Chuyên đề Kèm cặp học sinh yếu kém Lớp 3 - Năm học 2009-2010

Chuyên đề Kèm cặp học sinh yếu kém Lớp 3 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu: Giúp đỡ, kèm cặp những học sinh yếu từng mặt trở thành học sinh trung bình, khá.

II.Nội dung và phương pháp tiến hành:

1. Kiểm tra phân loại HS yếu kém từng mảng kiến thức toán, Tiếng Việt. Trong mỗi môn học kiểm tra, rà soát xem học sinh yếu ở mạch kiến thức nào?

 2. Tổ chức thành các nhóm học sinh yếu từng mặt, yếu theo mạch kiến thức, theo môn học để tiện theo dõi kèm cặp.

 3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến HS yếu (từng mặt, yếu theo mạch kiến thức,theo môn học. )

 a. Chủ quan: + Ham chơi, lười học, thiếu tự giác.

 + Nhận thức chậm, sợ học.

 b. Khách quan: + Hoàn cảnh gia đình éo le, đặc biệt.

 + Gia đình không quan tâm.

 

doc 2 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Kèm cặp học sinh yếu kém Lớp 3 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 25 tháng 9 năm 2009
Chuyên đề : Kèm cặp học sinh yếu kém
Người thực hiện: Dương Thị Dung
I. Mục tiêu: Giúp đỡ, kèm cặp những học sinh yếu từng mặt trở thành học sinh trung bình, khá.
II.Nội dung và phương pháp tiến hành:
1. Kiểm tra phân loại HS yếu kém từng mảng kiến thức toán, Tiếng Việt. Trong mỗi môn học kiểm tra, rà soát xem học sinh yếu ở mạch kiến thức nào?
 2. Tổ chức thành các nhóm học sinh yếu từng mặt, yếu theo mạch kiến thức, theo môn học để tiện theo dõi kèm cặp.
 3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến HS yếu (từng mặt, yếu theo mạch kiến thức,theo môn học. )
 a. Chủ quan: + Ham chơi, lười học, thiếu tự giác.
 + Nhận thức chậm, sợ học.
 b. Khách quan: + Hoàn cảnh gia đình éo le, đặc biệt.
 + Gia đình không quan tâm.
 4. Phương pháp: 
 * Giải quyết dần dần theo những nguyên nhân đã tìm hiểu.
 - Gặp gỡ, trao đổi với gia đình để có biện pháp phù hợp.
 - Từng bước xây dựng cho HS có thói quen học và làm bài trước khi đến lớp.
 - Trong khi giảng dạy, giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung phù hợp với mọi đối tượng HS trong lớp. Dành câu hỏi phù hợp với HS yếu kém. Luôn quan tâm đến những HS yếu kém trong mọi giờ học, trọng mọi hoạt động. Chú ý đến sự tiến bộ của HS. Lấy đó thúc đẩy hứng thú học tập của HS, từ đó tạo cho HS thích học hơn.
 * Tạo cho HS có thói quen lắng nghe chăm chú, độc lập, tự giác khi học tập.
 * Phân công HS khá ( giỏi ) giúp đỡ từng nhóm học tập.
 * Trong các tiết học giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhằm mục đích HS nhận thức dễ dàng hơn.
 * Tổ chức các hoạt động ngoại khoá như trò chuyện, tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp của các nhà toán học.
- Giáo viên đôn đốc, kiểm tra sát sao nhưng tạo không khí vui tươi, thoải mái, thu hút HS vào hoạt động học tập.
- Khen thưởng kịp thời đối với những HS có tiến bộ và ham mê học tập.
III. Ví dụ: 
 ở lớp 3C khi nhận lớp, GV rà soát, điều tra, phân loại ra thì có: 
 + 6 em yếu hai môn toán và Tiếng Việt.
 + Đặc biệt 2 em yếu môn Tiếng Việt đó là những HS lưu ban từ những năm trước, trong đó em Dương Thị Anh sinh năm 1997 đọc rất khó khăn.
 + Hầu hết các em yếu toán đều ở mạch giải toán có lời văn, kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia và tính giá trị biểu thức
 + Các em yếu Tiếng Việt: đọc còn đánh vần quá nhiều, chữ viết xấu, làm văn kém. Khi tìm hiểu nguyên nhân học yếu của các em thì thấy:
 - 3 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình đông con.
 - 3 em có gia đình chưa quan tâm đến việc học tập.
 Các em mải chơi, lười học, sợ học, nhận thức kém. Hầu hết các bài tập giáo viên yêu cầu các em đều chưa hoàn thành hoặc có làm nhưng kết quả chưa đúng.
 Sau khi tìm hiểu, giáo viên đã gặp gỡ trao đổi với gia đình, đề nghị các gia đình kết hợp với giáo viên chủ nhiệm sát sao tới các em đồng thời giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trên. Sau một tháng áp dụng giáo viên thu được kết quả:
 - Kiểm tra vở của các em đã thấy các em làm bài tập mặc dù kết quả chưa cao, nhiều bài sai.
 - Đi học đúng giờ, ít buổi đi học muộn.
 - Có soạn sách vở khi đi học.
 - Một vài em đã biết cộng, trừ, nhân, chia và tính giá trị biểu thức.
 - Chữ viết có phần sạch sẽ và rõ nét hơn. 
 - Các em đọc yếu đã có tiến bộ, đọc ít đánh vần hơn.
 Như vậy chỉ trong thời gian một tháng, các em được quan tâm hơn, các em đã có tự giác hơn và xác định được phần nào nhiệm vụ của người học sinh, bắt đầu thích học tập.
 Người viết
 Dương Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE BDHS YEU KEM.doc