Đề tài Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học có mạng lại hiệu quả giảng dạy cao hay không

Đề tài Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học có mạng lại hiệu quả giảng dạy cao hay không

Thực hiện chủ đề năm học 2011 – 2012 “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Ngay từ đầu năm BGH nhà trường xác định công tác ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học là công tác quan trọng hàng đầu và đã xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm học 2011 – 2012 và những năm tiếp theo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

BGH thực hiện theo chủ trương của ngành theo tin thần Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/3/2010 của Bộ GD&ĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục, đã chỉ đạo và hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên triển khai sử dụng các phần mềm mã nguồn mở như: Unikey, Mozilla Fifox

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học có mạng lại hiệu quả giảng dạy cao hay không", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Trang
I. Tóm tắt đề tài
2
II. Giới thiệu
4
 1. Hiện trạng
4
 2. Giải pháp thay thế
5
 3. Vấn đề nghiên cứu
6
III. Phương pháp nghiên cứu
6
 1. Khách thể nghiên cứu
6
 2. Thiết kế nghiên cứu
6
 3. Quy trình nghiên cứu
7
 4. Đo lường
7
IV. Phân tích kết quả và bàn luận
8
 1. Trình bày kết quả
8
 2. Phân tích dữ liệu và bàn luận
8
V. Kết luận và khuyến nghị
9
 1. Kết luận
9
 2. Khuyến nghị
11
VI. Tài liệu tham khảo
12
VII. Phụ lục
13
 Phụ lục 1: Nội dung tác động
13
 Phụ lục 2: Bảng điểm thi dạy trước tác động
19
 Phụ lục 3: Bảng điểm thi dạy sau tác động
20
 Phụ lục 4: Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học
21
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Năm học 2011-2012
 Tên đề tài: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học có mang lại hiệu quả giảng dạy cao hay không?
Tác giả: PHẠM THỊ MẾN 
 Đơn vị: Trường TH Hiệp Hoà - Huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng.
I. Tóm tắt:
	Thực hiện chủ đề năm học 2011 – 2012 “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Ngay từ đầu năm BGH nhà trường xác định công tác ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học là công tác quan trọng hàng đầu và đã xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm học 2011 – 2012 và những năm tiếp theo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
BGH thực hiện theo chủ trương của ngành theo tin thần Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/3/2010 của Bộ GD&ĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục, đã chỉ đạo và hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên triển khai sử dụng các phần mềm mã nguồn mở như: Unikey, Mozilla Fifox,  Đặc biệt nhà trường cũng đã mở 02 đợt tập huấn cho cán bộ, giáo viên về sử dụng phần mềm soạn giáo án điện tử Powerpoint; đăng kí và sử dụng hộp thư điện tử gmail, yahoo cũng như cách đăng kí, đăng nhập và sử dụng các trang gvth.net, violet.vn, violympic.vn hay ioe.vn để tải tài liệu phục vụ cho công tác dạy học – quản lí, hướng dẫn học sinh học tập. Nhìn chung phần lớn cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn điều tiếp thu tốt cách thức sử dụng phần mềm, hộp thư điện tử và các trang web.
Chính nhờ sự quyết tâm của Lãnh đạo nhà trường mà trong thời gian qua việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí đã có những tiến bộ rõ rệt, đó là số tiết dạy giáo án điện tử trong năm học đã tăng lên 45 tiết, kết quả tiết dạy cao, số giáo viên trang bị máy vi tính nối mạng Internet tại gia đình và việc thường xuyên sử dụng email, truy cập các trang web giáo dục không ngừng phát triển và nhân rộng. Cũng từ điều này, chất lượng học tập của học sinh tại trường trong thời gian qua tiếp tục được duy trì và phát triển một cách bền vững. Đặc biệt là số lượng gia đình học sinh kết nối mạng Internet phục vụ cho việc học tập, thể hiện rõ ở số lượng học sinh tham gia giải toán trên mạng 87 tài khoản/ 125 học sinh được học tin học của toàn trường, số tài khoản tham gia thi olympic tiếng anh cũng khả quan không kém với 76 tài khoản, tuy rằng đây mới là năm thứ hai nhà trường tổ chức cho HS thi giải tiếng anh qua mạng tại trường. 
Nghiên cứu được tiến hành đối với giáo viên trường Tiểu học Hiệp Hoà với các tiết dạy trước và sau tác động trên một nhóm duy nhất. Các số liệu thu thập được kiểm chứng chặt chẽ bởi BGH, có thể nói dữ liệu có độ tin cậy cao. Kết quả cho thấy tác động có ảng hưởng tích cực đến chất lượng giảng dạy của GV: sau tác động mẫu thử đạt kết quả cao hơn so với kết quả trước đó. Bài dạy lấy số liệu sau tác động của nhóm có giá trị trung bình là 17,68, trong khi bài dạy trước tác động có giá trị trung bình là 14,72, kết quả phép kiểm chứng T-Test phụ thuộc cho thấy giá trị p= 2x10-12 < 0,05. Điều đó chứng tỏ rằng độ lệch giá trị trung bình là có ý nghĩa, giải pháp đề ra có ảnh hưởng tốt đến quá trình giảng dạy của giáo viên.
Qua những số liệu trên chứng tỏ rằng tác dụng của đề tài này bước đầu đã đem đến hiệu quả nhất định.
II. Giới thiệu:
1. Hiện trạng: Năm học 2011 – 2012 là năm học thứ tư thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, đây cũng là năm thứ 4 phòng giáo dục chỉ đạo và khuyến khích đẩy mạnh việc dạy học bằng giáo án điện tử. Chính vì lẽ đó năm học 2008-2009 phòng giáo dục đã chỉ đạo cho 100% trường học trong huyện nối mạng Internet và sử dụng hộp thư công vụ để chuyển nhận, báo cáo thông tin 2 chiều giữa phòng và trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang rất phổ biến, hình thức dạy học bằng trình chiếu thay thế cho công cụ “phấn trắng, bảng đen” đang được các trường phổ thông nói chung, các trường tiểu học của huyện Vĩnh Bảo nói riêng đang áp dụng và đã từng bước được nâng cao. Nếu như năm học 2008-2009 số giáo viên của các trường áp dụng công nghệ thông tin chỉ tính trên đầu ngón tay thì năm học 2011-2012 đã được nâng lên rất nhiều. Nhiều trường đã áp dụng công nghệ thông tin ở các bộ môn học, đã có nhiều giáo án điện tử dự thi cấp huyện và cấp Thành phố, một vài trường đã tự tổ chức thao, hội giảng bằng giáo án điện tử, có những giáo viên biết kết hợp nhiều phần mềm dạy học làm cho bài giảng sinh động hơn học sinh có hứng thú học tập hơn. 
Song không phải phương pháp hiện đại này đã mang lại kết quả tốt mà ngược lại lúc đầu thực hiện còn nhiều những bất cập như giáo viên không phải mất thời gian ghi bảng, treo tranh nên mới 25 phút đã hết nội dung bài học, giáo viên không biết nói gì thêm. Nhiều giáo viên khi thiết kế chỉ trung thành với mấy hình ảnh như trong sách giáo khoa làm tiết học nhàm chán, thiếu sinh động. Lại có những giáo viên thiết kế trang trình chiếu cho nhiều hình ảnh động, các dòng chữ chạy ra trên màn hình, dòng quay ngang, dòng quay dọc làm cho học sinh không chú ý nội dung bài học. Nhiều khi lúc đầu thực hiện, trên mỗi trang trình chiếu đều được giáo viên thiết kế chỉ một dòng của nội dung bài nên hình thức đơn điệu thiếu tính logic chưa lôi kéo học sinh ham thích học các giờ dạy bằng điện tử. Có những giáo viên thiết kế kiểu chữ không nhất quán làm cho bài giảng lộn xộn khó theo dõi; một số cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn chưa thành thạo về soạn và giảng bài trình chiếu nên việc đóng góp cho tiết dạy còn hạn chế. Việc tìm kiếm các tư liệu, lựa chọn tư liệu trên internet phù hợp với tiết học còn lúng túng nhất là các phim tư liệu. Bên cạnh đó còn có khó khăn khách quan là nhìn chung nhiều trường chưa có máy chiếu nên không thể thường xuyên thực hành được. Nhận thức của một số giáo viên thì cho rằng dạy học bằng bài giảng điện tử không hiệu quả, mất nhiều thời gian chuẩn bị. Vì thế mà một số trường chỉ ứng dụng công nghệ thông tin khi có nhu cầu tức là chỉ khi nào chỉ định thì mới thực hiện việc làm này chỉ mang tính đối phó nên nhìn chung chất lượng bài giảng chưa cao. Đa số giáo viên của mỗi trường đều tự học là chính nên chưa có sự thống nhất những cơ bản chung. 
	Qua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý của trường trong những năm trước chưa cao là:
a- Trình độ tin học của phần lớn cán bộ, giáo viên, công nhân viên còn hạn chế;
b- Ngành giáo dục cũng như nhà trường chưa có chính sách, chế tài đủ mạnh để khuyến khích cán bộ, giáo viên, công nhân viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học, quản lí; 
c- Cơ sở vật chất về CNTT (máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học-quản lí,phòng dạy giáo án điện tử,...) chưa được đầu tư xứng tầm với tinh thần chủ trương của BGDĐT về ứng dụng CNTT;
d- Nhiều giáo viên tuổi cao, chưa tự giác trong việc tìm tòi, học hỏi trong lĩnh vực CNTT;
e- Số máy tính tại gia đình đội ngủ giáo viên, công nhân viên quá ít, chất lượng đường truyền Internet chậm.
Từ các nguyên nhân trên tôi đã chọn nguyên nhân a và b để tác động giải quyết.
2. Giải pháp thay thế: 
	Để nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng tin học; ngay từ đầu năm học hiệu trưởng xây kế hoạch năm với các chỉ tiêu về CNTT, tổ chức các chuyên đề hướng dẫn soạn giảng, thiết kế bài dạy điện tử; soạn giảng giáo án vi tính, cụ thể như sau: 
- 100% giáo viên soạn giảng giáo án vi tính;
- Các khối trưởng, khối phó phải biết soạn và hướng dẫn các thành viên trong khối soạn giáo án điện tử; phấn đấu đến cuối năm 100% giáo viên biết soạn và dạy ít nhất 2 giáo án điện tử .
- Trong sinh hoạt chuyên môn tăng cường việc tập huấn, tổ chức chuyên đề soạn giảng giáo án điện tử, sử dụng thư điện tử và các trang web phục vụ cho công tác dạy học – quản lí như trang gvth.net, giaovien.net, haiphong.edu.vn, moet.edu.vn, violympic.vn, ioe.vn,....;
- Giáo viên phải thường xuyên truy cập vào địa chỉ thư điện tử của mình để nhận, cập nhật các thông tin và văn bản chỉ đạo một cách kịp thời;
- Các khối trưởng các bộ phận nộp các báo về cho nhà trường phải bằng văn bản đánh vi tính đồng thời gửi qua địa chỉ thư điện tử của trường để theo dõi, lưu trữ và tổng hợp;
- Đồng thời nhà trường phối hợp cùng công đoàn xây dựng qui chế thi đua khen thưởng- chú trọng công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào thi đua, xếp loại đánh giá công chức cuối học kì, năm học. Ngoài ra còn có chế độ khen thưởng động viên khuyến khích kịp thời cho cán bộ, giáo viên có những đóng góp nổi trội trong lĩnh vực này hay trực tiếp hướng dẫn học sinh đạt kết quả cao trong các cuộc thi qua mạng.
3. Vấn đề nghiên cứu:
	a. Tên đề tài: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học có mang lại hiệu quả giảng dạy cao hay không?
	b. Các vấn đề nghiên cứu:
	- Nâng cao kiến thức, kĩ năng, trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường có nâng cao chất lượng, số lượng ƯDCNTT trong giảng dạy hay không?
	- Xây dựng qui chế chuyên môn, thi đua - động viên khen thưởng kịp thời cho cán bộ giáo viên thực hiện tốt việc này có làm tăng chất lượng, hiệu quả ƯDCNTT trong dạy học không?
	c. Giả thiết nghiên cứu:
	- Việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng, trình độ tin học sẽ giúp cán bộ, giáo viên vận dụng và khai thác tốt kiến thức, tư liệu, tranh ảnh, công văn chỉ đạo của ngành phục vụ cho công tác dạy học một cách nhanh chóng hiệu quả, tiết kiệm được thời gian.
	- Xây dựng qui chế chuyên môn, thi đua-khen thưởng động viên kiệp thời sẽ là cơ sở pháp lí, đồng thời cũng t ... 
Thiết kế bài giảng phải đảm bảo tính sư phạm, màu sắc rõ ràng, hợp lý, màu nền và màu chữ phải có sự tương phản độ sáng tối, đậm nhạt, tránh nhiều hình ảnh động nhảy múa, cỡ chữ phải đảm bảo học sinh cuối lớp nhìn rõ. Nội dung thể hiện trên các slide phải ngắn gọn, đủ nội dung bài học, nhất quán theo từng mục từ đầu đến cuối bài giảng, không sai lỗi chính tả.
Cần đưa vào bài giảng những tư liệu, hình ảnh âm thanh có chất lượng tốt, nhất là các đoạn phim sưu tầm được để minh hoạ cho quá trình phát triển của nhà máy, một sự kiện nào đó làm cho bài giảng thêm sinh động cuốn hút học sinh tham gia hoạt động, hứng thú học tập.
Đầu tư về cơ sở vật chất máy chiếu projector, máy tính, tạo điều kiện và sắp xếp thời gian hợp lý cho tất cả giáo viên được luân phiên dạy bằng giáo án điện tử.
Xây dựng thư viện tư liệu và bài giảng, bổ sung hằng năm các bài giảng và tư liệu giáo viên đã sử dụng vào thư viện làm nguồn tư liệu giảng dạy cho những năm sau.
Người quản lý phải luôn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi tất cả những thành viên trong nhà trường, không ngừng tự học trau dồi về kiến thức tin học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy thực sự đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục. Là phương tiện bổ trợ giúp người giáo viên mở rộng được kiến thức, kích thích sự ham hiểu biết của cả thầy và trò, gây hứng thú cho học sinh học tập. Qua kết quả trên ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã tạo nên một sự chuyển biến mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp giáo viên có nhiều thời gian trong việc kiểm tra, hướng dẫn, kèm học sinh. 
2. Khuyến nghị:
	Đối với nhà trường cần chủ động quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi rộng có kết nối trong các phòng dạy học. Tích cực mở các lớp bồi dưỡng về ƯDCNTT cho GV. Khuyến khích, động viên giáo viên tích cực đẩy mạnh ƯDCNTT trong các tiết dạy bằng các hình thức động viên khen thưởng.
	Đối với giáo viên cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết thêm về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng một cách hiệu quả, có kĩ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học một cách hiệu quả.
	Với kết kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ đặc biệt là các nhà quản lý và giáo viên cấp tiểu học để có thể ứng dụng đề tài này vào dạy học ở tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học.
Vĩnh Bảo, ngày 05 tháng 2 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN
Phạm Thị Mến
VI. TÀI LỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội – 2011.
2. Mạng Internet: www.tulieu.bachkim.vn; www.dayhoc.vn; www.dayhocintel.org,  violympic.com.vn; ioe.vn... 
3. Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/3/2010 của Bộ GD&ĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
4.Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
VII. PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nội dung tác động
	1. Phát động phong trào thiết kế bài giảng điện tử, mở các chuyên đề về thiết kế và sử dụng bài giảng bằng điện tử
Hình 1: Giáo viên của trường đang sinh hoạt chuyên đề 
Cách ghép hình ảnh và phim vào Bài giảng điện tử
Ngay từ đầu năm học, trường đã phát động phong trào thi thiết kế bài giảng điện tử, mỗi giáo viên phải tự soạn và trực tiếp giảng dạy, các tổ khối trao đổi rút kinh nghiệm qua các tiết thao, hội giảng, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường và tổ khối. Từ phong trào này nhà trường và các tổ khối không ngừng nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, xác định rõ việc ứng dụng công nghệ thông tin như một thiết bị dạy học nhằm phục vụ tốt cho bài dạy. Giúp giáo viên hiểu được việc đầu tư cho một bài giảng ban đầu tương đối vất vả, công phu, tốn nhiều thời gian nhưng khi đã xây dựng thành công thì việc giảng trên lớp lại dễ dàng và thuận lợi cho việc dạy những năm sau; tiết kiệm được thời gian cho việc ghi chép, kẻ vẽ bảng biểu, lược đồ
* Ví dụ: Mỗi giáo viên phải đăng ký soạn và dạy ít nhất là 2 giáo án điện tử trong năm học, đây là một phong trào được đưa vào làm tiêu chí thi đua để đánh giá giáo viên cuối năm.
Trong các tiết thao, hội giảng chúng tôi đều khuyến khích giáo viên giảng bằng trình chiếu. Sau đó cùng trao đổi rút kinh nghiệm đồng thời hướng dẫn giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế các hình ảnh sao cho phù hợp với nội dung của bài, hay đưa đoạn phim tư liệu cho bài dạy thêm sinh động. Ngay cả BGH khi trình bày các báo cáo sơ kết hay tổng kết cũng sử dụng trình chiếu.
Hình 2: Giáo viên của trường thực hành bài dạy điện tử
* Ví dụ: Tổ 1-2-3 dạy vào các ngày thứ 3, thứ 4. Tổ 4-5 dạy vào các ngày thứ 5, thứ 6. Các giáo viên có tiết trống (tiết giáo viên bộ môn dạy) cùng tập trung dự để học hỏi rút kinh nghiệm.
 Nhà trường luôn chuẩn bị tốt về máy tính, máy chiếu đảm bảo cho giáo viên giảng dạy. Đồng thời cũng hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên các thao tác thực hiện máy chiếu, đến nay đại đa số giáo viên đều thực hiện được từ đó giúp cho giáo viên tự tin, chủ động trong các tiết dạy, không còn cảm thấy xa lạ, ngại ngùng khi dạy bằng điện tử mà ngược lại thấy rất tiện lợi và thực hiện được tương đối dễ dàng.
Giúp giáo viên thực hiện các thao tác, hiệu ứng phù hợp, hiệu quả của bài giảng
Khi giáo viên đã sử dụng thành thạo về bài giảng điện tử. Song để bài giảng đó đảm bảo cả hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với học sinh không phải tất cả đều thực hiện thành công. Nhiều khi giáo viên quá sa đà với các hình nhảy múa, màu nền loè loẹt làm cho học sinh không chú ý đến nội dung chính của bài. Chính vì vậy mà qua các tiết thao, hội giảng tôi đều thống nhất một số những lưu ý rút kinh nghiệm cụ thể:
Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, xác định nội dung kiến thức cho học sinh, cần phải xây dựng các hoạt động cụ thể, sau đó tìm hình ảnh minh hoạ cho các hoạt động đó phù hợp.
 Thiết lập trang trình chiếu phải thống nhất, nền màu phông và màu của chữ phải rõ, đảm bảo tính khoa học, sư phạm; cỡ chữ cho toàn bộ học sinh đều nhìn đọc được, nội dung đưa vào từng slide cần cô đọng, tinh giản, chọn các cụm từ chính, các hiệu ứng, các hình ảnh đưa vào phải hợp lý.
* Ví dụ: Cần có sự tương phản giữa màu nền và màu chữ: nền màu trắng thì chữ màu đen hoặc xanh đậm. Cỡ chữ trung bình từ 28 đến 32. Tránh màu nền sặc sỡ chữ màu sắc đậm như màu đỏ, hồng không tốt cho mắt của lứa tuổi học sinh, chỉ nên dùng màu đỏ cho tựa bài hay điểm cần nhấn mạnh nào đó ngắn gọn.
Hình 3: Giáo viên của trường đang sinh hoạt chuyên đề
hướng đẫn các hiệu ứng trong bài giảng điện tử. 
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích giáo viên dạy bằng giáo án điện tử.
Hằng năm nhà trường luôn phát động thi đua, khuyến khích giáo viên thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Nhà trường đã xây dựng tiêu chí thi đua với nội dung tự thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử trong năm học, ngoài ra còn khuyến khích các tổ xây dựng góc tư liệu và giáo án theo tổ khối ở các phân môn. Hằng tháng vào các buổi sinh hoạt chuyên môn nhà trường đều có nhận xét, đánh giá, biểu dương những cá nhân và tập thể tổ có nhiều tư liệu, giáo án tốt.
Phụ lục 2
Bảng điểm thi dạy trước tác động
STT
HỌ VÀ TÊN GV
DẠY LỚP
TÊN BÀI DẠY
ĐIỂM
XẾP LOẠI
1
Đào Thị Liên
1A
Bài 29: ia
15
Khá
2
Nguyễn Thị Thiết
1B
Bài 27: y- tr
15
Khá
3
Ng. Thị Hải Minh
1C
Bài 30: ao-eo
14
Khá
4
Phạm Thị Xinh
1
Bài 29: Luyện tập
13
Khá
5
Nguyễn Thị Mỵ
2A
TĐ: Người thầy cũ
14
Khá
6
Vũ Thị Lan
2B
8 cộng với một số: 8+5
15
Khá
7
Đào Thị Diên
3A
Phép chia hết, phép chia có dư
16
Khá
8
Trần Thị Thảo
3B
CT: Trận bóng dưới lòng đường
15
Khá
9
Nguyễn Văn Hùng
3C
TĐ: Mùa thu của em
16
Khá
10
Tô Thế Hùng
3
Toán: Bảng đơn vị đo độ dài
15
Khá
11
Phạm Thị Hoà
4A
TĐ:Trung thu độc lập
15
Khá
12
Nguyễn Thị Cần
4B
LTVC: Luyện viết tên người tên địa lý Việt Nam
16
Khá
13
Nguyễn Đắc Trình
4
Nhân với số có hai chữ số
15
Khá
14
Phạm Thị Giỏi
5A
TĐ: Người gác rừng tí hon
18
Giỏi
15
Nguyễn Viết Dương
5B
Cấu tạo của bài văn tả người
14
Khá
16
Đào Văn Chung
5
Số thập phân bằng nhau
15
Khá
17
Phạm Thị Cúc
Nhạc
Học hát: Chúc mừng sinh nhật
15
Khá
18
Ng. Thị Hồng Vân
Hoạ 5
Vẽ tranh: Đề tài trường em
13
TB
19
Phạm Thị Thuý
TA
Unit 4: Shool Activities (1,2,3)
14
Khá
20
Phạm Thị Hương
Hoạ 4
Vẽ tranh: đề tài các con vật quen thuộc
13
TB
21
Nguyễn Thị Dịu
Tin 4
Bài 4: Ôn luyện gõ
15
Khá
22
Nguyễn Thị Vui
NT2
TC: Gấp máy bay phản lực
13
TB
Điểm trung bình
14.72
Phụ lục 3
Bảng điểm thi dạy sau tác động
STT
HỌ VÀ TÊN GV
DẠY LỚP
TÊN BÀI DẠY
ĐIỂM
XẾP LOẠI
1
Đào Thị Liên
1A
Học vần: om-am
17
Khá
2
Nguyễn Thị Thiết
1B
Học vần: ôm -ơm
18
Giỏi
3
Ng. Thị Hải Minh
1C
Học vần: em - êm
18.5
Giỏi
4
Phạm Thị Xinh
1
Phép trừ trong phạm vi 10
18
Giỏi
5
Nguyễn Thị Mỵ
2A
TĐ: Hai anh em
17
Khá
6
Vũ Thị Lan
2B
Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc
18
Giỏi
7
Đào Thị Diên
3A
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
19
Giỏi
8
Trần Thị Thảo
3B
CT: Ông tổ nghề thêu
18
Giỏi
9
Nguyễn Văn Hùng
3C
TĐ: Ở lại với chiến khu.
18
Giỏi
10
Tô Thế Hùng
3
Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
18
Giỏi
11
Phạm Thị Hoà
4A
TĐ: Bốn anh tài
17.5
Khá
12
Nguyễn Thị Cần
4B
LTVC: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
17
Khá
13
Nguyễn Đắc Trình
4
Diện tích hình bình hành
17
Khá
14
Phạm Thị Giỏi
5A
TĐ: Người công dân số Một
19
Giỏi
15
Nguyễn Viết Dương
5B
Luyện tập tả người: Dựng đoạn kết bài
17
Khá
16
Đào Văn Chung
5
Diện tích xung quanh và DT toàn phần của HHCN
18.5
Giỏi
17
Phạm Thị Cúc
Nhạc
Học hát: bài Hát mừng
17.5
Khá
18
Ng. Thị Hồng Vân
Hoạ 5
Vẽ tranh: Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân
17
Khá
19
Phạm Thị Thuý
TA 5
Unit 7: My health B (1,2,3)
18
Giỏi
20
Phạm Thị Hương
Hoạ 4
Vẽ tranh: Đề tài ngày hội quê em
17
Khá
21
Nguyễn Thị Dịu
Tin 4
Thay đổi cỡ chữ và phông chữ
18
Khá
22
Nguyễn Thị Vui
NT 2
TC: Gấp trang trí thiệp chúc mừng
16
Giỏi
Điểm trung bình
17.68

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tai Day manh ung dung cong nghe thong tin trongday hoc o truong tieu hoc co mang lai hieu quagian.doc