I.Thuaän lôïi:
-về phía Gv :
+-Được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo phòng cũng như của đơn vị,tổ chuyên môn tích cực .
+ Có sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em mình nên khá thuận lợi trong việc phối hợp giáo dục các em .
Trang thiết bị khá đầy đủ cho việc dạy và học .
+Đội ngũ giáo viên đa số đều đạt trình độ chuẩn .
+Có sự tập huấn kịp thời việc đổi mới sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học .
- về phía học sinh :
+Học sinh đang ở lứa tuổi thích học và ham học.
+ Các em cũng khá siêng năng trong quá trình học tập.
II.Khó khăn
- Học sinh đa số là ở xa trường nên việc đi lại khó khăn.
- Sự quan tâm của các em một bộ phận còn chưa chu đáo ,có khi còn giao khoán chất lượng cho giáo viên .
-Môn Tiếng việt là một môn khá khó đối với học sinh.
II. Nguyeân nhaân
Qua quá trình công tác dạy lớp tôi nhận thấy môn Tiếng việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng học sinh còn hạn chế ở môn học này .Từ đó tôi đã nghiên cứu tìm ra một số nguyên nhân sau:
BIEÄN PHAÙP DAÏY HOÏC LÔÙP 3 Moân Taäp laøm vaên I.Thuaän lôïi: -về phía Gv : +-Được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo phòng cũng như của đơn vị,tổ chuyên môn tích cực . + Có sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em mình nên khá thuận lợi trong việc phối hợp giáo dục các em . Trang thiết bị khá đầy đủ cho việc dạy và học . +Đội ngũ giáo viên đa số đều đạt trình độ chuẩn . +Có sự tập huấn kịp thời việc đổi mới sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học . - về phía học sinh : +Học sinh đang ở lứa tuổi thích học và ham học. + Các em cũng khá siêng năng trong quá trình học tập. II.Khó khăn - Học sinh đa số là ở xa trường nên việc đi lại khó khăn. - Sự quan tâm của các em một bộ phận còn chưa chu đáo ,có khi còn giao khoán chất lượng cho giáo viên . -Môn Tiếng việt là một môn khá khó đối với học sinh. II. Nguyeân nhaân Qua quá trình công tác dạy lớp tôi nhận thấy môn Tiếng việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng học sinh còn hạn chế ở môn học này .Từ đó tôi đã nghiên cứu tìm ra một số nguyên nhân sau: + Đối với học sinh - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. - Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. - Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. - Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình. Ví dụ: Phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình. + Đối với giáo viên Tiếng việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú cần phải có vốn sống thực tế, người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các em nói viết thành văn bản, ngôn ngữ quả không dễ. từ những nguyên nhân trên mà tôi đề ra một số biện pháp để khắc phục tìnhg trạng trên như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHI DẠY TẬP LÀM VĂN 1.Giaùo vieân caàn chú trọng "tích hợp - lồng ghép" khi dạy phân môn tập làm văn lớp 3. Khi dạy tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, kể chuyện, Chính tả, luyện từ và câu, tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn. Từ những môn học vừa nêu học sinh biết vận dụng vào trong thực hành nói và viết ở phân môn tập làm văn .Như vậy, khi dạy tất cả các phân môn: Luyện từ và câu, chính tả, tập đọc... đều nhằm mục đích giúp học sinh có kỹ năng hình thành văn bản, ngôn bản. 2.Nên dạy học theo quan điểm giao tiếp Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kỹ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô, cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh. Vận dụng biện pháp dạy học theo quan điểm này, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh thông qua phân môn Tập làm văn đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu. Song song với việc rèn luyện kỹ năng nghe – nói GV cần rèn cho học sinh kỹ năng viết: nắm kỹ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng về ngữ pháp, bố cục văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp. Ngoài ra, giáo viên cần chú trọng vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ văn học và có nhu cầu thể hiện, bày tỏ sự cảm thụ đó với người khác. Như vậy, mỗi bài nói, bài viết sẽ chính là tâm hồn tình cảm của các em, các em sẽ thêm yêu văn - yêu cái hay, cái đẹp, yêu tiếng Việt - giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. 3. Tổ chức tốt việc quan sát, hướng dẫn học sinh cách dùng từ, giọng kể, điệu bộ khi làm bài nghe, nói, viết. Với đặc điểm vốn từ còn hạn chế, nên học sinh lớp 3 gặp nhiều khó khăn trong việc nghe - nói - viết - kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Do vậy, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động quan sát tranh: quan sát từng đường nét, màu sắc, hình ảnh, nội dung, thể hiện của tranh. Học sinh cảm nhận được những nét đẹp của cảnh vật, con người và muốn bày tỏ trao đổi với bạn, với thầy cô. Để các em làm tốt hoạt động này, trước hết giáo viên chú ý cho học sinh sử dụng gợi ý trong sách giáo khoa, lắng nghe cô kể, bạn kể để nhớ được các ý chính của nội dung câu chuyện. Thêm vào đó, những yếu tố phi ngôn như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, giọng điệu, của các em khi nói sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục đối với người nghe. Do đó, giáo viên cũng cần khuyến khích các em rèn luyện khả năng sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ này. 4. Giáo viên cần Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động trong tiết dạy tập làm văn Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau và với chính thầy cô hoặc hoạt động cá nhân (độc thoại) về một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: đóng các hoạt cảnh, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi tiếp sức... Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức, tích cực, tự giác "học mà chơi - chơi mà học". Không khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu. Như vậy, trong một tiết học, học sinh vừa luyện kể (luyện nói), vừa luyện viết đoạn văn (văn bản), nên việc giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong dạy Tập làm văn là nhiệm vụ cần thiết. 5. Dạy cần hướng vào học sinh và chú trọng hình thức dạy học cá nhân. Dạy tập làm văn theo hướng tập trung vào học sinh không phải chỉ tìm ra một câu trả lời có sẵn mà Gv cần yêu cầu học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy nghĩ và hiểu biết của chính các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng những vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra những kết luận và chọn phương án trả lời tốt nhất. Nói ngắn gọn lại: học sinh tìm ra câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ kiện. Như vậy thông qua một tiết tập làm văn đã phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh cách làm bài. 6. Cần phối hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp Các hoạt động ngoại khoá giúp học sinh có những hiểu biết ngoài kiến thức được học trong chương trình chính khoá. Do đó việc phối hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết. Qua các hoạt động ngoài giờ, học sinh được rèn luyện bằng nhiều hình thức khác nhau, có nội dung liên quan đến bài học của các em. Giáo viên giảng dạy cần có sự kết phối hợp chặt chẽ với giáo viên tổng phụ trách, thông qua các buổi chào cờ nói về gương người tốt việc tốt, tổ chức các hoạt động: thi ca hát tập diễn các tiểu phẩm, thi kể chuyện - văn nghệ, thi các môn năng khiếu... Hoặc thông qua buổi lễ khai giảng học sinh có thể viết những cảm xúc, những kỷ niệm đẹp của các em về ngày đầu tiên đi học (bài học tuần 6) Hay qua buổi lễ kết nạp đội viên TNTP Hồ Chí Minh, học sinh có nguyện vọng viết đơn vào Đội, sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tổ chức của Đội... Ví dụ: tham dự hội thi tìm hiểu về Đội. + Từ thực tế đó, học sinh sẽ có thêm hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh, giúp các em viết tốt hơn Đơn xin vào đội (tiết tập làm văn - tuần 2) với yêu cầu: Em hãy viết đơn xin vào Đội với mẫu in sẵn Kết quả Trong quaù trình vaän duïng caùc bieän phaùp daïy hoïc treân lôùp toâi cuõng ñaït ñöôïc keát quaû khaù khaû quan .Hoïc sinh ña soá laøm ñöôïc caùc daïng baøi laøm vaên ñaëc tröng cuûa chöông trình laøm vaên lôùp 3.Töø ñoù baûn thaân toâi nhaän thaáy neáu aùp duïng caùc bieän phaùp daïy hoïc treân linh hoaït coù theå taêng cöôøng khaû naêng hoïc taäp cuûa hoïc sinh ôû moân hoïc naøy. BIỆN PHÁP DẠY TOÁN LỜI VĂN LỚP 3 . I.Thuận lợi : a.Về phía Gv : +Được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo phòng cũng như của đơn vị,tổ chuyên môn tích cực . + Có sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em mình nên khá thuận lợi trong việc phối hợp giáo dục các em . Trang thiết bị khá đầy đủ cho việc dạy và học . +Đội ngũ giáo viên đa số đều đạt trình độ chuẩn . +Có sự tập huấn kịp thời việc đổi mới sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học . b. Về phía học sinh : +Học sinh đang ở lứa tuổi thích học và ham học + Các em cũng khá siêng năng trong quá trình học tập II.Khó khăn - Học sinh đa số là ở xa trường nên việc đi lại khó khăn. - Sự quan tâm của các em một bộ phận còn chưa chu đáo ,có khi còn giao khoán chất lượng cho giáo viên . - Một số học sinh còn ngại học môn toán ,đặc biệt là toán có lời văn. Qua quá trình công tác dạy lớp việc học toán của các em còn hạn chế ,việc tiếp thu còn chậm đối vớ học sinh yếu ,đặc biệt là toán có lời văn .Từ đó tôi đa thực hiện một số biện pháp nâng dần chất lượng học tập môn toán của các em nói chung và toán có lời văn nói riêng như sau: Thứ nhất là điều tra phân loại học sinh ở lớp : Nhất là những em yếu kém về giải toán, ngay từ đầu năm khi nhận lớp tôi phải phân loại từng em, yếu kém loại toán điển hình nào để tôi có kế hoạch kèm cặp, hướng dẫn phương pháp giải toán kịp thời cho từng em. Các em thường sợ làm loại toán này. Các em không biết giải, hay trả lời sai, làm tính không đúng. Tôi luôn quan tâm động viên các em chăm học, tích cực làm bài để các em tự tin vào khả năng của mình để suy nghĩ, phán đoán tìm cách giải đúng. Trong các giờ lên lớp tôi luôn động viên cho các em suy nghĩ tìm ra cách giải. Tôi thường xuyên kiểm tra bài làm của em trên lớp, chấm chữa tay đôi với học sinh để củng cố kiến thức. Tuyên dương khen thưởng kịp thời bằng điểm số nếu các em có cố gắng (mặc dù chưa đạt yêu cầu) để các em phấn khởi học tập xoá đi ấn tượng sợ giải toán. Về nhà : Tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em yếu kém nắm vững cách giải. Lần sau gặp loại bài như thế là làm được ngay. Tôi còn yêu cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách nhiệm hướng dẫn con học ở nhà giúp các em làm đầy đủ bài tập cô giao. Ngoài ra tôi còn giao cho những em giỏi toán ở lớp mỗi em giỏi giúp một em kém. Lập thành đôi bạn cùng tiến bằng cách : Giờ truy bài kiểm tra bài làm của bạn. Nếu bạn giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm được phương pháp giải toán. Khi giao bài về nhà không nên giao nhiều, chỉ cần giao 1 đến 2 bài cho học sinh làm thôi, tôi lồng thêm những bài toán vui gắn với thực tế giúp các em hứng thú học toán hơn. Thứ hai là rèn kỹ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức cũ đến kiến thức mới Về hình thức rèn luyện :cho học sinh đi từ nhận xét dữ kiện đến tóm tắt đề toán rồi tìm ra cách giải với cách làm này học sinh mạnh dạn, tự tin vào bản thân, dần dần ham thích giải toán, để thể hiện khả năng chính mình. Vai trò của người thầy rất quan trọng. Lời phát biểu của các em dù đúng hay sai, giáo viên cũng phải có lời động viên hợp lý. Nếu học sinh phát biểu sai, hoặc chưa đúng, giáo viên động viên "gần đúng rồi, con cần suy nghĩ thêm nữa, thì sẽ đúng hơn ..." giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được, chứ không nên nói "sai rồi, không đúng ..." làm mất hứng của học sinh, ức chế học sinh tự ti, chán học. Bước này là bước quan trọng giúp học sinh không sợ giải toán, thích thi nhau làm để khẳng định mình, từ đó có kỹ năng giải toán vững chắc với lời giải thông thường ở lớp 1, 2. Thứ ba là định hướng cho học sinh giải được các bài toán có dữ kiện cụ thể sang giải các dạng toán điển hình của lớp 3 - Gấp 1 số lên nhiều lần - Giảm 1 số đi nhiều lần - Tìm 1 phần mấy của một số Giải toán tổng hợp bằng 2 phép nhân chia có liên quan rút về đơn vị. Giải bài toán tổng hợp bằng 2 phép chia có liên quan đến rút về đơn vị ... Ví dụ: Thuý có 10 nhãn vở, Lan có 20 nhãn vở. Hỏi hai bạn có bao nhiêu nhãn vở ? Bạn nào nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu nhãn vở ? Lan có số nhãn vở gấp mấy lần Thuý ? Đối với bài này có nhiều câu hỏi khác nhau, giáo viên phải hướng dẫn học sinh giải tương ứng với yêu cầu của từng câu hỏi. Giải Hai bạn có số nhãn vở là : 10 + 20 = 30 (nhãn vở) Đáp số : 30 nhãn vở Số nhãn vở Lan nhiều hơn Thuý : 20 - 10 = 10 (nhãn vở) Đáp số : 10 nhãn vở Số lần Lan gấp Thuý là : 20 : 10 = 2 (lần) Đáp số : 2 lần Giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh một lời giải 1 phép tính. Có bao nhiêu câu hỏi có bấy nhiêu đáp số (chú ý cả tên đơn vị). Với các yêu cầu giải toán thông thường : - Nhiều hơn : làm tính cộng - ít hơn : làm tính trừ - Gấp 1 số lần : làm tính nhân - Kém 1 số lần : làm tính chia Sau khi rèn luyện 1 số bài toán điển hình để phát triển tư duy học sinh. Tôi nâng cao hơn 1 bước bằng cách thông qua bài toán "gốc" có dạng trên tôi cho học sinh nâng cao tư duy lên 1 bước với những dữ kiện trên mà cách giải lại làm tính ngược lại với phép tính trên (vì người ta cho số bé yêu cầu tìm số lớn) - Có từ ít hơn : làm tính cộng - Có từ nhiều hơn: làm tính trừ - Có từ gấp : làm tính chia - Có từ kém : làm tính nhân Ví dụ: Tùng có 12 hòn bi, Tùng có nhiều hơn Hùng 2 hòn bi. Hỏi 2 bạn có bao nhiêu hòn bi ? Giải Số bi của Hùng có là : 12 - 2 = 10 (hòn bi) Số bi của 2 bạn đó là : 12 + 10 = 22 (hòn bi) Đáp số : 12 hòn bi Ví dụ: Thuỷ có 30 qua tính. Thuỷ có gấp 3 lần Hà. Hỏi 2 bạn có bao nhiêu que tính ? Giải Số que tính của Hà là : 30 : 3 = 10 (que tính) Số que tính của 2 bạn là : 30 + 10 = 40 (que tính) Đáp số : 40 que tính Với biện pháp này : Các em được nâng cao trình độ tư duy lên 1 bước. Từ đó các em chọn cách giải đúng, chính xác để hình thành kỹ năng giải toán có lời văn rõ ràng, chính xác. Thứ tư là hướng cách tư duy đúng để tìm được cách giải đúng giúp các em trình bày bài giải đúng. Hợp lý về lời giải, về phép tính, cách ghi tên đơn vị và ghi đáp số để hoàn thiện bài toán. Bước này tuy đơn giản nhưng tương đối khó với học sinh. Đó là lời văn ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời (phép tính tìm gì ?) theo thứ tự. Lời giải: Phép tính - lời giải - phép tính - đáp số. Cần lưu ý: Phép tính trong giải toán có lời văn không ghi tên đơn vị (danh số) đó là phép tính trên số nên đặt tên đơn vị trong vòng đơn để giải thích, mục đích thực hiện phép tính. Ví dụ: Có 70 thếp giấy gói đều thành 7 bọc. Hỏi có 100 thếp giấy sẽ gói đều được bao nhiêu bọc. Giáo viên phải đưa ra 1 số câu hỏi đàm thoại gợi ý học sinh yếu, kém, TB suy đoán, lựa chọn cách giải đúng. Trước tiên phải hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài. Tóm tắt: 70 thếp giấy: 7 bọc giấy 100 thếp giấy: ? bọc giấy Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn chính xác. Giải Số thếp giấy 1 bọc có là: 70 : 7 = 10 (thếp giấy) Số bọc giấy của 100 thếp giấy là : 100 : 10 = 10 (bọc giấy) Đáp số : 10 bọc giấy Lưu ý: Đây là bài toán hợp giải bằng 2 phép chia. Tên đơn vị của 2 phép tính khác nhau, phép tính trên có đơn vị của đại lượng 1, phép tính dưới có tên đơn vị của đại lượng 2 (đại lượng phải đi tìm. Chính là đáp số bài toán). Thứ năm là giáo viên còn giúp học sinh tìm nhiều cách giải để tìm cách hợp lý nhất, ngắn gọn nhất, phát huy trí lực học sinh tạo điều kiện cho tư duy toán phát triển. Bước này đối với học sinh yếu, kém, trung bình giải toán là khó khăn. Song người giáo viên phải hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh thể hiện được khả năng giải toán của mình là cần thiết. Ví dụ: Thắng cắt được 12 lá cờ. Toàn cắt được nhiều gấp đôi Thắng. Hỏi 2 bạn cắt được bao nhiêu lá cờ? Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài toán. Tóm tắt đầu bài bằng cách vẽ sơ đồ (nếu vẽ được) để tìm ra cách giải đúng, và nhiều cách khác. Tóm tắt Thắng : 12 lá cờ Toàn : Gấp đôi (gấp 2) Toàn : lá cờ? Giải C1 Số lá cờ bạn Toàn cắt được là : 12 x 2 = 24 (lá cờ) Số lá cờ 2 bạn cắt được là : 12 + 24 = 36 (lá cờ) Đáp số : 36 lá cờ Nhìn vào sơ đồ các em tìm cách giải khác Có em sẽ giải như sau : Giải Số lá cờ 2 bạn cắt được là 12 x 2 + 12 = 36 (lá cờ) Đáp số : 36 lá cờ Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu : Thực ra cách này chính là cách 1 : giải gộp 2 phép tính trên mà thôi. Sau đó giáo viên gợi ý quan sát sơ đồ tìm cách giải khác : Giáo viên cho học sinh nhận xét. Số nhãn vở của Thắng biểu thị mấy đoạn thẳng ? (1 đoạn thẳng) Số nhãn vở của Toàn biểu thị mấy đoạn thẳng ? (2 đoạn thẳng) Số nhãn vở của 2 bạn biểu thị mấy đoạn thẳng ? (3 đoạn thẳng) Vậy nhìn vào sơ đồ em hãy tìm cách giải : Giải Số đoạn thẳng cuả Toàn, Thắng cắt được là : 1 + 2 = 3 (đoạn thẳng) Số lá cờ của 2 bạn Toàn, Thắng căt là : 12 x 3 = 36 (lá cờ) Đáp số : 36 lá cờ Các em phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính. Từ đó học sinh tìm được cách giải toán triệt để bằng nhiều cách giải khác nhau. Học sinh nắm chắc đề toán, hiểu kỹ đề, để tìm nhiều cách giải khác có lời văn chính xác, phát triển tư duy toàn diện. Cuối cùng : cần kết hợp giải toán và rèn luyện kỹ năng tính toán giúp học sinh giải toán đúng tránh nhầm lẫn khi tính toán. Vì có những em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai dẫn đến kết quả bài toán sai. Vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh khi làm bài phải tính toán chính xác, trình bày khoa học rõ ràng. Nếu là phép + - x : trong bảng học thuộc để vận dụng nhanh. Nếu là các phép + - x : ngoài bảng các em phải đặt tính cột dọc. Làm ra nháp cẩn thận, kiểm tra kết quả, đúng mới viết vào bài làm. Cần rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tính viết thành thạo cho học sinh trong quá trình giải toán, để hoàn thiện bài giải, IV. kết quả Trong những năm qua, tôi đã thực hiện những biện pháp này giúp học sinh yếu kém, trung bình về giải toán có nhiều tiến bộ trong giải toán rõ rệt. Các em từ chỗ sợ học toán, ngại giải toán đến chỗ các em không ngại nữa mà lại thích giải toán để khẳng định khả năng chính mình.
Tài liệu đính kèm: