Báo cáo Chuyên đề Toán Lớp 3

Báo cáo Chuyên đề Toán Lớp 3

I . MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TOÁN 3:

Dạy học toán 3 nhằm giúp học sinh :

1. Về số học: Học sinh biết

- Đếm, đọc, viết và so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong và ngoài bảng nhân chia:

- Biết áp dụng trong việc tính nhẩm; cộng, trừ các số có đến 5 chữ số, biết nhân chia số có năm chữ số với số có một chữ số. ( Chia hết, chia có dư).

- Biết tính giá trị của các biểu thức số có đến 2 dấu phép tính. ( Có hoặc không có dấu ngoặc đơn).

- Biết tìm các thành phần chưa biết của phép tính. Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số ( Trong phạm vi các phép chia đơn giản).

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 1170Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Lí Thường Kiệt Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TOÁN LỚP 3
Năm học 2009 – 2010
I . MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TOÁN 3:
Dạy học toán 3 nhằm giúp học sinh :
Về số học: Học sinh biết
Đếm, đọc, viết và so sánh các số trong phạm vi 100 000.
Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong và ngoài bảng nhân chia:
Biết áp dụng trong việc tính nhẩm; cộng, trừ các số có đến 5 chữ số, biết nhân chia số có năm chữ số với số có một chữ số. ( Chia hết, chia có dư).
Biết tính giá trị của các biểu thức số có đến 2 dấu phép tính. ( Có hoặc không có dấu ngoặc đơn).
Biết tìm các thành phần chưa biết của phép tính. Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số ( Trong phạm vi các phép chia đơn giản).
Về đại lượng:
- Học sinh biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp như: đo độ dài, khối lượng, thời gian, tiền tệ
- Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích. ( Chỉ giới thiệu cm2)
 - Về đơn vị đo độ dài học sinh có hiểu biết ban đầu về hệ thống đơn vị đo độ dài 
( Lập bảng đơn vị đo độ dài từ ki lô mét đến mi li mét ) nắm được mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và biết sử dụng các dụng cụ đo độ dài để đo độ dài và biết ước lượng các độ dài ( Trong trường hợp đơn giản).
Nắm được 2 đơn vị đo khối lượng là ki lô gam và gam.
Đơn vị vị đo thời gian là giờ, phút, ngày, tháng năm, biết sử dụng lịch và xem đồng hồ.
Biết sử dụng tiền Việt Nam trong sinh hoạt hàng ngày
Yếu tố hình học:
Học sinh biết thêm về hình chữ nhật, hình vuông bao gồm:
Nhận biết yếu tố của một hình ( Ví dụ : Hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau).
Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
Học sinh biết : tâm, đường kính, bán kính của hình tròn> Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
Giải toán có lời văn:
Học sinh biết vận dụng giải các bài toán có lời văn không quá 2 phép tính.
( Bước tính) với 1 số dạng bài như: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, bài toán có liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học.
Yếu tố thống kê:
Học sinh biết lập một số bảng thống kê đơn giản theo một số mẫu và yêu cầu cho trước.
Ví dụ: Thống kê độ cao các bạn trong tổ giờ thực hành đo độ dài ( Tiết 2) 
( Tiết 47 trong chương trình toán 3 tuần 10).
Thực hành :
Đối với yêu cầu về thực hành ở học sinh lớp 3 cần đạt được với mục tiêu:
Học sinh biết thực hành xác định góc vuông, không vuông bằng ê ke, vẽ góc vuông, hình chữ nhật, hình vuông.
Thực hành đo thời gian, khối lượng, dung tích , chuyện đổi và sử dụng tiền Việt Nam.
II – CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN 3:
Chương trình toán 3 tiếp tục thực hiện đổi mới về giáo dục khắc phục một số tồn tại của chương trình toán 1,2,3 cũ; góp phần thực hiện đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đầu thế kỉ 21.
Chương trình toán 3 có cấu trúc theo 5 mạch kiến thức .
+ Số học
+ Đại lượng và đo đại lượng.
+ Yếu tố hình học.
+ Yếu tố thống kê
+ Giải toán có lời văn.
III – THỜI LƯỢNG DẠY:
5 tiết / tuần : 1 tiết trung bình là 35 phút, 1 năm 35 tuần
5 x 35 = 175 tiết / năm
35 x 175 = 6125 phút / năm
Tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập hoạt động trong một tiết toán kéo dài từ 35 – 40 phút.
IV – CÁC LOẠI TIẾT HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 3
1 . Dạy bài mới:
Loại bài này gồm 2 phần: phần bài học ( Học bài mới ) đặt trong khung màu xanh và bài tập thực hành có ghi thứ tự từ 1 đến hết 
Trong phần bài học không giống trước đây của chương trình toán cũ . Trong phần bài học thường, không nêu các kiến thức có sẵn chỉ nêu các tình huống có vấn đề bằng hình ảnh hoặc câu gợi mở vấn đề để học sinh dựa vào đó thực hiện các hoạt đông tự phát hiện, giải quyết vấn đề và tự xây dựng kiến thức mới (theo hướng dẫn của giáo viên).
Trong phần bài luyện tập, thường là các bài tập trực tiếp, đơn giản giúp học sinh nắm được bài học mới và bước đầu có kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức mới học (thời gian chiếm 60 – 70 % tổng thời gian).
2. Loại bài luyện tập, luyện tâp chung, thực hành, ôn tập.
Gồm từ 3 – 5 câu hỏi. Bài tập sắp xếp theo thứ tự đơn giản đến phức tạp dần. Thời gian thực hành 70 – 80 % thời lượng dậy học toán 3.
+ Đối với bài tập trong sách GK không nhất thiết p hải làm hết các bài tập nêu trong sách GK ngay trong từng tiết học (chỉ cần làm và chữa các bài tập cơ bản trực tiếp kiến thức mới)
	Do đó giáo viên cần biết lựa chọn, sắp xếp các bài tập cho phù hợp điều kiện của trường, lớp và học sinh.
3. Tiết kiểm tra
 	- Loại bài này có nội dung nhằm kiểm tra kết quả học toán của học sinh sau một số tiết học và luyện tập.
Đối với tiết học này giáo viên có thể sử dụng đề trong sách giáo viên để kiểm tra theo quy định của phân phối chương trình hoặc tự soạn đề cho phù hợp.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn – học sinh tự phát hiện chiếm lĩnh nội dung rồi thực hành vận dụng kiến thức theo năng lực của học sinh.
 	- Tổ chức học nhóm, học cá nhân, thực hành, phát vấn, phiếu bài tập, tổ chức trò chơi toán học
Các phương pháp đối với từng loại bài cụ thể:
1. Phương pháp dạy học bài mới.
a. Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học:
	- Giáo viên định hướng để học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết, từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề
b. Học sinh khái quát hóa cách giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới 
c. Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và các kiến thức liên quan đã học
d. Giúp học sinh phát triển trình độ tư duy và khả năng diễn đạt bằng lời, bằng hình ảnh kí hiệu
(Giáo viên tránh áp đặt hoặc đòi hỏi vượt quá sự cố gắng của học sinh)
2. Phương pháp dạy thực hành, luyện tập
a. Giáo viên giúp học sinh nhận ra kiến thức mới (kiến thức đã học trong nội dung các bài tập đa dạng, phong phú)
	- Nếu học sinh tự đọc (quan sát) đề bài và tự nhận ra dạng bài tương tự các kiến thức đã học trong cụ thể của nội dung bài tập thì học sinh sẽ biết cách làm bài. Nếu học sinh chưa nhận ra được kiến thức đã học trong bài thì giáo viên nên giúp học sinh bằng gợi ý – để học sinh nhớ lại kiến thức, cách làm (hoặc để học sinh khác giúp bạn nhớ lại) giáo viên không làm thay.
b. Học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của học sinh: Trong quá trình học sinh thực hành không nên bắt học sinh chờ nhau, sau khi học sinh làm xong học sinh nên tự kiểm tra rồi chuyển sang bài khác.
c. Tạo sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
	- Học sinh hoạt động nhóm để trao đổi ý kiến rồi bình luận tự rút ra kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình.
d. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập.
	- Học sinh tự kiểm tra đánh giá bài của mình và bài của bạn
e. Tổ chức cho học sinh có thói quen xây dựng nhiều phương án khi giải quyết một số vấn đề.
VI. QUY TRÌNH LÊN LỚP:
1. Bài cũ: 4 phút kiểm tra kiến thức cũ (Kiểm tra có liên quan)
2. Bài mới: 
Phương pháp đối với dạng dạy bài mới
Đối với bài luyện tập
a. Giới thiệu bài: 1 đến 2 phút 
a. Giới thiệu bài: 1 đến 2 phút
b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới : 7 đến 10 phút
b. Luyện tập, thực hành : 28 đến 30 phút
c. Học sinh làm luyện tập: 20 đến 22 phút
c. Củng cố, dặn dò: 5 phút
d. Củng cố, dặn dò: 3 đến 4 phút 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_chuyen_de_toan_lop_3.doc