TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (55- 56 )
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan. Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : sửa soạn, chải chuốt, khỏe khoắn, thảng thốt, . Ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy . Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
TUẦN 28 Ngày soạn : 24/03/2007 Ngày dạy : Thứ hai 26/03/2007 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (55- 56 ) CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG I. Mục đích yêu cầu : A. Tập đọc : - Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan. Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. - Học sinh đọc đúng các từ ngữ : sửa soạn, chải chuốt, khỏe khoắn, thảng thốt,. Ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy . Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. B. Kể chuyện : - Học sinh biết dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện “Cuộc chạy đua trong rừng” bằng lời của Ngựa Con. - Học sinh kể chuyện tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Giáo dục học sinh làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa , bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện“Quả táo” ( tiết 1, tuần ôn tập giữa học kỳ II) Nga, Sang. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút). - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Học sinh nghe. - Gọi 1 học sinh đọc bài. - Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu - 1 học sinh đọc toàn bài. - Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : sửa soạn, chải chuốt, khỏe khoắn, thảng thốt,. và luyện đọc từ khó. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : Đoạn 1 : Giọng đọc sôi nổi, hào hứng. Đoạn 2: Lời khuyên của Ngựa Cha: giọng âu yếm, ân cần. Lời đáp của Ngựa Con : tự tin, ngúng nguẩy. Đoạn 3: Giọng chậm, gọn, rõ. Đoạn 4 : Giọng nhanh, hồi hộp. Tiếng hô / “Bắt đầu !”// vang lên. // Các vận động viên rần rần chuyển động.// Vòng thư( nhất // Vòng thứ hai// - Học sinh luyện đọc câu dài. - Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK). - Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK). - Cho học sinh đặt câu với từ chủ quan. Ví dụ : Ngựa Con thua vì chủ quan. - Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. - Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. - Cho các nhóm thi đọc tiếp sức. - Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh). - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút). - Cho học sinh đọc thầm đoạn 1. - Học sinh đọc thầm đoạn 1. H: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? - Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối Giáo viên : Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ ngoài của mình. - Gọi một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm. - Một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm. H: Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì? - Ngựa cha khuyên con : phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. H: Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng thế nào? - Ngựa Con ngúng nguẩy, đầy tự tin đáp : Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng. - Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 ,4. - Học sinh đọc thầm đoạn 3, 4. H: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? - Ngựa Con chuẩn bị cho cuộc thi không chu đáo. Để đạt kết quả tốt trong cuộc thi, .. H: Ngựa Con rút ra bài học gì ? - Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất. - Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. - 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính. TIẾT 2 * Hoạt động 3 Luyện đọc lại (10 phút). - Cho học sinh luyện đọc lại đoạn 2 . - Học sinh luyện đọc lại đoạn 2. - Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn. - 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Gọi một số nhóm lên thi đọc dưới hình thức phân vai toàn bộ câu chuyện. - Một số nhóm lên thi đọc dưới hình thức phân vai toàn bộ câu chuyện ( mỗi nhóm 3 học sinh ). - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 4: Kể chuyện (20 phút). - Giáo viên nêu nhiệm vụ. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên cho học sinh nêu lại nhiệm vụ. - Học sinh nêu lại nhiệm vụ. - Cho học sinh quan sát lần lượt các tranh minh họa, nói nội dung từng tranh. Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước. Tranh 2: Ngựa Cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn. - Học sinh quan sát lần lượt các tranh minh họa, nói nội dung từng tranh. Tranh 3: Cuộc thi. Các đối thủ đang ngắm nhau. Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng. - Giáo viên gọi 4 học sinh tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con. - 4 học sinh tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con. - Gọi một số học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Một số học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất. 4) Củng cố : - Cho học sinh nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5) Dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện theo lời kể của Ngựa Con. ĐẠO ĐỨC : (T 28) TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (TIẾT 1) I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. - Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nướùc. II. Tài liệu và phương tiện : Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập, các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi (5 phút). H: Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? ( Huy, Mẫn) H: Vì sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?( Cường, Quân) H: Em đã biết tôn trọng thư từ và tài sản của người khác chưa? ( Dương, Khánh) - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Xem ảnh (10 phút). ² Mục tiêu : Học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khỏe và phát triển tốt. ² Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh trong SGK và thảo luận theo cặp với nội dung sau: H: Hãy chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất, không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn. H: Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào? - Học sinh quan sát các tranh trong SGK và thảo luận theo nội dung ở bên. Bước 2:Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. - Một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. ² Kết luận : Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt. - Một số học sinh nhắc lại kết luận. * Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm (10 phút). ² Mục tiêu : Học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước. ² Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia nhóm, phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp sau là đúng hay sai? Tại sao? ( Nội dung ở phiếu bài tập) - Học sinh các nhóm nhận phiếu thảo luận. Bước 2 : Cho các nhóm thảo luận. - Các nhóm thảo luận. Bước 3 : Gọi một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. ² Kết luận : a. Không nên tắm rửa cho trâu bò ởø ngay cạnh giếng nước ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước. c. Vứt vỏ trai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng là việc làm đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc. d. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch. đ. Không vứt rác trên sông, hồ, biển là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. * Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. * Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (8 phút). ² Mục tiêu : Học sinh biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. ² Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên cho học sinh trao đổi theo cặp với nội dung sau: a. Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng? b. Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm? c. Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? - Học sinh trao đổi theo cặp với nội dung ở bên. Bước 2: Gọi một số học sinh lên trả lời. - Một số học sinh lên trả lời. - Cho học sinh nhận xét, bổ sung. - Học sinh nhận xét, bổ sung. ² Kết luận: Giáo viên tổng kế ... ốt, ngực nở (5 phút). - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (20 phút). - Giáo viên đọc mẫu bài viết chính tả. - Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài viết chính tả. - Học sinh nghe. - 2 học sinh đọc thuộc lòng bài viết chính tả. H: Vì sao nói “Chơi vui học càng vui”? - Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn. H: Chữ đầu các câu thơ chúng ta phải viết như thế nào ? - Viết hoa. H: Nêu các trình bày từng khổ thơ. - Hết 1 khổ thơ thì cách ra 1 dòng. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con một số từ khó : xanh xanh, lộn xuống, quanh quanh, tinh mắt, tươi mát, nắng vàng. - Học sinh viết bảng con : xanh xanh, lộn xuống, quanh quanh, tinh mắt, tươi mát, nắng vàng. - Giáo viên nhận xét, sửa sai. - Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở. - Học sinh nhớ – viết chính tả. - Giáo viên đọc cho học sinh soát bài. - Học sinh soát bài. - Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh đổi vở soát và sửa lỗi. - Học sinh đổi vở soát và sửa lỗi. * Giáo viên chấm một số bài. - Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh . * Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10 phút). Bài 2 : Tìm các từ : - Giáo viên treo bảng phụ có ghi nội dung bài, cho học sinh đọc yêu cầu của bài. - 1 học sinh đọc đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm. - Cho học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập. - Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập. - Gọi 1 số học sinh lên trả lời. - 1 số học sinh lên trả lời. - Giáo viên nhận xét, sửa bài: Bóng ném – leo núi – cầu lông. 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết bài và làm bài tốt. 5) Dặn dò : Về nhà chép lại những chữ đã viết sai. TẬP LÀM VĂN : (T28) KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO. VIẾT LẠI MỘT TIN THỂ THAO TRÊN BÁO, ĐÀI I. Mục đích yêu cầu : - Học sinh kể được 1 số nét cính của 1 trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật (theo các câu hỏi gợi ý), giúp người nghe hình dung được trận đấu. Viết lại được 1 tin thể thao mới đọc được (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình), viết gọn, rõ, đủ thông tin. - Rèn cho học sinh kỹ năng viết câu. - Học sinh học tập nghiêm túc, tự giác. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi những câu hỏi gợi ý của bài tập 1. Tranh ảnh 1 số cuộc thi đấu thể thao, 1 vài tờ báo có tin thể thao. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút - Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa kỳ II. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Kể lại 1 trận thi đấu thể thao (12phút). Bài tập 1 : Kể lại 1 trận thi đấu thể thao. - Giáo viên treo bảng phụ, gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK. - Giáo viên lưu ý học sinh: có thể kể về 1 buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi; cũng có thể kể 1 buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanhm nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo. - Học sinh theo dõi. - Kể theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý. Ví dụ : Chiều chủ nhật tuần trước anh em cho em đi xem trận bóng đá giữa đội bóng trường anh và trường bạn - Gọi 1 học sinh kể mẫu. - 1 học sinh kể mẫu. - Giáo viên nhận xét. - Cho học sinh kể theo cặp. - Học sinh kể theo cặp. - Gọi 1 số học sinh thi kể trước lớp. - 1 số học sinh thi kể trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. * Hoạt động 2 : Thực hành viết 1 tin thể thao em mới đọc trên báo (15 phút). Bài tập 2 : Hãy viết lại 1 tin thể thao em mới đọc được trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình). - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. - Giáo viên lưu ý lại yêu cầu của bài. - Cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu. - Học sinh viết bài vào vở - Gọi 1 số học sinh đọc bài viết của mình. - 1 số học sinh đọc bài viết của mình. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. Giáo viên chấm điểm một số bài. 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt. 5) Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn. TOÁN: (T140) ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH. XĂNG-TI-MÉT VUÔNG I. Mục tiêu : - Học sinh biết xăng – ti - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng – ti - mét vuông. - Rèn kỹ năng đọc, viết số đo diện tích. - Học sinh có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học : Hình vuông cạnh 1 cm, bảng phụ ghi bài tập 1,2. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút Cường, Nga Giáo viên gọi 2 học sinh lên làm lại bài tập số 2,3 (tiết 139) - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Giới thiệu xăng – ti - mét vuông (10 phút). - Giáo viên cho học sinh quan sát hình vuông có cạnh 1cm, gọi 1 học sinh lên đo các cạnh. - Học sinh quan sát hình vuông có cạnh 1cm, gọi 1 học sinh lên đo các cạnh. - Cho học sinh nhận xét về độ dài các cạnh của hình vuông. - Hình vuông có cạnh là 1cm. - Giáo viên giới thiệu : - Học sinh theo dõi. + Để đo diện tích ta dùng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn : xăng – ti - mét vuông. + Xăng – ti - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. Xăng – ti - mét vuông viết tắt là cm2. - Gọi 1 số học sinh nhắc lại. - 1 số học sinh nhắc lại. - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 2 : Thực hành (20 phút). Bài 1 : Viết (theo mẫu) 5 phút Đọc Viết Năm xăng – ti - mét vuông 5cm2 Một trăm hai mươi xăng – ti - mét vuông 120cm2 Một nghìn năm trăm xăng – ti - mét vuông 1500cm2 Mười nghìn xăng – ti - mét vuông 10000cm2 - Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc yêu cầu và đọc bài mẫu. - Học sinh đọc yêu cầu và đọc bài mẫu. - Gọi 1 số học sinh lên đọc và viết theo mẫu các bài còn lại. - 1 số học sinh lên đọc và viết theo mẫu các bài còn lại. - Giáo viên nhận xét, sửa bài: Bài 2 : Viết vào chỗ chấm (theo mẫu): 5 phút - Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc yêu cầu và bài mẫu. - Học sinh đọc yêu cầu và bài mẫu. - Cho học sinh dựa vào bài mẫu để làm câu b. B - Hình B gồm ô vuông 1cm2. - Hình B gồm 6 ô vuông 1cm2. - Diện tích hình B bằng - Diện tích hình B bằng 6cm2. - So sánh diện tích hình A với diện tích hình B. - Diện tích hình A bằng diện tích hình B. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài 3 : Tính (theo mẫu) 5 phút - Cho học sinh làm bài vào vở nháp, 4 học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh làm bài vào vở nháp, 4 học sinh lên bảng làm bài. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài 4 : 5 phút Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. - Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. - Cho cả lớp tự giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh trên bảng lớp. - Cả lớp tự giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh trên bảng lớp. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài giải : Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là : 300 – 280 = 20 (cm2) Đáp số : 20 cm2 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5) Dặn dò : Về nhà làm lại các bài tập . HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 28 I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới. - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác. II. Lên lớp : 1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 28: * Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy. Bên cạnh đó vẫn còn một số em vệ sinh cá nhân chưa tốt như : Dương, Bảo, Sang. * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. Bên cạnh đó vẫn còn một số em quên sách vở và chuẩn bị bài chưa tốt như : Hoàng, Bảo, Trung. * Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ. 2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới : - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Tiếp tục đóng góp các khoản tiền. - Tham gia tốt các hoạt động của đội. - Thi đua học tốt dành nhiều hoa điểm 10 chào mừng30/4 và 1/5. 3. Củng cố : - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới. - Giáo viên nhận xét. 4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.
Tài liệu đính kèm: