Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Củng cố cách so sánh các khối lượng và các phép tính với số đo khối lượng.

- Vận dụng để so sánh đơn vị đo khối lượng và giải bài toán có lời văn. Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.

- Tự tin, hứng thú trong học toán.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Cân đồng hồ, cân đĩa.

III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

- Gọi học sinh chữa bài 4 trang 66.

- Gv nhận xét.

* Hoạt động 2: Luyện tập.

+) Bài 1:

- Nêu yêu cầu của bài?

- Hướng dẫn mẫu: 744g.474g.

=> Vậy khi so sánh các số đo khối lượng cũng so sánh như với các số tự nhiên.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Nêu cách làm câu a, c, d, e.

+) Bài 2:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán.

- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

+) Bài 3:

- Muốn tìm số đường còn trong mỗi túi phải biết gì?

- Tìm số đường còn lại làm như thế nào?

- Làm như thế nào đề thực hiện được phép tính 1 kg - 400 g.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

+) Bài 4:

- Yêu cầu các nhóm lên thực hành => báo cáo kết quả.

- Hs đọc đề bài.

- Điền dấu vào chỗ chấm.

- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm.

+ Thực hiện phép cộng số đo khối lượng.

+ So sánh 2 vế.

+ Điền dấu.

- Hs đọc kỹ bài toán.

- Học sinh vẽ ra giấy nháp sơ đồ tóm tắt bài toán. Phân tích bài toán.

- Làm bài vào vở.

- Đọc bài toán.

- Số đường còn lại sau khi đã dùng.

-.số đường có trừ số đường còn lại (1 kg - 400 g).

- Đổi 1 kg = 1.000 g.

- Học sinh làm bài.

- Học sinh thực hành theo nhóm.

 

doc 24 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Sáng
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 66: Luyện tập.
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách so sánh các khối lượng và các phép tính với số đo khối lượng.
- Vận dụng để so sánh đơn vị đo khối lượng và giải bài toán có lời văn. Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Cân đồng hồ, cân đĩa.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh chữa bài 4 trang 66.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
+) Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Hướng dẫn mẫu: 744g...474g.
=> Vậy khi so sánh các số đo khối lượng cũng so sánh như với các số tự nhiên.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nêu cách làm câu a, c, d, e.
+) Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán.
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+) Bài 3:
- Muốn tìm số đường còn trong mỗi túi phải biết gì?
- Tìm số đường còn lại làm như thế nào?
- Làm như thế nào đề thực hiện được phép tính 1 kg - 400 g.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+) Bài 4:
- Yêu cầu các nhóm lên thực hành => báo cáo kết quả.
- Hs đọc đề bài.
- Điền dấu vào chỗ chấm.
- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm.
+ Thực hiện phép cộng số đo khối lượng.
+ So sánh 2 vế.
+ Điền dấu.
- Hs đọc kỹ bài toán.
- Học sinh vẽ ra giấy nháp sơ đồ tóm tắt bài toán. Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài toán.
- Số đường còn lại sau khi đã dùng.
-...số đường có trừ số đường còn lại (1 kg - 400 g).
- Đổi 1 kg = 1.000 g.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
______________________________
Mĩ thuật
Tiết 14: Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật nuôi quen thuộc.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 14: Ôn chữ hoa K
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa K thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Yết Kiêu” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Khi đói cùng chung một dạ
 Khi rét cùng chung một lòng. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Kiểm tra vở TV, đọc cho hs viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Hs viết bảng con: Ông Ich Khiêm, It, chắt chiu. 
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hs theo dõi.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Chữ Y cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
Y, K.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :Y, K.
- Cao 8 ô;...
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
Y, K.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Yết Kiêu. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Yết Kiêu.
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Khi đói cùng chung một dạ
 Khi rét cùng chung một lòng. 
- Gv giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu ý hiểu.
- Hs viết bảng con: Khi, chung, dạ, rét, lòng.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
4. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: K.
+1 dòng chữ: Y, Kh.
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, thực hiện.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 27: Tỉnh (thành phố) nới bạn đang sống (tiết 1).
I- Mục tiêu:
- Biết kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).
- Kể tên chính xác các cơ quan hành chính của thành phố nơi mình đang sống.
- Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh, ảnh trong sách giáo khoa.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
+) Mục tiêu:
- Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
+) Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa 52-53 và nói về những gì các em quan sát được.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
- Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm đôi về những gì quan sát được.
- Học sinh lên trình bày trước lớp.
+) Kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,...để điều hành công việc phục vụ đời sống, vất chất tinh thần của nhân dân.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò - nhiệm vụ của các cơ quan.
+) Mục tiêu: 
- Hs nắm vững về vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan trong tỉnh, thành phố.
+) Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm (3 nhóm tương ứng với 3 dãy), thảo luận để hoàn thành phiếu sau.
phiếu học tập
1)
Trụ sở UBND
a)
Truyền phát thông tin rộng rãi đến nhân dân.
2)
Bệnh viện
b)
Nơi vui chơi giải trí.
3)
Bưu điện
c)
Trưng bày, cất giữ tư liệu lịch sử.
4)
Công viên
d)
Trao đổi thông tin liên lạc.
5)
Trường học
e)
Sản xuất các sản phẩm phục vụ con người.
6)
Đài phát thanh
g)
Nơi học tập của học sinh.
7)
Viện bảo tàng
h)
Khám chữa bệnh cho nhân dân.
8)
Xí nghiệp
i)
Đảm bảo, duy trì trật tự, an ninh.
9)
Trụ sở công an
k)
Điều kiển hoạt động của tỉnh, thành phố.
10)
Chợ
l)
Trao đổi buôn bán, hàng hoá.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc.
+) Kết luận: ở tỉnh, thành phố nào cũng có UBND, các cơ quan hành chính điều khiển hoạt động chung trong toàn tỉnh, thành phố.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs đi thăm quan các cơ quan hành chính của huyện, xã, tỉnh nơi mình sinh sống.
_____________________________
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung. 
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa K.
I- Mục tiêu: 
- Luyện cách viết chữ viết hoa K thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Yết Kiêu” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Khi đói cùng chung một dạ
 Khi rét cùng chung một lòng. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: K.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: K. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: K.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2006
Toán
Tiết 67: Bảng chia 9.
I- Mục tiêu:
- Lập được bảng chia 9 từ bảng nhân 9.
- Biết dùng bảng chia 9 trong luyện tập, thực hành.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùngdạy- học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi hs đọc bảng chia 8, bảng nhân 9.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia cho 9 từ bảng nhân 9. 
- Yêu cầu học sinh lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
- 9 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 9 chấm tròn được lấy 3 lần => có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Lập phép nhân tương ứng với 9 được lấy 3 lần. 9 x 3 = ? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh lập từ bảng nhân 9 chuyển sang bảng chia 9.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc bảng chia 9.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+) Bài 1.
- Yêu cầu học sinh nhẩm trong 1 phút bài số 1 => báo cáo kết quả.
- Em có nhận xét gì về các phép tính ở bài 1?
- Các thành phần và kết quả có đặc điểm gì?
+) Bài 2.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Em có nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cột?
+) Bài 3 - 4.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán, phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa 2 bài toán => làm bài vào vở.
- 3 lần.
- 27 chấm.
- 9 x 3 = 27.
- Đếm số chấm tròn.
- Vì 3 x 9 = 27 => 9 x 3 = 27
- Vì 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27
- Mỗi học sinh lập 1 phép tính => nêu kết quả.
- Học sinh học thuộc bảng chia 9.
- Học sinh nhẩm => nêu miệng bài 1.
- Giúp nhớ lại bảng chia 9.
- số chia giống nhau, SBC lớn hơn => thương lớn hơn.
- Số chẵn chia số lẻ tích là số chẵn. Số chẵn chia số chẵn tích là số chẵn.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm vở.
- Từ một phép nhân lập được 2 phép chia tương ứng.
- Lấy tích chia thừa số này => thừa số kia.
- Hs đọc 2 đề toán.
- Phân tích 2 đề toán.
- So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa 2 bài.
- Học sinh làm bài.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Gọi hs đọc bảng chia 9.
- Dặn hs vận dụng làm bài sau.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Người liên lạc nhỏ.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: lững thững, huýt sáo, lũ lụt,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc lưu loát toàn bài, phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa một số từ khó, từ địa phương: ông ké, Tây đồn, Nùng...
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. Qua đó thấy được tinh thần dũng cảm của anh Kim Đồng. Giáo dục ý thức biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói:- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện. Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt  ... n tỉnh Quảng Nam. Đầu năm 1964 anh tham gia vào đội biệt động nội thành Sài Gòn. Tháng 5/1964 chính phủ Hoa Kỳ cử một đoàn quân sự cao cấp đến miền Nam. Anh Trỗi đã chỉ huy đội biệt động gài mìn tiêu diệt phái đoàn. Do bị lộ anh đã bị bắt anh đã bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9 tháng 5 năm 1964. Mặc dù bị cám dỗ và cực hình nhưng anh vẫn không khai báo nên bị kết án tử hình. Trước khi ngã xuống anh đã hô lớn: Đả đảo Nguyễn Khánh - Việt Nam muôn năm. Anh hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964. Anh đã được Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.
- Để ghi nhớ công ơn của những anh hùng đã xả thân vì nước thế hệ trẻ chúng ta cần làm gì?
- Gv nhắc nhở hs cần biết ơn những anh hùng đã xả thân vì nền Độc lập, Tự do của Tổ quốc. Đó chính là truyền thống: " Uống nước nhớ nguồn" của nhân dân ta.
* Sinh hoạt văn nghệ: Cho hs tiếp tục hát bài: Chú bộ đội và cơn mưa.
3- Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét về ý thức học tập.
- Dặn hs thực hiện tốt đợt thi đua 22/12.
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2006
Toán
Tiết 70: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp theo).
I- Mục tiêu: 
- Biết chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Thực hiện được phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. Biết giải toán và vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
- Hs tự giác trong học tập.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh thực hiện 1 số phép chia.
 86 : 4 84 : 7 54 : 3 65 : 3
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép chia 78 : 4.
- Giáo viên nêu phép chia 78 : 4.
- Yêu cầu cả lớp đặt tính vào bảng con => thực hiện.
- Nêu cách thực hiện?
- Khi thực hiện phép chia này có gì khác với các phép chia tiết toán trước?
- Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ khác => Nêu cách thực hiện.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+) Bài 1:
- Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con.
+) Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán => làm bài vào vở.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
+) Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của bài và vẽ vào vở.
+) Bài 4:
- Yêu cầu học sinh thực hành trên đồ dùng.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs vận dụng vào bài tập tương tự.
- 1 học sinh lên bảng.
* 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4, 7 - 4 = 3.
* Hạ 8 được 38, 38 : 4 = 9, viết 9 nhân 4 = 36, 38 - 36 = 2.
- Phép chia này đều có dư ở các lượt chia.
- Học sinh thực hiện vào bảng con.
- Học sinh làm bài => nêu cách thực hiện.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- Học sinh thực hành.
- Hs theo dõi.
	______________________________
Âm nhạc
Học hát bài: Ngày mùa vui ( lời 1 ).
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Nghe - viết )
Bài viết: Nhớ Việt Bắc.
I- Mục tiêu: 
- Nghe viết 10 dòng đầu của bài thơ "Nhớ Việt Bắc". Làm các bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn ( au/ âu ) âm đầu ( l/ n ), âm giữa vần ( i/ iê ).
- Trình bày rõ ràng, đúng (thể thơ lục bát) bài chính tả. Làm đúng bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn ( au/ âu ), âm đầu ( l/ n ), âm giữa vần ( i/ iê ).
- Gd ý thức trình bày VSCĐ cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC:- Gv gọi 2 Hs viết bảng lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- GTB: - Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn Hs nghe - viết: 
a) Chuẩn bị:- Gv đọc bài chính tả.
- Bài chính tả có mấy câu thơ?
- Đây là thể thơ gì?
- Cách trình bày các câu thơ như thế nào?
- Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh, viết ra bảng con những chữ khó, dễ lẫn.
- Gv nhận xét, phân tích.
 b) Hs nghe- viết bài.
- Gv nhắc nhở Hs chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày.
- Gv đọc từng câu.
- Yêu cầu hs tự soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+) BT2: Gv treo bảng phụ.
- Gọi Hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm vào VBTV, gọi 2 Hs lên thi điền.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
 Hoa mẫu đơn- mưa mau hạt.
 Lá trầu- đàn trâu.
 Sáu điểm- quả sấu.
+) BT3a: Gv treo bảng phụ.
- Yêu cầu hs chơi trò chơi tiếp sức: Mỗi hs trong nhóm tiếp nối nhau điền nhanh n/ l vào chỗ chấm.
- Gv nhận xét về lỗi chính tả, chốt:
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
+ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. => Đội thắng cuộc.
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs rèn chữ đẹp. 
- Hs khác viết bảng con:
 giày dép, no nê, lo lắng,...
- 1 Hs đọc bài chính tả.
- 5 câu.
-...lục bát.
- Hs nêu.
- Việt Bắc và các chữ đầu dòng thơ.
- Hs tìm, viết bảng con.
- Hs phân tích.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm vào vở bài tập. 
- 2 hs thi điền trên bảng lớp.
- Hs theo dõi.
- 3 đội chơi ( 4 bạn/ đội).
- Hs theo dõi.
- Hs nêu.
________________________________
Tập làm văn 
Tiết 14: Nghe- kể: Tôi cũng như Bác. Giới thiệu hoạt động.
I- Mục tiêu:
- Nghe và kể lại đúng truyện vui "Tôi cũng như bác". Biết giới thiệu với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua.
- Kể tự nhiên câu chuyện vui "Tôi cũng như bác". Giới thiệu mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
- Giáo dục ý thức yêu quý trường, lớp.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ, tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 học sinh đọc bức thư gửi bạn mới quen.
- Gv nhận xét.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài:
b- Nội dung:
+) Bài 1:
- Giáo viên kể lại câu chuyện "Tôi cũng như bác".
- Câu chuyện xẩy ra ở đâu?
- Câu chuyện có mấy nhân vật?
- Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo?
- Ông nói gì với người đứng cạnh?
- Người đó trả lời ra sao?
- Câu trả có gì đáng buồn cười?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
+) Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi gợi ý. 
- Phải tưởng tượng mình đang giới thiệu với đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình. Khi giới thiệu cần dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu học sinh khá, giỏi làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu về tổ mình cho bạn bên cạnh nghe.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên giới thiệu về tổ mình trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs vận dụng vào thực tế.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh lắng nghe.
-...ở nhà ga.
- 2 nhân vật.
-...vì ông quên mang kính.
- Nhờ bác đọc giúp tôi...
- Tôi cũng như bác...
- Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình.
- Học sinh kể.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Đọc các câu hỏi gợi ý.
- 1 học sinh lên giới thiệu.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
	_________________________________
Chiều 
BD Toán 
Ôn bảng chia 9.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về bảng chia 9 đã học.
- Biết áp dụng bảng chia 9 để làm tính và giải toán.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh đọc thuộc bảng chia 9.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập: a- Đối với Hs trung bình- yếu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Tính.
 9 x 4 + 424 9 x 7 + 613
 81 : 9 + 186 99 : 9 + 349
+) Bài 2: Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải?
 72 quyển vở
Ngăn trên
Ngăn dưới ? quyển vở.
- Gọi Hs chữa bài.
- Gv nhận xét.
b- Đối với Hs khá- giỏi: làm thêm bài tập:
+) Bài 3: Dũng có 72 viên bi. Dũng có số bi gấp 9 lần số bi của Bình. Hỏi Bình kém Dũng bao nhiêu viên bi?
- Số bi của Dũng so với Bình như thế nào?
- Muốn tìm số bi của Bình làm như thế nào?
- Yêu cầu hs làm vở. Gv nhận xét. 
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Nêu cách tính.
- Đặt đề toán.
- Làm bài vào vở.
- Hs chữa bài.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
-...gấp 9 lần số bi của Bình.
-...Lấy số bi của Dũng chia cho 9.
- Học sinh làm bài vào vở.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
_______________________________
BD TIếng việt 
Ôn văn: Viết thư.
I- Mục tiêu: - Biết viết một bức thư cho người thân ở nơi xa và kể về tình hình học tập của mình cho người đó biết.
- Rèn kỹ năng viết thư của học sinh. Diễn đạt rõ ý dùng câu, từ đúng và trình bày đúng hình thức của 1 bức thư.
- Mở rộng vốn từ. Giáo dục ý thức đoàn kết với bạn bè.
II- Các hoạt động dạy- học: 1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
* Đề bài: Bố (mẹ) em đi công tác ở xa. Em hãy viết 1 bức thư thăm hỏi và kể về tổ của mình cho người ấy biết.
- Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề.
- Người nhận thư là ai?
- Lí do viết thư là gì?
- Khi viết thư cho bố hoặc mẹ thường thăm hỏi về vấn điều gì?
- Nêu các phần chính của một bức thư?
- Yêu cầu học sinh trả lời miệng từng phần của một bức thư.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Bố (mẹ).
-...thăm hỏi và kể về tổ của mình cho bố (mẹ) biết.
* Sức khoẻ.
* Công việc.
- Học sinh nêu.
- Học sinh trình bày miệng các phần chính của lá thư.
- Học sinh làm bài => đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vận dụng viết thư cho người thân khi cần.
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 14. Phương hướng tuần 15.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 14:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, còn hay nói chuyện.
- Nhắc nhở Hs:+ Khắc phục những tồn tại trong tuần trước.
+ Tiếp tục thi đua chào mừng 22/12.
+ Nâng cao chất lượng học tập. Ôn tập tốt để thi cuối kì I.
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, mẩu chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp tiếp tục luyện hát bài: Chú bộ đội và cơn mưa.
_____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc