Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2006-2007

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

- Em hãy tự nghĩ một số có 4 chữ số rồi xác định số liền trước và liền sau của số đó.

- Gv nhận xét, cho điểm.

* Hoạt động 2: Giới thiệu điểm ở giữa.

- Yêu cầu học sinh vẽ đường thẳng AB.

- Yêu cầu học sinh chấm 1 điểm 0 nằm ở giữa 2 điểm A và B.

- Nêu thứ tự của các điểm trên đường thẳng.

- 3 điểm A, 0, B là 3 điểm như thế nào?

- Điểm 0 nằm ở vị trí nào so với điểm A và B?

- Yêu cầu học sinh tự vẽ 1 đường thẳng hoặc đoạn thẳng => chấm điểm ở giữa.

* Hoạt động 3: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.

- Yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng AB. Trên AB lấy 1 điểm M sao cho AB gấp 2 lần AM.

- Em thấy 3 điểm A, M, B là 3 điểm như thế nào?

- M nằm ở vị trí nào so với 2 điểm A, B?

- So sánh độ dài đoạn AM và MB?

+)Kết luận: Khi M là điểm giữa 2 điểm A và B, AM = MB => M gọi là trung điểm của đoạn AB.

- Yêu cầu học sinh tự vẽ 1 đoạn thẳng và tìm trung điểm của đoạn thẳng này.

* Hoạt động 4: Thực hành.

+) Bài 1: Yêu cầu học sinh làm vở => đọc bài làm.

+) Bài 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi"Nhanh tay, nhanh mắt".

+) Bài 3: Yêu cầu học sinh làm vở => đọc bài làm.

* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.

- Khi nào một điểm được gọi là trung điểm của đoạn thẳng?

- Nhận xét giờ học. A 0 B

-.từ trái sang phải: A, 0, B

- 3 điểm thẳng hàng.

- 0 là điểm ở giữa 2 điểm A và B.

- Học sinh thực hành trên bảng con.

 A M B

- Học sinh vẽ vào giấy nháp, 1 học sinh lên bảng vẽ.

-.thẳng hàng.

-.nằm giữa hai điểm A và B.

- AM = MB.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh thực hành trên bảng con.

- Xác định yêu cầu của bài.

- Làm bài vào vở.

- Trình bày bài làm.

- Học sinh chia làm 3 đội chơi, mỗi đội 1 người, khoanh vào trước câu trả lời đúng. Đội nào nhanh, đúng => thắng cuộc.

- Tìm hiểu yêu cầu của bài.

- Làm bài vào vở.

- Chữa bài, nhận xét.

- Học sinh nêu.

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1187Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Sáng
Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 96: Điểm giữa. Trung điểm của đoạn thẳng.
I- Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa 2 đoạn thẳng cho trước và thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
- Xác định được điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy tự nghĩ một số có 4 chữ số rồi xác định số liền trước và liền sau của số đó.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Giới thiệu điểm ở giữa.
- Yêu cầu học sinh vẽ đường thẳng AB.
- Yêu cầu học sinh chấm 1 điểm 0 nằm ở giữa 2 điểm A và B.
- Nêu thứ tự của các điểm trên đường thẳng.
- 3 điểm A, 0, B là 3 điểm như thế nào?
- Điểm 0 nằm ở vị trí nào so với điểm A và B?
- Yêu cầu học sinh tự vẽ 1 đường thẳng hoặc đoạn thẳng => chấm điểm ở giữa.
* Hoạt động 3: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
- Yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng AB. Trên AB lấy 1 điểm M sao cho AB gấp 2 lần AM.
- Em thấy 3 điểm A, M, B là 3 điểm như thế nào?
- M nằm ở vị trí nào so với 2 điểm A, B?
- So sánh độ dài đoạn AM và MB?
+)Kết luận: Khi M là điểm giữa 2 điểm A và B, AM = MB => M gọi là trung điểm của đoạn AB.
- Yêu cầu học sinh tự vẽ 1 đoạn thẳng và tìm trung điểm của đoạn thẳng này.
* Hoạt động 4: Thực hành.
+) Bài 1: Yêu cầu học sinh làm vở => đọc bài làm.
+) Bài 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi"Nhanh tay, nhanh mắt".
+) Bài 3: Yêu cầu học sinh làm vở => đọc bài làm.
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Khi nào một điểm được gọi là trung điểm của đoạn thẳng?
- Nhận xét giờ học.
 A 0 B
-...từ trái sang phải: A, 0, B
- 3 điểm thẳng hàng.
- 0 là điểm ở giữa 2 điểm A và B.
- Học sinh thực hành trên bảng con.
 A M B
- Học sinh vẽ vào giấy nháp, 1 học sinh lên bảng vẽ.
-...thẳng hàng.
-...nằm giữa hai điểm A và B.
- AM = MB.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh thực hành trên bảng con.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở. 
- Trình bày bài làm.
- Học sinh chia làm 3 đội chơi, mỗi đội 1 người, khoanh vào trước câu trả lời đúng. Đội nào nhanh, đúng => thắng cuộc.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài. 
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Học sinh nêu.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 20: Vẽ tranh: Đề tài ngày tết hay lễ hội.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 20: Ôn chữ hoa N (Tiếp theo).
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa N (Ng) thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Nguyễn Văn Trỗi” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ. 
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Kiểm tra vở TV, đọc cho hs viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Hs viết bảng con: Nhà Rồng, Nhớ. 
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hs theo dõi.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Chữ N cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
Ng, Nh, V, Tr.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :Ng, Nh, V, Tr.
- Cao 5 ô;...
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
Ng, Nh, V, Tr.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Nguyễn Văn Trỗi. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Nguyễn Văn Trỗi.
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
- Gv giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu ý hiểu.
- Hs viết bảng con: Nguyễn, Nhiễu.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
4. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: N (Ng).
+ 1 dòng chữ: V, T. 
+ 2 dòng từ ứng dụng.
+ 2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, thực hiện.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa N ( Tiếp theo).
I- Mục tiêu: 
- Luyện cách viết chữ viết hoa N (Ng) thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Nguyễn Văn Trỗi” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: Ng.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: Ng. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: Ng.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
Thể dục
Ôn đội hình đội ngũ. 
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2007
Toán
Tiết 97: Luyện tập.
I- Mục tiêu:
- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- Hs xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
III- Đồ dùng dạy- học:
- 1 tờ giấy hình chữ nhật, thước kẻ có độ dài.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu mỗi học sinh tự vẽ một đoạn thẳng rồi xác định trung điểm của đoạn thẳng đó.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
+) Bài 1:
- Gv nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát đoạn thẳng AB.
- Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm?
- Để xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB làm như thế nào?
- Yêu cầu 1 học sinh lên đánh dấu điểm M.
- Độ dài đoạn thẳng AM = độ dài đoạn thẳng AB?
- Tương tự yêu cầu học sinh đọc phần đóng khung.
- Tương tự yêu cầu học sinh áp dụng phần a để làm phần b.
+) Bài 2:
- Yêu cầu học sinh lấy 1 tờ giấy hình chữ nhật => làm theo yêu cầu của sách giáo khoa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trung điểm của 1 đoạn dây, trung điểm của 1 thước kẻ.
- 2 hs đọc yêu cầu của bài.
-.... 4 cm.
-...chia độ dài đoạn thẳng AB làm 2 phần bằng nhau, được một phần là 2 cm.
-...AM = AB.
- Học sinh đọc.
- Học sinh nêu cách làm phần b.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Thực hành theo yêu cầu của bài.
- Trình bày sản phẩm.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh ghi nhớ nội dung bài. 
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : ở lại chiến khu.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:- Hs đọc trơn đọc diễn cảm đọc đúng. Đọc đúng các từ ngữ: một lượt, ánh lên trìu mến.
- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu các từ khó: (sgk) 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kc chống thực dân pháp trước đây. 
B- Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại đợc toàn bộ câu chuyện theo theo tranh và trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật.
2- Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC:
- Yêu cầu hs đọc bài:" Báo cáo thi đua.”
- Bản báo cáo nói về nội dung gì ?
- Gv nhận xét.
B- Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài: đọc đúng giọng của bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu: GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu 2 chấm.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ:thống thiết bảo tồn.. 
- Yêu cầu hs đặt câu với từ: thống thiết, bảo tồn.
+) Đọc từng đoạn trong nhóm:- GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 4.
- GV theo dõi, sửa cho Hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm cả bài để tìm hiểu xem: - Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại?
-T hái độ của các bạn sau đó thế nào?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
- Lời nói của Mừng có gì cảm động?
- Thái độ của đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
- Tìm hình ảnh cuối bài?
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
4) Luyện đọc lại: GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hs đọc.
- Học sinh theo dõi.
- Hs đọc nối tiếp từng câu.
- 4 đoạn...
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn.
- 1em đọc đoạn 1, 1 em đọc tiếp đoạn 2, 1 em đọc đoạn 3, 4 sau đó đổi lại. 2 nhóm thi đọc.
- Chỉ huy, Lượm, Mừng 
- Hs nêu.
-..xúc động bất ngờ khi..
- Lượm, Mừng đều xin ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng...
- Mừng nói rất ngây thơ chân thật...
-Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt.
- Rất yêu nước yêu tổ quốc...
-..Rất yêu nước không quản ngại khó khăn..
* Kể chuyện:
1- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện (ở lại chiến khu).
2- Hướng dẫn hs kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- GV treo tranh vẽ, yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ. 
+ Hs nêu nội dung từng bức tranh. 
- GV gọi 3 hs nối tiếp nhau kể 4 đoạn ( theo tranh).
- Gọi 1 hs kể toàn bộ câu chuyện.
5- Củng cố- Dặn dò:
- Qua câu chuyện này, giúp em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- Nhận xét giờ học.
- 1 hs kể mẫu đoạn 1.
- Từng cặp hs kể cho nhau nghe.
- Hs kể chuyện. ... tổ chức:
- Gv kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung, yêu cầu của bài học.
b- Sinh hoạt chủ điểm:
- Theo em, răng có via trò gì đối với đời sống con người?
- Em thử tưởng tượng nếu hàm răng của mình bị sâu sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
- Vậy để bảo vệ hàm răng của mình em cần làm gì?
- Hàng ngày, em đã đánh răng vào lúc nào?
- Em hãy nêu cách đánh răng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ Nha khoa đã hướng dẫn.
- Giúp ta nghiền nát thức ăn...
- Răng đau nhức...
-...Đánh răng thường xuyên,...
- Học sinh trình bày.
- Lấy kem đánh răng, chải đều 3 mặt của răng,..
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hành đánh răng.
- Gọi đại diện 6 học sinh lên thực hành trước lớp, yêu cầu hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét tuyên dương những hs đánh răng đúng cách.
3- Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét về ý thức học tập.
- Gv nhắc nhở hs cần thường xuyên đánh răng vào buổi: sáng, trưa, tối( sau bữa ăn)...
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2007
Toán
Tiết 100: Phép cộng các số trong phạm vi 10.000.
I. Mục tiêu:
- Làm quen với các số trong phạm vi 10.000.
- HS biết thực hiện các số trong phạm vi 10.000.Biết vận dụng vào giải toán có liên quan.
- GD ý thức tự giác làm bài tập.
I.Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép cộng 3526 + 2759. 
- Giáo viên ghi phép tính lên bảng.
-Muốn tìm được kết quả của phép tính này ta phải làm như thế nào?
- Khi đặt tính và tính cần chú ý điều gì? 
+ Gv gọi 2 hs lên bảng đặt tính và tính, gv nhận xét.
+ Muốn cộng các số trong phạm vi 10.000
ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu hs nêu cách tính.
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1: Tính.
- Gv yêu cầu 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm bảng con, gv nhận xét, chữa bài.
 +) Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Gv yêu cầu hs nêu cách đặt tính và cách tính.
+ Gọi 3 hs lên bảng thi tính nhanh. Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét.
+) Bài 3: Yêu cầu 1 hs đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu hs tóm tắt vào vở, gv chấm rồi chữa bài.
+) Bài 4:- Gv gọi 1hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs nêu miệng kết quả.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc phép tính.
- Phải đặt tính và tính.
- Viết các hàng thẳng cột và cộng từ phải sang trái.
- Hs dưới lớp làm vào bảng con, báo cáo kết quả: 3 526
 + 
 2 759
 6 285
- Hs nêu.
- HS làm và chữa bài.
- HS làm vở và đổi chéo, tự KT vở.
Đáp án : 7482, 2280, 7465. 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt rồi giải vào vở và chữa bài.
Đáp số : 7900 cây. 
- HS nêu, lớp nhận xét. 
- Hs ghi nhớ, thực hiện.
	______________________________
Chính tả( Nghe - viết )
Trên đường mòn Hồ Chí Minh
I- Mục tiêu:- Nghe - viết đoạn 1 của bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh, làm bài tập phân biệt âm đầu dễ lẫn: s/ x. Đặt câu với các từ ghi tiếng có âm đầu s/ x.
- HS viết đúng chính tả, làm bài tập đúng yêu cầu.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A-KTBC:- GV gọi 2 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS.
B- Bài mới:
1- GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS nghe- viết: 
a) Chuẩn bị:- GV đọc bài viết.
- Đoạn văn trên nói lên điều gì?
- Cho HS viết bảng con từ : Hồ Chí Minh, trơn, lầy, lù lù, lúp xúp.
b) Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc từng câu cho Hs viết. Đọc lại cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
-GV chấm 5-7 bài,nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+BT2a:- Gọi HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao. 
+ BT3a: - Gv nêu yc của bài. 
- Tổ chức cho hs lên thi viết câu, gv theo dõi nhận xét. 
4- Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét về chính tả. 
- Dặn HS rèn chữ đẹp. 
-HS khác viết bảng con: sấm, sét, xe sợi, chia sẻ.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại, lớp theo dõi.
- HS viết ra bảng con từ khó, lớp cùng nhận xét.
- HS viết vào vở đoạn chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- HS đọc yêu cầu, lớp làm vở bài tập.
- 2 HS thi, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS chữa bài vào vở( nếu sai). 
- HS theo dõi. 
- 2 đội thi viết câu (mỗi đội 3 em).
- Hs theo dõi, ghi nhớ.
____________________________
Âm nhạc
Học hát bài: Em yêu trường em( lời 2 ). Ôn tập tên nốt nhạc.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 20: Báo cáo hoạt động.
I- Mục tiêu:
- Biết báo cáo trước lớp về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin. 
- HS biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng, gửi cô giáo( thày giáo ) theo mẫu đã cho.
- GD ý thức tự giác làm bài. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: 
- Gọi 1 hs kể kại câu chuyện: Chàng trai làng Phù ủng.
- Gọi 1 hs đọc lại báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương anh bộ đội”. 
+ Gv nhận xét cho điểm.
B) Bài mới: 
1) GTB:- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập :+) Bài 1:Báo cáo tháng thi đua. 
- Gọi hs đọc yc của bài tập trong SGK.
- Lưu ý: Báo cáo hoạt động học tập, lao động khi đi vào nội dung cụ thể cần có lời mở đầu( tổ ). Báo cáo cần chân thực ( có thể trao đổi hoặc đóng vai) 
- Gv gọi 1 vài hs trình bày báo cáo trước lớp. 
- Gv nhận xét, sửa chữa 1 số bài nói trước lớp.
+) Bài 2: 
- Yêu cầu hs làm vở bài tập.
+ Giải thích mẫu báo cáo?
+ Nhắc hs điền vào mẫu báo cáo nội dung cần ngắn gọn, rõ ràng.
+ Gv và hs nhận xét, đánh giá.
3) Củng cố- dặn dò : 
- Nx giờ học.
- Dặn hs ôn tập chuẩn bị kt.
- Hs theo dõi.
-1 Hs đọc yc của bài. 
- Hs ghi nhớ, thực hiện.
- 5-> 6 hs trình bày trước lớp.
- 1 Hs giải thích, lớp nx.
- Hs làm bài vào vở bt.
- 4- 5 HS đọc bài trước lớp.
- Hs theo dõi.
- Hs nắm nhiệm vụ.
_________________________________
Chiều 
BD Toán 
Ôn tập: Phép cộng các số trong phạm vi 10.000.
I- Mục tiêu:- Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000 và vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh nêu cách cộng các số có 4 chữ số.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập: a- Đối với Hs trung bình- yếu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Đặt tính và tính.
 3587 + 4975 4327 + 5495
 3715 + 4927 3278 + 4964
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 4532 - 2937 + 5006 4 x (7358 - 6419)
 1896 + 123 x 5 (8695 - 7983) x 2
- Yêu cầu học sinh làm vở, chữa bài.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán ra 2368 gói kẹo. Buổi chiều bán nhiều hơn buổi sáng 429 gói. Hỏi ngày hôm đó cửa hàng bán bao nhiêu gói kẹo?
- Gọi Hs chữa bài.
- Gv nhận xét.
b- Đối với Hs khá- giỏi: làm thêm bài tập:
+) Bài 4: Có 6 kiện hàng, mỗi kiện hàng có 1250 gói hàng. Hỏi nếu số hàng đó đóng đều vào 5 kiện hàng thì mỗi kiện phải đóng bao nhiêu gói hàng?
- Yêu cầu hs làm vở. Gv nhận xét. 
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bảng con, chữa bài. 
- Học sinh xác định yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở, chữa bài.
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài. Sau đó giải bài toán.
- 1 học sinh chữa bài.
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài. Sau đó giải bài toán.
- 1 học sinh chữa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
_______________________________
BD TIếng việt 
Ôn về nhân hoá. Ôn mẫu câu Ai thế nào?
I- Mục tiêu:
- Củng cố về biện pháp nhân hoá và mẫu câu Ai thế nào?
- Rèn kỹ năng nhận biết phép nhân hoá và cách dùng mẫu câu Ai thế nào?
- Thích học Tiếng Việt. Thấy được sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chức:
2- Hướng dẫn ôn tập: * Học sinh TB- Y làm bài tập sau:
+) Bài 1: Viết câu văn theo mẫu Ai - thế nào? để tả từng sự vật sau:
a- Một bông hoa hồng vào buổi sớm.
b- Cô giáo (hoặc thày giáo) dạy lớp em.
c- Mẹ của em.
d- Một ngày hội ở trường em.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 2 nhóm chữa bài.
- Giáo viên nhận xét.
+) Bài 2: Ghi dấu / vào chỗ ngăn cách bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi thế nào trong mỗi câu sau:
a- Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
b- Cặp cánh chích bông nhỏ xíu.
c- Vầng trăng đêm trung thu sáng vằng vặc.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 2 nhóm chữa bài.
- Giáo viên nhận xét.
* Học sinh K- G làm 2 bài tập trên và làm thêm:+) Bài 3: Đặt 1 số câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- Gọi 2 học sinh chữa bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Tìm hiểu yêu cầu bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Trình bày bài làm.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vận dụng làm bài tập tương tự.
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 20. Phương hướng tuần 21.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 20:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, còn hay nói chuyện.
- Nhắc nhở Hs:+ Khắc phục những tồn tại trong tuần trước.
+ Tiếp tục thi đua chào mừng 3/ 2.
+ Nâng cao chất lượng học tập. Ôn tập tốt để thi cuối kì I.
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, mẩu chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp tiếp tục luyện hát bài: Chú bộ đội và cơn mưa.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc