung sau :
- Các nhóm thảo luận theo nội dung ở bên.
H: Kể tên các con thú mà bạn biết.
- Trâu, bò, lợn, ngựa, dê,  
H: Trong số các con thú nhà đó, con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp ?
H: Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ?
H: Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ?
H: Con nào đẻ con ?
H: Thú mẹ nuôi con mới sinh bằng gì ?
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm giới thiệu về 1 con), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
H: Hãy nói tên một số bộ phận bên ngoài của 1 số loài thú có trong hình.
- Học sinh tự trả lời.
² Kết luận: Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. 
* Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp (7 phút).
² Mục tiêu : Học sinh nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
² Cách tiến hành:
Bước 1: - Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận theo cặp.
- Học sinh thảo luận theo cặp.
H: Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như : lợn, trâu, bò, chó, mèo, 
H: Em làm gì để chăm sóc chúng.
Bước 2 : - Giáo viên gọi 1 số học sinh lên trả lời câu hỏi.
- 1 số học sinh lên trả lời câu hỏi.
² Kết luận : 
- Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng.
- Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe,  Phân trâu, bò được dùng để bón ruộng.
- Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
- 1 số học sinh nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (10 phút).
² Mục tiêu : Học sinh biết vẽ và tô màu 1 con thú nhà mà học sinh ưa thích.
² Cách tiến hành:
Bước 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì, bút màu để vẽ 1 con thú nhà mà các em ưa thích.
- Học sinh thực hành vẽ con thú nhà mà mình ưa thích, ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
Bước 2 : Trình bày.
- Giáo viên cho học sinh trình bày theo nhóm.
- Các nhóm trình bày vào tờ giấy khổ lớn và dán lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên giới thiệu về các bức tranh của nhóm mình.
- Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu về các bức tranh của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4) Củng cố : 3 phút
 H: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của thú. 
	 H: Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú.
Ngày soạn : 21/03/2007
Ngày dạy : Thứ sáu 23/03/20067	 
CHÍNH TẢ : (T54) 
KIỂM TRA ĐỌC (ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU)
TẬP LÀM VĂN : (T27)
KIỂM TRA VIẾT (CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN)
TOÁN: (T135)
SỐ 100 000 – LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết được số 100 000. Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số. Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số.
- Học sinh nhận biết được số liền sau 99 999 là 100 000. Rèn cho học sinh kỹ năng đọc và viết số có năm chữ số.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học :
	10 mảnh bìa, mỗi mảnh có ghi số 10 000; bảng phụ ghi nội dung bài 1, 3, bảng gắn.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc và phân tích các số sau:
36 020 ; 24 046 ; 71 001; 97 145 (Vi, Bảo).
- Viết các số sau : Tám mươi bảy nghìn không trăm linh một ; sáu mươi lăm nghìn hai trăm năm mươi ( Điệp).
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Giới thiệu số 100 000 (10 phút)
- Giáo viên gắn 7 mảnh bìa có ghi số 10 000 lên bảng theo cột dọc.
- Học sinh theo dõi.
- H: Có mấy chục nghìn ?
- Có bảy chục nghìn.
 - Gọi một học sinh lên viết số “bảy chục nghìn”
- Học sinh viết số : 70 000
 - Giáo viên gắn tiếp một mảnh bìa có ghi số 10 000 ở phía trên các mảnh bìa đã gắn.
 H: Có mấy chục nghìn ?
- Có tám chục nghìn. 
 - Cho học sinh lên viết số. 
80 000
- Tương tự giáo viên gắn thêm hai tấm nữa.
 - Học sinh theo dõi.
 H: Bây giờ có mấy chục nghìn ?
- Có mười chục nghìn.
- Giáo viên nêu : Vì mười chục là một trăm nên mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn. Giáo viên ghi 100 000 (bên phải số 90 000).
- Giáo viên chỉ vào từng số và cho học sinh đọc dãy số trên bảng.
- Học sinh đọc các số : 70000 ; 80000 ; 90000 ; 100000.
- Cho học sinh quan sát số 100000.
- Học sinh quan sát số 100000.
H: Số 100000 gồm mấy chữ số ?
- Số 100000 gồm sáu chữ số, chữ số đầu tiên là chữ số 1 và tiếp theo nó là năm chữ số 0.
 * Hoạt động 2 : Thực hành (20 phút).
Bài 1 : Số ? (5 phút)
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cho học sinh làm bài vào vở nháp .
- Học sinh làm bài vào vở nháp .
- Cho 2 nhóm lên thi điền số tiếp sức (mỗi nhóm 5 học sinh).
- 2 nhóm lên thi điền số tiếp sức (mỗi nhóm 5 học sinh).
- Cho học sinh nhận xét, nêu quy luật của từng dãy số.
- Học sinh nhận xét, nêu quy luật của từng dãy số.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. 
Bài 2 : :4 phút
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài và quan sát tia số.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và quan sát tia số.
- Cho học sinh điền số vào SGK, 1 học sinh lên làm bài trên bảng lớp.
- Học sinh điền số vào SGK, 1 học sinh lên làm bài trên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. 
Bài 3 : Số ?5 phút
- Cho học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh đọc yêu cầu .
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Học sinh làm bài theo nhóm.
- Cho các nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm lên trình bày 
- Cho học sinh nêu cách tìm số liền trước, số liền sau.
+ Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi một đơn vị.
+ Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm một đơn vị.
kết quả.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài 4 : 6 phút
Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. 
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. 
- Gọi 1 học sinh lên tóm tắt và giải bài toán, cả lớp làm vào vở.
- 1 học sinh lên tóm tắt và giải bài toán, cả lớp làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. 
Tóm tắt :
Có : 7000 chỗ ngồi
Đã ngồi : 5000 người
Còn : ? chỗ ngồi.
Bài giải :
Số chỗ chưa có người ngồi là :
7000 – 5000 = 2000 (chỗ)
 Đáp số : 2000 chỗ ngồi.
4) Củng cố : 	 - Cho học sinh nhắc lại cách đọc và viết số có năm chữ số.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà làm lại các bài tập .
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 27
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 27:
	* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy. Tham gia tốt các phong trào của nhà trường.
Bên cạnh đó vẫn còn một số em vệ sinh cá nhân chưa tốt như : Dương, Sang.
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. Ôn tập tốt để thi giữa kỳ II.
* Các hoạt động khác : 
- Tích cực tham gia các hoạt động trào mừng ngày thành lập Đoàn 26 / 3.
* Tổng kết hoa điểm 10 : bông
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Thi giữa kỳ đạt kết quả cao.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ...
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Tham gia tốt các hoạt động của đội.
- Thực hành an toàn giao thông.
3. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 27.doc