Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Nắm được cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn.

- Học sinh biết tính và ghi nhớ được cách tính giá trị của biểu thức dạng này.

- GD ý thức tự giác làm bài.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng con.

III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

* Hoạt động 1: KTBC:

- Gọi 2 hs nêu qui tắc tính giá trị của biểu thức( không có dấu ngoặc đơn ).

- Gv nhận xét cho điểm.

* Hoạt động 2: Qui tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn:

+ Gv viết biểu thức: 30 + 5: 5 lên bảng.

- Nêu thứ tự thực hiện biểu thức này?

- Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau ta có thể kí hiệu như thế nào?

- Gv nêu: Nếu biểu thức có dấu ngoặc đơn thì thực hiện trong ngoặc đơn trước

+ Gv viết tiếp biểu thức: 3 x ( 20 – 10 ).

+ Gọi hs nêu qui tắc.

- Thực hiện 5: 5 trước rồi cộng với 30 sau.

- Khoanh, vạch dưới phép tính ấy.

- Hs nêu lại.

- Hs thực hiện:

3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10

 = 30.

 

doc 20 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Sáng
Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 81: Tính giá trị biểu thức (Tiếp theo ). 
I- Mục tiêu:
- Nắm được cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn. 
- Học sinh biết tính và ghi nhớ được cách tính giá trị của biểu thức dạng này. 
- GD ý thức tự giác làm bài. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC:
- Gọi 2 hs nêu qui tắc tính giá trị của biểu thức( không có dấu ngoặc đơn ). 
- Gv nhận xét cho điểm. 
* Hoạt động 2: Qui tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn:
+ Gv viết biểu thức: 30 + 5: 5 lên bảng. 
- Nêu thứ tự thực hiện biểu thức này?
- Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau ta có thể kí hiệu như thế nào?
- Gv nêu: Nếu biểu thức có dấu ngoặc đơn thì thực hiện trong ngoặc đơn trước
+ Gv viết tiếp biểu thức: 3 x ( 20 – 10 ). 
+ Gọi hs nêu qui tắc. 
- Thực hiện 5: 5 trước rồi cộng với 30 sau. 
- Khoanh, vạch dưới phép tính ấy. 
- Hs nêu lại. 
- Hs thực hiện:
3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10 
 = 30. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
+) Bài 1: Gọi hs nêu cách làm. 
- Yêu cầu hs làm bảng con từng phần. 
- Gv gọi học sinh nhận xét. 
- Hs làm, chữa bài. Đáp án:
a) 15, 25. 
b) 145, 402. 
+) Bài 2: Gv cho hs làm tương tự bài 1. 
- Gv có thể bỏ dấu ngoặc đơn cho học sinh tính để so sánh 2 trường hợp -> qui tắc tính 
- Hs làm và chữa bài. Đáp án:
a) 160, 24. 
b) 30, 9. 
+) Bài 3: Gọi 1 hs đọc đề toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách cần biết gì? Làm như thế nào?
+ Yêu cầu hs tự tóm tắt, làm vào vở, GV chấm, chữa bài. 
- Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, 
mỗi tủ có 4 ngăn. (Số sách ở mỗi ngăn như nhau). 
- Mỗi tủ có bao nhiêu quyển sách? 
- Cần biết số sách ở mỗi tủ là?quyển.. 
 Bài giải: 
 Mỗi tủ có số sách là:
240: 2 = 120 ( quyển )
Mỗi ngăn có số sách là:
120: 4 = 30 ( quyển)
Đáp số: 30 quyển sách. 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào tính toán các bài tập tương tự.
______________________________
Mĩ thuật
Tiết 17: Vẽ tranh: Đề tài chú bộ đội.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 17: Ôn chữ hoa N.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa N thông qua bài tập ứng dụng. 
 + Viết tên riêng: “Ngô Quyền” bằng cỡ chữ nhỏ. 
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. 
- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ. 
 - Phấn màu, bảng con. 
III- Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ: 
 Mạc Thị Bưởi. 
- GV nhận xét, cho điểm. 
- 2 Hs lên bảng viết từ. Hs dưới lớp viết vào bảng con. 
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài. 
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2. Hướng dẫn Hs viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ Nhắc lại cách viết từng chữ. 
N
- GV nhận xét sửa chữa. 
- HS tìm:N, Q, Đ. 
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con. 
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét
- Giới thiệu: Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập tự chủ của nước ta. 
- Yêu cầu hs viết: Ngô Quyền
- HS đọc từ viết. 
- Hs theo dõi. 
- 2HS viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. 
c)Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng. 
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. 
- Nêu ý nghĩa của câu ứng dụng đó. 
- Nêu cách trình bày bài trong vở cho đẹp. 
- 3 HS đọc, cả lớp đồng thanh câu ứng dụng. 
- HS nêu: Câu ca dao ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ (vùng Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay) đẹp như tranh vẽ. 
- Hs nêu, viết bảng con chữ: Nghệ, Non. 
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết. 
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết. 
4. Chấm, chữa bài. 
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp. 
C. Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở: + 1 dòng chữ: N. 
+1 dòng chữ: Q, D. 
+2 dòng từ ứng dụng. 
+2 lần câu ứng dụng. 
- Hs theo dõi. 
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 33: An toàn khi đi xe đạp. 
I- Mục tiêu: 
- Nắm được 1 số qui định đối với người đi xe đạp. 
- Học sinh thực hiện đi xe đạp đúng qui định. 
- GD ý thức tự giác thực hiện ATGT. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Các hình trang 64, 65 (SGK). 
- Tranh áp phích về ATGT. 
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm:
+) Mục tiêu:Thông qua quan sát tranh, hs hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông. 
+) Cách tiến hành:
-) Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv chia nhóm và hướng dẫn các nhóm qs các hình ở trang 64, 65 (SGK). 
-) Bước 2:Đại diện một số nhóm trình bày. 
- GV kết luận. 
- HS chỉ và nói cho nhau nghe người nào đi dúng, người nào đi sai luật ATGT. 
- Cả lớp nhận xét. 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: 
+) Mục tiêu: Biết được luật gt đối với người đi xe đạp. 
+) Cách tiến hành: Làm việc cả lớp. 
-) Bước 1: GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, yêu cầu thảo luận câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
-) Bước 2: Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
+ GV phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật lệ ATGT. 
+) Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải đường, đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. 
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi: "Đèn xanh, đèn đỏ": 
+) Mục tiêu: Thông qua tc nhắc nhở hs có ý thức chấp hành luật ATGT. 
+) Cách tiến hành:-) Bước1: Hs cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải
-) Bước 2: Trưởng trò hô:- Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay. 
- Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. 
- Trò chơi sẽ được lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ phải hát một bài. 
__________________________________
Thể dục
Bài tập rèn luyện thư thế cơ bản. TC: Chim về tổ. 
 ( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa N.
I- Mục tiêu: 
- Luyện cách viết chữ viết hoa N thông qua bài tập ứng dụng. 
 + Viết tên riêng: “Ngô Quyền” bằng cỡ chữ nhỏ. 
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: N.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: N.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: N.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, yếu viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Toán
Tiết 82: Luyện tập. 
I- Mục tiêu: 
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn. 
- Học sinh biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu >, <, =. 
- Giáo dục hs tính độc lập sáng tạo khi làm bài. 
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con. 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Nêu 4 qui tắc tính giá trị của biểu thức. 
- GV nhận xét, cho điểm. 
- 5, 6 hs nêu. 
- lớp nhận xét. 
* Hoạt động 2: Thực hành: 
+) Bài 1: Gv ghi bảng: 238 –(55 – 35)
- Em hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính của biểu thức này. 
+ Yêu cầu hs thực hiện tính các phép tính còn lại vào bảng con. Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Gv yêu cầu hs tính giá trị số của từng cặp biểu thức, sau đó chữa bài, nêu nhận xét. 
- Khi tính giá trị của biểu thức em cần chú ý gì?
+) Bài 3:- Gọi 1hs nêu yêu cầu của bài. 
- Gv hướng dẫn: ( 12 + 11) x 3 > 45
 69
- Gv nhận xét. 
+) Bài 4:- Yêu cầu hs sử dụng bộ đồ dùng để xếp hình cái nhà (8 hình tam giác ).
- Hs theo dõi.
- Thực hiện trong ngoặc đơn trước, ngoài ngoặc đơn sau.
- Học sinh làm bảng con, chữa bài. Đáp án: 218, 125, 42, 270. 
- Hs thực hành tính, chữa bài. Kết quả:
 a) 442, 21. b) 91, 11. 
 c) 96, 96. d) 30, 50. 
- Phải thực hiện theo đúng qui tắc. 
- Hs làm và chữa bài. Đáp án:
 30 < ( 70 + 23): 3 
 31 
 11 + ( 52 – 22) = 41
 41
 120 < 484: ( 2 + 2 )
 121
- HS làm theo nhóm. 1 vài hs thi xếp nhanh, đúng. Lớp nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự. 
- HS theo dõi. 
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Mồ côi xử kiện. 
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: vùng quê nọ, nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giãy nảy,... 
- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật: ( chủ quán,bác nông dân, Mồ Côi ). 
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ khó: công đường, bồi thường. 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. 
B- Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh và trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật. 
2- Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể. 
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- Yêu cầu lớp nhận xét, cho điểm. 
- GV nhận xét chung. 
B- Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài: đọc đúng giọng của người dẫn chuyện, bác nông dân, lão chủ quán, Mồ Côi. 
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ. 
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu: GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn. 
+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nê ... ( VBT trang 91). Đs: 60, 35, 196, 31.
+) Bài 4 ( VBT trang 92 ). Đs: 6 thùng.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tổng kết đợt thi đua 22/12.
I- Mục tiêu:
- Tổng kết biểu dương những học sinh đạt điểm 9, 10 trong đợt thi đua 22/12. 
- Hs biết báo cáo kết quả điểm tốt của tổ mình.
- Gd cho hs ý thức chăm học.
II- Đồ dùng dạy- học: - Giấy A4 ( mỗi tổ có 1 tờ ).
II- Các hoạt động dạy- học:
1- ổn định tổ chức:- Gv cho hs nghe bài hát: Hoa điểm 10.
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Em có thích bài hát đó không?
2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung, yêu cầu của bài học.
b- Thảo luận theo tổ:
- Gv yêu cầu tổ trưởng cho các bạn trong tổ báo cáo số điểm 9, 10 đạt được trong đợt thi đua 22/12.
- Gv theo dõi, hướng dẫn cách tập hợp điểm vào phiếu.
b) Hoạt động cả lớp:
- Gv yêu cầu từng tổ lên báo cáo trước lớp.
- Yêu cầu lớp trưởng lên ghi tổng hợp lại kết quả của các tổ, tập hợp và báo cáo kết quả của cả lớp.
- Gv theo dõi, tuyên dương những tổ, cá nhân đạt nhiều điểm giỏi nhất lớp, động viên, nhắc nhở những cá nhân đạt ít điểm giỏi, đồng thời phát động đợt thi đua chào mừng 3/2.
c- Sinh hoạt văn nghệ: 
- Yêu cầu lớp hát bài: Chú bộ đội và cơn mưa.
3- Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét về ý thức học tập.
- Dặn hs tiếp tục tập thực hiện đợt thi đua 3/ 2.
- Tổ trưởng chỉ đạo: Lần lượt các thành viên báo cáo tổng số điểm giỏi của mình trong đợt thi đua 22/12.
- Tổ trưởng tổng hợp ghi vào phiếu.
- Tổ trưởng báo cáo kết quả điểm giỏi của tổ mình.
- Lớp trưởng lên ghi tổng hợp lại kết quả của các tổ, tập hợp và báo cáo kết quả của cả lớp.
- Hs theo dõi.
- Hs hát tập thể.
- Hs theo dõi, thực hiện.
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2006
Toán
Tiết 85: Hình vuông. 
I- Mục tiêu:
- Nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó. 
- HS vẽ được hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông). 
- GD ý thức tự giác học toán. 
I- Đồ dùng dạy- học: - Mô hình về hình vuông, ê ke, thước kẻ. 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông: 
- Gv cho hs quan sát mô hình hình vuông. 
- Gv giới thiệu đây là hình vuông ABCD. 
+ Gv gọi 2 hs lên bảng để kt cạnh, góc của hình vuông và nêu nhận xét. 
+ Gv đưa ra 1 số hình: hình vuông, tứ giác, hình tròn. Yêu cầu hs nhận diện hình nào là hình vuông. 
- Em thấy trên thực tế có những đồ vật nào có dạng hình vuông?
* Hoạt động 2: Thực hành. 
+) Bài 1: Gv yêu cầu hs quan sát hình trong SGK và nhận diện hình nào là hình vuông, hình nào không phải là hình vuông? Vì sao?
- GV kết luận. 
+) Bài 2: Gv yêu cầu hs đo độ dài cạnh hình vuông rồi báo cáo kết quả. 
+) Bài 3: Yêu cầu hs tự kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được 1 hình vuông. 
- Gv chốt kiến thức. 
+) Bài 4:- Gv yêu cầu hs vẽ hình vuông. 
- Gv chấm 1 số bài. 
- Nhận xét về kĩ năng kẻ hình của hs. 
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs tập vẽ hình theo các kích cỡ khác nhau. 
- Hs quan sát. 
- Hs dùng thước ê ke kiểm tra, nhận xét: 4 góc đều vuông, 4 cạnh đều bằng nhau. 
- Hs nhận diện hình. 
- Gạch hoa lát nền nhà, khăn mùi xoa,có dạng hình vuông. 
- Hs quan sát, nhận xét: 
+ Hình EGHI là hình vuông. 
+ Hình ABCD, MNPQ không phải là hình vuông
- Hs thực hành đo theo nhóm rồi báo cáo kết quả. 
- Hs thực hành kẻ hình, chữa bài. 
- Hs vẽ hình vào vở. 
- Hs ghi nhớ, thực hiện. 
______________________________
Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Nghe -viết)
Bài viết: Âm thanh thành phố. 
I- Mục tiêu: 
- Nghe- viết đoạn 3 của bài: Âm thanh thành phố. Tìm từ chứa tiếng có âm đầu d/gi/r theo nghĩa đã cho. 
- HS viết đúng chính tả, làm đúng bài tập. 
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- KTBC:- GV gọi 2 HS viết bảng lớp. 
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS. 
B- Bài mới:
1- GTB:- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2- Hướng dẫn HS nghe - viết: 
a) Chuẩn bị:- GV đọc bài viết. 
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho HS viết bảng con từ: Hải, pi- a- nô, Cẩm Phả, Hà Nội, Bét- tô- ven. 
b) Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc từng câu cho Hs viết. Đọc lại cho HS soát lỗi. 
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung. 
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+) BT2:- Gọi HS nêu kết quả bài đã làm. 
- GV kết hợp sửa cả phát âm. 
+) BT3a:- Gv nêu yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu hs làm vở bài tập. 
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét về chính tả. 
- Dặn HS rèn chữ đẹp. 
- HS khác viết bảng con: cha, trong, tròn, chữ hiếu. 
- HS theo dõi. 
- 2 HS đọc bài chính tả đó. Lớp theo dõi. 
- HS viết ra bảng con từ khó. 
- HS viết vào vở đoạn chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi. 
- HS đọc yêu cầu, lớp làm vở bài tập ( Mỗi HS viết 10 từ ). 
- HS làm, đổi chéo vở kiểm tra nhau. 
- 2 HS chữa bài, lớp nhận xét. 
- HS theo dõi. 
________________________________
Tập làm văn 
Tiết 17: Viết về thành thị, nông thôn. 
I- Mục tiêu:
- Dựa vào nội dung bài tập làm văn miệng ở tuần 16, học sinh viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị ( hoặc nông thôn ). 
- HS trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. 
- GD ý thức tự giác làm bài. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: 
- Gọi 1 hs kể kại câu chuyện: Kéo cây lúa lên. 
- Gọi 1 hs kể điều em biết về thành thị, nông thôn. 
+ Gv nhận xét, cho điểm. 
B) Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2) Hướng dẫn làm bài tập: 
- Gọi hs đọc yc của bài tập trong SGK. 
- Em chọn về đề tài nông thôn hay thành thị? 
- Gv gọi 1 hs nói lại nội dung lá thư của mình
- Gv nhắc hs có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn. tb đúng thể thức, nội dung hợp lí. 
- Gv nhận xét, chấm 1 số bài trước lớp. 
3) Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ôn tập chuẩn bị kiểm tra. 
- Hs theo dõi. 
- 1 Hs đọc yc của bài. 
- Lớp trả lời. 
- Hs nói, lớp nx. 
- Hs viết bài. 
- 4- 5 HS đọc bài trước lớp. 
- Hs theo dõi. 
- Hs theo dõi. 
_________________________________
Chiều 
BD Toán 
Ôn: Tính giá trị biểu thức.
I- Mục tiêu:- Củng cố về cách tính giá trị biểu thức ở các dạng khác nhau.
- Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức ở các dạng đã học.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh đọc thuộc bảng chia 10.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập: 
a- Đối với Hs trung bình- yếu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Tính giá trị biểu thức sau:
 (47 + 61) : 4 306 : (18 : 2 )
 36 x 3 - 29 x 2 23 x 5 - 96 : 4
- Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Nếu bài tập gồm có dấu ngoặc đơn làm như thế nào? bài tập gồm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia làm ra sao?
+) Bài 2: Một tấm vải dài 42 m. Người bán hàng đã bán 2 lần: Lần một bán 8 mét và lần hai bán 16 m. Hỏi tấm vải còn lại dài bao nhiêu mét? 
- Gọi Hs chữa bài. Gv nhận xét.
b- Đối với Hs khá- giỏi: làm thêm bài tập:
+) Bài 3: Năm 2004 có 366 ngày. Hỏi năm 2004 có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày?
- Yêu cầu hs làm vở. Gv nhận xét. 
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Nêu cách tính.
-...cách tính giá trị biểu thức.
- Học sinh nêu cách thực hiện.
- 2 hs đọc bài toán.
- Học sinh phân tích đề toán.
- 1 hs chữa bài. Đs: 18 mét vải.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở, chữa bài.
Đs: 52 tuần lễ và 2 ngày.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
_______________________________
BD TIếng việt 
Ôn tập câu: Ai thế nào? Viết về thành thị, nông thôn. 
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về kiểu câu: Ai thế nào? Luyện viết về thành thị, nông thôn. 
- HS đặt được câu theo yêu cầu; viết được 1 bức thư về một vùng quê hay thành phố mà hs biết. 
- GD ý thức ham tìm tòi, hiểu biết. 
II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Ôn tập câu: Ai thế nào?
* BT1: Thi đặt câu theo mẫu câu Ai thế nào?
- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi đặt câu theo mẫu câu: Ai thế nào?
- Gọi các nhóm lên trình bày, nhóm nào đặt được nhiều đúng nhất thì nhóm đó thắng 
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn. 
*BT2:- GV chọn ra một số câu bất kì trong số những câu hs vừa tìm được, yêu cầu hs khá- giỏi tự xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai? Hoặc: Thế nào? 
- GVcùng lớp đánh giá kết quả. 
B- Luyện viết về thành thị, nông thôn:
- Căn cứ vào bài tập làm văn buổi sáng,gv cho hs tiếp tục luyện viết về thành thị, nông thôn. 
 - GV lưu ý hướngdẫn để học sinh TB- Yếu viết được theo yêu cầu. 
- Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh về cách trình bày, nội dung bài viết
- Yêu cầu lớp bình chọn bạn viết hay nhất. 
C- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học. 
- Nhắc nhở hs ham tìm tòi hiểu biết thêm về thành thị, nông thôn. 
- 4 nhóm thực hiện thảo luận, ghi các câu ra giấy. 
- Các nhóm cử đại diện trình bày
- Hs xác định câu. 
- Lớp nhận xét đánh giá. 
- HS dựa vào bài chuẩn bị trước.. 
- HS viết về thành thị, nông thôn. 
- 1 số hs đọc bài viết của mình. 
- Lớp bình chọn. 
- HS nêu. 
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 17 - Phương hướng tuần 18
*Lớp trưởng điều khiển:
1-Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua. 
+Ưu điểm:
+Nhược điểm:
2-Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua:
+Tuyên dương:
+ Phê bình:
3- Các tổ cùng bàn kế hoạch hoạt động tuần tới (khắc phục nhược điểm của tuần trước, phương hướng tuần tới ). 
4- Lớp trưởng thay mặt cho lớp tổng hợp lại phương hướng tuần tới. 
5- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp,TB,
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt:M,TDGG
- Nhắc nhở HS: 
+ Thực hiện tốt các nề nếp. 
+ Nâng cao chất lượng học tập. 
+Tích cực ôn tập các môn học để thi cuối kì 1 đạt kết quả cao. 
6-Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Đảng, Bác Hồ. 
____________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc