Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (10)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (10)

Đạo đức : ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ

I/ MỤC TIÊU :

- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.

- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- HS biết những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.

- HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Vở bài tập Đạo đức.

- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về chủ đề.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 874Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 1 / 01 / 2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 3 / 01 / 2011
Đạo đức : ĐOÀN KẾÙT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I/ MỤC TIÊU :
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- HS biết những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
- HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Vở bài tập Đạo đức.
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về chủ đề.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
10’
12’
10’
2’
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ :
- Nhắc nhở HS học tập tốt hơn ở học kì II.
3) Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
▪ Hoạt động 1 : Phân tích thông tin
-Cho HS quan sát các bức ảnh về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi Quốc tế.
* Ảnh chụp cuộc liên hoan thiếu nhi các nước.
* Tin về thiếu nhi Việt Nam góp quà tặng thiếu nhi Cu- Ba
* Thiếu nhi các nước viết thư thăm hỏi thiếu nhi I- rắc. . . 
-Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Gọi vài nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
ÄKL : Các thông tin trên cho ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới ; thiếu nhi Việt Nam cũng có rất nhiều hoạt động thể hiện tình đoàn kết hữu nhị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
▪ Hoạt động 2 : Du lịch thế giới
- Yêu cầu HS đóng vai (thiếu nhi) HS một số nước nói những điều em biết về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em đó. Cho học sinh thể hiện
ÄKL : Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống. . . nhưng có nhiều điểm giống nhau như: đều yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đều có quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình.
▪ Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận: liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo.
ÄKL : Các hoạt động các em có thể làm : 
* Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế.
* Tìm hiểu về cuộc sống, học tập của thiếu nhi các nước.
* Tham gia các cuộc giao lưu.
* Viết thư, gửi ảnh, quà cho các bạn. . . 
* Ủûng hộ cho các nước bị thiên tai. . . 
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hát
-Theo dõi.
- Quan sát tranh (ảnh)
- Những việc làm trên thể hiện sự quan tâm của thiếu nhi trong nước đối với thiếu nhi nước ngoài và ngược lại. Điều đó thể hiện tình đoàn kết, thân ái của thiếu nhi trên toàn thế giới. . .
-Theo dõi.
- HS đóng vai thiếu nhi một số nước nói những điều em biết về thiếu nhi của nước đó. 
- Thiếu nhi I- Rắc: mình rất ghét chiến tranh vì chiến tranh đã cướp đi của mình những người thân, bạn bè, tự do . . . mình mong sao thiếu nhi nước mình cũng như ở các nước khác được tự do học tập, vui chơi và sống hạnh phúc với gia đình. . . 
- Các nhóm thảo luận kể ra các việc làm để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế. . . 
-Đại diện nhóm báo cáo
-Theo dõi.
Rút kinh nghiệm:.
_____________________
Tập đọc – Kể chuyện : HAI BÀ TRƯNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : ngoại xâm, cướp, oán hận, Luy Lâu, vòm cây ; đọc trôi chảy toàn bài ; giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện ; đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I. 
- Hiểu nghĩa các từ : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy hội, quân, giáp phục, phấn khích.
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện . Giọng kể tự nhiên, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng đoạn.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết đoạn : “Chúng thẳng tay chém giết. . . đánh đuổi quân xâm lược”.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
17’
11’
14’
20’
2’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét kết quả học tập của HS ở học kì I.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó :
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
* ngọc trai : viên ngọc lấy trong con trai, dùng làm đồ trang sức.
* thuồng luồng: vật dữ ở nước, giống con rắn to, hay làm hại người.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 3 HS đọc nối tiếp đoạn 2, 3 và 4.
Tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc đoạn 1.
? Nêu tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
? Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
? Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
? Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa.
- Gọi HS đọc đoạn 3.
? Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
? Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
4/ Luyện đọc lại :
- Đọc mẫu đoạn 1 
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 1.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 1.
- Gọi 2 HS thi đọc cả bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Kể chuyện :
Þ Dựa vào các tranh minh họa, các em hãy kể lại một đoạn chuyện.
Để kể được chuyện, các em cần quan sát kĩ các tranh và nhớ lại cốt truyện.
▪ Tranh 1: Vẽ cảnh một đoàn người cởi trần, đóng khố đang khuân vác rất nặng nhọc; vài tên lính giặc đang giám sát, vung roi quất vào đoàn người.
Đây là gợi ý về cảnh tàn bạo của giặc, khơi dậy lòng căm thù giặc của nhân dân ta.
Þ Cần kể bằng lời của mình, kết hợp với giọng điệu, nét mặt, cử chỉ. . .
- Gọi 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn.
- Lần lượt từng cặp thi kể từng đoạn.
5/ Củng cố – dặn dò :
? Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ?
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hát
- lắng nghe.
- Theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc.
- 4 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- Đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh, 3 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc.
-Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng. . . lòng dân oán hận ngút trời.
- 1 emđọc.
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông.
- 1 HS đọc.
- Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
- 1 HS đọc.
- Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
- Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- Theo dõi ở SGK.
- Thi đọc đoạn 1
- 2 HS đọc bài
- Nghe hướng dẫn.
- 4 HS kể chuyện.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lần lượt từng cặp thi kể.
- Dân tộc ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay / Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất.
Rút kinh nghiệm:.
_______________________
Toán : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ 
I / MỤC TIÊU :
- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0)
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản)
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các tấm bìa 100 ô vuông ở bộ biểu diễn toán 3.
III /HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
13’
17’
2’
1/Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét kết quả kiểm tra CKI.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Giới thiệu số có bốn chữ số.
- Cho HS quan sát tấm bìa hình vuông có 100 ô vuông. (quan sát hình ở SGK)
? Tấm bìa có mấy cột ô vuông ?
? Mỗi cột có mấy ô vuông ?
? Vậy tấm bìa này có tất cả mấy ô vuông ?
- Lần lượt lấy 10 tấm bìa, yêu cầu HS đếm : 100 ; 200 ; . . . ; 1000 ô vuông.
Þ Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông ?
? Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ hai có mấy ô vuông ?
? Nhóm thứ ba chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có mấy ô vuông ?
? Nhóm thứ tư có 3 ô vuông.
Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
Yêu cầu HS quan sát các hàng.
Þ Coi 1 là 1 đơn vị thì hàng đơn vị có 3 đơn vị ta viết 3 ở hàng đơn vị ; coi 10 là 1 chục, thì ở hàng chục có 2 chục ; ta viết 2 ở hàng chục ; coi 100 là 1 trăm thì ở hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm ; coi 1000 là 1 nghìn, thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 vào hàng nghìn.
Số gồm : 1 ngh ...  : CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS nắm chắc qui trình cắt, dán các chữ cái đã học
Cắt được các chữ cái đơn giản đã học đúng kĩ thuật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
7’
22’
2’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi một HS kể tên các chữ cái đã học và nêu quy trình cắt, dán các chữ cái.
- Nhận xét bổ sung
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- Gọi HS lần lượt nêu qui trình cắt, dán từng chữ cái : nêu rõ về cách kẻ, cắt chữ cái.
- Chốt lại ý đúng
4/ Thực hành :
- Yêu cầu mỗi HS kẻ, cắt và dán 2 đến 3 chữ cái đã học.
- Theo dõi, giúp đỡ HS để cả lớp làm được sản phẩm theo yêu cầu.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét, đánh giá từng sản phẩm.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- Hát
- Một HS kể tên các chữ cái và qui trình cắt, dán chữ cái.
- HS lần lượt nêu qui trình cắt, dán từng chữ cái.
-Theo dõi.
 - HS thực hiện.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
Rút kinh nghiệm:
_______________________
Toán : SỐ 10.000 . LUYỆN TẬP 	
I/ MỤC TIÊU : 
- Nhận biết số 10.000 (mười nghìn hoặc một vạn)
- Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 10 tấm bìa viết số 1000.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
13’
19’
2’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- V iết số có 4 chữ số lên bảng, gọi HS đọc.
- Kiểm tra vở bài tập của hS tổ 2 .
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Giới thiệu số 1000.
- Lấy 8 tấm bìa có ghi số 1000 và xếp lên bảng nỉ như SGK.
? Trên bảng cả thảy có mấy nghìn ?
- Yêu cầu vài em đọc.
- Xếp thêm 1 tấm bìa ghi 1000 vào nhóm 8 tấm bìa.
? Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?
- Viết số 9000 dưới nhóm các tấm bìa, gọi HS đọc số.
- Xếp thêm một tấm bìa nữa vào nhóm 9 tấm bìa.
? Chín nghìn thêm một nghìn nữa là mấy nghìn ?
- Ghi số 10.000, yêu cầu HS đọc.
Þ Số 10.000 đọc là : mười nghìn hay một vạn.
? Số 10.000 có mấy chữ số ? là những số nào ?
4/ Luyện tập :
Bài1: Viết các số tròn nghìn từ 1.000 đến 10.000.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS viết ở bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con.
Bài 2 : Viết các số tròn trăm từ 9.300 đến 9.900.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 1 HS đọc các số vừa viết, 1 HS khác ghi số ở bảng.
Bài 3 : Viết các số tròn chục từ 9.940 đến 9.990.
- Yêu cầu HS tự đọc kĩ đề và làm vào vở.
- Gọi vài em nêu kết quả, GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 4 : Viết các số từ 9.995 đến 10.000.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS viết ở bảng, các HS khác viết vào bảng con.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 5 : Viết số liền trước, số liền sau mỗi số 
2665 ; 2002 ; 1999 ; 9999 ; 6890.
- Ghi từng số lên bảng, gọi HS thực hiệïn viết số ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 6 : Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
- Kẻ vạch như SGK lên bảng.
- Gọi HS lần lượt viết số.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS đọc số.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- Theo dõi ở bảng.
- Cả thảy có tám nghìn.
- Đọc số.
- Là chín nghìn.
-HS đọc số.
- Là mười nghìn.
- HS đọc số.
- Số 10.000 gồm có 5 chữ số; 1 chữ số 1 và 4 chữ số 0.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS viết bảng :
1000 ; 2000 ; 3000 ; 4000; 5000; 6000 ; 7000 ; 8000; 9000 ; 10000.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc và viết số theo yêu cầu của GV.
9300 ; 9400 ; 9500 ; 9600 ; 9700 ; 9800 ; 9900.
- HS làm bài vào vở :
9940 ; 9950 ; 9960 ; 9970 ; 9980 ; 9990.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm ở bảng :
9995 ; 9996 ; 9997 ; 9998 ; 9999 ; 10000.
- HS viết số ở bảng :
2664 ;2665
2001 ; 2002 ; 2003 ;
1998 ; 1999 ; 2000
9998 ; 9999 ; 10000
6889 ; 6890 ; 6891
Rút kinh nghiệm:
_______________________	
Mĩ thuật Vẽ trang trí: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ MỤC TIÊU:
 -HS hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông.
 -HS biết cách trang trí hình vuông.
 -Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II/ CHUẨN BỊ:
 -GV: Một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí
 -HS: Vở vẽ, bút chì, màu vẽ
III/ LÊN LỚP
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
1’
1’
5’
5’
21’
5’
1’
I/ Ổn định:
II/ Bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ HS
III/ Bài mới:
1. Giới thiệu: Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông
2. Giảng bài:
HĐ1: Quan sát, nhận xét
-Cho HS xem vài bài trang trí hình vuông
-Gọi HS nhận xét cách sắp xếp họa tiết
-Giảng: +Họa tiết lớn thường ở giữa
+Họa tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh
+Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt
-Gọi HS nhận xét cách vẽ màu
-Giảng:+Màu cần rõ ở trọng tâm
+Màu có đậm, có nhạt
HĐ2: Cách trang trí hình vuông
-Hướng dẫn HS cách trang trí hình vuông
+Kẻ các đường trục
+Vẽ hình mảng
+Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng
-Gợi ý để HS nhận ra độ đậm nhạt của màu
HĐ3: Thực hành
-Nhắc lại cách trang trí và cách vẽ màu
-Cho cả lớp thực hành	
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
-Cho cả lớp trưng bày sản phẩm theo tổ
-Gọi HS nhận xét, đánh giá
IV/ Tổng kết-Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn: chuẩn bị tiết sau
- Hát
-Theo dõi
-Quan sát
-Vài em nhận xét
-Vài em nhận xét
-Theo dõi
-Theo dõi
-Theo dõi
-Cả lớp thực hành
-Các tổ trưng bày sản phẩm
-Nhận xét
Rút kinh nghiệm:
_______________________
Tập làm văn : NGHE – KỂ : CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I/ MỤC TIÊU :
- Nghe – kể câu chuyện : Chàng trai làng Phù ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
- Rèn kĩ năng viết : Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp (viết thành câu) rõ ràng, đủ ý.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa truyện : Chàng trai làng Phù Uûng.
- Bảng lớp viết :
▪ 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
▪ Tên : Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
18’
14’
2’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Nhắc nhở HS học tốt hơn ở học kì II này.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Þ Ở học kì II này, các em tiếp tục học nghe – kể lại một câu chuyện; tập điều khiển một buổi họp tổ, họp lớp; tập viết một đoạn thư ; ghi chép sổ tay; thuật lại một số nội dung về quảng cáo hoặc tin tức, viết một đoạn văn kể và tả hợp chủ điểm.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Nghe – kể chuyện. 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
Þ Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Ông sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng phù Ủûng (nay thuộc tỉnh Hải Dương)
- Gọi 1 HS đọc các gợi ý kể chuyện.
- Kể lần 1.
? Truyện có những nhân vật nào ?
* Trần Hưng Đạo: tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (1285 - 1288).
- Kể lần 2.
? Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ?
? Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ?
? Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ?
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm thi kể.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi vài HS đọc bài làm của mình.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặên HS về nhà tập kể lại câu chuyện vừa học. Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hát
- Theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc các gợi ý kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- Có: chàng trai làng Phù Ủng, Hưng Đạo Vương, những người lính.
- HS lắng nghe 
- Chàng trai ngồi đan sọt.
- Chàng trai mải mê đan sọt không thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra dời khỏi chỗ ngồi.
- Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài : mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.
- HS thi kể.
- HS làm bài vào vở. 
Sau khi trò chuyện, Trần Hưng Đạo biết được chàng trai này giàu lòng yêu nước và nói rất trôi chảy về phép dùng binh nên Trần Hưng Đạo đã đưa chàng về kinh đô.
- Vài HS đọc bài của mình.
Rút kinh nghiệm:
_______________________
 NỘI DUNG SINH HOẠT TUẦN 19
1/ Yêu cầu:
 -Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm tuần qua
 -HS tự nhận xét bản thân và có hướng khắc phục
 -Phổ biến công tác tuần tới
2/ Chuẩn bị: Chuẩn bị bảng tổng kết
3/ Nội dung sinh hoạt :
a/Ổn định tổ chức: hát
b/ Nhận xét đánh giá:
 Tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ trong tuần qua
 Lớp nhận xét, bổ sung
+Ưu điểm: Đi học đúng giờ một số bạn chuẩn bị bài đầy đủ, vệ sinh lớp sạch sẽ
c/ Phổ biến công tác tuần tới:
	Tích cực học tập tốt học bài và làm bài ở nhà chuẩn bị trước khi đến lớp
 Tích cực phát huy những mặt làm được tuần qua.
	Tham gia lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
	Tham gia học phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng Hs giỏi	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(93).doc