Xuất phát từ tình hình thực tế ở nhà trường , Bản thân đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình đổi mới sách giáo khoa. Trong thời gian qua,tôi nhận thấy việc giảng dạy, học tập và thực hành làm văn miêu tả của học sinh có nhiềuđiểm cần lưu tâm và đó chính là lý do bản thân tôi đã đúc kết kinh nghiệm và áp dụng cụ thể vào thực tiễn giảng dạy.
- Tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức của nhiều phân môn: Tập đọc, Chínhtả, Luyện từ và câu, Kể chuyện.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA ÛDẠY VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ - Xuất phát từ tình hình thực tế ở nhà trường , Bản thân đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình đổi mới sách giáo khoa. Trong thời gian qua,tôi nhận thấy việc giảng dạy, học tập và thực hành làm văn miêu tả của học sinh có nhiềuđiểm cần lưu tâm và đó chính là lý do bản thân tôi đã đúc kết kinh nghiệm và áp dụng cụ thể vào thực tiễn giảng dạy. - Tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức của nhiều phân môn: Tập đọc, Chínhtả, Luyện từ và câu, Kể chuyện. - Trong cuộc sống, giao tiếp là hình thức cơ bản để con người phát triển tư duy vàhình thành nhân cách. Đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, điều kiện để các em phát triển đa chiều các mối quan hệ giao tiếp không được mở rộng như ở thành thị, chưa nhạy béntrong va chạm, vốn sống của các em cũng chưa thật phong phú. Vốn sống, vốn từ hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến khả năng dùng từ diễn đạt của các em. - Một số gia đình chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học của con em khi mà cuộc sống còn lam lũ. - Óc khái quát chưa cao thường chú trọng đi sâu vào những chi tiết cụ thể , các em thiếu khả năng tổng hợp vấn đề. Tuy vậy nhìn chung các em có một tuổi thơ với nền tảng đạo đức trong sáng. - Các em khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt bỡ ngỡ kì thú, trong sáng, trìu mến và đầy cảm xúc. Những bức tranh miêu tả thiên nhiên và con người của các em thườngêm dịu hài hòa, sâu lắng và thơ mộng. Các em hết sức mẫn cảm với cái đẹp tinh tế và tâm hồn luôn luôn rộng mở. - Thể hiện qua văn miêu tả của trẻ em là những góc nhìn và cảm nhận lung linh biến hoá không dứt. Đọc văn miêu tả của các em ta sẽ có cảm giác rất thú vị. Ở đó, ta sẽ gặpnhững bất ngờ ngay trong những gì ta tưởng như đã quá quen thuộc. - Ở trường tiểu học, Tập làm văn là nội dung học tích hợp có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em. - Vốn sống được tích luỹ bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Cần quan sát thường xuyên và quan sát bằng nhiều giác quan, đó là yêu cầu quan trọng để có vốn sống phong phú, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên giàu cảm xúc. - Là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 5 tôi thiết nghĩ cần làm một điều gì đó để nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả cho các em . Chính điều này đã nảy sinh trong tôi “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5”. PHẦN THỨ II : NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các biện pháp đối với học sinh : - Các em cần hiểu điều quan trọng là mình học nói và viết văn miêu tả để làm gì? Có gì tốt đẹp trong việc học đó?.. Để từ đó các em xác định được là cần nói và viết những gì các em cảm, các em nghĩ nhiều và sâu sắc về nó. - Quan sát đa chiều và chính xác về đối tượng miêu tả theo yêu cầu là tìm được những chi tiết miêu tả tiêu biểu không để lẫn nó với đối tượng khác. Quan sát đầy đủ, toàn diện bản chất của đối tượng và quan trọng là để nắm được cái sắc sảo riêng, cái dáng vẻ đặc biệt của người, của vật, của phong cảnh được nói tới. -Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích luỹ cả vốn hiểu biết về tập làm văn thông qua việc đọc sách thường xuyên, mà nhất là các loại sách có nội dung phù hợp với tâm lí lứa tuổi. - Cần sắp xếp tả theo một trình tự thời gian, không gian hợp lí. - Bài văn miêu tả phải thể hiện được trọng tâm, nhấn mạnh ở đặc điểm mà bản thân đặc biệt quan tâm, yêu thích. - Chọn lọc từ ngữ và sử dụng đa dạng các loại từ gợi tả như: từ láy, từ gợi tả hình ảnh, từ gợi tả âm thanh, gợi tả mức độ. - Hiểu rõ cách sử dụng các dấu câu và áp dụng chính xác vào văn viết. - Nắm vững các dạng cấu trúc câu như: câu kể, câu cảm, câu ghép, ... Đặc biệt là biết sử dụng câu mở đoạn trong thực hành làm văn miêu tả. - Vận dụng phù hợp các hình thức liên kết câu trong đoạn như: thay thế từ ngữ hay lặp từ ngữ. - Bám sát yêu cầu đề và thể hiện rõ trọng tâm với cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm, chân thật, trong sáng về con người, sự vật xung quanh. - Sử dụng hợp lí các biện pháp so sánh, nhân hoá trong vận dụng thực hành. - Đọc kĩ thông tin khảo sát văn bản và xác định yêu cầu nhận xét đặc điểm loại văn, đối với loại bài hình thành kiến thức của văn miêu tả. - Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp cho các em viết được đoạn văn, bài văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống một cách tinh tế và sâu sắc. - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn. - Bằng cách thực hành , học sinh luôn được nghe, nói, đọc, viết về văn miêu tả. Nói ý của mình, nghe ý của bạn của thầy cô giáo, làm cho hiểu biết của mình chính xác và phong phú hơn. 2. Các biện pháp đối với giáo viên : - Cần đầu tư sâu để có những thiết kế bài dạy mở rộng phong phú. Hiểu kĩ nội dung,mục đích yêu cầu bài dạy để đảm bảo tính chính xác, sáng tạo. Hiểu tâm lý từng học sinh trong lớp, nắm được sức học của từng em để từ đó giáo viên có hướng rèn luyện giáo dục đúng đắn, tạo hứng thú học văn miêu tả trong các em. - Suốt quá trình dạy cần đặc biệt chú ý hướng vào việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo gợi cho các em có điều kiện phát hiện được các tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống, khuyến khích phát triển năng lực năng khiếu, sở trường của của mỗi em. Đề cao vai trò cảm thụ, sáng tạo của các em, bồi dưỡng phát triển năng lực, năng khiếu và bản sắc cá nhân tạo tâm hồn trong sáng, tươi đẹp ở các em. - Tôn trọng cách nghĩ cách, cách cảm riêng của mỗi học sinh. - Chúng ta phải chấp nhận với ý kiến lạ, những cá tính khác, không lấy mình làm mẫu, không áp đặt vì sáng tạo chỉ có trong cảm giác tự do vì mỗi cá nhân cần thể hiện bản lĩnh riêng của mình thành một cá nhân độc đáo. - Giáo viên cần biết khen ngợi khuyến khích các em nói những suy nghĩ, cảm nhận trong lòng các em. - Hiểu rõ tâm sinh lí lứa tuổi của từng học sinh lớp mình. Nắm vững quy trình dạy tập làm văn miêu tả . Dự đoán, lường trước những phản ứng tư tưởng của học sinh để có thể hướng dẫn, ứng xử phù hợp. - Kiên nhẫn lắng nghe sự trình bày của các em, tạo không khí thảo luận dân chủ trong các tình huống.Trân trọng những sáng tạo, cảm xúc đẹp của học sinh dù là nhỏ , khen ngợi, biểu dương đúng lúc sẽ tạo hứng khởi trong học tập cho các em. - Giáo viên không là người duy nhất nhận xét kết qủa học tập của học sinh, mà cần tổ chức tạo điều kiện cho các em tự đánh giá mình và biết đánh giá lẫn nhau. - Muốn cho học sinh sáng tạo và viết được những bài văn sâu sắc, chân thực, cần rèn cho các em biết phân tích văn, dạy cho các em làm quen với sáng tác văn, với bố cục, kết cấu, dùng từ chọn lọc Nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức và trình bày cái đẹp, khả năng rung cảm trước cái đẹp. - Điều quan trọng khi dạy văn miêu tả là phải biết khơi gợi tư duy ở các em nhu cầu được nói, được viết thành một văn bản trọn vẹn. - Dạy cho các em biết diễn đạt những gì đã có theo một hệ thống, theo đề tài, kích thích được hứng thú, nhu cầu bộc lộ bản thân của mỗi em. - Người giáo viên không chỉ tổ chức truyền đạt kiến thức văn miêu tả , mà cần khuyến khích học sinh khơi dậy tư duy yêu văn miêu tả và mưu cầu kiến thức về văn miêu tả. - Chúng ta không dạy như một nghề để kiếm sống mà dạy bằng tấm lòng tận tụy với văn miêu tả và với học sinh. PHẦN THỨ III : KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG - Từ những kinh nghiệm bản thân đã rút ra được và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy ở lớp 5. Qua một học kỳ đã thu được những kết qủa như sau: - Khả năng quan sát vấn đề của học sinh nâng cao, các em nhạy bén, có cách nhìn, cách nghĩ bao quát hơn. - Cách trình bày, sắp xếp ý theo trình tự hợp lí hơn. - Đa số bài văn viết của các em thể hiện được trọng tâm và chứa đựng tình cảm trong sáng. Lớp/S ố HS Khi chưa áp dụng các biện pháp Qua một học kỳ áp dụng các biện pháp Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 5A6 24 2 3 13 6 3 5 15 1 8.3% 12.5% 54.2% 25.0% 12.5% 20.8% 62.5% 4.2% Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn, nhưng đây là bước chuyển tiến bộ vượt bật vớilớp học vùng sâu, vùng xa. Chúng ta cần dựa vào nền tảng kiến thức vững chắc về vămiêu tả để tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm. Nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa tư duy quan sát và khả năng lĩnh hội vẻ đẹp trong văn miêu tả của học sinh. Mỗi khi làm xong một bài văn, tự nhiên các em sẽ dấy lên trong lòng một niềm sung sướng. Niềm sung sướng ấy của các em cũng chính là nỗi vui mừng và ước vọng của bản thân khi viết sáng kiến kinh nghiệm này. Chắc chắn đây chưa hẳn là những biện pháp hay nhất, mẫu mực nhất nhưng nó sẽ giúp cho những người yêu văn miêu tả một phần nào kinh nghiệm để công tác giảng dạy trong nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn. Trí Phải , ngày 21 tháng 12 năm 2009 Người Viết PHẦN NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên đề tài : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 - Tác giả : Trường (đối với đơn vị trực thuộc Phịng GD&ĐT), Tổ chuyên mơn (đối với đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT) Phịng GD&ĐT (hoặc trường, trung tâm, đơn vị trực thuộc Sở) Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2009 Hiệu trưởng Xếp loại chung: Ngày tháng năm 200 Thủ trưởng đơn vị
Tài liệu đính kèm: