Đề tài Một số thủ thuật rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh lớp 6

Đề tài Một số thủ thuật rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh lớp 6

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

 1. Lí do chon đề tài:

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội và là tiêu chí đánh giá sự tồn tại và phát tiển của một quốc gia. Vì giáo dục cung cấp nhân lực và nhân tài cho xã hội. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đang phát triển rất nhanh. Nước ta đang trong thời hội nhập quốc tế . Như vậy để lĩnh hội được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật tiến bộ, hiện đại của các quốc gia phát triển trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có trình độ ngoại ngữ nhất định, mà tiếng anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, là phương tiện giao lưu hữu hiệu nhất. Vì thế ,tiếng Anh là một môn học không kém phần quan trọng đối với thế hệ trẻ đặc biệt là thế hệ học sinh.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số thủ thuật rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
 1. Lí do chon đề tài: 
Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội và là tiêu chí đánh giá sự tồn tại và phát tiển của một quốc gia. Vì giáo dục cung cấp nhân lực và nhân tài cho xã hội. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đang phát triển rất nhanh. Nước ta đang trong thời hội nhập quốc tế . Như vậy để lĩnh hội được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật tiến bộ, hiện đại của các quốc gia phát triển trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có trình độ ngoại ngữ nhất định, mà tiếng anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, là phương tiện giao lưu hữu hiệu nhất. Vì thế ,tiếng Anh là một môn học không kém phần quan trọng đối với thế hệ trẻ đặc biệt là thế hệ học sinh.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong dạy học ngoại ngữ, những định hướng đổi mới này càng đúngvì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình. Điều này có nghĩa là giáo viên phải phối hợp rèn luyện đồng thời cả 04 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho các em học sinh. Giao tiếp là mục đích học cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ. 
Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi quyết định viết đề tài “Một số thủ thuật rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh lớp 6” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học. 
2. Cơ sở lý luận
- Căn cứ nghị quyết 40/2000/QH10 của quốc hội về chương trình giáo dục phổ thông.
- Các chuyên đề của sở, phòng giáo dục và Đào tạo về cải tiến phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
- Tài liệu “Một số vấn đê về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, xuất bản năm 2002.
3. Cơ sở thực tiễn
 	Dạy và học ngoại ngữ khác với các môn học khác là thời gian thực hành ở lớp nhiều sau mỗi phần bài mới. Trong thực tế, khi học tiếng Anh thì học sinh rất ít khi thực hành đúng ngay lần đầu và nhìn chung giáo viên khó phát huy được đối tượng học sinh vì thường là lớp đông, thời gian có hạn. Hơn nữa việc sữa lỗi cho học sinh khi thực hành tại lớp mỗi giáo viên có những phương pháp khác nhau. Có người cho rằng không bao giờ để học sinh mắc lỗi, nếu mắc lỗi thì dừng lại và sửa chữa ngay cho học sinh, có người cho rằng phải liên tục sửa nhưng chỉ gợi ý hoặc có những người dùng phương pháp lấy chính học sinh sửa cho học sinh...Có rất nhiều phương pháp nhưng không phương pháp nào là vạn năng mà trong quá trình dạy học tiếng Anh phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ứng với mỗi tình huống và nội dung khác nhau. Vì theo một nhà giáo dục học nhận xét "Một người thầy giỏi không phải là người mang chân lí đến cho học sinh mà phải là người đưa học sinh đi tìm chân lí".
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số thủ thuật rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh lớp 6".
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
 * Phạm vi áp dụng
- Về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: học sinh lớp 6 của trường TH&THCS Phong Đông.
- Về thời gian: được chia làm 02 giai đoạn để nghiên cứu
+ Giai đoạn 1: từ ngày 15 tháng 08 năm 2011 đến giữa học kì I.
 	+ Giai đoạn 2: Từ giữa học kì I đến cuối học kì I.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các biện pháp của mình một cách hiệu quả, tôi đã kết hợp sử dụng các biện pháp sau đây:
5.1 Đọc tài liệu : khai thác thông tin khoa học về phương pháp giảng dạy có hiệu quả qua sách, tài liệu có liên quan  đặc biệt qua các khoá học bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh nhà tổ chức.Nhờ đó, định hướng được nội dung của đề tài nghiên cứu và giải quyết vấn đề với những tư liệu tương đối chính xác .
5.2 Điều tra :
 5.2.1. Dự giờ : dự giờ các đồng nghiệp trong và ngoài trường, qua đó đúc kết ra được những kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh.
 5.2.2. Thực nghiệm: trực tiếp thực hiện giờ dạy ở các lớp được phân công đảm nhiệm,áp dụng một số thủ thuật rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 6 và tự đánh giá hiệu quả của các thủ thuật đó. Đồng thời kết hợp so sánh với các lớp không trực tiếp giảng dạy qua các tiết dự giờ, thăm lớp.
 5.2.3. Đàm thoại: Qua các cuộc họp tổ, thảo luận về những vấn đề khó trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là phương pháp rèn luyện kĩ năng nói. Ngoài ra còn trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp, ngoài lớp để tìm hiểu thông tin.
 5.2.4. Kiểm tra: thông qua kết quả kiểm tra nói ở cuối học kì và cả quá trình làm việc đôi – nhóm của học sinh trong các hoạt động trên lớp.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Thực trạng tình hình:
Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học cũ, thầy giáo đóng vai trò trung tâm là người truyền đạt kiến thức còn học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Theo phương pháp này, nền giáo dục nước ta ít mang lại hiệu quả, với tình hình phát triển của nước ta hiện nay nó không còn phù hợp nữa. Ngày nay việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, yêu cầu học sinh phải biết tự giác, chủ động ,sáng tạo chiếm lĩnh làm chủ kiến thức. Nhưng để thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải là người có vai trò hướng dẫn, tổ chức, điều khiển cho học sinh hoạt động. Do vậy việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp mới tối ưu hiệu quả luôn luôn đòi hỏi người giáo viên phải có. 
Hơn thế nữa, ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ, học thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi thì mới phát triển được vốn từ vựng và có nền tảng cấu trúc tốt để thực hành kĩ năng nói tốt, giao tiếp tốt.
Trước đây, theo phương pháp cũ, giáo viên thường đề cặp ngay vào bài mới, không kích thích được khả năng tư duy của học sinh nên các em thường rất thụ động. Do đó hiệu quả các giờ dạy không cao.
Đứng trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy? Vận dụng những phương pháp nào để tạo động cơ thúc đẩy học sinh giao tiếp trong giờ học một cách tự nhiên, chủ động, sáng tạo? Điều này luôn là nỗi lo âu trăn trở, những suy nghĩ của đội ngũi giáo viên, là những người luôn sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục. 
Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải không ngừng tìm tòi sáng tạo ,học hỏi đồng nghiệp và các phương tiện truyền thông để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất phù hợp với các đối tượng học sinh.
2. Thực trạng đối với việc dạy và học tiếng Anh của trường TH&THCS Phong Đông. 
2.1 Thuận lợi:
 Nội dung chương trình SGK tiếng anh 6 bao gồm các chủ điểm gần gũi với cuộc sống, sát thực với nhu cầu và hứng thú với các em học sinh. Vì vậy, một số học sinh rất yêu thích môn học, các em rất thích thực hành giao tiếp, trao đổi những thông tin gần gũi bằng tiếng Anh trong lớp học.
 Ngoài ra sách còn được thiết kế với nhiều tranh ảnh màu, rõ nét sinh động, phù hợp với nội dung của từng bài. Do đó khoảng 55% học sinh lớp 6 hứng thú và thích tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp.
 Trường có giáo viên tâm quyết với nghề, kiến thức vững vàng, hiểu biết về phương pháp dạy học mới, có tay nghề khá giỏi. Nên bản thân được học hỏi kinh nghiệm và những sáng kiến qua dự giờ, trao đổi, thảo luận.
 Bản thân được nhà trường phân công giảng dạy tiếng Anh 6 theo chương trình mới nên ít nhiều đã đúc kết được một số kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt có chú ý đến phương pháp rèn luyện kĩ năng nói. Hơn nữa tôi tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng đầu tư soạn giảng theo phương pháp mới, thiết kế hoạch động học tập cho học sinh theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo. Đặc biệt luôn đưa các hoạt động nói và các loaị hình bài tập thích hợp vào các tiết dạy. Sau đó, tự rút kinh nghiệm cho bản thân để có giải pháp thích hợp cho tiết học sau tốt hơn.
 Trường có hai máy cassette, học sinh thường xuyên làm quen với giọng đọc của người bản sứ.
 Trường còn trang bị máy chiếu và hệ thống âm thanh tốt nên thuận lợi cho giáo viên cần giảng dạy giáo án điện tử.
 Giáo viên tự sưu tầm và làm thêm đồ dùng dạy học cho hầu hết mỗi tiết dạy để gây sự hứng thú óc tò mò và phát huy tính chủ động của học sinh.
 Một số phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em và tạo cho các em một góc học tập riêng.
 Học sinh với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động.
 Công nghệ thông tin đang rất phát triển ở Việt nam, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây.
 Trường đã áp dụng dạy tiếng Anh theo chương trình Let’s Go cho học sinh tiểu học hơn hai năm. Vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có vốn kiến thức cần thiết để học chương trình tiếng Anh lớp 6.
2.2 Khó khăn :
 Vì đây là môn học ngoaị ngữ mới lạ với một số em học sinh lớp 6, các em còn bỡ ngỡ, chưa quen với cách học tiếng Anh vì thế các em còn rụt rè, chưa hết mình tham gia vào hoạt động học tập, không cảm thấy tự tin và sợ mắc lỗi khi giao tiếp.
 Một số em còn ham chơi, chưa chú ý học tập cao. Thêm vào đó các em ít chú trọng vào việc học của mình, rất lười học bài nhất là từ vựng và cấu trúc tiếng Anh. Từ đó các em không có vốn từ để nói tiếng Anh trong lớp học.
 Bản thân giáo viên tuy có sưu tầm và tìm tòi tài liệu chuyên môn nhưng vẫn còn hạn chế về các tài liệu có liên quan đến các thủ thuật rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh. Đôi khi sử dụng thủ thuật không phù hợp, giáo viên thường gặp khó khăn khi yêu cầu học sinh thực hành nói trong lớp.
 Trường chưa trang bị được bộ tranh tiếng Anh lớp 6 ,nên giáo viên còn phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị tranh để phục vụ cho các tiết dạy.
 Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau mà đa phần là học sinh trung bình và yếu môn ngoại ngữ.
 Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học dễ ồn ào mất trật tự.
 Giáo viên không thể bao quát hết được tất cả học sinh do lớp học quá đông nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng tiếng việt hay làm việc riêng.
 ... c kinh nghiệm:
Để hình thành và phát triển bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong quá trình dạy học ngoại ngữ. Giáo viên phải là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Học sinh đóng vai trò chủ đạo có nghĩa là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập, thực hành. Muốn thực hiện được, cá nhân học sinh phải tích cực và tự giác tham gia thực hành không sợ mắc lỗi, dần dần đạt được độ lưu loát (fluency).
 Ngoài ra giáo viên phải giảm tối đa thời gian nói trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè.
Sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp,
tổng phụ trách trong việc xây dựng nề nếp học tập: đôi bạn cùng tiến, học sinh vượt khó học tốt. Lớp có nề nếp học tập tốt giáo viên sẽ cảm thấy phấn khởi hơn và hứng thú giảng dạy hơn.
 Sự chuẩn bị của học sinh cũng rất cần thiết như: học thuộc từ, soạn từ mới, đọc trước những gợi ý trong sách giáo khoa, làm bài tập về nhà.
 Thêm vào đó, sự tận tâm và lòng nhiệt tình trong giảng dạy của người giáo viên rất là cần thiết, nó góp phần không nhỏ trong kết quả dạy học.
 Ngoài ra kỹ năng nói cũng được đánh giá trong suốt quá trình học tập của học sinh trong một học kỳ.Chúng tôi ghi điểm cộng nhằm khuyến khích các em có ý kiến hay, tích cực thảo luận nhóm và tích cực trả lời những câu hỏi gợi mở của giáo viên. Điểm nói được ghi ở cột kiểm tra miệng (KTTX) theo chỉ đạo của Sở Giáo Dục và đào tạo. Mặc dù thầy và trò tôi rất cố gắng, chất lượng chưa được như mong muốn. 
3, Những kiến nghị 
- Trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các đồng nghiệp cho ý kiến đống góp để tôi thành công hơn nữa trong quá trình dạy học. Để sáng kiến của tôi thực sự phát huy được hiệu quả trong thực tế.
- Hơn thế nữa, nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi rất mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện cho ngành giáo dục nói chung và cho bộ môn tiếng Anh nói riêng cụ thể như: đầu tư hơn nữa về ác phương tiện trợ giảng cho môn học ngoại ngữ có nét đặc thù riêng này như tranh vẽ minh họa, máy cassette, băng có chất lượng để hấp dẫn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn. Ngoài ra nên tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc thi, hội thảo, và tập huấn tiếng Anh do Phòng GD – Sở GD tổ chức.
Trên đây là một số kiến nghị, đề nghị của bản thân tôi sau quá trình thực hiện đề tài mong các cấp lãnh đạo đặc biệt lưu tâm và đầu tư nhiều hơn nữa trang thiết bị dạy học để đem lại hiệu quả cao trong các trường THCS.
Phong Đông, ngày 29 tháng 2 năm 2012
Người viết
Đặng Thị Dình
Ý kiến của hội đồng thi đua:
 ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phòng Giáo Dục Đào Tạo Vĩnh Thuận:....
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Sở GD&ĐT Kiên Giang:..
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
MỤC LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU 	 Trang 1
1. Lý do chọn đề tài	 Trang 1
2. Cơ sở lý luận 	 Trang 1
3. Cơ sở thực tiển	 Trang 2
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 	 Trang 2
5. Phương pháp nghiên cứu Trang 2-3
II. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 	 Trang 3
1. Thực trạng tình hình 	 Trang 3-4
2. Thực trạng đối với việc dạy và học tiếng Anh của trường Trang 4-6 III. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ 	 Trang 6
1. Phương pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng nói. Trang 6-8 
2. Cách thức thực hiện 	 Trang 8-18
3. Các loại hình bài tập phát triển kỹ năng nói Trang 18-21 4. Kết quả cụ thể Trang 21
IV. KẾT LUẬN 	 Trang 21
1. Tóm lược giải pháp 	 Trang 21-22
2. Bài học kinh nghiệm 	 Trang 22-23
3. Những kiến nghị và đề nghị Trang 23-24 Mục lục 	 Trang 27
Tài liệu tham khảo 	 Trang 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế tiếng Anh lớp 6.
http: Phương pháp mới trong việc rèn luyện kỹ năng nói tiến Anh.
http: Một số thủ thuật cần thiết trong giảng dạy tiếng Anh.
http: Đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Anh THCS.
http: Đổi mới phương pháp dạy môn tiếng Anh theo định hướng giao tiếp.
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, xuất bản năm 2002.

Tài liệu đính kèm:

  • docskknduthi20122013.doc