Đề cương ôn tập giữa học kỳ II Khối 3 môn Toán, Tiếng Việt

Đề cương ôn tập giữa học kỳ II Khối 3 môn Toán, Tiếng Việt

I. TIẾNG VIỆT :

1. Đọc thành tiếng :

Bài 1 : Hai Bà Trưng

Câu 1 : Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta ?

Câu 2 : Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?

Bài 2 : Ông tổ nghề thêu

Câu 1 : Trần Quốc Khái là người như thế nào ?

Câu 2 : Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?

Bài 3 : Nhà bác học và bà cụ

Câu 1 : Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ diễn ra vào lúc nào ?

Câu 2 : Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II Khối 3 môn Toán, Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ĐẦM DƠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH CÁI KEO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 —µ– *************
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II ( KHỐI 3)
NĂM HỌC : 2009 - 2010
MÔN : TIẾNG VIỆT – TOÁN
I. TIẾNG VIỆT :
1. Đọc thành tiếng :
Bài 1 : Hai Bà Trưng
Câu 1 : Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta ?
Câu 2 : Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
Bài 2 : Ông tổ nghề thêu
Câu 1 : Trần Quốc Khái là người như thế nào ?
Câu 2 : Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
Bài 3 : Nhà bác học và bà cụ
Câu 1 : Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ diễn ra vào lúc nào ?
Câu 2 : Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
Bài 4 : Chương trình xiếc đặc sắc
Câu 1 : Rạp xiếc in tờ quảng cáo để làm gì ?
Câu 2 : Em thường thấy các quảng cáo ở đâu ?
Bài 5 : Tiếng đàn
Câu 1 : Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
Câu 2 : Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì ?
Bài 6 : Hội đua voi ở Tây Nguyên
Câu 1 : Cuộc đua voi diễn ra như thế nào ?
Câu 2 : Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương ?
Bài 7 : Rước đèn ông sao
Câu 1 : Mâm cỗ Trung thu của Tâm trương bày như thế nào ?
Câu 2 : Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ? 
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi :
Bài 1: Ông tổ nghề thêu ( SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22 – 23) và khoanh tròn câu trả lời em cho là đúng :
Câu 1 : Trần Quốc Khái là người như thế nào ?
a. Là con nhà nghèo. b. Là một người ham học.
c. Là một người thông minh. d. Là một người cần cù, chăm chỉ.
Câu 2 : Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
a. Ông làm quan to trong triều đình.
b. Ông là một vị quan thnh liêm.
c. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan to trong triều.
d. Ông làm vua của một nước.
Câu 3 : Ở trên lầu cao Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
a. Ông bẻ tượng để ăn. b. Ông uống nước.
c. Ông ăn lương khô. d. Ông nhịn đói.
Câu 4 : Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an ?
a. Ông nhảy xuống. b. Ông đi cầu thang xuống.
c. Ông ôm lộng nhảy xuống. d. Ông nhảy dù xuống.
Câu 5 : Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
a. Ông là người phát minh ra nghề thêu.
b. Ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
Bài 2: Chương trình xiếc đặc sắc ( SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 46 – 47) và gạch chân câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: Rạp xiếc in tờ quảng cáo buổi biểu diễn để làm gì ?
a. Thông báo cho nhiều người biết chương trình biểu diễn xiếc.
b. Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
c. Giới thiệu chương trình diễn xiếc mới của rạp.
Câu 2 : Hãy gạch chân những nội dung em thích trong quảng cáo.
a. Tên rạp xiếc.
b. Các loại tiết mục mới.
c. Điều kiện, chỗ ngồi và giá vé.
d. Giờ biểu diễn và lịch biểu diễn.
Câu 3 : Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ?
a. Nội dung quảng cáo là những tin người xem cần biết nhất.
b. Lời văn quảng cáo gọn và rõ.
c. Kèm theo nội dung bằng lời là nội dung bằng hình ảnh đẹp và hấp dẫn.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Bài 3: Tiếng đàn ( SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 54 – 55) và khoanh tròn câu trả lời em cho là đúng :
Câu 1: Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
a. Thủy nhận cây đàn vi-ô-lông.
b. Thủy lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
c. Thủy nhận cây đàn vi-ô-lông lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
d. Thủy nâng đàn lên vai và kéo đàn.
Câu 2 : Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn ?
a. Dây đàn như có phép lạ.
b. Những âm thanh trong trẻo vút lên.
c. Tiếng đàn bay ra vườn.
d. Vài cánh ngọc lan êm ái dụng xuống nền đất mát dượi.
Câu 3 : Những từ ngữ nào cho thấy Thủy dung động với bản nhạc.
a. Gò má ửng hồng, đôi mắt màu nâu sẫm hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
b. Vầng trán tái đi.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
Bài 4 : Rước đèn ông sao ( SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 71)
Câu 1:Khoanh vào chữ cái(a, b, c, d)trước những thứ có trên mâm cỗ trung thu của Tâm.
a. Quả bưởi khía thành tám cánh.
b. Những quả ổi chín trang trí cho quả bưởi.
c Đèn ông sao và mấy đồ chơi của Tâm.
d. Nải chuối và bó mía tím.
Câu 2 : Điền các từ trong bài vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu văn tả chiếc đèn ông sao.
a. Chiếc đèn làm bằng 
b. Ngôi sao..
c. Trên đỉnh ngôi sao
Câu 3 : Chép vào chỗ trống những câu văn trong bài cho thấy cả Hà và Tâm rước đèn rất vui.
..
3. Chính tả :
Bài 1: Ông tổ nghề thêu ( SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22 – 23) giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “ Từ đầu đến triều đình nhà Lê ”.
Bài 2 : Chương trình xiếc đặc sắc ( SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 46 – 47) giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “ Rạp mới được tu bổđến hết”.
Bài 3: Tiếng đàn ( SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 54 – 55) giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “ Từ đầu đến gian phòng ”.
Bài 4 : Rước đèn ông sao ( SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 71) giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “ Từ đầu đến vui mắt ”.
4. Luyện từ và câu :
1. Ôn về Nhân hóa. Ôn tập cách đặt câu và tả lời câu hỏi khi nào, ở đâu, như thế nào, vì sao ?
2. Ôn Dấu chấm, dấu phẩy, chấm hỏi.
3. Ôn từ ngữ về Tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật.
5. Tập làm văn :
Bài 1 : Hãy viết về một người lao động mà em quý mến.
Bài 2 : Hãy viết một đoạn văn kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
Bài 3 : Hãy viết lại câu chuyện “ Người bán quạt may mắn”.
Bài 4 : Hãy viết một bức thư cho bạn( Nội dung tự chọn).
6. Toán :
1. Ôn bảng nhân, chia 2 đến nhân, chia 9.
2. Các số có bốn chữ số :
a. Viết các số thích hợp vào chỗ chấm :
- 3000, 4000, 5000, .., , ., 9000.
- 6000, 6100, 6200, .., ,6500,
- 5530, 5540, 5550, .., 5570, .., 
- 7650,7651,7652,., .., ., 
b. Viết các số có bốn chữ số, các chữ số của mỗi số đều giống nhau :
c. Viết các số liền trước, các số liền sau mỗi số : 3056, 2005, 9998, 6890.
3. Phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10000 :
a. Đặt tính rồi tính :
3264 + 4848 8425 - 3337 1408 x 4 5685 : 5
5218 + 545 4320 - 516 2718 x 2 7569 : 3
b. Một cửa hàng có 7420 mét vải, buổi sáng đã bán được 3100 mét vải, buổi chiều bán được 4200 mét vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải ( Giải bằng hai cách).
c. Trường tiểu học Cái Keo dữ trữ 9510 tờ giấy thi cho học sinh trong kỳ kiểm tra cuối học kì II, sau bài kiểm tra thứ nhất trường đã sử dụng hết số tờ giấy thi đó. Hỏi còn lại bao nhiêu tờ giấy thi ?
4. Làm quen với chữ số La Mã và thực hành xem đồng hồ :
a. Viết chữ số La Mã từ 1 đến 12.
b. Có 5 que diêm, em xếp được những chữ số La Mã nào ?
c. Khoanh tròn chữ cái ( a, b, c, d) trước câu trả lời đúng.
- Đồng hồ chỉ A :
a. 9 giờ 20 phút. 
b. 9 giờ 10 phút. 
c. 2 giờ 10 phút.
d. 1 giờ 45 phút. 
- Đồng hồ chỉ B :
a. 7 giờ 20 phút.
b. 7 giờ 10 phút. 
c. 2 giờ 10 phút.
d. 1 giờ 45 phút.
5. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị và tiền Việt Nam :
a. 8 xe ô tô chở 1048 thùng hàng. Hỏi 5 xe ô tô như thế chở bao nhiêu thùng hàng ?
b. Minh mua 5 quyển vở, mỗi quyển vở giá 1500 đồng, Minh đưa cho cô bán hàng 10000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho Minh bao nhiêu tiền ?
6. Tìm X : 
X + 2050 = 3909 X x 3 = 1578
X – 865 = 5037 X : 4 = 1824
7. Hình học :
a. Tìm trung điểm của đoạn thẳng sau :
 A. B
 0 10 20 30 40
b. Tìm điểm ở giữa của đoạn thẳng :
 A B C
c. Hãy tìm đường kính, bán kính của hình sau và khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
 - a. Có 2 đường kính 2 bán kính.
 b. Có 1 đường kính 1 bán kính. 
 c. Có 3 đường kính 3 bán kính.
 d. Có 1 đường kính 3 bán kính.
 - a. Có 1 đường kính 2 bán kính.
 b. Có 1 đường kính 1 bán kính. 
 c. Có 2 đường kính 4 bán kính. 
 d. Có 1 đường kính 3 bán kính. 
- b. a. Có 2 đường kính 2 bán kính.
 b. Có 4 đường kính 4 bán kính.
 c. Có 0 đường kính 4 bán kính. 
 d. Có 2 đường kính 4 bán kính.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_khoi_3_mon_toan_tieng_viet.doc