Bài soạn Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 9 – 10)

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc:

- Hiểu các từ ngữ : quả quyết, nghiêm giọng, thủ lĩnh. Học sinh hiểu được khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sưả lỗi là người dũng cảm.

- Đọc đúng các từ: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, hoảng sợ, buồn bã. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo ).

B. Kể chuyện:

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn : 30/09/2006
Ngày dạy : 02/10/2006 Thứ hai
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 9 – 10)
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc:
- Hiểu các từ ngữ : quả quyết, nghiêm giọng, thủ lĩnh. Học sinh hiểu được khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sưả lỗi là người dũng cảm. 
- Đọc đúng các từ: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, hoảng sợ, buồn bã. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo ).
B. Kể chuyện:
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Học sinh theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 - Giáo dục học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV :bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định : hát.
2. Bài cũ: 5 phút
- Gọi 3 em lên đọc bài: “Ông ngoại”. ( Ngọc Anh, Huy, Sang)
H : Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
H : Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
H: Nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút)
- GV đọc mẫu lần 1
- Yêu cầu 1 HS đọc bài.
- Yêu cầu lớp đọc thầm.
H: Trong bài có mấy nhân vật? Kể tên các nhân vật?
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc toàn bài .
 - Có ba nhân vật:( viên tướng, chú lính, thầy giáo ).
 - Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng câu kết hợp luyện đọc một số từ khó: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, hoảng sợ, buồn bã
- HS đọc nối tiếp từng câu, luyện đọc từ khó
- GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi...
- GV nhận xét và nêu cách đọc đúng.
+ Lời viên tướng : Vượt rào, / bắt sống lấy nó !// - chỉ những thằng hèn mới chui .-Về thôi !
+ Lời chú lính nhỏ :Chui vào à ?(rụt rè ,ngập ngừng )-Ra vườn đi !(khẽ rụt rè )-Nhưng như vậy là hèn .(quả quyết )
- Cho học sinh đọc từng đoanï trước lớp kết hợp giảng từ: quả quyết, nghiêm giọng, thủ lĩnh (SGK)
 - Cho học sinh đọc trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh luyện đọc một số câu dài.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh đọc đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc (hai nhóm mỗi nhóm 4 em).
- HS theo dõi, nhận xét
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và 2.
H: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì?Ở đâu?
+Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường .
H: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
+Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
H: Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
+Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏû.
Giảng từ : Thủ lĩnh :người đứng đầu .
-Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.
H: Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?
+Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
H: Ai là “Người lính dũng cảm” trong truyện này? Vì sao?
+Chú lính chui qua hàng rào là người lính dũng cảm. Vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
H: Em học được gì từ chú lính nhỏ trong bài?
+Khi có lỗi phải nhận lỗi và sửa lỗi.
Giảng từ: Nghiêm giọng: nói bằng giọng nghiêm khắc.
 Quả quyết: dứt khoát không chút do dự.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút nội dung chính.
-GV rút nội dung chính ghi bảng.
Nội dung chính: Câu chuyện khuyên chúng ta khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
- 1 HS đọc. lớp đọc thầm theo.
- Ý kiến, nhận xét bổ sung.
-Phát biểu ý kiến. Các học sinh khác nhận xét bổ sung.
-Ý kiến phát biểu.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét bổ sung.
-Ýù kiến phát biểu.
-Suy nghĩ trả lời.
-HS thảo luận nhóm hai. Đại diện nhóm trả lời .
-HS nhắc lại.
 Tiết2:
* Hoạt động3: Luyện đọc lại ( 15 phút)
- Cho học sinh luyện đọc phân vai.
- Tổ chức cho một số nhóm thi đọc theo vai.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc phân vai theo nhóm(mỗi nhóm 4 em) .
- Hai nhóm đọc –HS nhận xét.
* Hoạt động 4: Kể chuyện: (20 phút)
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện “ Người lính dũng cảm”.
- Cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Gọi 4 em lên thực hiện kể 4 đoạn của câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Gọi một số học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- HS theo dõi.
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
- Một số học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
5 .Dặn dò: -Về tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
ĐẠO ĐỨC : (T 5)
 TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH ( TIẾT 1 )
 I. Mục tiêu:
 - Học sinh hiểu: thế nào là tự làm lấy việc của mình, ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động sinh hoạt ở trường, ở nhà.
 - Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện các công việc của mìnhø.
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ tình huống ( hoạt động 1), phiếu bài tập.
 III. các hoạt động dạy, học:
1. Ổn định : hát.
2. Bài cũ: 5 phút
Gọi 2 em lên trả lời câu hỏi. (Nhật Vi, Hùng)
H: Vì sao cần phải giữ lời hứa?
H: Cần làm gì khi mình không giữ lời hứa với người khác?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Xử lí tình huống (8 phút)
* Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình
*Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV nêu tình huống sau đó cho học sinh tìm cách giải quyết.
- Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép .
-Học sinh thảo luận nhóm hai tìm cách giải quyết.
Bước 2:
 H: Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó ? vì sao ? 
- Gọi một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
*Kết luận: Trong cuộc sống ,ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm công việc của mình 
- 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét
- Nghe và ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (12 phút)
*Muc tiêu:
HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải làm lấy việc của mình.
*Cách tiến hành:
Bước 1 : -GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau :
- Điền những từ : tiến bộ , bản thân , cố gắng , làm phiền dựa dẫm , vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp .
a,) Tự làm lấy việc của mình là .làm lấy công việc của .mà không .vào người khác
b,) Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau ..và khôngngười khác.
Bước 2: Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét .
*Kết luận: -Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
- Tự làm lấy công việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (7 phút)
 * Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
*Cách tiến hành:
 Bước 1 - GV treo bảng phụ ghi các tình huống
- Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi ( háiù hoa dân chủ ) tuần tới của lớp thì Dũng bảo Việt : tớ khéo tay để tớ làm thay cho, cậu giỏi toán thì làm bài hộ tơ.ù
H: Nếu em là Việt em có đồng ý với đề nghị của Dũng không ? vì sao ?
 Bước 2: -Yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách giải quyết.
 Bước 3: -Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp .
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm trình bày ý kiến trước lớp , Nhóm khác nhận xét bổ sung thêm.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thảo luận nhóm bốn .
- 1 số nhóm trình bày trước lớp –các nhóm khác nhận xét bổ sung
*Kết luận: - Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. 
 4. Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh.
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: Thực hiện tự làm lấy việc của mình.
TOÁN : (T21)
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu:
 - Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ). Giải các bài toán có liên quan. Củng cố bài toán tìm số bị chia chưa biết.
 - Học sinh làm tính và giải toán thành thạo. 
 - Học sinh cẩn thận, chính xác khi làm tính, giải toán.
 II . Đồ dùng dạy học:
 SGK
 III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định : Hát.
 2 .Bài cũ: 5 phút (Đạt, Vũ)
 - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, một số em đọc bảng nhân 6.
Đánh dấu + vào kết quả em cho là đúng :
 	 a) 24 x 2 = A : 26
 B : 28
 C : 48
 	 b) 13 x 2 = A : 32
	 B : 26
	 	 C : 28	
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3 . Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số( có nhớ) 12 phút
-GV nêu và viết 2 phép nhân lên bảng :
-Yêu cầu HS đọc . 
 26 x 3 ; 54 x 6 ; 
- Gọi ... - Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái. Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu,..
 Hoạt động 3: Trò chơi : Ghép chữ vào sơ đồ. 5 phút
- Chia lớp thành 2 đội, trong thời gian nhanh nhất, các đội phải hoàøn thành sơ đồ .
- G V đưa bảng từ cho sẵn các từ đúng để điền vào sơ đồ hoạt độâng bài tiết nước tiểu .
* Bảng từ : Thức ăn, máu ( chứa chất độc hại ) gan, phổi, thận, chứa trong, tạo thành, dạ dày, ống đái.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi theo hình thức tiếp sức .
- G V theo dõi HS chơi- Tổng kết trò chơi
- HS trao đổi theo cặp.
- Quan sát hình 1, SGK Trang 22 để gọi tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Một số học sinh lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Một số học sinh nhắc lại.
- Học sinh quan sát hình 2 trang 23 SGK đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình .
- Học sinh thảo luận nhóm hai
- Thận lọc máu lấy ra các chất thải độc hại tạo thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu từ ø thận xuống bàng quang .
-Nước tiểu theo ống đái thải ra ngoài. 
-Là chất độc hại có trong máu được thận lọc ra .
- Bàng quang là nơi chứa nước tiểu trước khi được thải ra ngoài.
-Đại diện các nhóm trình bày.
- Một số học sinh nêu lại.
- Mỗi đội chọn 4 bạn lên tham gia trò chơi.
 4. Củng cố: Học sinh nêu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : Về xem lại bài.
TẬP LÀM VĂN : (T5)
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - HS biết tổ chức được một cuộc họp tổ . Cụ thể : xác định rõ nội dung cuộc họp. Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học .
 - Học sinh trình bày bài rõ ràng .
 - Học sinh mạnh dạn tham gia ý kiến, có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ ghi nội dung trình tự các bước của cuộc họp.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định :Hát.
 2. Bài cũ : 5 phút
 - Gọi 2 em lên kể lại câu chuyện “ Dại gì mà đổi” (Uyên, Hiếu)
 - 1 học sinh đọc bức điện báo gửi gia đình (Vũ). 
 - GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp (10 phút).
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu của giờ tập làm văn.
H : Nội dung của cuộc họp tổ là gì ? 
-Yêu cầu học sinh nêu trình tự của 1 cuộc họp thông thường.
H: Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ ?
H: Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó?
H: Làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?
H: Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
- GV thống nhất lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp.
*Hoạt động 2: : Tiến hành họp tổ (10 phút).
- GV giao cho mỗi tổ một nội dung như SGK đã gợi ý.
 - Yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ.
 - Theo dõi và giúp đỡ học sinh từng tổ.
* Họat động 3: Thi tổ chức cuộc họp. 
 - Yêu cầu các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
 - GV theo dõi, nhận xét - Ghi điểm.
 - GV chốt lại và tuyên dương.
 Ví dụ:
* Diễn biến cuộc họp giúp bạn học yếu trong tổ.
- Nêu mục đích cuộc họp: Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về giúp đỡ bạn Linh.
- Nêu tình hình: Bạn Linh là Học sinh còn
yếu về môn toán, thường xuyên tính toán sai.
- Nguyên nhân: Bạn Linh không thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học, đặt tùính sai khi làm các phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.
- Cách giải quyết: - Linh phải học lại các bảng nhân, bảng chia đã học. Khi làm tính cộng, trừ các so ácó từ 3 chữ số trở lên, kiểm tra thử xem đặt tính đã đúng chưa.
- Giao việc cho mọi người: Bạn Hằng, bạn Hùng sẽ thay phiên nhau kiểm tra bài của bạn Linh, giảng lại những phần bạn Linh chưa hiểu. Nếu không giảng được thì báo ngay với cô giáo để cô giáo giúp đỡ. 
-1 Học sinh đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
* Học sinh nêu các nội dung gợi ý 
- Giúp đỡ nhau trong học tập.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 - 11 .
- Trang trí lớp học.
- Giữ gìn vệ sinh chung.
- Học sinh nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc cuộc họp của chữ viết.
 + Nêu mục đích của cuộc họp.
 + Nêu tình hình của tổ.
 + Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
 + Nêu cách giải quyết.
 + Giao việc cho mọi người
- Tổ trưởng .
 - Tổ trưởng nêu.
- Cả tổ bàn bạc, thảo luận, thống nhất cách giải quyết. Tổ trưởng tổng hợp ý kiến của các bạn
 - Các tổ tiến hành họp tổ.
- 2 tổ tiến hành họp trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét cuộc họp.
4. Củng cố: 5 phút
- Giáo viên củng cố lại bài. Cho học sinh nhắc lại các bước tiến hành cuộc họp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về xem lại bài.
TOÁN: (T 25)
TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAUCỦA MỘT SỐ
 I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Aùp dụng để giải bài toán có lời văn.
-HS làm bài cẩn thận, lời giải ngắn gọn, chính xác.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY : 
 SGK
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG- DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định : hát.
2. Bài cũ: 5 phút (Vi, Ngọc)
Cho học sinh đọc thuộc bảng nhân 6.
Tính: 36 :6 = 54 : 6 =
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: - Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các phần bằng nhau của một số (10 phút)
 - GV gắn hình vẽ lên bảng và đặt đề toán.
 - Chị có 12 cái kẹo, chị cho em số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo ? 
 - Yêu cầu Học sinh đọc lại đề bài toán.
 - Yêu cầu Học sinh phân tích đề.
H: Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
H: Muốn lấy được của 12 cái kẹo ta làm thế nào? 
H: 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo ?
H: Em làm thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
4 cái kẹo chính là của 12 cái kẹo.
H: Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu Học sinh tóm tắt đề toán và giải
H: Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào?
- Yêu cầu Học sinh nhắc lại.
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành (18 phút)
Bài 1:10 phút
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
-Yêu HS đổi vở sữa bài .
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
H: Muốn biết cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ta làm thế nào?
-Yêu cầu Học sinh tóm tắt và giải vào vở.
- GV thu một số vở chấm, nhận xét , sửa bài 
- 2 Học sinh đọc đề.
- Học sinh phân tích đề.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- Chị có tất cả 12 cái kẹo.
- Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi một phần.
- Mỗi phần được 4 cái kẹo.
- Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4
- Ta lấy 12 chia cho 3, thương tìm được trong phép tính chia này chính là của 12 cái kẹo.
- 1 Học sinh tóm tắt và giải bảng lớp – dưới làm vào vở nháp.
 Bài giải:
 Chị cho em số kẹo là:
 12 : 3 = 4 ( cái kẹo)
 Đáp số : 4 cái kẹo
- Muốn tìm một phần mấy của một số, ta lấy số đó chia cho số phần.
- 2 Học sinh nhắc lại.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm bài vào vở, lần lượt 4 Học sinh lên bảng làm.
 của 8 kg là 4 kg. 
 b) của 24 lít là 6 lít.
 c) của 35 m là 7 m
 d) của 54 phút là 9 phút.
- Học sinh nhận xét bài làm trên bảng – Đổi chéo vở, kiểm tra kết quả.
-2 Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh tìm hiểu và phân tích đề.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
 - Ta phải tìm của 40 mét vải.
-Học sinh tóm tắt và giải vào vở 
 Bài giải:
Số mét vải cửa hàng đã bán đuợc:
40 : 5 = 8 ( mét )
Đáp số : 8 mét vải.
 - Học sinh nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố : Giáo viên hệ thống lại kiến thức mới học.
 H: Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về xem lại bài.
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 5
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần5:
	* Nề nếp: Học sinh duy trì tốt nề nếp, đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
 - Thực hiện nghiêm túc việc học hai buổi.
	 * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp, hầu hết các em chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chuẩn bị sách vở chưa tốt. Một số em còn quên vở như: Hùng, Trung. Một số học sinh chữ viết còn xấu, chưa có ý thức giữ gìn sách vở.
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
	2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp. 
- Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Giao( dục và ngày20/10.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tham gia tốt các hoạt động của trường.
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ:
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 5.doc