Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học cho học sinh lớp 3/2 thông qua môn Đạo đức

Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học cho học sinh lớp 3/2 thông qua môn Đạo đức

 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích và chuyển hóa.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1594Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học cho học sinh lớp 3/2 thông qua môn Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 	 Trang 2
II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN 	Trang 5
	1. cơ sở lí luận 	Trang 5
	2. cơ sở thực tiễn 	Trang7
 3. nội dung vấn đềTrang 8
III/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 	Trang 9
IV/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨUTrang 9
V/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trang 9
VI/ CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...................... Trang 10
 VII/ THỰC TRẠNG
	1. Nhận định chung :  Trang 10
	2. Nguyên nhân.. Trang 10
VIII/MỘT SỐ BIỆN PHÁP.Trang 11
Nắm vững mục tiêu Trang 11
Nắm vững quan điểm chung Trang 12
Các vấn đề lí luận Trang 13
Nắm vững nội dung chương trình Trang 18
Tìm hiểu lứa tuổi Trang 18
Tổ chức, vận dụng tốt các phương pháp và hình thức dạy học Trang 19
Thiết kế bài dạy minh họa Trang 20
IX / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC  Trang 30
Kết luận Trang 30
Kết quả Trang 32
Đánh giá hội đồng sư phạm...Trang 34
 Trang 37
 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích và chuyển hóa.
Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học. 
	Trong công tác giáo dục bậc Tiểu học là bậc học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển con người làm chủ tương lai cho đất nước. Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản nhất trong các bậc học của học sinh nhằm làm cho nhân cách được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức, có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh.
	Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Vì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trường này. Các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.
Nói chung môn giáo dục đạo đức có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ bậc Tiểu học không chỉ ở phần bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội, mà chủ yếu góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn.
Tuy nhiên, hiện nay, việc giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học gặp nhiều trở ngại. Phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển làm cho trẻ dễ dàng tiếp cận và từ đó làm cho các em dễ dàng tiếp nhận những điều xấu. Bên cạnh đó, ở gia đình và xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức được dạy học trong nhà trường. Những điều trái ngược này do người lớn thực hiện một cách thường xuyên trực tiếp trước mắt các em. Đó là các ý thức như: giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay lịch sự, v.v. không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy. Những điều trái ngược này ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Các em có hoàn toàn tin vào những điều thầy cô dạy bảo. Hay là các em phải làm theo cha 
mẹ và những người xung quanh. Và dần dần có thể thấy hình ảnh học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ, thương yêu bạn bè đang bị phai nhạt ở đâu đó. 
Cho dù có gặp những khó khăn gì đi nữa, với bản chất là một trong những đơn vị văn hóa giáo dục quan trọng đối với trẻ bậc Ttiểu học, trường Tiểu học cần có những biện pháp khắc phục để đảm bảo việc giáo dục đạo đức đạt yêu cầu theo sự phát triển của kinh tế - văn hóa - xã hội. Bởi lẽ sự phát triển của kinh tế - văn hóa - xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người "phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" mà trong đó giáo dục đạo đức ở bậc Tiểu học có tính cốt lõi, nền tảng.
Bác Hồ thường nói:
 “ Có tài mà không có đức là người vô dụng
 Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là : “Tài và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức.
 Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh chưa ngoan, yếu kém về đạo đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học lực kém, làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học.
Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ qua từng ngày.Mặt khác trong những năm qua những năm công tác tại Trường Tiểu học Định Hiệp tôi luôn đề cao vấn đề giáo dục đạo đạo đức cho học sinh .Với sự giáo dục đạo đức các em qua các môn học, giáo dục các em thực hiện tốt nội qui, nề nếp của học sinh từng bước được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Các em học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp hành tốt hơn các nội qui, qui định của nhà trường cũng như của giáo viên chủ nhiệm.
-Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến việc các em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lới thầy cô, cha mẹv..v. Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học cho học sinh lớp 3/2 thông qua môn Đạo đức”.
II/CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cơ sở lí luận:
*Một số khái niệm có liên quan đến đề tài:
a/Giáo dục là gì:
- Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: Từ nhà trường, gia đình , xã hội, từ môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo.
- Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm nhà trường, liên quan đến các mặt giáo dục, đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo dục lao động.
b/Đạo đức là gì:
Đạo đức là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh các hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của bản thân của cộng đồng và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.
c/Thế nào là học sinh chưa ngoan và dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:
-Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường ngày trẻ chưa ngoan còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “ Chậm tiến”
*Những dấu hiệu của học sinh chưa ngoan: 
- Tính mâu thuẩn trong hành vi do những mâu thuẩn trong sự phát triển nhân cách tạo nên. Trí tuệ phát triển nhưng tình cảm hầu như không phát triển, hoặc ngược lại. Hay tầm hiểu biết rất hạn chế nhưng kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày lại phong phú.
- Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh.
- Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng lúc thế này, lúc thế khác.
2/Cơ sở thực tiễn:
-Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình.
-Trong môi trường, mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. Song, bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học lực, tốt về đạo đức rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt vẫn còn.  ... ến sinh nhật của mẹ mà chính bản thân mẹ quên mất sinh nhật mình, chị em Ly đã biết quan tâm, chăm sóc đến mẹ khiến mẹ rất vui và hạnh phúc.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- 2-3 HS trả lời.
+ Con cháu có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ và những người thân trong gia đình.
+ Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mạng lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
- HS các nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
HS nêu
- Đại diện các nhóm trình bày (Mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một tình huống).
+ Việc làm của các bạn thể hiện tình thương yêu chăm sóc và sự quan tâm ông bà, cha mẹ: Hương (tình huống a), Phong (tình huống c), Hồng (tình huống d).
+ Việc làm của các bạn chưa quan tâm đến bà, em nhỏ: Sâm (tình huống b), Linh (tình huống d).
- HS liên hệ để trả lời.
HS nêu
- Một số học sinh lần lượt kể.
 - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm thẻ màu.
- HS giải thích lí do tán thành, không tán thành từng ý kiến.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ và đóng vai
- 1 nhóm học sinh đóng vai tình huống mở, lớp theo dõi.
- HS các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí bằng cách đóng vai.
- các nhóm lên đóng vai. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Đi chơi, mặc kệ ông và không quan tâm đến ông.
+ Nhóm 2: Lấy thuốc cho ông uống, đọc báo cho ông nghe.
- HS: Ông và cháu, cháu thương ông nhất...
- Nhóm 2
- Giúp ông uống thuốc, đọc báo cho ông nghe.
- HS nhận xét.
- HS tự kể
HS tự liên hệ và trình bày trước lớp
HS trả lời
HS tự nêu
HS tự nêu
- HS tự giới thiệu và biểu diễn các tiết mục đan xen.
- HS thảo luận về ý nghĩa của bài hát, bài thơ đó.
	Như vậy những nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài học này đựơc giải quyết như sau:
1/ Giáo dục ý thức đạo đức:
Yêu cầu của chuẩn mực:
	Giúp học sinh hiểu: Con cháu trong gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình ấm hơn hạnh phúc hơn.
Ý nghĩa , tác dụng, tác hại.
+ Cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì:
	+ Ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra ta, là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta khôn lớn, dành cho ta những gì đẹp nhất.
	+ Làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em: Phấn khởi, mau khỏi bệnh, chia sẻ bớt công việc với mọi người trong gia đình, giúp gia đình đầm ấm, bản thân học sinh được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quý mến, khen ngợi.
 +Tác hại: nếu không quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em buồn phiền, sức khoẻ giảm sút, lâu lành bệnh, không khí gia đình nặng nề, bản thân học sinh bị mọi người xung quanh chê cười.
Để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em em cần làm gì? làm như thế nào?
 + Khi ông bà, cha mẹ già yếu: Bưng cơm, mời nước, đọc sách báo.
 + Khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau: mua thuốc, nấu cơm, cháo. mua đồ ăn, mời bác sĩ khám bệnh...
 + Khi ông bà cha mẹ mệt nhọc: Xách đồ hộ, lấy nước uống...
 + Khi có miếng ngon, vật quý: mời ông bà, cha mẹ, anh chị em ăn trứơc.
 + Khi anh chị em bận việc: Không nghịch đồ, làm ồn...
2/ Giáo dục thái độ tình cảm liên quan đến bài học:
	Hình thành ở học sinh những thái độ tình cảm:
 + Đối với ông bà, cha mẹ: Kính yêu, biết ơn; anh chị em: kính yêu, nhường nhịn.
+ Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc một cách tự nguyện, tận tình, chu đáo.
 + Đối với những hành động biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em thì đồng tình, ủng hộ; Đối với những hành động không biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em khi cần thiết cần nhắc nhở, phê phán, chê cười.
3/ Giáo dục hành vi thói quen quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em:
	Hình thành ở học sinh những hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, trong cuộc sống hằng ngày khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau, mệt nhọc...
4/ Giáo dục kĩ năng sống:
Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức: như nhổ tóc bạc cho ông bà, đọc báo cho ông bà nghe ..
IX / KẾT LUẬN VÀ KẾT QUẢ : 
	1/ Kết luận: 
Nói tóm lại, giáo dục đạo đức học sinh tiểu học hiện nay là sự nỗ lực của nhà trường, các thầy cô giáo với ý thức trách nhiệm, lương tâm đạo đức nhà giáo. Hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh sẽ cao hơn nữa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nếu giáo dục đạo đức là sự tổng hòa các mối quan hệ tốt đẹp, đúng đắn của các thành phần người với vai trò, vị trí, ý thức lương tâm, trách nhiệm trong cộng đồng xã hội.Việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trở thành con người “vừa chuyên vừa hồng” cho đất nước đòi hỏi phải có sự kết hợp , nhà trường, gia đình và xã hội.
 - Đối với nhà trường: Nhà trường thường xuyên tổ chức thực hành đạo đức. Thực hành đạo đức là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh chuyển hóa bước đầu những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực đạo đức đã học thành hành vi và thói quen. Giáo dục Kĩ năng sống cho các em Vì vậy giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp trẻ em có ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Luôn là tấm gương người thầy. Đối với trẻ tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ. Có thể trong khoảng thời gian dài những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không chấp nhận nhưng nếu cũng với những điều đó được thầy cô giáo yêu cầu thì các em lại phục tùng một cách tuyệt đối. Có thể nói rằng hình ảnh của thầy cô giáo ở bậc tiểu học là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh. Điều này xuất phát từ sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học. Hiện tại sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học được thể hiện rõ trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học . Mỗi nhà trường cần phải quán triệt đến tận thầy cô giáo để mỗi thầy cô giáo thật sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Cần phải thường xuyên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên thăm hỏi gia đình các em. Mỗi giáo viên phải có lòng vị tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình. Công bằng trong thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và vươn lên. Ngoài ra giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, qua đó phân tích lí giải những ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em tâm sự những gút mắc trong các em.
 -Đối với gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, giúp các em không cảm thấy cô đơn, lẻ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo.
-Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết hợp với ban ngành địa phương có một sân chơi lành mạnh để các em sinh hoạt, vui chơi để tránh xa những thói quen tật xấu, không còn những tệ nạn, làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau.
 Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi- xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.
	Giáo dục đạo đức là hoạt động góp phần quan trọng lớn lao trong sự nghiệp trồng người của mỗi thầy cô giáo. Qua nhiều năm công tác bản thân tôi đã nhận thấy, không phải chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, dạy nghề mà phải hết sức chú ý đến việc dạy người. Mà Bác Hồ thường nói :
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
 Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
	Bản thân tôi đã vận dụng điều đã tìm hiểu trên vào công tác giảng dạy qua Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh cá biệt cho học sinh lớp 3/2 Trường Tiểu học Định Hiệp qua bộ môn Đạo đức lớp 3. Được thể hiện một số mặt hoạt động và mang lại kết quả như sau:
	Tất cả các em đều có ý thức học tập, chuyên cần tốt, tham gia lao động tốt ,
 vâng lời cha mẹ, khi đi học về thường lễ phép, biết quan tâm đến những người trong gia đình em, biết phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, giúp mẹ nấu cơmbiết được một số kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.
 2/ Kết quả : NĂM HỌC : 2008 -2009
 TSHS
HOÀN THÀNH TỐT
TỈ LỆ
HOÀN THÀNH
TỈ LỆ
31/15 nữ
20/15
64,5
11
35,5
 NĂM HỌC : 209 -2010
 TSHS
HOÀN THÀNH TỐT
TỈ LỆ
HOÀN THÀNH
TỈ LỆ
32/16 nữ
25/16
78,1
7
21,9
HỌC KÌ I: NĂM HỌC 2010 -2011
 TSHS
HOÀN THÀNH TỐT
TỈ LỆ
HOÀN THÀNH
TỈ LỆ
35/14 nữ
30/16
85,7
5
14,3
	Xuất phát từ những kết quả đã được và những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những kết quả tích cực đạt được, khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh qua các tiết học đạo đức.
	Trên đây là một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của học sinh lớp 3/2 của bản thân tôi, thực hiện trong năm học 2008- 2009, 2009 – 2010 và năm học 2010- 2011. Bản thân tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên trong suốt 3 học liền tôi thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng đi lên. Tôi nêu lên các biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 nói riêng và cho học sinh Tiểu học nói chung. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của 
BGH và các bạn bè đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt trọng trách của người giáo viên trong “Sự nghiệp trồng người”.Trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
 Định Hiệp, ngày 12 tháng 02 năm 2011
 Người viết
	 Phạm Thị Thanh
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM 
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM 
	.
.
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM 

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap nang cao giao duc dao duc cho hocsinh lop 3.doc