1. Thực tế về địa bàn và phụ huynh học sinh :
- Trường có nhiều điểm lẻ xa khu tập trung , giao thông đi lại khó khăn ( nhất là vào mùa mưa ) ảnh hưởng lớn đến việc đi học thường xuyên của học sinh và sự đi lại trong việc kiểm tra hoạt động dạy và học của Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn .
- Phần lớn gia đình học sinh còn nghèo nên việc mua sắm đồ dùng - sách giáo khoa cho con em học tập chưa kịp thời và còn thiếu thốn .
- Địa bàn dân cư thưa thớt , có những gia đình học sinh cách trường tới 3 - 4 cây số , giao thông đi lại không có( chủ yếu là đường bờ vuông tôm ).
- Phụ huynh học sinh phần lớn không quan tâm đến việc học của con em mình , phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo . Phụ huynh học sinh không kiểm tra nhắc nhở hoặc không để ý đến việc học của con em mình ( Có nhiều phụ huynh học sinh được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm mời rất nhiều lần về để bàn bạc , trao đổi về việc học tập của con em mình nhưng vẫn không đến ).
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỚI HOÀ - THỚI BÌNH - CÀ MAU PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực tế về địa bàn và phụ huynh học sinh : - Trường có nhiều điểm lẻ xa khu tập trung , giao thông đi lại khó khăn ( nhất là vào mùa mưa ) ảnh hưởng lớn đến việc đi học thường xuyên của học sinh và sự đi lại trong việc kiểm tra hoạt động dạy và học của Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn . - Phần lớn gia đình học sinh còn nghèo nên việc mua sắm đồ dùng - sách giáo khoa cho con em học tập chưa kịp thời và còn thiếu thốn . - Địa bàn dân cư thưa thớt , có những gia đình học sinh cách trường tới 3 - 4 cây số , giao thông đi lại không có( chủ yếu là đường bờ vuông tôm ). - Phụ huynh học sinh phần lớn không quan tâm đến việc học của con em mình , phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo . Phụ huynh học sinh không kiểm tra nhắc nhở hoặc không để ý đến việc học của con em mình ( Có nhiều phụ huynh học sinh được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm mời rất nhiều lần về để bàn bạc , trao đổi về việc học tập của con em mình nhưng vẫn không đến ). - Do đặc điểm tình hình dân trí ở địa phương còn quá thấp nên việc xác định về động cơ học tập cho con em mình chưa cao . 2. Thực tế về giáo viên : - Một số giáo viên tay nghề còn yếu kém , chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy , ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao , thiếu trách nhiệm đối với học sinh và nhà trường ( dạy để hưởng lương ) . - Việc nắm bắt các phương pháp , qui trình dạy học còn mơ hồ hoặc nắm một cách tẻ nhạt ; hiểu chưa đúng ( hoặc chưa hiểu ) về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học . - Không chịu nghiên cứu , học hỏi, tìm tòi để tìm ra những cách dạy có hiệu quả và chất lượng . - Qua thực tế kiểm tra cho thấy việc chấm chữa bài của giáo viên chưa kỹ lưỡng và thiếu chính xác ( Ví dụ : chấm bài Chính tả , Tập viết , qua loa , hình thức : bài đáng 4 - 5 điểm giáo viên chấm tới 8 - 9 điểm . Chứng tỏ nhận thức của giáo viên còn rất nhiều hạn chế dẫn tới hành động sai lệch , không hiệu quả . - Cán bộ quản lý năng lực , trình độ kém , quản lí lỏng lẻo không quan tâm đến chuyên môn chỉ biết giao phó cho giáo viên , không tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên và bộ phận chuyên môn làm việc , không quan tâm đến công sở , không là một tấm gương để giáo viên và học sinh noi theo . 3. Thực tế về học sinh : - Việc học bài ở nhà của học sinh hình như không có ( nếu có thì cũng chỉ học qua loa cho xong ) . - Trong một lớp học phần lớn chủ yếu là học sinh yếu và học sinh trung bình ( khoảng 4/5 số học sinh lớp học ). - Còn nhiều học sinh đọc viết yếu ( thậm chí có những học sinh đã học lớp 4 - lớp 5 mà vẫn phải ghép vần để đọc và đọc một cách ê-a ngắc ngứ ảnh hưởng lớn đến việc học tập các môn học khác . - Tính tự quản , tự giác của học sinh trong học tập còn rất nhiều hạn chế , chưa nhận thức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập , các em còn ham chơi , lười học Xuất phát từ tình hình thực tế trên , để nâng cao chất lượng dạy và học nhằm khắc phục hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu là một người quản lí chuyên môn của trường tôi đã mạnh dạn đề ra “ Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu” như sau : PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU : 1. Ngay từ đầu năm học ( từ ngày 10 - 15 tháng 9 ) nhà trường yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm từng lớp đối chiếu sổ điểm học bạ năm học trước kết hợp kiểm tra thực tế ( qua khảo sát ) báo cáo chính xác , khách quan số liệu học sinh yếu về trường theo bảng phân loại đối tượng học sinh ( giỏi , khá , trung bình , yếu ) “ ghi rõ từng học sinh yếu về môn gì ? Đọc , viết hay kỹ năng tính toán yếu , “ . 2. Ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng chuyên môn căn cứ theo danh sách đi kiểm tra thực tế từng học sinh của từng lớp để so sánh và đánh giá chính xác hơn về thực tế và báo cáo phân loại học sinh của giáo viên có chính xác không ? ( Từ 15 - 20/9 ). 3. Ban giám hiệu lên lịch cụ thể chỉ đạo từng tổ chuyên môn họp tổ ( phó hiệu trưởng trực tiếp dự các cuộc họp ) cùng nhau trao đổi bàn bạc phân tích nguyên nhân , lý do tại sao học sinh yếu ? Yếu ở môn học nào ? Từ đó phân ra từng nhóm học sinh yếu theo từng môn ở mỗi lớp và mỗi khối từ đó thảo luận thống nhất biện pháp để khắc phục , giúp đỡ học sinh yếu ( từ 20 - 25/9 ). 4. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kỹ về điều kiện , hoàn cảnh từng gia đình học sinh ( sắp xếp thời gian đến gặp trực tiếp phụ huynh học sinh hoặc mời phụ huynh vè trường để trao đổi , bàn bạc ). 5. Mở hội nghị phụ huynh học sinh theo từng khối lớp ở mỗi điểm trường nhằm trao đổi với phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn đến việc học của con em mình , bàn bạc góp ý để phụ huynh học sinh kèm cặp thêm các em học ở nhà , mua sắm đầy đủ đồ dùng - sách giáo khoa cho con em mình , tạo điều kiện tốt nhất để con em mình có thời gian học tập ( từ 25 - 30/9 ) , có mời đại diện chính quyền ấp ( xã ) đến dự . 6. Chỉ rõ cho giáo viên thấy được học sinh học yếu ( hoặc đọc viết không được ) thì trách nhiệm chính là của thầy cô giáo . ( Bởi lẽ học sinh yếu mới phải phụ đạo , học sinh chưa biết mới đi học để biết và biết để tiến bộ ) . 7. Chỉ đạo cho giáo viên phụ đạo , giúp đỡ học sinh yếu ( nhất là với những học sinh đọc viết yếu ) vào 15 phút đầu giờ , giờ ra chơi tranh thủ khoảng 10 đến 15 phút ( mời những học sinh yếu ở lại để giúp đỡ , kèm cặp ) và phụ đạo trực tiếp ở mỗi buổi học chỉ có 4 tiết thì giáo viên phải dành thời gian phụ đạo tiết thứ 5 khoảng 30 đến 40 phút cho những học sinh yếu ( từ 30/9 trở đi ) . 8. Trong tiết dạy trên lớp giáo viên phải thường xuyên chú ý , quan tâm và mời những học sinh yếu xây dựng , phát biểu bài để sửa chữa , uốn nắn kịp thời cho các em.( Đặc biệt cần thường xuyên chấm bài và mời những học sinh yếu trả bài ,đọc bài; tạo cho các em sự gần gũi , tự tin trong học tập ). 9. Hàng tháng giáo viên phải nộp báo cáo danh sách học sinh đọc viết yếu và bảng phân loại đối tượng học sinh của lớp mình theo mẫu đã thống nhất toàn trường một cách chính xác , khách quan ( nộp cho khối trưởng từ ngày 28 - 30 hàng tháng , khối trưởng tổng hợp nộp trực tiếp cho phó hiệu trưởng vào ngày 01 - 04 hàng tháng ) . Trong báo cáo phải so sánh chuyển dịch hàng tháng kết quả về sự tiến bộ của mỗi học sinh và ghi rõ từng học sinh yếu ở điểm nào ? Môn nào ? 10. Phó hiệu trưởng cùng tổ trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra đối chiếu giữa danh sách với thực tế , tiếp tục đề nghị giáo viên tìm hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp phù hợp , cụ thể để khắc phục ( kiểm tra ít nhất 1 đến 2 lần / tháng /1lớp). 11. Các tổ chuyên môn phải sinh hoạt thường xuyên để cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu . 12. Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn kiểm tra chặt chẽ việc chấm chữa bài của giáo viên , thường xuyên nhắc nhở giáo viên chấm bài Tập viết , chính tả cần chính xác , kỹ lưỡng hơn . 13. Yêu cầu giáo viên coi chấm thi định kỳ phải hết sức nghiêm túc , khách quan để đánh giá thực chất chất lượng của học sinh . 14. Chỉ đạo chặt chẽ cho tổ chuyên môn mở chuyên đề , thao giảng bàn bạc thảo luận về phương pháp dạy các môn học một cách nghiêm túc và chặt chẽ ( ngoài những lần sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ ) . Sau mở chuyên đề thao giảng phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn phải dự giờ kiểm tra lại việc vận dụng các phương pháp đã thống nhất qua chuyên đề, thao giảng của từng giáo viên và xét tính hiệu quả của nó để kịp thời uốn nắn , sửa chữa ( nếu cần ) . Góp ý , chỉ rõ tiến trình , cách thức cụ thể cho giáo viên . 15. Giáo viên cần coi trọng thực sự việc nghiên cứu tài liệu , SGK , SGV , và thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để trao đổi về phương pháp , hình thức tổ chức dạy học . 16. Phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra dự giờ đột xuất giáo viên để có biện pháp chỉ đạo cụ thể hơn , rút kinh nghiệm để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình 17. Hàng tháng phó hiệu trưởng trực tiếp dự họp các tổ chuyên môn để phân tích nguyên nhân , đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn . 18. Đôn đốc nhắc nhở kịp thời những giáo viên thiếu trách nhiệm trong giảng dạy , bê trễ trong công tác , thực hiện kém hiệu quả , đồng thời khuyến khích tuyên dương những giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả cao trong việc giúp đỡ , khắc phục tình trạng học sinh yếu.( Kết hợp Công Đoàn khen thưởng cho giáo viên ) . Hàng tuần phải tuyên dương những học sinh có thành tích trong học tập để kích thích lòng ham học ở các em . 19. Tăng cường vai trò hoạt động của đội , hoạt động sao nhi đồng để tổ chức hoạt động vui chơi , học tập động viên khuyến khích , kích thích lòng ham học đối với học sinh . Thực hiện tốt chuyên hiệu “ Đôi bạn cùng tiến” , “ Sao chăm học “ 20. Họp giáo viên chủ nhiệm - Tổ trưởng chuyên môn tổng kết đánh giá kết quả đạt được , so sánh chuyển dịch , rút kinh nghiệm bàn bạc tìm biện pháp tiếp tục khắc phục tình trạng học sinh yếu . Phân loại cụ thể từng nhóm học sinh yếu ở từng môn học theo từng lớp và khối lớp , từ đó cử giáo viên có trách nhiệm có năng lực sư phạm lập kế hoạch ( lên lịch báo giảng ) , soạn bài và trực tiếp phụ đạo trong hè theo từng nhóm học sinh ở từng khối lớp ( có sự kiểm tra đôn đốc nhắc nhở của PHT phụ trách chuyên môn ). Đề xuất xin kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên phụ đạo 21. Họp cha mẹ học sinh học yếu để bàn bạc , thống nhất , tạo điều kiện để học sinh được học bồi dưỡng trong hè và giúp nhà trường kèm cặp thêm ở nhà. II- MỘT VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THEO CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT: THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC PHỤ TRÁCH Từ ngày 10 đến 15/09/2006 Đối chiếu sổ điểm học bạ - kết hợp kiểm tra khảo sát thực tế lập báo cáo danh sách phân loại đối tượng học sinh ( nêu rõ từng học sinh yếu về mặt gì ?) Giáo viên chủ nhiệm và tổ trưởng chuyên môn Từ ngày 15 đến 20/09/2006 Kiểm tra thực tế cụ thể từng lớp so sánh với danh sách báo cáo của giáo viên chủ nhiệm . Phó hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn Từ ngày 20 đến 25/09/2006 Dự sinh hoạt tổ chuyên môn thảo luận tìm hiểu nguyên nhân , đề xuất biện pháp khắc phục Giáo viên chủ Nhiệm , Tổ trưởng Chuyên môn , Phó hiệu trưởng Từ ngày 25 đến 30/09/2006 Mở hội nghị phụ huynh học sinh từng khối lớp theo từng điểm trường . GVCN, Tổ trưởng Chuyên môn , Phó hiệu trưởng , Phụ Huynh học sinh , đại diện chính quyền địa phương. Từ ngày 28 đến 02 hàng tháng Nộp báo cáo danh sách học sinh đọc viết yếu và bảng phân loại đối tượng học sinh ( có so sánh chuyển dịch hàng tháng ). Giáo viên chủ Nhiệm , Tổ trưởng Chuyên môn , Phó hiệu trưởng Từ ngày 10 đến 15 hàng tháng Kiểm tra thực tế từng lớp , đối chiếu danh sách , so sánh mức tiến bộ của từng học sinh ở mỗi lớp Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn 15/11/2006 Họp sơ kết đánh giá , rút kinh nghiệm khắc phục học sinh yếu đợt 1 . GVCN , Tổ trưởng chuyên môn , Phó HT 15/12/2006 Họp sơ kết đánh giá , rút kinh nghiệm khắc phục học sinh yếu đợt 2 . GVCN , Tổ trưởng chuyên môn , Phó hiệu trưởng . 20/01/2007 Họp sơ kết đánh giá , rút kinh nghiệm khắc phục học sinh yếu đợt 3. Triển khai kế hoạch tới . GVCN , Tổ trưởng chuyên môn , Phó hiệu trưởng . 15/03/2007 Họp sơ kết đánh giá , rút kinh nghiệm khắc phục học sinh yếu đợt 4. GVCN , Tổ trưởng chuyên môn , Phó hiệu trưởng . 25/05/2007 Họp sơ kết đánh giá , rút kinh nghiệm khắc phục học sinh yếu đợt 5. GVCN , Tổ trưởng chuyên môn , Phó hiệu trưởng . Từ ngày 26 đến 30/05/2007 Tổng hợp danh sách học sinh yếu phân loại theo từng môn , từng nhóm học sinh Mời phụ huynh học sinh yếu họp để bàn bạc trao đổi giúp nhà trường thực hiện tốt công việc ( có mời chính quyền địa phương tham dự ) . Cử giáo viên phụ đạo học sinh trong hè GVCN, Tổ trưởng Chuyên môn , Phó hiệu trưởng , Phụ Huynh học sinh , đại diện chính quyền địa phương. Từ ngày 20/06đến 10/08/2007 Lập kế hoạch phụ đạo, lên thời khoá biểu cụ thể cho từng môn . Soạn và phụ đạo theo nhóm học sinh yếu từng môn Kiểm tra việc phụ đạo. GVCN , Tổ trưởng chuyên môn , Phó hiệu trưởng . PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG Do khả năng có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn còn những thiếu sót nhất định , tôi không dám khẳng định tính khả thi và hiệu quả là tuyệt đối. Tuy vậy qua 1 năm ứng dụng sáng kiến này đã giúp cho việc phụ đạo , khắc phục tình trạng học sinh yếu ở trường tôi đạt kết quả tốt hơn so với trước đây. Qua việc thực hiện cách phân loại đối tượng học sinh và phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu theo những biện pháp đề xuất ở sáng kiến này so với trước đây thì kết quả học sinh yếu giảm rõ rệt , giáo viên thấy mình có trách nhiệm hơn trong việc phụ đạo , giúp đỡ học sinh yếu ; phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con em mình dẫn đến kết quả học tập đạt cao hơn và được nâng lên rõ rệt qua các lần kiểm tra khảo thí và kiểm tra định kỳ ( cụ thể được so sánh ở bảng thống kê kết quả kiểm tra thực tế ). Bảng 1: Chất lượng học sinh các khối lớp đầu năm học 2006 - 2007. Khối lớp Số HS XẾP LOẠI THEO MÔN HỌC Ghi chú Tiếng Việt Toán G KH TB Y G KH TB Y 1 64 5 8 31 20 9 7 31 17 2 58 6 15 25 12 8 9 32 9 3 52 7 7 25 13 5 8 28 11 4 70 8 11 42 9 5 10 36 19 5 42 7 25 10 7 11 16 8 Coäng 286 26 48 148 64 34 45 143 64 Baûng 2: Chaát löôïng hoïc sinh caùc khoái lôùp qua moät naêm hoïc aùp duïng caùc bieän phaùp ñeà xuaát ( tính ñeán 25/05/2007) Khối lớp Số HS XẾP LOẠI THEO MÔN HỌC Ghi chú Tiếng Việt Toán G KH TB Y G KH TB Y 1 62 22 27 8 5 27 14 12 9 2 58 8 25 21 4 19 22 14 3 3 52 14 20 13 5 17 13 17 5 4 70 17 37 16 13 16 32 9 5 42 13 25 4 17 20 3 2 Cộng 284 61 122 83 18 93 85 78 28 Mẫu 02 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên đề tài: - Tác giả: Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung: Ngày tháng năm 200 Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: