Giáo án lớp 3 Tuần học 31 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học 31 năm 2012

/ Mục tiêu : A/Tập đọc

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật trong câu chuyện .

 -Nội dung ý nghĩa của câu chuyện: – Đề cao lối sống cao đẹp của Y – éc – xanh sống để yêu thương , giúp đỡ đồng loại . Sự gắn bó của Y – éc – xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4SGK) .

B/ Kể chuyện :

 -Bước đầu biết kể lại từng đoạn cu chuyện ( HS kh giỏi cả cu chuyện) theo lời kể của b khch, dựa vào tranh minh họa.

 

doc 119 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 31 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
 a b d o0oc a b 
Thứ 2 ngày 16 tháng 4 năm 2012
T1: Sinh hoạt tập thể
T2,3:Tập đọc – Kể chuyện BÁC SĨ Y- ÉC- XANH . 
I/ Mục tiêu : A/Tập đọc 
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật trong câu chuyện .
 -Nội dung ý nghĩa của câu chuyện: – Đề cao lối sống cao đẹp của Y – éc – xanh sống để yêu thương , giúp đỡ đồng loại . Sự gắn bó của Y – éc – xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4SGK) . 
B/ Kể chuyện ï: 
 -Bước đầu biết kể lại từng đoạn câu chuyện ( HS khá giỏi cả câu chuyện) theo lời kể của bà khách, dựa vào tranh minh họa. 
II / Chuẩn bị* Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, Ảnh bác sĩ Y- éc – xanh . 
C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Mét mai nha chung “ 
 -Nêu nội dung bài vừa đọc ? 
 2.Bài mới: Tập đọc :
 a) Phần giới thiệu :
*Giới thiệu “Bác sĩ Y – éc – xanh ” ghi tựa bài lên bảng 
-Đưa ảnh bác sĩ Y – éc xanh để giới thiệu .
 b) Luyện đọc: 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể thay đổi giọng cho phù hợp với giọng từng nhân vật .
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu 
-Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài hướng dẫn học sinh rèn đọc .
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài . 
* Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi -Vì sao bà khách lại mong muốn được gặp bác sĩ Y – éc – xanh ?
- Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y – éc – xanh là người như thế nào? 
-Vì sao bà nghĩ bác sĩ Y – éc – xanh quên nước Pháp ? 
-Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y – éc – xanh ?
- Bác sĩ Y – éc – xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang Vì sao ?
 d) Luyện đọc lại : 
- Mời ba em phân vai nối tiếp thi đọc đoạn 3 của câu chuyện .
-Mời một số em thi đọc diễn cảm theo vai nhân vật trong bài văn
-Mời một em thi đọc cả bài . 
- Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất .
 *) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Yêu cầu học sinh quan sát 4 bức tranh .
- Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh .
-Gọi từng cặp kể lại một đoạn câu chuyện .
-Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
-Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
 đ) Củng cố dặn dò : 
 -Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Ba em lên bảng đọc lại bài 
-Vài em nhắc lại tựa bài
- Lớp quan sát ảnh bác sĩ Y – éc – xanh .
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.
-Rèn đọc các từ như : Y – éc – xanh . 
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe giáo viên để hiểu nghĩa các từ mới trong bài như ( về Y – éc – xanh và về Nha Trang )
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lớp đọc đồng thanh phần cuối bài .
-Cả lớp đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi .
-Vì ngưỡng mộ , vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ chọn cuộc sống nơi góc bể chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới .
 -HS trả lời
-Vì thấy Y – éc – xanh không có ý định trở về Pháp .
-  Tôi là người Pháp mãi mãi tôi là công dân Pháp . Người ta không thể nào sống mà không có tổ quốc .
-Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Ba em phân vai ( người dẫn chuyện , bà khách , Y – éc – xanh ) đọc cả bài bài văn .
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm toàn bộ câu chuyện theo vai nhân vật .
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
-Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
-Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện .
-Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh 
-Hai em nhìn tranh gợi ý kể lại một đoạn câu chuyện 
- Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .
-Về nhà tập kể lại nhiều lần .
-Học bài và xem trước bài mới .
T3:Toán : NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
A/ Mục tiêu :
ªHọc sinh biết thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số .( có nhớ không quá 2 lần và nhớ không liên tiếp); (BT1,2,3)
B/ Chuẩn bị - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Chấm vở hai bàn tổ 2
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số .
1. Hướng dẫn phép nhân .
- Giáo viên ghi lên bảng phép nhân : 
 14273 x 3 = ?
-Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép nhân và giáo viên ghi bảng như sách giáo khoa.
-Ghi bảng phép tính và gợi ý để học sinh nêu cách tính như sách giáo khoa .
-Lưu ý học sinh nhân rồi mới cộng phần nhớ . 
 b) Luyện tập:
-Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách giáo khoa .
-Ghi bảng lần lượt từng phép tính 
-Yêu cầu nêu lại cách tính nhân .
-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở 
-Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài 
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
-Kẻ lên bảng các phép tính 
-Yêu cầu lớp tính vào vở .
-Mời một em lên bảng giải bài 
-Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3 - Gọi đọc bài trong sách giáo khoa 
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Mời một học sinh lên bảng giải .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá 
 d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng chữa bài tập số 2 .
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh nêu cách đặt tính và tính : 
 14273
 x 3 
 42819
* Lớp theo dõi và nhận xét bạn thực hiện 
 - Đặt tính và thực hiện nhân từ phải sang trái . 
-Một em nêu yêu cầu đề bài 1.
- Học sinh nêu lại cách nhân có nhớ .
-Lớp thực hiện làm vào vở các phép tính còn lại .
-Hai em lên bảng tính kết quả .
 21526 17092 15180
 x 3 x 4 x 5
 64578 68368 75900
- Em khác nhận xét bài bạn
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-Một em lên bảng tính và điền vào bảng : 
TS
19 091
 13 070
 10 709
TS
 5 
 6
 7
TÍCH 
95455
 78420
 74963
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài .
-Một học sinh đọc đề bài .
-Cả lớp thực hiện vào vở .
-Một học sinh lên bảng giải bài 
* Giải : -Số thóc chuyển lần thứ hai là : 
 27150 x 2 = 54300 (kg )
-Số kg thóc cả hai lần chuyển là :
 27 150 + 54 300 = 81 450 ( kg )
 Đ/S:81 450 kg 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
Buổi chiều:
T1:Tự nhiên xã hội : Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời .
A/ Mục tiêu :ª Học sinh có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời .
-Nhận biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt trời và có ý thức giữ Trái Đất luôn xanh , sạch . Học sinh khá, giỏi Biệt được hệ Mặt trời có 8 hành tinh và chỉ­ có Trái Đất là hành tinh có sự sống. 
B/ Chuẩn bị : Tranh ảnh trong sách trang 116, 117 
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các kiến thức qua bài : “ Sự chuyển động của Trái Đất “
 -Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
-Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh 
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Giáo viên giới thiệu “Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời “ .
-Hoạt động 1 : -Yêu cầu quan sát tranh theo cặp .
- Giảng cho học sinh biết hành tinh là thiên thể chuyển động quanh mặt trời .
- Yêu cầu quan sát hình 1 trang 116 sách giáo khoa ?
-Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?
-Từ Mặt Trời ra xa dần Trái Đất là hành tinh thứ mấy ?
Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh của hệ mặt trời ?
-Rút kết luận như sách giáo viên 
-Hoạt động 2 : 
-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :
- Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào có sự sống ?
-Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh , sạch và đẹp ?
-Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên báo cáo .
-Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận như sách giáo viên .
 Hoạt động 3 : Trò chơi thi kể về các hành tinh trong hệ Mặt Trời .
-Chia lớp thành nhiều nhóm .
-Yêu cầu các nhóm dựa vào tư liệu sưu tầm về một hành tinh đã dặn tuần trước để kể về hành tinh đó .
- Phổ biến luật chơi và yêu cầu các nhóm thực hiện kể .
-Lắng nghe nhận xét đánh giá kết quả các nhóm .
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trư ... o chúng em.
+ Đến lớp, cặp ngồi im lặng trong ngăn bàn xem em học bài.
a) Những từ ngữ trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa là:
- vươn mình, đu, hát ru.
- yêu nhiều, không đứng khuất
- thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu
- thương nhau, không ở riêng
b) Biên pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được các phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam: chịu đựng gian khổ, tràn đầy yêu thương, đoàn kết chở che nhau ...
- Bảo vệ tổ quốc : Cùng nghĩa với tổ quốc : đất nước , non sông , nước nhà ,. 
- Cùng nghĩa với bảo vệ tổ quốc : canh gác , tuần tra , chiến đấu , giữ gìn 
Chỉ trí thức
Chỉ hoạt động trí thức
nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, giáo sư , 
nghiên cứu khoa học
nhà phát minh, kĩ sư
nghiên cứu khoa học, phát minh, sản xuất, chế tạo máy móc, bắc cầu
bác sĩ, dược sĩ
Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh,
Thầy giáo, cô giáo
Dạy học
nhà thơ , nhà văn
làm thơ , viết văn
Chỉ người hoạt động nghệ thuật
Chỉ hoạt động nghệ thuật
nhà thơ , nhà văn, nhà soạn kịch, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, ca sĩ, diễn viên, đạo diễn, biên đạo múa, nhà quay phim, nhà nhiếp ảnh, 
Sáng tác, viết văn, làm thơ, viết kịch, soạn nhạc, vẽ, khắc, nặn tượng, đóng phim, quay phim, múa, hát, biểu diễn
Bài tập6: Tìm từ ngữ về các chủ điểm:
Lễ 
hội
-Lễ hội: Đền Hùng, Đền Gióng, Chử Đồng Tử, Kiếp Bạc, Cổ Loa, Chùa Keo
- Hội: Lim, lùng tùng(xuống đồng), bơi trải, chọi trâu, đua voi, đua thuyền, thả chim, hội khoẻ Phù Đổng
Tên một số hoạt động vui chơi trong Lễ hội và Hội: cúng lễ, hát đối đáp, ném còn, thả chim, thả diều, thi nấu cơm, thi vật, đua thuyễn, kéo co,ném còn, cướp cờ
Thể thao
- Từ ngữ chỉ người hoạt động thể thao: vận động viên, cầu thủ, trọng tài, trọng tài biên, trọng tài chính, huấn luyện viên,
- Từ ngữ chỉ các môn thể thao: bóng rổ, bóng ném, bóng bầu dục, bóng chày, bóng bàn, bơi lội, bắn súng, quyền anh, chạy vượt rào, nhảy cao, nhảy cầu
Ngôi nhà chung
-Tên các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Mã-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Thai lan, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Đông-ti-mo, Việt Nam.
-Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á: Aán Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, Mĩ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Ma-rốc,..
Bầu trời và trái đất
-Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên: mưa, bão, gió, nắng, hạn hán, lũ lụt, cơn dông, gió xoáy, gió lốc, või rồng, động đất,
- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên: Xây dựng nhà cửa, trồng cây, đắp đê, đào kênh, trồng rừng, bảo vệ động vật hoang dã...
Thứ sáu ngày 15 tháng 5 năm 2009
 Tập làm văn Oân tập tiết 8 +9 .
 Kiểm tra
---------------------------------------------------------------------------------------
Toán : Luyện tập chung . 
A/ Mục tiêu : -Thực hiện theo đề ra của Phòng Giáo Dục .
--------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục : Ôn Nhảy dây - Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người 
 – Trò chơi : “ Chuyển đồ vật “.
A/ Mục tiêu :- Ôn nhảy dây - Tung và bắt bóng nhóm 3 người .Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác – Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “ Yêu cầu biết cách chơi tương đối chủ động .
B/ Địa điểm phương tiện :-Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , 
 C/ Lên lớp :
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
 1.Bài mới a/Phần mở đầu :
-G v nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . 
-Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp.
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 100 – 200 m 
Chơi trò chơi “ Chim bay có bay “
 b/ Phần cơ bản :
* Ôn tung và bắt bóng theo nhóm ba người .
-Yêu cầu Ba người đứng đối diện theo hình tam giác , ba em đều tung và bắt bóng qua lại cho nhau bằng cả hai tay .Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn lần đầu tung , bắt theo sự di chuyển tiến lên hay lùi xuống sau đó chuyển sang phải , sang trái để bắt bóng cứ như vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt .
*Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân : 4 – 5 phút 
-Các tổ tự ôn nhảy dây theo từng khu vực đã quy định 
*Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “.
-Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để học sinh nắm .
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
-Học sinh lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt . Sau đó cho chơi chính thức -Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui .
 c/Phần kết thúc:
-Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
-Đi chậm xung quanh vòng tròn hít thở sâu .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân . 
1phút
2phút 
2phút
14 phút 
6phút
2phút
2phút
-Đội hình hàng ngang 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
- Đội hình vòng tròn 
 GV
 Thể dục : Tổng kết năm học .
A/ Mục tiêu : ª Tổng kết đánh giá kết quả môn Thể dục . Yêu cầu biết được khái quát những kiến thức , kĩ năng đã học và kết quả học tập của học sinh trong lớp . Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức “ Yêu cầu chơi chủ động , tích cực .
B/ Địa điểm phương tiện : -Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập .
 C/ Lên lớp :
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
 1.Bài mới:
 a/Phần mở đầu :
-G v nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . 
-Đứng tại chỗ vỗ tay , hát 
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 200 – 300 m 
-Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp.
 b/ Phần cơ bản :
* Tổng kết đánh giá kết quả học tập môn thể dục .
- Giáo viên đánh giatóm tắt các kiến thức , kĩ năng đã học trong các phần : Đội hình đội ngũ , thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản , bài thể dục phát triển chung và trò chơi vận động .
- Mỗi phần mời hai em lên biểu diễn 
- Biểu dương những học sinh tích cực luyện tập đạt kết quả cao nhắc nhớ những em chưa hoàn thành động tác cần tiếp tục luyện tập thêm để đạt mức hoàn thành . 
*Chơi trò chơi : “Lò cò tiếp sức “.
-Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để học sinh nắm .
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
-Lần lượt một vài nhóm ra thực hiện chơi thử một lượt . Sau đó cho chơi chính thức 
-Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui .
 c/Phần kết thúc:
-Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
-Đi chậm xung quanh vòng tròn hít thở sâu .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân . 
1 phút
2 phút 
2 phút
14 phút 
6 phút
2phút
2phút
-Đội hình hàng ngang 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
- Đội hình vòng tròn 
 GV
Buổi chiều:
Luyện tiếng Việt
 A/ Yêu cầu: - HS làm đúng BT phân biệt vần dễ lẫn, mở rộng vốn từ "Nghệ thuật" ...
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động cảu thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào các chữ in nghiêng dưới đây:
- Vững chai, bơi trai; ngương cửa, ngất ngương; trầm bông, bông nhiên.
- Ki niệm, ki lưỡng ; mi mãn, tỉ mi ; đói la, nước la ; nha nhớt, nha nhặn. 
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau: 
 Vươn mình trong gió tre đu
 Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
 Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
 Tre xanh không đứng khuất mình trong râm
 Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
 Thương nhau tre không ở riêng
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
 Nguyễn Duy
a) Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa 
b) Biên pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam ?
Bài 3: Dùng câu hỏi Vì sao? Để hỏi cho bộ phận câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây:
 Chiếc gối của em
Hồi em học lớp hai, một hôm giờ thủ công cô giáo thông báo:
- Mỗi em tự làm lấy một cái gối con lau bảng để nộp chấm điểm.
Em lo sợ quá, vì việc khéo tay này phải có sự chỉ bảo của mẹ mà ... em thì không có mẹ.
Đến giờ nộp gối chấm điểm, em xấu hổ và tủi thân úp mặt xuống bàn mà khóc, vì quanh em các bạn cười nhạo ...
 Theo Võ Thị Kim Ánh
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm BT vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
 - Vững chãi, bơi trải ; ngưỡngg cửa, ngất ngưởng; trầm bổng, bỗng nhiên.
- Kỉ niệm, kĩ lưỡng ; mĩ mãn, tỉ mỉ ; đói lả, nước lã ; nhả nhớt, nhã nhặn. 
a) Những từ ngữ trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa là:
- vươn mình, đu, hát ru.
- yêu nhiều, không đứng khuất
- thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu
- thương nhau, không ở riêng
b) Biên pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được các phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam: chịu đựng gian khổ, tràn đầy yêu thương, đoàn kết chở che nhau ...
- Vì sao em lo sợ ? (Vì sao bạn Kim Ánh lo sợ ?)
- Vì sao em xấu hổ và tủi thân ? (Vì sao bạn Kim Ánh xấu hổ và tủi thân ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 3135 ca ngay cuc hayTho.doc