Đề thi chọn học sinh giỏi khối III môn Toán - Năm học 2011-2012

Đề thi chọn học sinh giỏi khối III môn Toán - Năm học 2011-2012

Câu 1. Tìm x biết.

a. x + 318 = 639 - 20 b. 326 - x = 113 - 32

c. x + 7 = 28 + 45 d. x : 8 = 5

Câu 2. Cho 3 chữ số:1; 4; 7

a. Viết số lớn nhất có 3 chữ số từ các chữ số đã cho ?

b. Viết số bế nhất có 3 chữ số từ các chữ số đã cho?

Câu 3. Vinh có số bi bằng số lớn nhất có một chữ số. Nam có số bi bằng số nhỏ nhất có hai chữ số. Hỏi hai bạn có bao nhiêu hòn bi?

Câu 4. Cho hình tam giác ABC có độ dài cạnh AB và BC là 20cm. Cạnh AC kém tổng độ dài hai cạnh AB và BC là 9cm. Tính:

a. Độ dài cạnh AC?

b. Chu vi hình tam giác ABC?

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi khối III môn Toán - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi chọn học sinh giỏi khối III năm học 2011- 2012 Môn: toán
 Thời gian : 60 phút
 Đề bài: 
Câu 1. Tìm x biết. 
x + 318 = 639 - 20	 	b. 326 - x = 113 - 32
c. x + 7 = 28 + 45	 d. x : 8 = 5
Câu 2. Cho 3 chữ số:1; 4; 7
Viết số lớn nhất có 3 chữ số từ các chữ số đã cho ?
Viết số bế nhất có 3 chữ số từ các chữ số đã cho?
Câu 3. Vinh có số bi bằng số lớn nhất có một chữ số. Nam có số bi bằng số nhỏ nhất có hai chữ số. Hỏi hai bạn có bao nhiêu hòn bi?
Câu 4. Cho hình tam giác ABC có độ dài cạnh AB và BC là 20cm. Cạnh AC kém tổng độ dài hai cạnh AB và BC là 9cm. Tính:
Độ dài cạnh AC?
Chu vi hình tam giác ABC?
Câu 5. Mẹ cho An thêm 6 cái kẹo. Bố cho An thêm 12 cái kẹo nữa thì An có tất cả 36 cái kẹo. Hỏi lúc đầu An có bao nhiêu cái kẹo.
 Đáp án
Câu 1: Tìm x biết.
 a) x + 318 = 639 – 20 b) 326 - x = 113 - 32
 x + 318 = 619	 326 – x = 81
 x = 619 – 318 x = 326 – 81 
 x = 301 x = 245
 c) x + 7 = 28 + 45 d) x : 8 = 5
 x = 5 x 8
 x + 7 = 73 x = 40
 x = 73 – 7
 x = 66
Câu 2: Cho 3 chữ số:1; 4; 7
 - Số lớn nhất có 3 chữ số từ ba chữ số đã cho là: 741
 - Số bé nhất có ba chữ số từ ba chữ số đã cho là: 147
Câu 3: Bài giải
 Số lớn nhất có một chữ số là 9 . Vậy số bi của Vinh là 9 viên bi.
 Số bé nhất có 2 chữ số là 10 . Vậy số bi của Nam là 10 viên bi 
 Cả hai bạn có tất cả số viên bi là 
 10 + 9 = 19 ( viên bi )
 Đáp số : 19 viên bi
Câu 4: Bài giải 
 Cạnh AC dài là 
 20 – 9 = 11 (cm)
 Chu vi tam giác ABC là 
 20 + 11 = 31 (cm)
 Đáp số : 31 cm
Câu 5: Bài giải 
 Số kẹo cả bố và mẹ cho An là
 12 + 6 = 18 ( viên kẹo)
 Lúc đầu An có tất cả số kẹo là
 36 – 18 = 18 (Viên Kẹo)
 Đáp số : 18 viên kẹo
 Cách cho điểm: 
Câu 1: 2 điểm mỗi phần đúng cho 0.5 điểm 
Câu 2 : 2 điểm tìm được số lớn nhất cho 1 điểm , số bé nhất cho 1 điểm.
Câu 3: 2 điểm mỗi phần đúng cho 1 điểm 
Câu 4: 2 điểm tìm được cạnh AC cho 1 điểm, tìm được chu vi tam giác cho 1 điểm
Câu 5: cho 2 điểm làm đầy đủ các bước và đúng thì cho tối đa .
 Tuần I
 (Tuần 5 thực học)
 ( Chữa bài kiểm tra)
 b. Một số bài tập vận dụng:
 Bài tập 1 : Tìm x, biết:
 a. x x 6 = 276 - 24	b. 8 x x = 56 + 16
 Bài tập 2 : Số ? :
 ? x 4 ? x 3 	?	: 2 12
	 Bài tập 3 : Tìm một, biết rằng lấy số đó nhân với 7 rồi cộng với 24 thì được kết quả bằng 101
 Bài tập 4 : An lấy một số chia cho 6 thì được 132. Hỏi nếu An lấy số đó chia cho 2 thì được kết quả là bao nhiêu ?
 Bài tập 5 : Thay các chữ a, b trong mỗi phép tính dưới đây bằng chữ số thích hợp : 
 a. ab x 7 = 84 	
	b. ab x 3 = 1ab
 * Các bước tiến hành:
 - Giáo viên ghi lần lượt các bài tập lên bảng .
 - Yêu cầu một số học sinh nêu cách làm
 - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn thêm
 - Yêu cầu các em tự làm bài vào vở, giáo viên xuống lớp kiểm tra
 - Một số học sinh đọc bài làm 
 - Giáo viên nhận xét, chữa bài.
tập 1 : Tìm x, biết:
 a. x x 6 = 276 - 24	 	 b. 8 x x = 56 + 16
 x x 6 = 252 8 x X = 72
 X = 252 : 6 X = 72 : 8 
 X = 42 X = 9.
Bài tập 2 : Số ? :
 ? x 4 ? x 3 	?	: 2 12
Đối với bài tập này các em cần phải lần ngược từ cuối.
Kết quả cần điền là:
 2 x 4 8 x 3 	24	: 2 12
	Ta thấy 12 x 2 = 24
 24 : 3 = 8 
 8 : 4 = 2
Bài tập 3 : Tìm một, biết rằng lấy số đó nhân với 7 rồi cộng với 24 thì được kết quả bằng 101.
 Giải
 Gọi số cần tìm là x. Theo bài ra ta có :
 X x 7 + 24 = 101.
 X x 7 = 101 – 24.
 X x 7 = 77
 X = 77 : 7 
 X = 11
 Vậy số cần tìm là 11.
 Bài tập 4 : An lấy một số chia cho 6 thì được 132. Hỏi nếu An lấy số đó chia cho 2 thì được kết quả là bao nhiêu ?
 Bài giải
 Sô đó là: 132 x 6 = 792
 Số đó chia cho 2 thì được kết quả là:
 792 : 2 = 396
 Đáp số : 396
 Bài tập 5 : Thay các chữ a, b trong mỗi phép tính dưới đây bằng chữ số thích hợp : 
 a. ab x 7 = 84 	
	b. ab x 3 = 1ab
 * Lưu ý : Các bài 3, 4, 5 giáo viên hướng dẫn kĩ để học sinh làm bài tốt .
 Đối với bài tập 2, giáo viên hướng dẫn các em làm quen với cách giải ngược từ cuối 
 Đối với bài 5 giáo viên hướng dẫn các em có thể đặt cột dọc tính để tìm ab 
Cũng cố, dặn dò :
Giáo viên chốt lại các dạng toán và cách giải các dạng toán đó. 
Ra và hướng dẫn bài tập về nhà.
Giáo viên nhận xét giờ học.
 Ôn tâp về số tự nhiên
Kiến thức cần ghi nhớ 
Các số 0,1,2,3,4,5,6...... là các số tự nhiên . Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
Hai số tự nhiên liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị . Hai số chẵn hoặc hai số lẻ liên tiếp nhau hơn kém nhau 2 đơn vị 
Các số có chữ số tận cùng là 0,2,4,6,8 là các số chẵn .
Các số có chữ số tận cùng là 1,3,5,7,9 là các số chẵn.
Bài tập ứng dụng:
Bài tập 1: Viết số lớn nhất có 1 chữ số, số lớn nhất có 2 chữ số, số lớn nhất có 3 chữ số
 Giải.
 - Số lớn nhất có một chữ số là: 9
 - Số lớn nhất có hai chữ số là: 99
 - Số lớn nhất có ba chữ số là: 999
Bài tập 2: Viết số chẵn lớn nhất có hai chữ số , số bé nhất có hai chữ số rồi tính tổng?
 Giải 
 Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là 98
 Số bé nhất có hai chữ số là:10
 Tổng của số chẵn lớn nhất có hai chữ số và số bé nhất có hai chữ số là:
 98 + 10 = 108
 Đáp số : 108
Bài tập 3: Có bao nhiêu số có một chữ số, có 2 chữ số, có 3 chữ số 
 Giải
 Có mười số có một chữ số gồm các số từ 0 đến 9 
 Có chín mươi số có hai chữ số gồm các số từ 10 đến 99 hoặc ta tính như sau: (99 – 10 ) : 1 + 1 = 90 (số).
 Có chín trăm số có 3 chữ số gồm từ 100 đến 999
 Ta có thể tính theo công thức: (999 – 100 ) : 1 + 1 = 900 (số)
Bài tập 4: Có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ có một chữ số, có hai chữ số, có ba chữ số? 
 Giải
a, Các số chẵn có một chữ số là: 0, 2, 4, 6, 8. có 5 số ta có thể tính: (8 – 0) : 2 + 1 = 5 số.
 Các số chẵn có hai chữ số là: (98 – 10) : 2 + 1 = 45 (số) 
 Các số chẵn có ba chữ số là: (998 – 100) : 2 + 1 = 450 (số) 
b, Hướng dẫn học sinh làm tương tự đối với số lẻ 
Bài tập 4
Cho các chữ số 1,3,5 hãy lập các số có 3 chữ sốkhác nhau từ các chữ số trên ? 
 Giải 
 Các số lập được là: 
 135, 153, 315, 351, 513, 531.
 Có tất cả 6 số có 3 chữ số khác nhau
Bài 5. Viết tất cả các số có 3 chữ số mà 
a) Tổng các chữ số bằng 5 
b) Tổng các chữ số bằng 4 
 Giải
 a) Với ba chữ sốcó tổng bằng 5 có thể là:
 3 + 2 + 0 = 5 ta có các số 320 , 302 , 203 , 230
 4 + 1 + 0 = 5 ta có các số 410 , 140 , 401 , 104 
 2 + 2 +1 =5 ta có các số 221, 212 ,122 
 1 + 1+ 3 =5 ta có các số 113 , 311 , 131
 5 + 0 +0 =5 ta có các số 500
 Có tất cả 15 số.
 b) Tương tự với bài b cho học sinh tự làm.
Bài 6 : a) Viết các số sau đây dưới dạng tổng các chục và đơn vị 
 11, 35 ,90 , 99, ab 
 b) Viết các số sau đây dưới dạng tổng cácTrăm, chục và đơn vị : 
 365 ; 705 ; abc ; 999
 Bài giải 
 a ) 11 = 10 + 1 87 = 80 + 7 
 35 = 30 + 5 90 = 90 + 0
 99 = 90 + 9 ab = a0 + b
 b ) 365 = 300 + 60 + 5 705 = 700 + 5
 abc = a00 + b0 + c 999 = 900 + 90 + 9
- Lưu ý: ở đây abc ta xem là một số có 3 chữ số mà chữa là số chỉ hàng trăm, chữ b là số chỉ hàng chục c là số chỉ hàng đơn vị.
Bài 7: 
 Viết tất cả các số có hai chữ số trong từng trường hợp sau:
 a) chữ số hàng đơn vị của số đó là 3.
 b) Chữ số hàng chục của số đó là 7.
 Bài giải
 a) Các số có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 3 là: 
 13; 23; 33; 43; 53; 63; 73; 83; 93
b) Các số có hai chữ số mà chữ số hàng chục là 7 là: 
 70; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79.
 Lưu ý: đối với các số khác cũng làm tương tự.
Bài 8: Viết tất cả các số có các chữ số giống nhau Trong từng trường hợp sau:
 a) Số đó có hai chữ số.
 b) Số đó có ba chữ số: 
 c) Số đó có hai chữ số và lớn hơn 25.
 d) Số đó có ba chữ số và bé hơn 521.
 Bài giải 
 a) số có hai chữ số giống nhau là: 11; 22; 33; 44; 55; 66; 77; 88; 99.
 b) số có ba chữ số giống nhau là: 111; 222; 333; 444; 555; 666; 777; 888; 999.
 c) số có hai chữ số giống nhauvà lớn hơn 25 là: 33; 44; 55; 66; 77; 88; 99.
 d) số có ba chữ số giống nhau và bé hơn 521 là: 111; 222; 333; 444
 Giáo viên ra thêm một số bài tương tự cho học sinh về nhà làm
 Tuần 2
 (Tức tuần 6 thực học 
Một số bài toán liên quan đến dãy số
A/ Kiến thức cần ghi nhớ:
 Cho học sinh hiểu dãy số và cách tìm quy luật của dãy số 
a, Dãy số cách đều là dãy số mà các số hạng trong dãy số cách nhau cùng một số đơn vị.
Ví dụ: 1; 4; 7; 10 ; 13; 15  Ta có 4 – 1 = 3 ; ; 10 – 7 = 3 ..
Mỗi số hạng trong dãy đều hơn kém nhau 3 đơn vị nên đây là dãy số cách đều.
Dãy số không cách đều là dãy số mà mỗi số hạng trong dãy hơn kém nhau số đơn vị không bằng nhau.
b,Cách tính số các số hạng trong dãy: Ta có công thức tính như sau 
Muốn tìm số số hạng ta lấy số cuối trừ số đầu chia khoảng cách cộng 1 hay: SSH = (SC-SĐ) : KC + 1
 Muốn tính tổng của dãy số ta lấy: Số cuối cộng số đầu nhân số các số hạng rồi chia cho 2 Tổng = (SC + SĐ) x SSH : 2
B/ Bài tập ứng dụng:
Bài 1: Viết thêm 3 số nữa vào các dãy số sau:
 a, Dãy các số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12
 b, Dãy các số lẻ : 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13..
 c, Dãy các số tròn chục: 10, 20, 30, 40.
 Giải
 a, Ba số hạng cần thêm là: 14, 16, 18
Dãy số viết đầy đủ là: 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18.
 b, Ba số hạng cần thêm là: 15, 17, 19
Dãy số viết đầy đủ là: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19.
 c, Ba số hạng tròn chục cần thêm là: 50, 60, 70.
Dãy các số tròn chục viết đầy đủ là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70.
Bài 2: 
Hãy nêu quy luật viết các số trong dãy số sau rồi viết tiếp 3 số nữa:
a, 1, 4, 7, 10 .. b, 45, 40, 35, 30,  c, 1, 2, 4, 8,16.... 
 Giải
 a, Ta có: 4 – 1 = 3
 7 – 4 = 3
 10 – 7 = 3
 Quy luật của dãy số là: số sau hơn số liền trước nó 3 đơn vị.
 Ba số hạng tiếp theo của dãy số là 13, 16, 19
Dãy số viết đầy đủ là: 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19.
 b, Ta có: 45 – 5 = 40
 40 – 5 = 35 
 35 – 5 = 30
Quy luật của dãy số là: Số liền trước hơn số hạng đứng liền sau nó 5 đơn vị.
Ba số hạng tiếp theo của dãy số là: 25, 20, 15. 
Dãy số viết đầy đủ là: 45, 40, 35, 30, 25, 20, 15.
c, Ta có: 2 = 1 x 2
4 = 2 x 2
8 = 4 x 2
16 = 8 x 2
Quy luật của dãy số là: Số sau gấp đôi số trưôc nó 
Ba số hạng tiếp theo của dãy số là: 32, 64, 128.
Dãy số viết đầy đủ là: 1, 2, 4, 8,16, 32, 64, 128.
Bài 3: 
Cho dãy số2, 4, 6, 8, 10, 12........
a, Hỏi số hạng thứ 20 là số nào? 
b, Số 93 có ở trong dãy số trên không? Vì sao?
 Giải 
a, Vì các số hạng trong dãy đều cách nhau 2 đơn vị và bắt đầu bằng số 2 nên số thứ 20 của dãy số trên là: 20 x 2 = 40 
b, Số 93 không nằm trong dãy số trên vì mỗi ... để buổi chiều bán nốt. Hỏi mẹ đã bán được bao nhiêu quả mỗi loại?
b, Có một bì đựng 36 kg gạo, người ta lấy 1/4 số kg gạo ở bì ra để ăn, sau đó lấy tiếp ra 1/3 số gạo còn lại để bán. Hỏi trong bì còn lại bao nhiêu kg gạo? 
c, An có một số kẹo. An cho Nga 1/5 số kẹo của mình rồ cho Hải 1/2 số kẹo còn lại và cuối cùng An còn lại 8 cái kẹo. Hỏi lúc đầu An có bao nhiêu cái kẹo?
Đối với dạng toán tôi đã định hướng cho các em để các em không bị nhầm lẫn giữa đã bán (đã cho) và còn lại nên dẫn đến kết quả sai Vì thế tôi hướng dẫn học sinh qua sơ đồ đoạn thẳng để giải bài toán này như sau:
Ví dụ a, 25 quả
 Cam 
 Còn lại Đã bán ? quả
Tương tự đối với quýt tôi đã giúp các em giải được bài toán rất nhanh.
 Bài giải 
 Số cam còn lại là
 25 : 5 = 5 (quả)
 Số cam mẹ đã bán là 
 25 – 5 = 20 (quả)
 Số quýt còn lại là 
 75 : 5 = 15 (quả)
 Số quýt mẹ đã bán là 
 75 – 15 = 60 (quả)
 Đáp số: 20 quả cam
 60 quả quýt
Ví dụ b, Hướng dẫn các em vẽ được sơ đồ như sau:
Cả bì:
 Để ăn Để bán còn lại ? kg
 Nhìn vào sơ đồ học sinh giải được:
 Giải
 Nhìn vào sơ đồ ta thấy số kg gạo còn lại ở trong bì bằng 1/2 số kg gạo cả bì 
 Vậy trong bì còn lại số kg gạo là 
 36 : 2 = 18 (kg)
 Đáp số 18 kg
Ví dụ c. 
Số kẹo của An 	
 Cho nga Cho Hải 8 cái kẹo
Nhận xét trên sơ đồ để biết 2 phần có 8 cái kẹo sau đó các em giải tốt bài toán .
3.2 Dạng toán tìm một phần từ đó tìm hai số
+ Dạng nâng cao bậc 3:
Ví dụ a, Lớp 3A có 40 học sinh, biết rằng 1/3 số học sinh nam bằng 1/5 số học sinh nữ. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?
 b, có hai gói kẹo, biết 1/3 số kẹo ở gói thứ nhất bằng 1/7 số kẹo ở gói thứ hai, gói thứ hai nhiều hơn gói thứ nhất 20 cái kẹo. Hỏi mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái kẹo?
Với dạng toán này tôi cho học sinh đọc đề rồi sau đó tìm ra cách vẽ sơ đồ cho phù hợp với yêu cầu của bài ra
Định hướng cho học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng 1/3 học sinh nam bằng 1/5 học sinh nữ hay số học sinh Nam được chia làm 3 phần bằng nhau thì số học sinh nữ chia làm 5 phần như thế.
Ta có sơ đồ như sau:
 Số học sinh nam: 	?
	? 	40 học sinh
 Số học sinh nữ: 
Nhìn vào sơ đồ em thấy 40 học sinh gồm mấy phần bằng nhau: 3+5
Muốn tìm 1 phần ta làm thế nào? 40: 8
Sau đó lấy một phần nhân với số phần của học sinh nam và học sinh nữ
 Bài giải
 Tổng số học sinh cả lớp gồm số phần bằng nhau là:
 5 + 3 = (8 phần)
 Một phần có số học sinh là:
 40 : 8 = 5(học sinh)
 Số học sinh nam có là
 5 x 3 = 15 (học sinh)
 Số học sinh nữ có là
 5 x 5 = 25 (học sinh)
 Đáp số: Học sinh nam: 15 em
 Học sinh nữ: 25 em
Ví dụ b, Định hướng cho các em vẽ sơ đồ tương tự ví dụ a
Học sinh vẽ sơ đồ: ?cái
 Gói thứ nhất: 	20cái
 Gói thứ hai: 
	 ? cái
Cho học sinh tiếp tục nhận xét .
Gói thứ hai nhiều hơn gói thứ nhất mấy phần? 7 – 3 = 4
- 4phần đó ứng với mấy cái kẹo? 20 cái kẹo
- Tìm mỗi phần ta làm thế nào? 20 : 4 
Sau đó tìm mỗi gói
- Từ đó học sinh sẽ giải nhanh và chính xác
Giáo viên rút ra các bước giải để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng khi gặp dạng toán này.
+ Bước 1: Xác định số phần bằng nhau của mỗi số
+ Bước 2: Tìm tổng, (hiệu) sốphần bằng nhau.
+ Bước 3: Tìm một phần
+ Bước 4: Tìm hai số đó
Đây cũng chính là nền tảng giúp học sinh nắm chắc kiến thức, giải nhanh, chính xác dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số”của chúng ở lớp 
3.3 Dạng toán giải liên quan đến tìm nhiều phần của một số:
+ Dạng nâng cao bậc 4
 Ví dụ:
 a. Có hai thùng đựng dầu. Thùng thứ nhất đựng 75 lít, thùng thứ hai đựng 70 lít. Hỏi 2/3 thùng thứ nhất đựng nhiều hay ít hơn 3/5 thùng thứ hai và nhiều hay ít hơn bao nhiêu lít?
 b, Có hai cuộn dây, cuộn thứ nhất dài 50m, cuộn thứ hai dài 56m. Hỏi 2/5 cuộn thứ nhất và 3/4 cuộn thứ hai dài tất cả bao nhiêu m?
Đối với dạng này tôi định hướng cho học sinh giải bằng hỏi đáp chứ không dùng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh khỏi nhầm lẫn.
Với ví dụ a:
 Tìm 2/3thùng thứ nhất có là:
 75:3 x 2 = 50 (lít dầu)
 3/5 số lít dầu ở thùng thứ hai có là:
 70 : 5 x 3 = 42 (lít dầu)
Vì 50 lít dầu lớn hơn 42 lít dầu nên 2/3 thùng thứ nhất nhiều hơn 3/5 thùng thứ hai có là: 
 50 – 42 = 8 (lít)
 Đáp số : 8 lít
Tương tự với ví dụ b hướng dẫn học sinh tìm lần lượt 2/5cuộn dây thứ nhất , ắ cuộn dây thứ hai rồi cộng các kết quả lại.
Như vậy đối với dạng này, tôi hướng dẫn học sinh qua các bước:
- Phân tích bài toán, tìm giá trị của các phần theo dữ liệu của bài toán
- Tìm yêu cầu của bài toán.
 Tuần 6
3.4 Dạng toán biết một phần của một số tìm số đó 
+ Dạng nâng cao bậc 5:
Ví dụ a: Có 12 con gà và số đó bằng 1/2 số vịt. Hỏi cả gà và vịt có bao nhiêu con?
b, Có 12 con gà, nếu thêm 2 con nữa thì bằng 1/2 số vịt. Hỏi cả gà và vịt có bao nhiêu con?
c, 1/6 cuộn vải thứ nhất dài 16m và nếu bớt đi 2m thì bằng 1/3 cuộn thứ hai. Hỏi cả hai cuộn dài bao nhiêu m?
ở dạng này tôi đã định hướng cho các em giải như sau:
Ví dụ a: Định hướng giải bằng sơ đồ 
 12con
Gà : 	
 ? con 
Vịt: 	
 ?con
Từ sơ đồ này các em sẽ giải được bài toán một cách nhanh chóng bài toán này.
Ví dụ b, Định hướng cho các em giải bằng sơ đồ đoạn thẳng 
 12 con 2con
Gà: 
 ? con	? con
Vịt
 ? con
Học sinh nhận xét 1/2 số con vịt sẽ là: 12 + 2, từ đó các em sẽ giải chính xác và dễ dàng.
Ví dụ c, có thể hướng dẫn bằng cách cho các em tự tìm cái chưa biết dựa vào các dữ liệu của bài toán rồi giải
 Giải
 Cuộn vải thứ nhất dài là:
 16 x 6 = 96 (m)
 1/3 cuộn vải thứ hai dài là:
 16 – 2 = 14 (m)
 Cuộn vải thứ hai dài là:
 14 x 3 = 42 (m)
 Cả hai cuộn vải dài là:
 96 + 42 = 108 (m)
 Đáp số : 108m vải.
Đối với dạng toán này khi giải tôi hướng dẫn học sinh qua các bước:
 - Đọc kĩ đề phân tích kĩ để tìm dữ liệu đã cho.
 - Tìm mối liên quan giữa các dữ liệu 
 - Thể hiệ bằng sơ đồ đoạn thẳng.
+ Dạng nâng cao bậc 6:
Ví dụ: a, Nhà hoà nuôi một số gà và một số vịt. Biết 1/6 số gà nếu bớt đi 2 con thì còn 10 con. Số vịt bằng 2/3 số gà. Hỏi nhà Hoà nuôi tất cả bao nhiêu con gà và vịt?
b, Có 2 bì đựng gạo, biết 1/3 bì gạo thứ nhất nếu có thêm 3 kg nữa thì được 11 kg. bì thứ nhất bằng 1/2 bì thứ hai. Tính số gạo của cả hai bì?
Đối với dạng toán này tôi đã định hướng học sinh giải như sau:
Từ số cụ thể đã cho để tìm phần của một số thì chỉ việc cộng hoặc trừ theo yêu cầu của bài toán là bớt hoặc thêm. Sau đó mới tìm số đó, dựa vào số đó để tìm số thứ hai.
Hoặc định hướng cho các em giải bằng sơ đồ sau:
Ví dụ a, Giải
 1/6 số gà có là:
 10 + 2 = 12 ( con)
 Số gà có là:
 12 x 6 = 72 (con)
 Số vịt có là: 
 72 : 3 x 2 = 48 (con)
 Nhà Hoà nuôi tất cả số con gà và vịt là:
 72 + 48 = 120 (con)
 Đáp số: 120 con
Tương tự với ví dụ b, các em tìm 1/3 của bì thứ nhất có là:
 11 – 3 = 8 (kg)
 Bì thứ nhất có là:
 8 x 3 = 24 (kg)
 Bì thứ hai có là:
 24 x 2 = 48 (kg)
 Cả hai bì có số kg gạo là:
 24 + 48 = 72 (kg)
 Đáp số:72 kg
Các em có thể tìm ra một phần sau đó tính tổng luôn bằng cách lấy giá trị của 1 phần nhân với tổng số phần của cả hai số đó.
3.5 Dạng toán biết nhiều phần, tìm hai số:
+ Dạng nâng cao bậc 7
Ví dụ: Mẹ có một rổ cam và quýt. Mẹ lấy đi 2/3 số quả quýt để cho Lan và lấy thêm 3 quả quýt nữa để cho hoà, như vậy mẹ đã lấy tất cả là 15 quả. Số quả quýt bằng 1/2 số quả cam. Hỏi lúc đầu mẹ có tất cả bao nhiêu quả?
b, Trong túi Hoà có một số bi xanh và bi đỏ. Hoà lấy ra 3/4 số bi xanh rồi bớt lại bỏ vào túi 4 viên bi như vậy Hoà đã lấy ra 17 viên bi. Biết số bi xanh gấp đôi số bi đỏ. Hỏi lúc đầu trong túi Hoà có tất cả bao nhiêu viên bi?
- Với dạng toán này, cho biết nhiều phần của một số. Tìm hai số có mối quan hệ với nhau.
Có thể định hướng cho học sinh giải theo sơ đồ: 
 ? quả
Ví dụ a, Quýt: 3
	15 quả	? quả
 Cam:	? quả
Từ sơ đồ trên học sinh sẽ giải được bài toán một cách dễ dàng
 Giải 
 Hai phần số quýt trên có số quả là:
 15 – 3 = 12 (quả )
 Một phần có số quả quýt là:
 12 : 2 = 6 (quả )
 Quýt có số quả là: 
 6 x 3 = 18 (quả)
 Cam có số quả là:
 18 x 2 = 36 (quả)
 Lúc đầu mẹ có số quả cam và quýt là:
 18 + 36 = 54 (quả)
 Đáp số : 54 quả.
Ví dụ b, Học sinh vẽ được sơ đồ như sau: 
Bi xanh: 
 17 viên 4
Bi đỏ: 	? hòn bi
Từ sơ đồ học sinh sẽ nhận xét 3 phần có số bi là: 17 + 4 = 21 viên bi sau đó tìm số bi của mỗi phần và tìm được số bi mỗi loại.
Lưu ý: ở dạng toán này tôi đã hướng dẫn học sinh giải theo các bước 
+ Định hướng cho học sinh giải theo sơ đồ đoạn thẳng.
+ Bước 1: Tìm số phần ở trên dấu gạch ngang bằng cách lấy số cụ thể đã cho trừ hoặc cộng theo yêu cầu bài toán Thêm (hoặc bới)
+ Bước 2: Tìm một phần bằng cách lấy giá trị tìm được ở bước 1 chia cho số ở trên dấu gạch ngang.
+ Bước 3: Tìm số thứ nhất.
+ Bước 4: Tìm số thứ hai.
+ Bước 5: Tìm tổng hai số.
4. Vận dụng vào giải toán có nội hình học:
 Ví dụ a, Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 35 dm, chiều rộng bằng 1/5 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó
b, Một hình chữ nhật có chu vi là 72cm. Biết chiều rộng bằng 1/2 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
c. Một thửa đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Nếu kéo thêm vào chiều dài 150m và chiều rộng được thêm 1050 thì sẽ được một hình vuông. Tính chu vi hình chữ nhật?
Đối với dạng toán này tôi đã hướng dẫn học sinh cách làm giống như ở dạng bình thường khác cũng có thể áp dụng cách vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
Ví dụ a, sau khi đọc kĩ đề học sinh dễ dàng giải được:
 Chều rộng hình chữ nhật có là:
 35 : 5 = 7 dm 
 Diện tích hình chữ nhật có là
 35 x 7 = 245 (dm2)
 Đáp số: 245dm2
ví dụ b, Học sinh giải như sau:
 Giải
 Nửa chu vi hình chữ nhật là 
 72 : 2 = 36 (cm)
 Ta có sơ đồ 
Chiều dài: 
 36 cm
Chiều rộng:
 Tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 1 = 3 (phần)
 Chiều rộng có là:
 36 : 3 = 12 (cm )
 Chiều dài có là 
 12 x 2 = 24 (cm )
 Diện tích hình đó là:
 12 x 24 = 288 (cm2)
 Đáp số 288cm2
Ví Dụ c: hướng dẫn học sinh giải theo các bước:
 Ta có sơ đồ :
 Chiều dài: 
	150m
 Chiều dài
 Chiều rộng 
1050m
 Giải theo sơ đồ ta thấy chiều rộng hình chữ nhật là:
 (1050 -150) : 2 = 450 (m ) 
 Độ dài cạnh hình vuông là:
 450 + 1050 = 1500 (m)
 Đáp số: 1500m.
 Trên đây là những dạng toán giải có lời văn liên quan đến việc “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số” Khi đã làm thành thạo các dạng toán này học sinh rất dễ dàng học các dạng toán giải có lời văn liên quan đến một phần mấy đơn vị ở các lớp trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_khoi_iii_mon_toan_nam_hoc_2011_201.doc