Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2007-2008

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2007-2008

I- Mục tiêu: A- Tập đọc:

1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ: làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, lấy làm lạ,.

2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu các từ mới: kinh đô, om sòm, trọng thưởng.

- Hs thấy được sự thông minh, tài trí của cậu bé.

B - Kể chuyện:

1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ.

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Sáng
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2007
Toán
Tiết 1: Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách đọc, viết số, so sánh số có 3 chữ số.
- Rèn kỹ năng đọc viết, so sánh số có 3 chữ số, biết vận dụng vào giải toán có liên quan.
- Hs có ý thức tự giác học bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: GV treo bảng phụ.
- YC hs viết số: một trăm sáu mươi mốt.
- Em hãy ghi lại cách đọc số: 354.
- Các phần khác hỏi tương tự.
- Nhắc lại cách đọc, viết số?
+) Bài 2: - Gọi hs nêu yêu cầu, GV ghi bảng
 - Em nhận xét xem 2 số liền nhau hơn ( hoặc kém kém nhau mấy đơn vị?
- Gọi 2 em lên điền.
+) Bài 3:- Treo bảng phụ.
 - Gọi hs nêu yc.
- Muốn điền đúng dấu ta phải làm gì?
- Nêu cách so sánh số có 3 chữ số?
+) Bài 4: Tìm số lớn nhất, bé nhất?
- Để tìm được số lớn nhất, bé nhất ta phải làm gì?
- Trong các số đó thì số nào lớn nhất, số nào bé nhất? Vì sao?
+) Bài 5: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- YC hs tự làm vào vở và đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs thực hiện viết bảng con:161.
- Ba trăm năm mươi tư.
- Đọc từ hàng cao đến hàng thấp.
- HS nêu yc.
- 1 đơn vị.
- Lớp làm ra nháp, chữa bài.
- Hs nêu yc.
- Phải so sánh.
- Hs nêu, chữa bài.
- Ta phải so sánh các số.
- Số 735 lớn nhất và số 142 bé nhất.
- Gọi 2 em chữa bài.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách đọc, viết, so sánh số có 3 chữ số.
- Hs nêu.
______________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết 1: Cậu bé thông minh.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ: làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, lấy làm lạ,...
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới: kinh đô, om sòm, trọng thưởng. 
- Hs thấy được sự thông minh, tài trí của cậu bé.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- Gv nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn: làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, lấy làm lạ,.
- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc câu 2.
 (+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, Gv nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ Gv kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng. 
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - Gv yêu cầu hs đọc theo cặp.
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của vua?
- Cậu bé đã nói gì với cha? 
+ Gọi 1 hs đọc to đoạn 2.
- Cậu bé đã làm cách nào để Nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
- Gọi hs đọc đoạn 3.
- Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yc điều gì?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
- Câu chuyện ca ngợi ai?
4- Luyện đọc lại:- GV hướng dẫn hs đọc phân vai theo nhóm
- Tổ chức cho hs thi đọc giữa các nhóm.
- Chương trình xiếc đặc sắc.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs quan sát tranh. 
- Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt).
- 3 đoạn.
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài ( 2 lượt).
- 1em đọc đoạn 1+ 2, 1 em đọc tiếp đoạn 3 sau đó đổi lại. 3 cặp thi đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- Lệnh cho mỗi làng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng.
- Vì gà trống không đẻ được trứng.
- Cậu sẽ lo được việc này.
- Cậu bé đã khóc lóc om sòm
- 1 em đọc.
- Yêu cầu sứ giả về tâu với vua rèn chiếc kim thành 1 con dao để xẻ thịt chim.
- Vì cậu biết việc này vua không làm được nên cậu cũng không phải thực hiện lệnh của vua.
- Ca ngợi tài trí của cậu bé.
- 3 nhóm thi đọc phân vai
* Kể chuyện :
1- GV nêu nhiệm vụ:
2- Hướng dẫn hs kể từng đoạn
- Tranh 1 vẽ gì?- yc 1 em kể đoạn 1
- Tranh 2 có những nhân vật nào?
- Cậu bé đang làm gì?
- Thái độ của vua ra sao?- 1 em kể đoạn 2
- Tranh 3 vẽ gì?- 1 em kể đoạn 3.
 + Gọi hs nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, cho điểm.
5- Củng cố - dặn dò:
- Em thấy cậu bé là người như thế nào?
- Em học được điều gì ở cậu bé?
- Hs quan sát từng tranh.
- Vẽ 1 chú lính đang đọc lệnh vua.
- Cậu bé, vua.
- đang khóc.
- Giận dữ, quát cậu bé.
- Từng nhóm hs luyện kể.
- Hs thi kể...
- Hs nêu.
_____________________________ 
Tập viết
Tiết 1: ôn chữ hoa: A
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa A thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Vừ A Dính ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Anh em như thể chân tay
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Kiểm tra vở TV, bảng con.
- GV nhận xét.
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Chữ A cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
V, D
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :A, V, D.
- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
 A, V, D.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Vừ A Dính.
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Vừ A Dính.
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Anh em như thể chân tay
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. 
- GV giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết theo thể thơ lục bát.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu, viết bảng con: Anh, Rách
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: A
+1 dòng chữ: V D
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, thực hiện.
_____________________________________________________________________
Sáng
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết 2: Cộng, trừ các số có 3 chữ số( không nhớ).
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về cách cộng trừ các số có 3 chữ số( không nhớ).
- Rèn kĩ năng thực hiện đúng phép cộng, trừ.
- Luyện tính nhanh,giải toán có liên quan về nhiều hơn, ít hơn.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: 
- Nêu cách tính nhẩm?
- Gọi 3 hs chữa bài.
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
- Yêu cầu hs làm vở, chữa bài.
- GV nx, chốt kết quả đúng.
- Nêu cách đặt tính, cách cộng, trừ số có 3 chữ số?
+) Bài 3:- Treo bảng phụ.
 - Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- BT thuộc dạng toán nào đã học? 
+ Gọi hs lên chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 4: - Gv gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs tóm tắt rồi giải vào vở.
- Gọi 1 em chữa bài. 
- Hs làm nhẩm và nêu kết quả.
- HS làm bảng vở, 2 hs chữa bài.ĐS: 768, 221, 619, 351.
- Hs nêu.
-1 Hs đọc đề toán.
- HS nêu.
- Hs tóm tắt, giải toán. ĐS: 213 học sinh.
- Hs tóm tắt rồi giải, chữa bài.
 ĐS: 800 đồng.
- Gv nhận xét kết quả.
+) Bài 5: Chia lớp làm 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thi lập các phép tính đúng, viết nhanh lên bảng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm viết đúng nhanh nhất.
- HS cử đại diện nhóm lên trình bày
315 + 40 = 355 355 - 315 = 40
40 + 315 = 355 355 - 40 = 315
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách cộng, trừ các số có 3 chữ số.
- Hs nêu.
_____________________________
Thủ công 
Tiết 1: Gấp tàu thủy hai ống khói ( tiết 1).
I- Mục tiêu: 
- HS biết cách gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Gấp được tàu thủy 2 ống khói đúng qui trình kĩ thuật.
- Hs yêu thích các sản phẩm thủ công, rèn luyện đôi tay khéo léo.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu tàu thủy 2 ống khói.
- Tranh qui trình gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, giấy nháp.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
* HĐ1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV yêu cầu Hs quan sát, nhận xét mẫu tàu thủy 2 ống khói:
- Nêu đặc điểm, hình dáng của tàu thủy. ( có 2 ống khói giống nhau..).
- Tàu thủy trên thực tế dùng để làm gì? ( Dùng để chở hàng,).
+ Gv mở dần tàu thủy mẫu, trở về từ giấy hình vuông ban đầu.
* HĐ2: Hướng dẫn hs gấp tàu thủy 2 ống khói: 
- Gv thực hiện và mô tả bằng tranh qui trình.
- Gọi một số học sinh nhắc lại qui trình gấp tàu thủy 2 ống khói. 
- Gv nhận xét và hệ thống lại các bước gấp tàu thủy 2 ống khói:
+Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
+Bước 3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói.
- GV gọi 2 HS thực hành các thao tác gấp tàu thủy 2 ống khói.
- GV tổ chức cho hs tập gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Gv theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại các bước gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau : kéo, keo dán, giấy màu, thước kẻ, bút chì.
______________________________
Chính tả( Tập chép )
 Bài viết: Cậu bé thông minh.
 I- Mục tiêu:
- Chép lại đoạn văn 53 chữ trong bài “Cậu bé thông minh”. Làm các bài tập phân biệt l/ n; điền 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng ( học thêm những chữ do 2 chữ cái ghép lại: ch ).
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, làm đúng các bài tập điền l/ n; điền 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng ( học thêm những chữ do 2 chữ cái ghép lại: ch ). Học thuộc lòng tên 10 chữ đầu trog bảng.
- Gd học sinh ý thức trình bày đúng qui định VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A-KTBC:- GV đọc c ... Hs lên trình bày, lớp nhận xét. Đs: 438; 813; 449.
- Đặt tính rồi tính.
- Hs làm vở. Đs: a- 652; 326.
b- 380; 420.
- Gồm đoạn: AB,...
- Hs thực hiện. Đs: 263 cm.
- tính tổng độ dài của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó.
- Hs điền. Đs: 300 đồng, 100 đồng, 0 đồng.
- Hs nêu.
____________________________
Đạo đức
Bài 1: Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1).
I- Mục tiêu:
- HS hiểu Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc các em cần có tình cảm với Bác, cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
- Ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác dạy.
- Giáo dục tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II- Tài liệu- phương tiện: 
- Tranh BT1.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động1: 
+) Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu BH có công lao to lớn đối với đất nước vì vậy chúng ta cần có tình cảm với Bác.
+) Cách tiến hành:
a- Chia lớp làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: quan sát bức ảnh 1, 2 tìm hiểu nội dung và đặt tên cho bức ảnh đó.
- Nhóm 2: quan sát bức ảnh 3 tìm hiểu nội dung và đặt tên cho bức ảnh đó.
- Nhóm 3, 4: quan sát bức ảnh 4 tìm hiểu nội dung và đặt tên cho bức ảnh đó.
+ Hs trong các nhóm thảo luận.
+ Gọi đại diện các nhóm lên giới thiệu về ảnh.
+ Gv nhận xét.
b- Thảo luận cả lớp:
- Nêu ngày sinh của Bác Hồ. Quê Bác ở đâu?
- Thủa nhỏ Bác còn có tên gọi là gì?
- Bác có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước, dân tộc ta?
- Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào?
* Hoạt động 2: Kể chuyện: “ Các cháu vào đây với Bác”.
+) Mục tiêu:
- HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác.
+) Cách tiến hành:
- Gv kể chuyện, tóm tắt nội dung.
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào?
- Em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
-> Gv kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
+) Mục tiêu:
- Hs hiểu và ghi nhớ nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
+) Cách tiến hành:
- Gọi 1 em đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy em cần làm gì?
- Gv nhận xét, tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
* Hoạt động nối tiếp: 
- Nhắc hs thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Chuẩn bị bài sau.
__________________________
Tập Đọc
Tiết 4: Đơn xin vào Đội.
I- Mục tiêu:
- Hs đọc toàn bài, đọc đúng một số từ khó trong bài: Liên đội, Điều lệ, rèn luyện, thiếu niên. 
- Hiểu 1 số từ ngữ trong bài: Điều lệ, danh dự. 
- Qua bài Hs biết cách viết đơn xin vào Đội. Có ý thức sử dụng đơn từ trong cuộc sống khi cần.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh họa ( SGK ). 
- Mẫu lá đơn xin vào Đội. 
III- Các hoạt động dạy- học: 
A- KTBC:
- Giờ trước em học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích và nói rõ: Vì sao em thích?
- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1- GTB: 
2- Luyện đọc: 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài: 
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu:
- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu. 
- GV sửa lỗi phát âm cho HS. 
+) Đọc từng đoạn trước lớp: 
- GV chú ý cách nghỉ hơi ở một số câu dài và kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: Điều lệ, danh dự.
+) Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS thi đọc.
3- Tìm hiểu bài: 
- Gv gọi 1 hs đọc toàn bài.
- Đơn này là của ai gửi cho ai?
- Nhờ đâu mà em biết điều đó?
- Bạn hs viết đơn để làm gì?
- Những câu nào trong đơn cho em biết điều đó?
- Nêu nhận xét về cách trình bày đơn?
- Cho quan sát mẫu đơn.
4- Luyện đọc lại: 
- Gv đọc lại toàn bộ lá đơn.
- Gọi hs thi đọc.
5- Củng cố dặn dò:
- Nêu cách trình bày lá đơn.
- Nhận xét giờ học.
- Hai bàn tay em. 
- 2 Hs đọc.
- HS theo dõi. 
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Hs nối tiếp đọc toàn bài.
- Hs đọc theo nhóm đôi.
- Lớp đọc thầm theo.
- của bạn Vân gửi cho ban chỉ huy liên đội.
- Nhờ nội dung ghi rất rõ nơi gửi đến và lời giới thiệu của người viết đơn.
- để xin vào Đội.
- Em làm đơn này và xin hứa
- Phần đầu ghi rõ:
+ Đội TNTP HCM.
+ Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
- 5 Hs thi đọc, lớp bình chọn.
- Hs nêu.
____________________________
Tự nhiên và xã hội 
Tiết 2: Nên thở như thế nào?
I- Mục tiêu: 
- Sau bài học, Hs hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi?
- Nói được ích lợi cuả việc thở không khí trong lành và tác hại của việc thở không khí có nhiều bụi bẩn.
- GD hs có ý thức giữ vệ sinh môi trường. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Hình trong sách giáo khoa trang 6, 7.
- Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm. 
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
+) Mục tiêu: 
- Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng? 
+) Cách tiến hành: 
- GV phân nhóm, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi( có thể quan sát bạn bên cạnh).
- Em nhìn thấy gì trong lỗ mũi?
- Bụi, bẩn, có nhiều lông nhỏ.
- Khi bị sổ mũi em thấy như thế nào?
- Nước mũi chảy ra.
- Dùng khăn lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
- có bụi bẩn.
- Tại sao ta thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- Vì trong mũi có nhiều lông để cản bụi có nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí. 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung
=> KL: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi. 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
+) Mục tiêu: 
- Nói được lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều bụi. 
+) Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc theo cặp. 
- Yêu cầu Hs quan sát hình trang 7 và thảo luận. 
- Tranh nào thể hiện không khí trong lành?
- Khi được thở nơi có không khí trong lành ta cảm thấy như thế nào?
- Nêu cảm giác khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. 
=> KL: Thở không khí trong lành có lợi cho sức khỏe
* Củng cố - Dặn dò:
- Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Nhắc nhở Hs thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
_______________________________
Chiều
Toán
 Tiết 5: Luyện Tập. 
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.
- HS đặt tính và tính thành thạo.
- Hs tích cực tự giác làm bài.
I- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
*Hoạt động 1: KTBC.
- Gv nêu 2 phép tính:
245 + 37 584 + 253 
- Gọi 2 hs lên làm.
* Hoạt động 2: Thực hành. 
+) Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu.
-Yc hs làm vào bảng con.
- Gọi 1 số em lên trình bày.
- GV nhận xét.
- Nêu cách cộng số có 3 chữ số? 
+) Bài 2:- Gv gọi hs đọc đề bài. 
- Yc hs làm vào vở.
+) Bài 3: Treo bảng phụ.
- Bài cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu hs tự giải bài toán.
+) Bài 4: tính nhẩm
- Gv cho hs thi tính trên bảng lớp.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Nêu cách cộng các số có 3 chữ số?
- Dặn hs ghi nhớ, vận dung làm bài tập tương tự.
- Hs làm bảng con.
- 1 em nêu.
- Hs làm bảng con, chữa bài. Đs: 487; 789; 157; 183.
- Đặt tính và cộng từ phải sang trái.
- Hs làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra.
- 3 em lên bảng chữa bài. Đs: a- 492; 617.
b- 151; 673.
- Hs đọc bài.
- Thùng 1 có: 125 lít dầu. 
 Thùng 2 có: 135 lít dầu.
 Hỏi cả 2 thùng có:  lít dầu?
- 1 em chữa bài. Đs: 260 lít dầu.
- Hs thi tính nhẩm.
- Hs nêu.
_____________________________
Tập làm văn 
Tiết 1: Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn.
I- Mục tiêu:
- Biết nói tự nhiên những điều em biết về tổ chức đội TNTP HCM. Biết viết, điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Hs hiểu về Đội TNTPHCM, trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- GD hs có ý thức sử dụng đơn từ trong cuộc sống hàng ngày.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:- KT sách vở.
B- Bài mới: 
1) GTB:- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: 
a- Bài tập 1: 
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập trong SGK
- Tổ chức Đội TNTP HCM tập hợp trẻ em thuộc những độ tuổi nào? 
- Tổ chức cho hs trao đổi theo nhóm câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Gọi đại diện các nhóm lên thi nói về tổ chức Đội TNTP HCM.
+ Đội thành lập ngày nào? ở đâu?
+ Những đội viên đầu tiên của đội là ai?
+ Đội được mang tên Bác Hồ khi nào? 
- GV, lớp nhận xét, cho điểm.
b- Bài tập 2: 
- Gv gọi hs nêu yêu cầu.
- Cho hs quan sát mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
- Mẫu đơn gồm những phần nào?
- YC hs điền vào mẫu đơn in sẵn trong VBT.
- Gọi 1 số em đọc đơn.
- GV nhận xét, bổ sung.
3) Củng cố- dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Ghi nhớ mẫu đơn, tập viết đơn.
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài. 
- Độ tuổi thiếu niên, nhi đồng từ 5 đến 14 tuổi.
- Hs trao đổi theo nhóm 4.
- Hs thi nói về Đội.
- ngày 15- 5-1941 tại Pác Pó, Cao Bằng.
- chỉ có 5 đội viên: Nông Văn Dền và 4 đội viên khác
- ngày 30-1- 1970.
- Hs quan sát.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng viết đơn.
+ Tên đơn
- Hs đọc.
- Hs theo dõi.
______________________________
Hoạt động tự học
Tiết 1: Hoàn thành bài tập trong tuần.
- Yêu cầu hs hoàn thành bài tập trong VBT của các tiết 1, 2, 3, 4, 5.
- Gv kèm hs yếu hoàn thành những bài tập cơ bản.
- Gv chấm1 số bài của Hs.
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
_____________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 1. phương hướng tuần 2.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 1:
+ Ưu điểm: Thực hiện tốt nề nếp đầu năm học.
+ Nhược điểm: Một số hs còn chưa đủ đồ dùng học tập
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Nhung, Sơn, Huyền, Lam, Hợp.
+ Phê bình: Hùng, Hóa, Phương. 
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học đầy đủ, đúng giờ; xếp hàng ra vào lớp, truy bài nghiêm túc, 
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: 1 số Hs còn chưa đủ đồ dùng học tập, quên sách, bút 
- Nhắc nhở HS: 
+ Thực hiện tốt các nề nếp học tập, nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nâng cao chất lượng học tập ngay từ đầu năm.
+ Mua đầy đủ SGK, vở, đồ dùng học tập.
+ Đăng kí tham gia bảo hiểm: 
 * BH thân thể- 20000 đồng.
 * BH y tế- 45000 đồng.
+ Hoàn thành các khoản thu nộp đầu năm.
4- Sinh hoạt văn nghệ: Hát mừng năm học mới.
- Gv tổ chức cho hs hát múa về chủ đề Nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docT1.doc