Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007

TOÁN

Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo).

I- Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian (thời điểm, khoảng thời gian); củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).

 - Hs có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh.

- Giáo dục ý thức làm việc khoa học, có giờ giấc qui định.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Đồng hồ điện tử, mô hình đồng hồ.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Thực hành.

+) Bài 1: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi.

- An tập thể dục lúc mấy giờ?

- An đến trường lúc mấy giờ?

- An đang học bài lúc mấy giờ?

- An ăn cơm chiều lúc mấy giờ?

- An đang xem truyền hình lúc mấy giờ?

- An đang ngủ lúc mấy giờ?

+ Gọi hs tổng hợp lại các hoạt động trong một ngày của An.

- Em hãy mô tả lại các hoạt động trong 1 ngày của em.

+) Bài 2: Trò chơi tiếp sức.

- Gv công bố cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi.

+) Bài 3: - Gọi hs nêu yêu cầu.

- Hà đánh răng, rửa mặt trong bao nhiêu phút?

- Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là bao nhiêu phút?

- Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong bao nhiêu phút?

- Hs thảo luận nhóm đôi.

- An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.

- An đến trường lúc 7 giờ 12 phút.

- An đang học bài lúc 10 giờ 24 phút.

- An ăn cơm chiều lúc 18 giờ kém 15 phút.

- An đang xem lúc 20 giờ 7 phút.

- An đang ngủ lúc 22 giờ kém 5 phút.

- Hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Hs chơi trò chơi nối 2 đồng hồ chỉ cùng thời gian. Đáp án: H- B, I- A, K- C, L- G, M- D, N- E.

- Hà đánh răng, rửa mặt trong 10 phút.

- Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.

- Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1070Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Sáng
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo).
I- Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian (thời điểm, khoảng thời gian); củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
 - Hs có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh.
- Giáo dục ý thức làm việc khoa học, có giờ giấc qui định.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Đồng hồ điện tử, mô hình đồng hồ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi. 
- An tập thể dục lúc mấy giờ? 
- An đến trường lúc mấy giờ?
- An đang học bài lúc mấy giờ?
- An ăn cơm chiều lúc mấy giờ?
- An đang xem truyền hình lúc mấy giờ?
- An đang ngủ lúc mấy giờ?
+ Gọi hs tổng hợp lại các hoạt động trong một ngày của An.
- Em hãy mô tả lại các hoạt động trong 1 ngày của em.
+) Bài 2: Trò chơi tiếp sức.
- Gv công bố cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi.
+) Bài 3: - Gọi hs nêu yêu cầu.
- Hà đánh răng, rửa mặt trong bao nhiêu phút?
- Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là bao nhiêu phút?
- Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong bao nhiêu phút? 
- Hs thảo luận nhóm đôi.
- An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút. 
- An đến trường lúc 7 giờ 12 phút.
- An đang học bài lúc 10 giờ 24 phút. 
- An ăn cơm chiều lúc 18 giờ kém 15 phút.
- An đang xem lúc 20 giờ 7 phút. 
- An đang ngủ lúc 22 giờ kém 5 phút.
- Hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Hs chơi trò chơi nối 2 đồng hồ chỉ cùng thời gian. Đáp án: H- B, I- A, K- C, L- G, M- D, N- E.
- Hà đánh răng, rửa mặt trong 10 phút.
- Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.
- Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút. 
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 25: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 25: ôn chữ hoa: S
I- Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ viết hoa S thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Sầm Sơn ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. 
- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học: - Mẫu chữ.
 - Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ : 
 Phan Rang, Rủ nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
S, C, T
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :S, C, T.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
S, T, C.
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu về: Sầm Sơn.
- Yêu cầu hs viết: Sầm Sơn.
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. 
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu, viết bảng con: Côn Sơn, Ta.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
-Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: S.
+1 dòng chữ: C, T.
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa: S.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa S thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Sầm Sơn ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: S.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: S. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: S.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
BD tiếng việt 
Luyện đọc: Tiếng đàn.
I- Mục tiêu: 
- Hs TB- Y đọc đúng chú ý các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn trong bài.
- Hs K- G đọc trôi chảy toàn bài, diễn cảm khi đọc bài.
- Giáo dục tính cẩn thận chu đáo cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- hoc:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc.
* Đối với Hs TB- Y:
- Hướng dẫn luyện đọc cá nhân từng câu, từng đoạn.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho hs thi đọc.
* Đối với Hs K- G:
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn.
- Gv treo bảng phụ đoạn 2, 3 yêu cầu hs luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- Mỗi học sinh đọc nối tiếp nhau 1 câu, 1 đoạn trước lớp. Chú ý đọc đúng các từ ngữ và ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy. 
- Hs luyện đọc câu, đoạn.
- 4 nhóm thi đọc.
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh thi đọc theo nhóm, 4 nhóm tham gia thi đọc trước lớp.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Câu chuyện gửi tới mỗi chúng ta điều gì?
- Nhận xét giờ học.
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 122: Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
I- Mục tiêu: 
- Nắm được cách giải: “Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị”.
- Hs biết tóm tắt và giải toán.
- Giáo dục hs tính tự giác khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài toán 1( bài toán đơn).
+ Gọi hs đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Giải bài toán bằng phép tính nào?
+ Yêu cầu hs ghi lời giải vào giấy nháp, chữa bài.
- Muốn tính số lít mật ong ở mỗi can, ta phải làm gì?
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs giải bài toán 2( Toán hợp có 2 phép tính chia và nhân):
+ Gọi hs đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Gv tóm tắt bài toán: 7 can: 35 lít.
 2 can: ? lít.
- Biết 7 can có 35 lít, muốn biết 1 can có bao nhiêu lít ta làm tính gì?
- Biết 1 can có 5 lít, muốn biết 2 can có bao nhiêu lít ta cần làm tính gì?
+ Gọi 1 hs lên bảng trình bày lời giải.
+ Gv chữa bài => đây là dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Khi giải dạng toán này cần tiến hành theo mấy bước? Là những bước nào?
 * Hoạt động 3: Thực hành 
+) Bài 1: - Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho hs lên tóm tắt bài toán. 
- Gọi 1 HS giải bài toán. 
+) Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho hs lên tóm tắt bài toán. 
- Nêu các bước giải của bài toán này? 
- Cho HS làm vào vở - GV chấm. 
+) Bài 3: - Gv yêu cầu hs tự xếp hình theo yêu cầu của sách giáo khoa. 
- Gọi 2 hs thi xếp hình trên bảng lớp. 
- GV nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ dạng toán để vận dụng làm bt tương tự.
-1 HS đọc đề.
- Có 35 l mật ong, chia đều vào 7 can 
- Mỗi can có: ? lít.
- Phép chia.
- Hs giải bài toán, chữa bài. ĐS: 5 lít.
- Lấy số lít mật có chia cho số can:
 35 : 7 = 5 ( lít).
-1 Hs đọc đề toán.
- Có 35 lít mật, chia đều vào 7 can.
- 2 can như thế có: ? lít mật.
- Hs theo dõi.
- Làm tính chia: 35 : 7 = 5 ( lít).
- Làm tính nhân: 5 x 2 = 10 ( lít). 
- Hs giải bài toán. ĐS: 10 lít.
- Cần tiến hành theo 2 bước. Đó là:
+ B1: tính chia
+ B2: tính nhân
- 1 hs đọc.
- Có 24 viên 4 vỉ.
- 3 vỉ có: ? viên.
- Hs tóm tắt, chữa bài. ĐS: 18 viên. 
- 1 hs đọc.
- Có 28 kg gạo 7 bao.
- Có ? kg gạo trong 5 bao.
- Hs tóm tắt.
- 2 bước giải:
- Hs làm, chữa bài. ĐS: 20 kg gạo.
- hs thực hành xếp hình.
- 2 hs thi xếp hình, lớp nhận xét.
- Hs theo dõi
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Hội vật.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: nổi lên, nước chảy, náo nức, sới vật, Quắm Đen, lăn xả, khôn lường,...
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:- Hiểu các từ mới: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
- Hiểu nội dung của truyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật ( Một già, 1 trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, hs kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét,đánh giá được bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được câu chuyện gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV nhận xét chung.
B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
(+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: sới vật, khôn lường, tứ xứ. 
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
-  ... ). Đs: 18 km, 36 km, 27 km, 45 km.
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 2 ( VBT trang 41). Đs: 1632 gói mì.
+) Bài 3( VBT trang 41). Học sinh thi đặt đề toán, sau đó thi giải nhanh bài toán. Đs: 3760 viên gạch.
+) Bài 4( VBT trang 42 ). Học sinh tự viết biểu thức tương ứng rồi tính giá trị của các biểu thức đó. Đs: 10, 10, 4, 4.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục quyền trẻ em; Sinh hoạt văn nghệ chủ đề 26/ 3. 
I- Mục tiêu:
- Giúp Hs hiểu được quyền trẻ em và ý nghĩa ngày 26/3.
- Hát múa về chủ đề Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Học sinh thuộc các bài hát về chủ đề trên, biết hát đúng giai điệu, biểu diễn phù hợp.
- Gd ý thức phấn đấu tiếp bước lên đoàn của các em thông qua nội dung bài hát.
II- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Lớp hát 1 bài về đoàn (Tiến lên đoàn viên ).
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
a- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 1 số câu hỏi có nội dung nói về quyền trẻ em (SGV đạo đức):
- Theo em, các em có những quyền gì?
- Em đã được hưởng những quyền lợi nào?
- Giáo viên nhận xét- bổ sung.
- Gv nêu lại 1 số quyền trẻ em (SGV đạo đức).
b, Em hãy nêu những bài hát có nội dung ca ngợi Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà em biết. 
- Trong số những bài hát đó em thuộc những bài hát nào?
- Gv tổ chức cho hs biểu diễn bài hát đó ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó => gd ý thức phấn đấu lên đoàn của hs 
* Hoạt động 3: Giao việc 
- Về nhà sưu tầm 1 số bài hát ca ngợi về đoàn.
- Các tổ trưởng tập hợp các bài hát.
- Nhận xét giờ học,
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 125: Tiền Việt Nam.
I- Mục tiêu:
- Nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền, biết thực hiện phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- GD ý thức tự giác học toán.
I- Đồ dùng dạy- học: 
 - Các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
*Hoạt động 1 : Giới thiệu tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
- Giờ trước, em đã làm quen với những loại giấy bạc nào?
- Gv cho hs quan sát tờ giấy bạc loại: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
- Em có nhận xét gì về màu sắc của những tờ giấy bạc này? Hãy nêu đặc điểm của từng loại tiền này?
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1: Gv yêu cầu hs quan sát hình trong SGK và cộng nhẩm số tiền trong từng con lợn.
- Gọi 3 cặp lên trình bày dưới hình thức đố bạn, GV kết luận.
+) Bài 2:- Gv cho hs quan sát câu mẫu, hướng dẫn cách làm.
- Gọi hs chữa bài.
+) Bài 3: Gv cho hs quan sát SGK.
- Trong các đồ vật trên, đồ vật nào có giá tiền ít nhất? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất?
- Mua 1 quả bóng bay, 1 chiếc bút chì thì hết bao nhiêu tiền?
- Giá tiền 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền 1 cái lược là bao nhiêu?
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs tập tính tiền khi đi chợ.
- Loại giấy bạc: 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Hs quan sát, theo dõi.
- Tờ 2000 đồng có dòng chữ “ Hai nghìn đồng”... 
- Tờ 5000 đồng màu xanh, có dòng chữ “ Năm nghìn đồng”
- Tờ 10.000 đồng màu đỏ, có dòng chữ “ Mười nghìn đồng”.
- Hs thực hành cộng nhẩm. 
Đs: a- 6200 đồng.
 b- 8400 đồng.
 c- 4000 đồng.
- Hs quan sát, cộng nhẩm.Đáp số:
a) 2000 = 1000 + 1000.
b) 10000 = 5000 + 5000.
c) 10000 = 2000 + 2000 + 2000 + 2000 +2000.
d) 5000 = 2000 + 2000 + 1000.
 =2000 + 1000 + 1000 + 1000.
- Quả bóng bay ít tiền nhất ( 1000 đồng), lọ hoa nhiều tiền nhất ( 8700 đồng).
- Hết số tiền là: 1000 + 1500 = 2500 đ.
- nhiều hơn là: 8700 – 4000 = 4700đ.
- Hs ghi nhớ, thực hiện.
______________________________
Chính tả(Nghe -viết )
Bài viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
I- Mục tiêu: 
- Nghe- viết 1 đoạn trong bài :Hội đua voi ở Tây Nguyên. Làm bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch.
- HS viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC:- GV gọi 2 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS.
B - Bài mới:
1 - GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe - viết: 
a) Chuẩn bị :- GV đọc đoạn văn.
- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv nhận xét.
b) Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+BT2a: - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “ tiếp sức”:2 đội, mỗi đội 3 em lần lượt điền ch/ tr vào chỗ chấm, sau 2 phút đội nào điền được đúng, nhanh đội đó thắng cuộc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: trôngchớp trắng trên...
4- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét về chính tả. 
- Dặn HS rèn chữ đẹp. 
- HS khác viết bảng con: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Diễn ra rất sôi nổi....
- Những chữ đầu câu, 
- HS viết ra bảng con từ khó, dễ lẫn.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- HS thi theo nhóm, mỗi nhóm 3 em lên điền tr/ ch vào bt ở bảng phụ. 
- Lớp nx, bình chọn.
- Hs theo dõi.
____________________________
Âm nhạc
Học hát bài: Chị ong nâu và em bé.
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 25: Kể về lễ hội.
I- Mục tiêu: - Nắm được 1 số hoạt động của lễ hội. 
- Dựa vào kết quả quan sát 2 bức tranh lễ hội ( Chơi đu và đua thuyền) trong SGK, hs chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong 1 bức ảnh.
- GD ý thức tôn trọng lễ hội riêng của mỗi vùng, miền trong đất nước. 
II- Đồ dùng dạy- học:- 2 bức ảnh lễ hội trong SGK phóng to.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Gọi 2 hs kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn. 
+ Gv nhận xét cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: 
- Gọi hs đọc yc của bài tập trong SGK.
- Gv cho hs quan sát ảnh. Yêu cầu thảo luận về nội dung trong ảnh.
+ Gọi hs trình bày trước lớp:
- Bức ảnh 1 chụp cảnh gì?
- Quang cảnh trong bức ảnh 1 như thế nào?
- Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Bức ảnh 2 chụp cảnh gì?
- Quang cảnh trong bức ảnh 2 như thế nào?
- Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
3- Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Luyện kể về lễ hội hay hơn.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yc của bài. 
- Hs quan sát theo cặp và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đại diện 1 số cặp lên chỉ tranh, trình bày.
- ảnh 1: Đây là cảnh sân đình ở làng quê. Người đến xem lễ hội thật đông vui, nhộn nhịp. Lá cờ ngũ sắc được treo ở vị trí trung tâm. Dòng chữ: “ Chúc mừng năm mới” được treo trước cửa đình..
- Đây là ảnh chụp cảnh lễ hội đua thuyền. Lễ hội diễn ra thật nhộn nhịp. Trên sông, hàng chục chiếc thuyền đua đang rẽ sóng lao về đích
- Hs nắm nhiệm vụ.
_________________________________
Chiều 
BD Tiếng Việt
Luyện tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? Thi kể về lễ hội.
I - Mục tiêu: 
- Củng cố về cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? Thi kể về lễ hội. 
- HS biết đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? kể được về lễ hội một cách rành mạch, rõ ràng.
- GD ý thức ham tìm hiểu về lễ hội.
II- Đồ dùng- dạy học: - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
* BT1: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Vì sao? trong các câu sau đây:
a) Người tứ xứ đổ về xem vật rất đông vì ai cũng muốn xem mặt xem tài ông Cản Ngũ.
b) Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì bước hụt.
c) Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì thiếu kinh nghiệm lại nôn nóng trong thi đấu. 
- Gv yêu cầu hs làm vào vở, gọi 3 hs chữa bài => Gv chốt kiến thức.
* BT2: Thi đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân của các câu trên.
- GV yêu cầu hs thi đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong các câu trên.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn.
B- Thi kể chuyện: Căn cứ vào bài tập làm văn buổi sáng, gv cho hs thi kể về lễ hội.
- Yêu cầu hs kể theo nhóm đôi.
- Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh yếu kể được về lễ hội.
- Gọi 5 hs thi kể.
- Yêu cầu lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
C- Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Nhắc nhở hs chăm tìm hiểu về lễ hội. 
- Hs nêu yêu cầu, làm vở, chữa bài.Đáp án:
a) Người tứ xứ đổ về xem vật rất đông vì ai cũng muốn xem mặt xem tài ông Cản Ngũ.
b) Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì bước hụt.
c) Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì thiếu kinh nghiệm lại nôn nóng trong thi đấu. 
- Hs thi đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân của các câu trên. Đáp án:
a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông?
b)Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?
c) Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ?
- HS dựa vào bài chuẩn bị trước kể theo nhóm đôi.
- HS thi kể.
- Hs nêu.
___________________________________
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung. Nhảy dây. Trò chơi: Ném trúng đích.
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 25. Phương hướng tuần 26.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 25:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Sơn, Thoan, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hoá, Chuyên.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp,TB,
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: M, TDGG
- Phát động thi đua chào mừng ngày 26/ 3 tới HS: + Thực hiện tốt các nề nếp.
+ Nâng cao chất lượng học tập, hoàn thành các khoản thu nộp kì II.
+ Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, vs do đoàn đội phát động.
+ Tích cực ôn tập các môn học để thi giữa kì II đạt kq cao.
4- Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Đoàn, Đội.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT25.doc