Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Ôn về từ ngữ thuộc chủ đề sáng tạo và luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.

- Rèn kỹ năng tìm từ thuộc chủ đề và kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi trong Tiếng Việt.

- Thích học Tiếng Việt. Mở rộng vốn từ.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng con.

III- Các hoạt động dạy- học:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

- Nêu 1 số từ ngữ thuộc chủ đề sáng tạo.

- Gv nhận xét.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.

a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Sáng
Thứ hai ngày 12 tháng 2 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 111: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( Tiếp theo ).
I- Mục tiêu:
- Làm quen với phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( Có nhớ 2 lần không liền nhau ). 
- Biết vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán có liên quan.
- GD hs ý thức tự giác làm bài. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân: 1427 x 3 =?
+ Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Gv cho HS nêu cách thực hiện tính nhân. 
* GV lưu ý:
 + Nhân ở hàng đơn vị có nhớ sang hàng chục.
 + Nhân ở hàng trăm có nhớ sang hàng nghìn.
Vậy : 1034 x 2 = ? 
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1:- Giáo viên yêu cầu HS làm bảng con, GV lưu ý HS cách đặt tính, tính.
+) Bài 2:- Gv yêu cầu học sinh làm vở.
- GV lưu ý HS cách đặt tính, tính.
+) Bài 3:- Gọi 1 hs đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn hs tóm tắt và giải bài toán.
+) Bài 4:- Gv gọi HS nêu cách tính chu vi hình vuông. 
- Yêu cầu hs tự làm và chữa bài.
*Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
 1427
x 3
 4281
+ HS thực hiện và nói cách thực hiện đặt tính, cách tính : 
- Vậy : 1427 x 23= 2481.
 1317
x 4
 5268
 1092
x 3
 3186
 2318
x 2
 4636
+ HS thực hiện và nói cách thực hiện đặt tính, cách tính : 
- Hs thực hiện. 
Đs: 6642, 9276, 7742, 6090.
- Mỗi xe chở 1425 kg gạo. 
- 3 xe chở: ? kg gạo.
- HS làm bài. 
ĐS : 6032 kg gạo.
- Lấy cạnh x 4.
- Hs làm. Đs: 6032 m.
- HS theo dõi. 
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 23: Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 23: ôn chữ hoa: Q.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa Q thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Quang Trung ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Quê em đồng lúa, nương dâu
 Bên cầu sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang. 
- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
 - Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A. KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ: 
 Phan Bội Châu.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B. Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ Nhắc lại cách viết từng chữ.
Q, T
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm: Q, T, B.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
Q, T.
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Quang Trung.
- Yêu cầu hs viết: Quang Trung.
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- 2HS viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
c)Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng. Quê em đồng lúa, nương dâu
 Bên cầu sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng. 
- Nêu cách trình bày bài trong vở cho đẹp.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
-Hs nêu, viết bảng con chữ: Quê em, Bên.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C. Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở : + 1 dòng chữ: Q.
+1 dòng chữ: T, S.
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa: Q.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa Q thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Quang Trung ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Quê em đồng lúa, nương dâu
 Bên cầu sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: Q.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: Q. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: Q.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
BD Tiếng Việt 
Ôn: Luyện từ và câu: Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
I- Mục tiêu:
- Ôn về từ ngữ thuộc chủ đề sáng tạo và luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
- Rèn kỹ năng tìm từ thuộc chủ đề và kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi trong Tiếng Việt.
- Thích học Tiếng Việt. Mở rộng vốn từ.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Nêu 1 số từ ngữ thuộc chủ đề sáng tạo.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Tìm từ bắt đầu bằng tiếng "trí" với nghĩa có liên quan đến hiểu biết, suy nghĩ của con người.
- Đặt câu với các từ tìm được.
ví dụ: trí tuệ.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Tìm những từ ngữ chỉ những người làm việc bằng trí óc (ngoài những từ ngữ đã biết ở các bài tuần 21, 22).
- Yêu cầu học sinh nêu miệng câu trả lời.
+) Bài 3: Đặt dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau: "Sau lăng những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ trên bậc tam cấp hoa dạ hương chưa đơm bông nhưng hoa nhài trắng mịn hoa mộc hoa ngâu kết chúm đang toả hương ngào ngạt".
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
- Gv nhận xét.
a- Đối với học sinh K- G yêu cầu làm thêm:
+) Bài 4: Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào chỗ chấm thích hợp trong đoạn văn dưới đây:
- Hai ông cháu đi đến cạnh ruộng lúa nước... Nam hỏi ông:
- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa này lại ngập nước hả ông... 
- Chẳng đợi ông trả lời, Nam hỏi tiếp:
- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa...
- Dấu hỏi chấm thường nằm ở cuối câu nào ?
- Gọi hs nêu miệng bài làm, gv nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của bài theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Hs xác định yêu cầu của bài.
- Lớp làm miệng bài tập.
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Lớp làm vào vở. Hs chữa bài.
"Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn, vươn lên reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chúm, đang toả hương ngào ngạt".
- Hs tìm hiểu yêu cầu của bài => làm bài vào nháp.
- Hai ông cháu đi đến cạnh ruộng lúa nước. Nam hỏi ông:
- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa này lại ngập nước hả ông? 
- Chẳng đợi ông trả lời, Nam hỏi tiếp:
- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa.
- Cuối câu hỏi.
- 2 Học sinh nêu, lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 13 tháng 2 năm 2007
Toán
Tiết 112: Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố lại cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ không liền nhau).
- Hs biết nhân thành thạo, vận dụng được phép nhân vào giải toán.
- Giáo dục hs tính cẩn thận khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1:- Nêu cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
- Yêu cầu hs làm bảng con, chữa bài.
+) Bài 2:- Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu hs tóm tắt. 
+ Gọi hs lên chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 3:- Nêu cách tìm số bị chia.
- Yêu cầu hs làm vở, gv chấm bài.
+) Bài 4:- Gv treo bảng phụ hình vẽ lên bảng.
- Yêu cầu hs quan sát rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu hs tô màu vào hình vẽ
- Gv nhận xét.
 * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự. 
- HS nêu và làm bảng con, 4 hs làm bảng lớp. ĐS: 2648; 6876; 6924; 6030.
- 2 Hs đọc đề toán.
- Mua 3 cái bút, 2500/ bút; đưa cô bán hàng 8000đ. 
- Cô bán hàng phải trả lại? đồng.
- Hs tóm tắt, giải toán. ĐS: 500 đồng.
- Số bị chia = số chia x thương. 
x : 3 = 1527 x : 4 = 1823
x = 1527 x 3 x = 1823 x 4
x = 4581. x = 7292.
- Hs quan sát, điền.
a- Tô màu thêm 2 ô vuông để tạo thành 1 hình vuông có 9 ô vuông.
- Hs theo dõi.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Nhà ảo thuật. 
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, chứng kiến, nắp lọ,
- Biết thể hiện giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4. 
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến,  
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Khen 2 chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu và quý trẻ. 
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Biết dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ để nhập vai và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác. 
2- Rèn kĩ năng nghe: - Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC:- Gọi 2 HS đọc bài“Chiếc máy bơm”
- GV nhận xét cho điểm. 
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GT chủ điểm và truyện đọc đầu tuần.
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
(+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: tình cờ, chứng kiến, thán phục.
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo cặp.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầ ... c tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC: - Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Gọi 1 hs nêu cách chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Cho ví dụ.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong 2 ngày:
* Hs trung bình, yếu: 
- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang 29 ). Đs: 1342, 815 (dư 2), 918.
+) Bài 1 ( VBT trang 30 ). Đs: 922 (dư 2), 623 (dư 3), 651 (dư 3).
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 2( VBT trang 29). Đs: 212 lít dầu.
+) Bài 2 ( VBT trang 30 ). Đs: 213 xe tải còn thừa 2 bánh xe.
+) Bài 3 ( VBT trang 30 ). Đs: a) x= 211; b) x= 412.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Phát động thi đua học tập, chăm ngoan, làm nhiều việc tốt chào mừng 8/ 3, 26/ 3. 
I-Mục tiêu: 
- Phát động thi đua học tập, chăm ngoan, làm nhiều việc tốt chào mừng 8/ 3.
- Học sinh nắm được ý nghĩa của ngày 8/3; nhớ những việc cần làm, hát, múa được về chủ đề 8/3.
- Gd truyền thống phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng đất thông qua bài học.
II- Các hoạt động- dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
a) Ôn ý nghĩa ngày 8/3, phát động thi dua.
- Em hãy cho biết ngày 8/3 là ngày gì?
- Để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, em cần làm gì?
- Gv phát động:
 + Các em phải chăm ngoan thi đua học tốt giành nhiều điểm tốt để chúc mừng các bà, các mẹ, các chị của em.
 + Cần tích cực tham gia các phong trào thi đua của trường, lớp để chào mừng ngày lễ lớn này.
 + Cần có những việc làm tốt, thể hiện sự quan tâm của em đến bà, mẹ, chị,của mình như: vệ sinh nhà cửa, tặng hoa, nói lời chúc mừng
b) Sinh hoạt văn nghệ. 
- Em hãy nêu những bài hát, bài thơ có nội dung về ngày 8/ 3. 
- Trong số những bài hát, bài thơ đó em thuộc những nào?
- Gv tổ chức cho hs biểu diễn bài hát, hoặc bài thơ đó ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó => gd về truyền thống của phụ nữ.
- Nhận xét giờ học, dặn hs thực hiện tốt phong trào thi đua này. 
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 16 tháng 2 năm 2007
Toán
Tiết 115: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ( tiếp ).
I- Mục tiêu:
- Củng cố về phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- HS biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0.
- GD ý thức tự giác, tích cực làm bài. 
I- Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
4218
6
 01
703
 18
 0
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia : 4218 : 6 
- Gv cho hs tự đặt tính và tính.
- GV củng cố ghi lại quá trình chia. 
- Em có nhận xét gì về phép chia hôm nay ?
2407
4
 00
601
 07
 3
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép chia : 2407 : 4 
- Đây là phép tính thế nào ? 
* Hoạt động 3 : Thực hành. 
+) Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
- Gv yêu cầu hs tính vào bảng con.
- GV nx, sửa cho HS. 
+) Bài 2:- Gv gọi hs đọc đề bài: 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
+) Bài 3: Yêu cầu hs tính nháp rồi điền.
- Gv chốt kiến thức.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs tập vẽ hình theo các kích cỡ khác nhau.
- Hs quan sát.
- Có chữ số 0 ở  
- Hs tự thực hiện chia : Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ. 
- Phép chia còn dư. 
- Hs làm bảng con, 2 hs chữa bài trên bảng. 
Đs : 806; 505 (dư 1); 402 (dư 5);
310 (dư 5).
- HS làm bài tập: 
 ĐS: 810 m đường.
- Hs làm bài tập vào nháp. 
- Hs ghi nhớ, thực hiện.
______________________________
Chính tả(Nghe -viết )
Bài viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. 
I- Mục tiêu: 
- Nghe- viết đoạn văn :Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. 
- HS viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập điền âm vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn l/n.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học:- ảnh Văn Cao, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC:- GV gọi 2 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS.
B- Bài mới:
1- GTB:- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe - viết: 
a) Chuẩn bị:- GV đọc đoạn văn: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
- Giải nghĩa từ: Quốc hội, Quốc ca. 
- Cho HS đọc lại bài. 
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv nhận xét.
b) Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập :
+) BT2a:- GV tổ chức cho hs lên bảng điền nhanh vào 3 chỗ trong khổ thơ. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+) BT3a:- GV cho hs làm vào VBT. 
- Cho hs chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét về chính tả. 
- Dặn HS rèn chữ đẹp 
- HS khác viết bảng con :4 tiếng bắt đầu bằng l/n.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao. 
- Những chữ đầu câu, 
- HS viết ra bảng con từ khó, dễ lẫn.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- HS làm vào vở bài tập : lim dim, lá, nằm 
- HS đọc 2 câu mẫu : Cái nồi đồng. 
Mặt đường lồi lõm.
- Hs theo dõi.
____________________________
Âm nhạc
Giới thiệu một số hình nốt nhạc. Bài đọc thêm: Du Bá Nha...
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 23: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
I- Mục tiêu:
- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem( theo gợi ý trong sách giáo khoa). 
- Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ( từ 7 -> 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
- GD ý thức tự giác làm bài. 
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ.
- Một số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, xiếc,
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Gọi 2 hs đọc lại bài viết về người lao động trí óc. 
+ Gv nhận xét cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB:- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: a- Bài tập 1: 
- Gọi hs đọc yc của bài tập trong SGK.
- Gv cho hs quan sát tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật.
- Gv lưu ý hs dựa vào gợi ý để kể lại 1 buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem.
- Buổi biểu diễn đó là gì? ở đâu? Vào thời gian nào?
- Em đi cùng ai?
- Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
- Trong đó em thích nhất tiết mục nào nhất? Vì sao?
- Yêu cầu hs luyện kể theo nhóm đôi.
- Gv gọi 5-> 6 hs kể lại trước lớp.
- Gv nhận xét, chấm 1 số bài trước lớp.
b- Bài tập 2:- Gọi 1 hs đọc lại yêu cầu của bài.
- Gv nhắc nhở hs cách trình bày vở cho đẹp.
- Gọi hs đọc lại bài viết của mình. 
- GV, lớp nhận xét, cho điểm.
3) Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh luyện viết văn hay hơn.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yc của bài. 
- Hs nêu nội dung tranh vẽ.
- 1 Hs kể mẫu, lớp theo dõi, nhận xét.
- Đó là một buổi biểu diễn xiếc được trình diễn ở sân vận động. 
- Hôm đó em cùng cả nhà đi xem 
- Buổi biểu diễn đó có rất nhiều tiết mục: Đu quay, đi xe đạp,Nhưng em thích nhất đó là tiết mục nhào nộn trên không 
- Hs luyện kể theo nhóm đôi, trình bày trước lớp.
- 1 hs nêu yêu cầu, lớp theo dõi.
- Hs viết bài.
- 4-> 5 HS đọc bài trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
- Hs nắm nhiệm vụ.
_________________________________
Chiều 
BD Tiếng Việt
Luyện tập: Nhân hoá. Thi kể một buổi biểu diễn nghệ thuật.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố biện pháp nhân hoá. Luyện kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật.
- HS tìm được biện pháp nhân hoá; Lời kể lưu loát, diễn đạt trôi chảy.
- GD ý thức ham tìm tòi, hiểu biết về nghệ thuật.
II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Ôn tập: Nhân hoá. 
* BT1: Gạch chân dưới những từ ngữ nhân hoá các sự vật dưới đây:
 a- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.
 b- Cô gió chăn mây trên đồng.
 c- Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi.
- GV chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm biện pháp nhân hoá.
- Gọi các nhóm lên trình bày. 
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung.
*BT2:- Em hãy đặt một câu có hình ảnh nhân hoá. 
- GVcùng lớp đánh giá kết quả.
B - Thi kể một buổi biểu diễn nghệ thuật:
- Căn cứ vào bài tập làm văn buổi sáng, gv cho hs thi kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật.
 - GV lưu ý hướngdẫn để học sinh tb-y kể được theo yêu cầu.
- Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh về cách dùng từ, giọng kể,
- Yêu cầu lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
C- Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
-Nhắc nhở hs ham tìm hiểu về nghệ thuật. 
- Hs thảo luận theo nhóm.
a- cậu, bá vai nhau, thì thầm, đứng học.
b- cô, chăn mây trên đồng.
c- bác, đạp xe qua ngọn núi.
- Các nhóm cử đại diện trình bày
- Hs thi đặt câu và tìm biện pháp nhân hoá trong câu vừa đặt.
 - Lớp nhận xét đánh giá.
- HS dựa vào bài chuẩn bị trước, thi kể về buổi biểu diễn nghệ thuật ( 5- 6 hs thi).
- Lớp bình chọn.
- HS nêu.
___________________________________
Thể dục
Trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức. 
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 23. Phương hướng tuần 24.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 23:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Sơn, Thoan, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hoá, Chuyên.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, còn hay nói chuyện.
- Nhắc nhở Hs:+ Khắc phục những tồn tại trong tuần trước.
+ Nâng cao chất lượng học tập. Ôn tập tốt để thi giữa kì II.
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, mẩu chuyện về Bác Hồ.
+ Hoàn thành tiền học 2 buổi/ ngày kì II.
+ Nghỉ tết an toàn, không vi phạm các tệ nạn xã hội.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp tiếp tục luyện hát bài: Em là mầm non của Đảng.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT23.doc