Chuyên đề Phương pháp học tập của học sinh phải như thế nào để phù hợp với phương pháp dạy học của thầy cô giáo bộ môn

Chuyên đề Phương pháp học tập của học sinh phải như thế nào để phù hợp với phương pháp dạy học của thầy cô giáo bộ môn

Chuyên đề :

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PHẢI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ PHÙ HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA THẦY CÔ GIÁO BỘ MÔN

I- Đặt vấn đề

Để khắc phục tình trạng dạy học thầy đọc trò chép chúng ta đã có các biện pháp đổi mới cách dạy học của Thầy. Nhưng giữa người học(HS) và Người dạy(Thầy giáo) có mối quan hệ tương tác lẫn nhau vì thế không phải chỉ có thầy giáo phải đổi mới cách dạy học sinh mà học sinh cũng phải có cách học để phù hợp với cách dạy học mới của thầy. Vì vậy “ Phương pháp học tập của học sinh phải như thế nào để phù hợp với phương pháp dạy học của thầy cô giáo bộ môn” là điều mà mỗi thầy cô giáo cần phải quan tâm hướng dẫn học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp học tập của học sinh phải như thế nào để phù hợp với phương pháp dạy học của thầy cô giáo bộ môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phan Đình Phùng 
Tổ Toán Lý 
Năm học 2009 - 2010
Chuyên đề : 
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PHẢI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ PHÙ HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA THẦY CÔ GIÁO BỘ MÔN
I- Đặt vấn đề 
Để khắc phục tình trạng dạy học thầy đọc trò chép chúng ta đã có các biện pháp đổi mới cách dạy học của Thầy. Nhưng giữa người học(HS) và Người dạy(Thầy giáo) có mối quan hệ tương tác lẫn nhau vì thế không phải chỉ có thầy giáo phải đổi mới cách dạy học sinh mà học sinh cũng phải có cách học để phù hợp với cách dạy học mới của thầy. Vì vậy “ Phương pháp học tập của học sinh phải như thế nào để phù hợp với phương pháp dạy học của thầy cô giáo bộ môn” là điều mà mỗi thầy cô giáo cần phải quan tâm hướng dẫn học sinh. 
II - Giải quyết vấn đề 
1) Phân tích tình hình thực tế: 
a)Thực trạng việc học tập hiện nay của HS: Còn nhiều HS học yếu, không theo kịp chương trình, kết quả học tập thấp.
b) Thực trạng việc dạy học của GV : GV dạy rất vất vả; việc đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế .
 2) Nguyên nhân : 
Đối với HS : 
- Còn nhiều em trong lớp chưa tập trung, không tiếp thu được bài học ngay tại lớp ; chưa tự giác học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp; chưa có phương pháp học tập bộ môn Toán đúng đắn. 
Đối với GV : Chương trình nặng, trong một tiết học GV không tải kịp trong khi đó trang thiết bị dạy học chưa đủ ( máy móc để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học có nhưng chỉ được một lớp sử dụng trên 20 lớp trong cùng một tiết học). Đa số GV lớn tuổi, ngại đổi mới, ngại ứng dụng công nghệ mới để dạy học.
3- Các biện pháp khắc phục: 
Đối với HS : 
- Rèn luyện phong cách học tập đúng đắn : HS phải thực hiện giờ nào việc nấy, trong giờ học phải tập trung nghe giảng và hoạt động đúng theo sự hướng dẫn của Thầy Cô giáo để hiểu bài học ngay tại lớp.	
- Rèn luyện tính tự giác học bài ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Năm vững phương pháp học tập bộ môn Toán.
Đối với GV: 
- Bên cạnh việc đổi mới PPDH, ứng dụng thiết bị dạy học hiện đại để tải hết chương trình cần trang bị phương pháp học tập cho HS. Cần cho HS hiểu và thực hiện được khi học Toán thì phải nắm vững lý thuyết rồi mới làm bài tập ? Hướng dẫn cho HS cách học lý thuyết đúng đắn ,Hướng dẫn cho HS các bước cần thực hiện để có thể giải quyết được một bài tập.
* Tại sao lại phải nắm vững lý thuyết trước rồi mới làm bài tập ? 
	Ví dụ 1: Khi học Số học , có một học sinh tính 23 = 6. 
	Phân tích sai lầm : HS đã nhầm khi lấy 2 nhân với 3, đó là do không hiểu gì về luỹ thừa của một số tự nhiên . 
	Ví dụ 2: Bài kiểm tra học kỳ I môn Toán 9 vừa qua, Bài toán hình học cho H là giao điểm hai đường cao thì H là .? Nhưng có có một số HS lớp 9 đã tính độ dài AH bằng AD. 
	Phân tích sai lầm: HS đã nhầm lẫn giữa trực tâm của tam giác và trọng tâm của tam giác do chưa nắm vững lý thuyết.
	Ví dụ 3: Có nhiều học sinh lớp 8 đến bây giờ vẫn chưa nắm vững qui tắc cộng hai số nguyên, rất lúng túng khi thực hiện phép tính : 
	a) 5 – 7 = 2 Sai b) – 4 + 8 = - 12 Sai
	c) - 3 .( - 7) = 21 đúng 
	Số âm nhân với số âm cho kết quả là số dương là đúng nhưng từ đó có HS nhớ không đúng : âm với âm thành dương nên đã tính: -3 -7 = 10 ( sai, do chưa nắm vững qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu nên lẫn lộn giữa qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và quy tắc nhânhai số nguyên cùng dấu )
	Như vậy không nắm vững lý thuyết thì dẫn đến nhầm lẫn, vận dụng sai. Vì thế không được xem nhẹ việc học lý thuyết . 
	* Học lý thuyết như thế nào mới là đúng ? 
Ví Dụ 4: : Khi GV kiểm tra bài cũ của một HS, em có vẻ rất hào hứng bước lên bảng. GV nghĩ chắc HS đã chuẩn bị bài. Nhưng khi bắt đầu phát biểu một định lý thì HS ấy lại gãi đầu gãi tai rồi nói : Thưa Cô , Cô nhắc cho em cái đầu.
	Cái đầu ở đây là gì ? Không phải cái đầu mà HS đang gãi mà đó là từ đầu tiên của định lý mà HS cần phải đọc. GV đã nhắc cho em HS từ đầu tiên ấy và sau đó em HS ấy đã đọc thuộc ro ro. 
	Tại sao quên một từ đầu tiên là quên luôn tất cả? Đó là do HS có học định lý nhưng ghi nhớ một cách máy móc mà không hiểu rõ nội dung.
	Vậy học lý thuyết không phải là ghi nhớ máy móc các định nghĩa, định lý, tính chất toán học mà không hiểu gì cả và không vận dụng được lý thuyết vào việc giải bài tập.Học lý thuyết là phải hiểu và nắm vững được nội dung của các khái niệm, định nghĩa , định lý, tính chất Toán học Biết vận dụng lý thuyết vào giải bài tập và thực hành.
+ Sau khi nắm vững lý thuyết rồi mới vận dụng vào việc giải bài tập.
* Khi giải bài tập cần phải làm gì ?
 - Bước 1 : Đọc kỹ đề bài để phân tích xem đề bài đã cho cái gì và yêu cầu ta phải làm gì ?
Tại sao phải đọc kỹ đề ?
+ Có HS khồng hề đọc đề bài mà vẫn giải được bài tập đầy trang vở! nhưng bài giải chẳng thấy đúng một dòng nào.
+ Lại có HS cũng không hề đọc đề bài mà vẫn làm được bài tập vào vở. Nhưng kết quả cuối cùng thì đúng mà các bước giải ở phần trên thì sai. Vậy có thật sự là HS ấy đã tự mình làm bài hay không? Thực chất là HS ấy chép mỗi nơi một ít cho có bài tập để đối phó sự kiểm tra của GV vì em có biết đề bài cho cái gì và và yêu cầu mình làm gì đâu. 
+ Cũng có HS học khá nhưng làm bài vẫn sai vì đọc đề chưa kỹ nên người ta hỏi một đường thì bạn lại làm một nẻo. 
Cho nên trước khi bắt tay vào làm bài , ta phải đọc kỹ đề bài.
- Bước 2 : Tìm phương hướng giải tức là xét xem cần phải vận dụng kiến thức nào để giải quyết, tìm mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. Để thực hiện tốt được bước này GV cần hướng dẫn cho HS phương pháp phân tích đi lên .
- Bước 3 : Trình bày lời giải một cách khoa học .
Thường thường khi đã tìm ra được phương hướng giải bài toán rồi nhưng có HS lại lúng túng về cách trình bày. HS không biết mình cần bắt đầu từ đâu . Sử dụng phương pháp phân tích đi lên không những tập cho HS tư duy lôgíc mà còn tập cho HS biết khi giải bài toán cần bắt đầu từ đâu và biết sắp xếp các bước giải một cách hợp lý.
4- Các giải pháp thực hiện : 
- Trong giờ học GV cần làm tốt công tác quản lý HS , rèn cho HS có phong cách học tập đúng đắn.
- Thường xuyên kiểm tra sự chuẩn bị bài cũ của HS trong mỗi tiết học để buộc HS luôn luôn phải chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp.
- Khi dạy bài mới , liên hệ với các kiến thức mà HS đã học để xây dựng kiến thức mới, giúp HS nắm vững lý thuyết một cách có hệ thống và biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề mới phát sinh.
- Trong quá trình dạy học, luyện tập tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề GV cần hướng dẫn và rèn luyện cho HS phương pháp phân tích đi lên để tập cho HS cách tư duy lôgic. Muốn vậy khi soạn giáo án , GV phải chú ý xây dựng được hệ thống câu hỏi để giúp HS nâng dần cấp độ tư duy từ bậc thấp đến bậc cao.
- Hướng dẫn HS học ở nhà cuối mỗi tiết học. 
- Đổi mới PPDH để học sinh được luyện tập nhiều ngay tại lớp . 
- Liên hệ với GVCN và cha mẹ HS để tạo điều kiện cho HS tự học ở nhà.
III- Kết thúc vấn đề : Chuyên đề đã được triển khai từ tuần 21 theo đúng kế hoạch của trường. Tổ chuyên môn đã phổ biến phương pháp học tập bộ môn Toán cho HS trong buổi sinh hoạt dưới cờ vào ngày thứ hai của tuần 23; đã thảo luận xây dựng chuyên đề và thao giảng một tiết minh hoạ chuyên đề vào tuần 25.
	1) Kết quả đạt được khi triển khai thực hiện chuyên đề : Kết quả học tập của HS có chiều hướng tiến bộ hơn thể hiện ở kết quả các bài kiểm tra 15 phút và 1tiết trong thời gian gần đây.
2) Bài học kinh nghiệm:
- Tiết thao giảng ở Tổ : GV trẻ có năng lực, chuẩn bị giáo án điện tử và thiết kế bài dạy tốt. Khi dạy thực tế có trục trặc về thiết bị việc sử lý rất mất thời gian nên tiết dạy còn hạn chế, chưa làm nổi bật chuyên đề cần thực hiện.
- Các thầy cô giáo giảng dạy lâu năm tuy ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nhưng việc đưa chuyên đề vào thực tế giảng dạy có hiệu quả cao, HS dễ tiếp nhận.
3) Đề nghị : 
-Đối với GV giảng dạy cần bám sát chuẩn kiến thức trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng HS, tạo điều kiện cho HS yếu theo kịp chương trình. 
- Đối với cấp trên : Nên ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 với nội dung kiến thức nhẹ nhàng hơn, tương đương với nội dung kiến thức của các đề kiểm tra học kỳ. Vì Đề kiểm tra học kỳ các năm vừa qua cũng có thể phân loại được HS rất đúng, trong khi đó các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 lại quá khó với HS TB và HS yếu . Áp lực này không những gây nên cho HS mà cả cho GV giảng dạy Toán 9. Đó cũng là nguyên nhân khó khắc phục tình trạng dạy học đọc – chép 
 Thanh Khê, ngày 1 tháng 2 năm 2010
 Người viết
 Nguyễn Văn Ngãi

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de PPHT mon Toan2010.doc