Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi Lớp 3

Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi Lớp 3

tiếng việt ( 2 tiết)

i. mục tiêu: giúp hs:

- phân biệt âm d/gi.

- ôn về từ chỉ sự vật trạng thái.

- viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình em.

ii. tài liệu bồi dưỡng: 150 bài tập rèn luyện tiếng việt làm văn lớp 3

 tiếng việt nâng cao lớp 3

iii. các hoạt động dạy học:

i. chính tả : điền vào chỗ trống d hay gi

- ăn mặc .ản dị – kể lể .ài òng

- nước mắt .àn ụa – tính tình .ễ .ãi

ii. luyện từ và câu:

bài 1: hãy xếp các từ dưới đây vào đúng cột trong bảng

nhà cửa, ô tô, tàu thuỷ, lăn, ánh mắt , nụ cười, chải, vuốt, ra lệnh, kim khâu, tiền bạc, đuổi bắt, thử tài, khen thầm, đùa bỡn, trường học, sinh đẻ.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2350Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3 
Thứ bảy ngày 17 tháng 9 năm 2011
Tiếng việt ( 2 tiết)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Phân biệt âm d/gi.
- Ôn về từ chỉ sự vật trạng thái.
- Viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình em.
II. Tài liệu bồi dưỡng: 150 bài tập rèn luyện Tiếng việt làm văn lớp 3
 Tiếng việt nâng cao lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
I. Chính tả : Điền vào chỗ trống d hay gi
- ăn mặc ...ản dị 	 – kể lể .ài òng
- nước mắt .ànụa	 – tính tình ..ễ .ãi
II. Luyện từ và câu : 
Bài 1: Hãy xếp các từ dưới đây vào đúng cột trong bảng
Nhà cửa, ô tô, tàu thuỷ, lăn, ánh mắt , nụ cười, chải, vuốt, ra lệnh, kim khâu, tiền bạc, đuổi bắt, thử tài, khen thầm, đùa bỡn, trường học, sinh đẻ.
Từ chỉ sự vật
Từ chỉ hoạt động
Bài 2: Gạch dưới những bộ phận câu chỉ hình ảnh so sánh có trong các đoạn thơ dưới đây: 
 Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi.
Bài 3 : Hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:
Đêm nay là đêm Trung thu, trăng vừa nhô lên tròn như..
Lá cọ tròn xoe như.
III. Tập làm văn: Em hãy kể về gia đình em theo gợi ý sau :
a, Gia đình em gồm có mấy người ? Đó là những ai?
b, Ông bà em năm nay bao nhiêu tuổi? Có còn khoẻ không? Hàng ngày ông bà thường làm những công việc gì?
c, Bố mẹ em làm nghề gì? Hiện đang công tác ở đâu?
d, Có mấy anh chị em ?Các anh chị của em đang học lớp mấy ? trường nào/
e, Em là con thứ mấy trong gia đình ?
g , Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
tOán ( 2 tiết)
Đọc viết, cấu tạo, phân tích số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc viết số có bốn chữ số.
- Nắm được cấu tạo số và so sánh theo các hàng.
II. Tài liệu bồi dưỡng: Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3
 Tuyển tập các bài toán hay và khó lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 :
VD 1 : Đọc số : 20002- Hai mươi nghìn không trăm linh hai
 Viết số : Năm nghìn không trăm linh năm : 5005
VD 2 : Viết các số sau đây dưới dạng tổng các trăm, chục và đơn vị :
 11= 10 + 1
365 = 300 +60 +5
 = 100 x 3 + 10 x 6 +5
VD3 : Lập số
Từ ba chữ số3, 4,5 viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau ( mỗi chữ số không lặp lại)
Cách 1: Hướng dẫn cách lập số theo sơ đồ cây:
 4 – 5 : 345 3- 5 : 435 3- 4 : 534
 3 5 – 4 : 354 4 5 – 3: 453 5 4 - 3 :543
Kết luận: Lập được sáu số
Hoạt động 2: Thực hành
1. Đọc các số sau:
30002:
3241:
32415:
2. Viết các số sau dưới dạng tổng các trăm, chục và đơn vị :
A, 11; 35; 90; ab.
B, 365; 705; 999
3. Viết tất cả các số có các chữ số giống nhau trong từng trường hợp sau:
- Số đó có hai chữ số: 
- Số đó có ba chữ số: 
- Số đó có hai chữ số và lớn hơn 25: 
- Số đó có ba chữ số và bé hơn 521: 
4. Từ ba chữ số 3, 7, 5 viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau ( mỗi chữ số không lặp lại). Có bao nhiêu số như thế ?
Cũng hỏi như vậy với ba chữ số 3, 0, 5
5. Số 540 thay đổi thế nào nếu :
a, Xoá bỏ chữ số 0 :
b, Xoá bỏ chữ số 5 :
c, Thay chữ số 4 bởi chữ số 8:
d, Đổi chỗ chữ số 4 và chữ số 0 cho nhau:
Hướng dẫn HS làm từng bài và chữa bài
Hoạt động củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Ra bài tập về nhà : Bài 14, 15 trang 7 vởToán bồi dưỡng học sinh lớp 3
Tuần 4 
Thứ bảy ngày 24 tháng 9 năm 2011
Tiếng việt ( 2 tiết)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm vững quy định viết hoa chữ đầu câu.
- Ôn về từ chỉ sự vật trạng thái và so sánh.
- Đóng vai nhân vật để kể chuyện.
II. Tài liệu bồi dưỡng: 150 bài tập rèn luyện Tiếng việt làm văn lớp 3
 Tiếng việt nâng cao lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
I. Chính tả : 
Bài 1: Viết lại cho đúng quy định về viết hoa các câu sau:
 Cả nhà gấu ở trong rừng. mùa xuân,cả nhà gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong.mùa thu,gấu đi nhặt quả hạt dẻ.
Bài 2: Điền vào chỗ trống vần ao hay au :
chào m. .`. .. - trầu c....
S... sậu - r.... cải
II. Luyện từ và câu : 
Bài 1: Gạch chân các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau.Phân loại các từ chỉ sự vật tìm được( chỉ người ,đồ vật, con vật , cây cối)
 Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm,cây chà là ,cây vẹt rụng trụi gần hết lá.Chim kêu vang động ,nói chuyện không nghe được nữa.Thuyền chúng tôi chèo đi xa mà hãy còn thấy chim đậu trắng xoá trên những cành cây.
 Theo Đoàn Giỏi
Bài 2: Gạch chân các sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây.Các sự vật này(trong từng cặp so sánh ) có điểm gì giống nhau?
a. Sương trắng viền quanh núi
 Như một chiếc khăn bông
 Thanh Thảo
b. Trăng ơi, từ đâu đến ?
 Hay biển xanh diệu kì
 Trăng tròn như mắt cá
 Chẳng bao giờ chớp mi
 Trần Đăng Khoa
c. Bà em ở làng quê
 Lưng còng như dấu hỏi.
 Phạm Đông Hưng
III. Tập làm văn: 
Đề bài: Đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi”
Gợi ý: Khi đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi”, các em phải chú ý lời xưng hô và lưu ý một số tình tiết cho phù hợp.
Ví dụ: Con trai tôi năm nay đã lên 4 tuổi nhưng đẫ rất nghịch ngợm. Có lần vì bực nó nghịch quá tôi doạ.....
tOán ( 2 tiết)
So sánh số và lập số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc viết số có ba, bốn chữ số.
- Nắm được cấu tạo số và so sánh theo các hàng.
II. Tài liệu bồi dưỡng: Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3
 Tuyển tập các bài toán hay và khó lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 :
VD 1 : Đọc số : 999 – Chín trăm chín mươi chín
 Viết số : Năm nghìn năm trăm linh năm : 5505
VD 2 : Tìm x , biết:
 X là số liền sau số 99 : 100
 X là số liền trước số 999 : 998
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết số và chữ thích hợp vào chỗ trống:
Đọc số
Viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
225
Bốn trăm năm mươi lăm
5
0
7
909
Bài 2: Viết số bé nhất và lớn nhất trong từng trường hợp sau:
 a, Số đó có hai chữ số : (10 ; 99)
 b, Số đó có ba chữ số : (100 ; 999)
 c, Số đó có ba chữ số lẻ khác nhau : (103, 987)
Bài 3 : Từ ba chữ số 5, 0, 7 lập tất cả các số có ba chữ số khác nhau, rồi viết các số lập được đó theo thứ tự tăng dần . Số lớn nhất là số nào ? 
Các số có ba chữ số khác nhau là : 507, 570, 705, 750
Số lớn nhất là: 750; Số bé nhất là: 507
Bài 4: Điền sốvào ô trống sao cho có đủ các số từ 1 đến 9 và tổng các số trong mỗi hàng, trong mỗi cột đều bằng 15: ( các số đã cho được in đậm)
4
9
2
3
5
7
8
1
6
Hoạt động củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Ra bài tập về nhà : Bài 30, 32 trang 9 vởToán bồi dưỡng học sinh lớp 3
Tuần 6 
Thứ bảy ngày 8 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt ( 2 tiết)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm vững quy định viết hoa chữ đầu câu, phân biệt âm tr/ ch.
- Ôn về hình ảnh so sánh.
- Biết viết một đoạn văn ngắn kể về người thân của mình.
II. Tài liệu bồi dưỡng: 150 bài tập rèn luyện Tiếng việt làm văn lớp 3
 Tiếng việt nâng cao lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
I. Chính tả : 
Bài 1: Viết hoa tên riêng trong các câu sau :
ki- ép là một thành phố cổ.
Sông von – ga nằm ở nước nga.
lô- mô- nô- xốp là một trong số các nhà bác học vĩ đại của nước nga.
Bài 2( Phân biệt ch/ tr): Điền vào chỗ trống:
a. chẻ hay trẻ: .......lạt ; ........ trung ; ......con ; ......củi
b. cha hay tra: ..... mẹ ; ...... hạt ; .....hỏi ; ..... ông
c. chong hay trong : .....đèn ; .....xanh ; .......nhà ; .......chóng.
d. chứng hay trứng: ..........minh ;.... .........tỏ ;........ gà ;........ vịt.
II. Luyện từ và câu : 
Bài 1:Tìm và gạch chân dưới các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ dưới đây. Khi vào mùa nóng
 Tán lá xoè ra
 Như cái ô to
 Đang làm bóng mát.
Bóng bàng tròn lắm
 Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
 Mát ơi là mát.
Bài 2: Hãy so sánh sự vật sau với một sự vật khác để tăng thêm vẻ đẹp:
- Đôi mắt bé tròn như ............
- Bốn chân của chú voi to như.................
- Tiếng ve giữa trưa hè như.......
III. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy kể về một người mà em yêu quý nhất.
Gợi ý:- Giới thiệu về người mình kể
 - Người đó làm nghề gì? Khoảng bao nhiêu tuổi?
 - Tính tình của người đó.
 - Tình cảm của người đó đối với em.
Một số HS kể miệng- GV bổ sung.
HS viết bài.
GV chấm và nhận xét chung.
tOán ( 2 tiết)
Cộng trừ các số có ba chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Cộng trừ các số có ba chữ số.
- Tìm được số theo yêu cầu.
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Tài liệu bồi dưỡng: Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3
 Tuyển tập các bài toán hay và khó lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Yêu cầu HS làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
246+ 348 	257+ 129
568 + 125 	369 + 215
Bài 2 : Tìm m
m + 356 + 125 = 671 	456 + 129 + m = 781
Bài 3): Tìm một số biết lấy số đó trừ đi 124 rồi trừ tiếp 348 ta được số liền trước số 1000.
Bài 4) Thư viện của nhà trường có 127 quyển truyện tranh như vậy số truyện tranh nhiều hơn truyện khoa học là 21 quyển. Hỏi:
Trong thư vịên có bao nhiêu quyển truyện khoa học?
Thư viện có bao nhiêu quyển sách cả 2 loại?
Bài 5: Cho các số 456, 42, 498 và các dấu phép tính +, -, =. Hãy viết tất cả các phép tính đúng.
Hoạt động2 : GV chấm bài và nhận xét chung.
Hoạt động củng cố dặn dò: 
Ra bài tập về nhà : Bài 33, 34 trang 9,10 vởToán bồi dưỡng học sinh lớp 3
Tuần 7 
Thứ bảy ngày 15 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt ( 2 tiết)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Phân biệt âm l /n và tiìm được từ láy. Tìm tiếng có chứa vần en hoặc eng theo nghĩa đã cho.
- Ôn về hình ảnh so sánh.
- Biết viết một đoạn văn ngắn kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
II. Tài liệu bồi dưỡng: 150 bài tập rèn luyện Tiếng việt làm văn lớp 3
 Tiếng việt nâng cao lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
I. Chính tả : 
Bài 1:( Phân biệt l / n):Tìm và điền tiếp vào chỗ trống 3 từ láy âm đầu l và 3 từ láy âm đầu n
l / l : lung linh, lấp lánh ,( lạnh lùng, lo lắng, lặng lẽ)
n / n : no nê, nao núng, (nung nấu, nườn nượp, nở nang)
Bài 2: (Phân biệt vần en / eng):Tìm từ ngữ chứa vần en hoặc eng , có nghĩa như sau:
Dụng cụ để xúc đất, cát:.............(xẻng)
áo đan bằng sợi mặc mùa đông:............(len)
Vật dùng chiếu sáng:...................(đèn pin)
Vật bằng sắt dùng để gõ ra hiệu lệnh:..........(kẻng)
Lời động viên, khuyến khích làm một việc gì đó :......(khen)
II. Luyện từ và câu : 
Bài 1:Trong mỗi khổ thơ ,bài thơ dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Hai sự vật đó giống nhau ở chỗ nào ? Từ so sánh được dùng ở đây là từ gì?
Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
Bố mẹ già đi, ông bà già nữa
Năm tháng bay như cánh chim qua cửa
Vội vàng lên con đừng ... ....................... m .Cây bàng.......................
III. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy kể về người bạn thân nhất của em.
- Hướng dẫn HS cách trình bày đoạn văn 
- HS viết bài – GV chấm và nhận xét.
tOán ( 2 tiết)
Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính với phép tính chia, chia trừ nhẩm.
- Nhận biết được phép chia hết với phép chia có dư.
- Vận dụng vào giải toán và tìm x.
II. Tài liệu bồi dưỡng: Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3
 Tuyển tập các bài toán hay và khó lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1 : Hướng dẫn ôn tập
- Yêu cầu HS làm vào giấy nháp 2 phép chia:
576 :5 975 : 3
- HS báo cáo kết quả.
- Yêu cầu Hs so sánh số dư ở hai phép chia trên.
- 1 em nhắc lại số dư trong phép chia
VD2: Tìm x trong phép chia sau
X x 8 = 176 x 4
 X x 8 = 704
 X = 704 : 8
 X = 88
VD3: Tìm số bé nhất chia cho 2 dư 1, chia cho 3 dư 2, chia cho 4 dư 3.
Giải
Nếu ta thêm vào số cần tìm 1 đơn vị thì được số chia hết cho 2 và chia hết cho 3 và chia hết cho 4.
Số bé nhất chia hết cho 2 , 3, 4 là 12.
Vậy số cần tìm là: 12 – 1 = 11
 HĐ2 : Luyện tập
1. Tính 
723 3 806 2 909 9 510 5
819 2 506 8 175 4 129 7
2. Tìm x:
 a, X x 7 = 210 x 4 b, x : 4 = 162 (dư 3)
(a, x= 120 b, x = 813 )
3. Phải nhân 3 với số nào để được kết quả là số có ba chữ số 4?
 Giải
Số có ba chữ số 4 là: 444
Gọi số cần tìm là X 
Ta có : X x 3 = 444
 X = 444 : 3
 X = 148
Vậy số cần tìm là 148
4. Trong một phòng họp chứa được 412 người,mỗi dãy ghế ngồi được 5 người. Vậy cần ít nhất bao nhiêu dãy ghế/
 Giải
 Ta thực hiện phép chia: 4152 : 5 = 82 (dư 2)
Vậy cần ít nhất số dãy ghế là: 82 + 1 = 83 (dãy ghế)
 Đáp số: 83 dãy ghế
- Hướng dẫn HS làm và chữa từng bài.
*Bài tập về nhà  :
Quãng đường AB dài 179 m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB. Hỏi đoạn đường từ A đi qua B đến C dài bao nhiêu mét?
( Yêu cầu HS giải bằng 2 cách).
Tuần 17
Thứ bảy ngày 24 tháng 12 năm 2011 
Tiếng việt
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Phân biệt vần iu/ uôi
- Mở rộng từ địa phương và từ toàn dân.
- Biết viết một đoạn văn kể về người bạn thân nhất của em.
II. Tài liệu bồi dưỡng: 150 bài tập rèn luyện Tiếng việt làm văn lớp 3
 Tiếng việt nâng cao lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
I. Chính tả : 
Bài 1( Phân biệt iu/ uôi)
Điền vào chỗ trống vần ui hay uôi:
- Giấu đầu hở đ ...... - Miệng ăn n...... lở - N........cao sông dài
- Đánh trống bỏ d........ - Đầu x..... đ .....lọt 
Bài 2( phân biệt s/ x)
Điền vào chỗ trống sơ hay xơ:
- ......suất; ..... sài;....... mít;..........xác;..............múi
-...... lược ;..........kết;...........đồ;........ mướp;..............cứng
Bài 3(Phân biệt ât/ âc)
Tìm các từ có vần âc hay ât có nghĩa như sau :
- Loại xôi màu đỏ:..............................................
- Động tác tỏ vẻ đồng ý :.....................................
- Ngày sinh của mỗi người : ............................. 
- Ngày nghỉ trong tuần :...................................
- Sợi vải dẫn đầu để thắp sáng :......................... 
- Động tác đưa một vật từ dưới đất lên cao:
II. Luyện từ và câu : 
Bài 4: Đọc : Đồng bào ở đây, gần hai mươi năm định cư, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành rừng cây công nghiệp.
a.Trong câu văn trên, em hiểu như thế nào về nghĩa các từ ngữ :Định cư, ruộng bậc thang
b. Từ trái nghĩa, đối lập nghĩa với định cư là từ nào ?
* Từ trái nghĩa, đối lập với nghĩa định cư là:.........................................................
Bài 5: Trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có một số hình ảnh so sánh, như:
 Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học
Quê hương là con diều biếc
Quê hương là đêm trăng tỏ
 Dựa vào cách so sánh trên, em tìm thêm một số hình ảnh so sánh khác, bằng cách tìm từ ngữ điền vào chỗ trống dưới đây :
- Quê hương là 
- Quê hương là 
(Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Quê hương là dòng sữa mẹ 
Thơm thơmgiọt xuống bên môi
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông)
III. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu giới thiệu về tổ em.
Gợi ý: - Tổ em có bao nhiêu người?
 - Ai là tổ trưởng, tổ phó?
 - Đặc điểm nổi bật của các bạn trong tổ?
 - Kết quả học tập của các bạn trong tổ trong tháng vừa qua?
 - Các bạn trong tổ có những việc làm tốt gì?
 - Em có suy nghĩ gì về việc làm trong tổ
- HS viết bài theo gợi ý – HS nhận xét.Gv bổ sung thêm
tOán ( 2 tiết)
Tính giá trị của biểu thức 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được các dạng toán tính giá trị của biểu thức.
- Vận dụng các tính chất đã học để tính nhanh, tính hợp lý giá trị của biểu thức.
II. Tài liệu bồi dưỡng: Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3
 Tuyển tập các bài toán hay và khó lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1 : Hướng dẫn ôn tập
- Yêu cầu HS nhắc lại một số quy tắc đã học về tính giá trị của biểu thức
Tính giá trị của biểu thức sau:
VD1: 75 + 28 – 15 = 103 – 15 VD2: 27 x 3 x 4 = 81 x 4
 = 88 = 324
 VD3: 136 : 2 x 3 = 34 x 3 
 = 102
B, GV hướng dẫn cách tính nhanh
5 x 37 x 2 = 10 x 37 78 + 25 – 15 = 78 + 10
 = 370 = 88
9 x 7 + 9 = 9 x 8 15 x 4 – 15 = 15 x ( 4- 1)
 = 72 = 45
HĐ2 : Luyện tập
Bài 1: 
a/ Tính giá trị biểu thức sau, biết A = 100
 282 – A : 2 = 
b/ Tính biểu thức sau : a, 65 + 215 – 105 b, 139 – 64 + 107
 c, 28 x 5 : 2 d, 264 : 2 : 4
HS thực hiện tương tự như phần ví dụ ( a, 177; b, 162; c,70; d, 33)
Bài 2: Tính biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhất : 
a, 2 x 48 x 5 = 10 x 48 b, 95 + 102 – 45 = 50 + 102 
 = 480 = 152
c, 8 x 6 + 8 = 8 x 7 b, 9 x 2 + 9 x 4 = 9 x (2 +4)
 = 56 = 9 x 6
 = 54
Bài 3: Không tính kết quả hãy điển dấu ( >, <, =) thích hợp vào ô trống
a. 6 x 7 + 4 7 x 6 + 5 	b. 7 x 8 – 7 7 x 7
Bài 4: Có 4 bao gạo. Trong đó một bao 24 kg gạo, 3 bao còn lại mỗi bao 25 kg gạo. Hỏi tất cả có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 
Hướng dẫn HS giải theo các bước: 
+ Tìm số gạo ở 3 bao: 25 x 3 = 75 kg
+ Tìm số gạo ở 4 bao: 75 + 24 = 99 kg
*Bài tập về nhà  :
Bài 1: Gấp 1 số lên 4 lần rồi giảm tiếp kết quả đi 12 đơn vị thì được 24. Tìm số đó.
Bài 2: Số điểm mười của bạn Bắc là số nhỏ nhất có hai chữ số.Số điểm mười của bạn Nam là số chẵn có hai chữ số Biết rằng số điểm mười của hai bạn là số lớn hơn 27 nhưng lại nhỏ hơn 30. Hỏi mỗi bạn có mấy điểm mười ?
Tuần 18
Thứ bảy ngày 31 tháng 12 năm 2011 
Tiếng việt
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Phân biệt âm l/n; vần iêc/ iêt.
- điền dấu câu vào ô trống thích hợp.
- Biết viết một đoạn văn kể về ccảnh vật ở nông thôn.
II. Tài liệu bồi dưỡng: 150 bài tập rèn luyện Tiếng việt làm văn lớp 3
 Tiếng việt nâng cao lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
I. Chính tả : 
Bài 1: Điền vào chỗ chấm. l hay n
 Mùa ắng, đất nẻ chân chim, ền nhà cũng rạn .ứt. Trên cái phập phều và .ắng gió..ắm dông như thế, cây đứng .ẻ khó mà chống chọi .ổi.
Bài 2:Điền vào chỗ trống iêc hay iêt:
-Non xanh nước b.....	
- Một công đôi v........	
- Bạn bè thân th..........
- Muốn b........ phải hỏi	
- Con rô cũng t...., con d ......cũng muốn.
II. Luyện từ và câu : 
Bài 3: Điền dấu câu( chấm phẩy, chấm hỏi, chấm than) thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây:
	Đang đi Vịt con thấy một bạn đang nằm trong cái túi trước ngực của mẹ Vịt con cất tiếng chào:
Chào bạn Bạn tên là gì thế 
Chào Vịt con Tôi là chuột túi Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không 
Vịt con gật đầu Chuột túi liền kể:
- Tôi còn bé nên được ở trong cái túi trước bụng của mẹ tôi Thật là êm ái Đã bao lần mẹ tôi mang tôi chạy băng qua cánh rừng qua đồng cỏ mênh mông để tránh hổ dữ Mẹ thở hổn hển ướt đẫm mồ hôi Ôi Tôi yêu mẹ biết bao 
Bài 4: a, Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau.
Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm
Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xoè rộng ra như một dải lụa màu da cam còn khoan thai uốn lượn mãi.
b, Các sự vật trong từng cặp so sánh ở câu trên có điểm nào giống nhau?
III. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu giới thiệu về cảnh vật ở nông thôn
- Yêu cầu HS nêu cảnh vật ở nông thôn? ( có cánh đồng, luỹ tre, vườn cây, nhà cửa...
- Gv hướng dẫn cách viết đoạn văn.
- HS viết bài theo gợi ý 
- Gv chấm và nhận xét một số bài.
tOán ( 2 tiết)
Tính giá trị của biểu thức ( tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được các dạng toán tính giá trị của biểu thức.
- Vận dụng các tính chất đã học để tính nhanh, tính hợp lý giá trị của biểu thức.
II. Tài liệu bồi dưỡng: Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3
 Tuyển tập các bài toán hay và khó lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1 : Hướng dẫn ôn tập
- Yêu cầu HS nhắc lại một số quy tắc đã học về tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng trừ; biểu thức có phép tính nhân chia; biểu thức có 4 phép tính cộng ,trừ, nhân, chia.
Tính giá trị của biểu thức sau:
VD1: ( 73 + 17 ) : 9 = 90 : 9 
 = 10
- Yêu cầu HS nhắc lại số quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
VD2: GV hướng dẫn cách tính biểu thức bằng cách hợp lí
a, 15 x 2 + 15 x 6 = 15 x (2 + 6) Đưa về dạng một số nhân với một tổng 
 = 15 x 8
 = 120
b, 24 x 7 - 24 x 2 = 24 x ( 7 - 2) Đưa về dạng một số nhân với một hiệu 
 = 24 x 5
 = 120
c, 24 + 42 + 38 + 58 + 76 +62 Nhóm số tròn trăm
= ( 24 + 76) + (42 + 58) + (38 + 62)
= 100 + 100 + 100
= 300
HĐ2 : Luyện tập
Bài 1: Tính biểu thức sau : 
a, 324 – 20 + 61 b, 21 x 3 :
c, 564 – 10 x 4 d, ( 203 – 23) :9
e, 505 : (102 – 97) g, 5 x ( 672 -128)
HS vận dụng các quy tắc đã học để tính ( a, 365; b, 7; c,524; d, 20; e, 101; g, 2720)
Bài 2: Tính biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhất : 
a, 92 x 5 + 92 x 4 = 92 x (5 + 4) b, 175 x 6 - 175 x 2 = 175 x (6 -2) 
 = 92 x 9 = 175 x 4
 = 828 = 700
c, 784 + 359 + 216 + 641 
 = ( 784 + 216) + (359 + 641)
 = 1000 + 1000
 = 2000 
Bài 3: Có 3 bao gạo, mỗi bao có 53 kg. Người ta lấy bớt ra mỗi bao 3 kg, số gạo còn lại đóng đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg?
Hướng dẫn HS giải theo các bước: 
+ Tìm số gạo còn lại ở mỗi bao: 53 – 3 = 50 kg
+ Tìm số gạo đóng vào 6 túi : 50 x 3 = 150 kg
+ Tìm số gạo ở mỗi túi: 150 : 6 = 25 kg
*Bài tập về nhà  :
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a, 38 + 42 +46 +50 +54 +58 +62.
b, 11 + 137 + 72 + 63 + 128 + 89.
 Bài 2: Trong kho có 9 bao gạo, mỗi bao nặng 50 kg. Người ta lấy ta 135kg gạo để bán. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg gạo?

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong 11-12 tuan 1.doc