Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Tiếp tục củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.

- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.

- Tự tin, hứng thú trong học toán.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Một số tờ giấy bạc loại: .

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 * Hoạt động 1: Thực hành.

+) Bài 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài.

- Để biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất làm như thế nào?

- Yêu cầu học sinh trả lời miệng: Ví nào nhiều tiền nhất? Ví nào ít tiền nhất? Vì sao?

+) Bài 2:

- Nêu yêu cầu của bài.

- Giáo viên tổ chức trò chơi cho 3 đội chơi tương ứng với nội dung bài.

+) Bài 3:

- Yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm đôi: 1 học sinh hỏi và 1 học sinh trả lời nội dung bài tập.

- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.

+) Bài 4:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề toán => làm bài vào vở.

 10.000 đồng.

 6700 đồng + 2300 đồng ? đồng

* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự.

- Đọc yêu cầu bài toán.

- Xác định số tiền trong mỗi ví.

- So sánh kết quả tìm được.

- Hs nêu.

- Học sinh nêu.

- Ba đội chơi trò chơi - 1dãy/ đội. Đội nào chọn nhanh và đúng => thắng cuộc.

- Học sinh làm việc theo nhóm đôi => trình bày trước lớp.

- Đọc đề toán.

- Phân tích bài toán.

- Trình bày bài vào vở.

- Chữa bài, nhận xét.

- Hs theo dõi.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1263Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Sáng
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 126: Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Một số tờ giấy bạc loại: .
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
 * Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Để biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh trả lời miệng: Ví nào nhiều tiền nhất? Ví nào ít tiền nhất? Vì sao?
+) Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên tổ chức trò chơi cho 3 đội chơi tương ứng với nội dung bài.
+) Bài 3:
- Yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm đôi: 1 học sinh hỏi và 1 học sinh trả lời nội dung bài tập.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
+) Bài 4:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề toán => làm bài vào vở.
 10.000 đồng.
 6700 đồng + 2300 đồng ? đồng
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự.
- Đọc yêu cầu bài toán.
- Xác định số tiền trong mỗi ví.
- So sánh kết quả tìm được.
- Hs nêu.
- Học sinh nêu.
- Ba đội chơi trò chơi - 1dãy/ đội. Đội nào chọn nhanh và đúng => thắng cuộc.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi => trình bày trước lớp.
- Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
- Trình bày bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 26: Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 26: ôn chữ hoa: T.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa T thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Tân Trào ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ : 
 Sầm Sơn.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
D, N, T.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :D, N, T.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
D, N, T.
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu về: Tân Trào 
- Yêu cầu hs viết: Tân Trào.
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu, viết bảng con: Dù, Nhớ, Tổ.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
-Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: T.
+1 dòng chữ: D, N.
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa: T.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa T thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Tân Trào ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: T.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: T. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: T.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
BD tiếng việt 
Ôn: Nhân hoá. Cách đặt câu và trả lời câu hỏi: Vì sao?
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về biện pháp nhân hoá và ôn luyện về câu hỏi Vì sao?
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những hình ảnh nhân hoá. Đặt và trả lời được câu hỏi: Vì sao?
- Giáo dục tính tự giác làm bài cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- hoc:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện tập. 
* Hoạt động 1: Luyện tập:
a) Yêu cầu HSTB - Y làm các bài tập sau:
+) Bài 1: Tìm những từ ngữ nhân hoá trong bài thơ: " Ngày hội rừng xanh" 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Gọi 2 nhóm trả lời.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao trong các câu sau:
a- ở miền Bắc, về mùa đông, trời giá lạnh vì có gió đồng bắc thổi về.
b- Đội bóng đó thắng vì có nhiều cầu thủ giỏi.
c- Hôm nay em bị điểm kém vì lười học.
- Gọi 2 hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét. 
b) Yêu cầu HS K- G làm thêm bài tập: 
+) Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau:
 a- Vì sao Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù?
b- Vì sao nhân dân ta lại lập đền thờ Trần Quốc Khái?
c- Vì sao em phải chuyên cần?
- Yêu cầu học sinh trả lời cho các câu hỏi: Vì sao? trong các câu trên. 
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Củng cố- dặn dò:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Dặn Hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập.
- Hs thảo luận nhóm( 2 nhóm).
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hs thực hiện.
a- ở miền Bắc, về mùa đông, trời giá lạnh vì có gió đồng bắc thổi về.
b- Đội bóng đó thắng vì có nhiều cầu thủ giỏi.
c- Hôm nay em bị điểm kém vì lười học.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh giỏi nêu yêu cầu.
- Hs làm nháp, chữa bài.
- Hs theo dõi.
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 127: Làm quen với thống kê số liệu.
I- Mục tiêu: 
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
- Giáo dục hs tính tự giác khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 134.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu.
+ Gọi hs đọc đề toán.
- Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh trong sách giáo khoa.
- Bức tranh nói về điều gì?
- Yêu cầu học sinh nêu chiều cao của mỗi bạn và các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy.
- Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy?
- Dãy số liệu trên có mấy số?
+ Yêu cầu học sinh đọc chiều cao của từng bạn.
- Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
- Yêu cầu học sinh lên bảng ghi tên bốn bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách: Anh, Phong, Ngân, Minh.
* Hoạt động 3: Thực hành. 
+) Bài 1:- Gọi hs nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 1 học sinh hỏi và 1 học sinh trả lời theo các câu hỏi SCK.
- Gọi 1 vài nhóm lên trình bày.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán.
- Yêu cầu học sinh trình bày miệng bài tập.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 3, 4: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài, làm vào vở => trình bày bài trước lớp.
- Gv nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ dạng toán để vận dụng làm bt tương tự.
- Học sinh quan sát tranh.
-...bức tranh minh hoạ chiều cao của mỗi bạn.
- Học sinh đọc chiều cao của từng bạn.
-...số thứ nhất.
-... bốn số.
- Hs đọc.
- 2 học sinh ghi bảng, lớp nhận xét.
- 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi-một học sinh hỏi một học sinh trả lời.
- 2 nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- 2 học sinh đọc bài toán.
- Học sinh trình bày miệng.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào vở. 
- 4 hs lên trình bày câu hỏi và câu trả lời trước lớp.
- Học sinh theo dõi.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: du ngoạn, khóm lau, vây màn,...
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:- Hiểu các từ mới: du ngoạn, hiển linh, bàng hoàng,...
- Hiểu nội dung của truyện: Chử Đồng Tử không những là người có hiếu với cha mẹ mà còn có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và các tranh, hs kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài tập đọc nào?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV nhận xét chung.
B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
(+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: du ngoạn, hiển linh, bàng hoàng,... 
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 để: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?
+ Gọi 1 hs đọc to đoạn 2.
- Cuộc gặp gỡ giữa Tiên dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
- Vì sao công chúa lại kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
+ Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời: 
-  ... cặp lên thi kể trước lớp.
- GV cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Em học được điều gì qua câu chuyện này? 
- Dặn HS luyện đọc tốt, kể thuộc câu chuyện.
________________________________
tự học
Hoàn thành bài tập toán.
I- Mục tiêu:
- Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong 2 ngày tiếp theo.
- Hs nắm chắc kiến thức về bài toán liên quan đến thống kê số liệu.
- Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC: 
- Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Các em đã được học những dạng thống kê số liệu nào? Cho ví dụ cụ thể.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong 2 ngày:
* Hs trung bình, yếu: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang 48 ). Hs điền: a) 140 học sinh, khối Hai; b) 40 học sinh.
+) Bài 1 ( VBT trang 49 ). Đs: a)100, b) 104, c) 109, d) 11 số, e) 11 số.
+) Bài 2 ( VBT trang 49 ). Hs điền số thích hợp vào bảng thống kê số liệu.
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 2 ( VBT trang 48). Hs điền số thích hợp vào bảng thống kê số liệu.
+) Bài 3( VBT trang 48). Hs điền số thích hợp vào bảng thống kê số liệu.
+) Bài 3( VBT trang 49 ). Hs điền số thích hợp vào bảng thống kê số liệu.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục ATGT; Sinh hoạt văn nghệ chào mừng 26/ 3. 
I- Mục tiêu:
- Giúp Hs hiểu được tầm quan trọng của người tham gia giao thông an toàn và ý nghĩa của ngày 26/3.
- Hát múa về chủ đề Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Học sinh thuộc các bài hát về chủ đề trên, biết hát đúng giai điệu, biểu diễn phù hợp.
- Gd ý thức phấn đấu tiếp bước lên đoàn của các em thông qua nội dung bài hát.
II- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Lớp hát 1 bài về đoàn (Tiến lên đoàn viên ).
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
a- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 1 số câu hỏi có nội dung nói về ATGT:
- Em hãy nêu những qui định của giao thông đối với đường bộ, đường thuỷ, đường sắt
- Để đảm bảo ATGT, người tham gia giao thông cần phải thực hiện những gì khi đi trên những tuyến đường đó?
- Em hãy nêu những việc mình đã làm góp phần vào việc giữ gìn ATGT nơi địa phương em.
- Giáo viên nhận xét- bổ sung.
- Gv nêu lại 1 số qui định về ATGT (Sách ATGT).
b, Em hãy nêu những bài hát có nội dung ca ngợi Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà em biết. 
- Trong số những bài hát đó em thuộc những bài hát nào?
- Gv tổ chức cho hs biểu diễn bài hát đó ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó => gd ý thức phấn đấu lên đoàn của hs 
* Hoạt động 3: Giao việc.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh tiếp tục thực hiện tốt Luật ATGT và sưu tầm 1 số bài hát ca ngợi về Đoàn.
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 130: Kiểm tra định kì ( giữa kì 2 ).
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra về cách xác định số liền trước, liền sau, đổi số đo độ dài, nhận ra góc vuông.
- Học sinh biết vận dụng vào giải toán.
- GD ý thức tự giác làm bài.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
* Đề bài:
A- Phần 1: Mỗi bài dưới đây có các câu trả lời: A, B, C, D hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời em cho là đúng.
1) Số liền sau của số 7529 là:
A. 7528; B. 7519; C. 7530; D. 7539.
2) Trong các số 8572; 7285; 8752; 7852 số lớn nhất là:
A. 8572; B. 7852; C. 7285; D. 8752.
3) Trong cùng 1 năm ngày 27 tháng 3 là thứ năm, vậy ngày 5 tháng 4 là:
A. thứ tư; B. thứ năm; C. thứ sáu; D. thứ bẩy.
4) Số góc vuông trên hình vẽ là:
A. 2; B. 3; C. 4; D. 5.
5) 2m 5cm =.cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 7; B. 25; C. 250; D. 205.
B- Phần 2: Làm các bài tập sau: 
1) Đặt tính rồi tính:
5739 + 2446; 4782 + 946; 1928 x 3; 8970 : 6.
2) Có 3 ô tô, mỗi ô tô chở 2205 kg rau. Người ta đã chuyển đi 4000 kg rau từ các ô tô đó. Hỏi còn bao nhiêu kg rau chưa chuyển được chuyển xuống từ 3 ô tô trên?
- Yêu cầu hs làm bài.
- Gv thu về chấm.
* Biểu điểm:
A- Phần 1: 5 điểm( Mỗi chỗ khoanh đúng được 1 điểm ).
B- Phần 2: 5 điểm( Bài1: Làm đúng được 2 điểm; Bài 2: Làm đúng được 3điểm ).
______________________________
Chính tả(Nghe -viết )
Bài viết: Rước đèn ông sao.
I- Mục tiêu: 
- Nghe- viết từ đầu đến"nom rất vui mắt "trong bài: Rước đèn ông sao. Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm dễ lẫn r/gi/d 
- HS viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC:- GV gọi 2 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS.
B - Bài mới:
1 - GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe - viết: 
a) Chuẩn bị :- GV đọc đoạn văn.
- Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào?
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv nhận xét.
b) Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+BT2a: Treo bảng phụ
-Tìm tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng r, d, gi.
- Gọi đại diện các nhóm lên dán kết quả.
- GV nhận xét nhóm nào tìm được nhiều từ nhất và đúng thì đạt giải nhất.
4- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét về chính tả. 
- Dặn HS rèn chữ đẹp. 
- HS khác viết bảng con: dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- quả bưởi, 1 nải chuối Ngự
- Những chữ đầu câu, 
- HS viết ra bảng con từ khó, dễ lẫn.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- Hs nêu yêu cầu, hs trong các nhóm tìm tên các đồ vật con vật và ghi vào tờ giấy khổ to.
- Lớp nhận xét bình chọn.
- Hs theo dõi.
____________________________
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Chị ong nâu và em bé. Nghe nhạc.
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 26: Kể về một ngày hội.
I- Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nói: Học sinh biết kể về 1 ngày hội theo các gợi ý lời kể tự nhiên, rõ ràng.
- Rèn kĩ năng viết: Viết được điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn.
- GD ý thức tôn trọng lễ hội riêng của mỗi vùng, miền trong đất nước. 
II- Đồ dùng dạy- học:- 2 bức ảnh lễ hội trong SGK phóng tovà câu hỏi gợi ý.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: 
- Gọi 2 hs kể về quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 2 bức tranh. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
+) Bài 1:- Gv gọi 2 Hs nêu yêu cầu của bài.
- Em chọn kể về lễ hội nào?
- Giáo viên hỏi lần lượt từng câu gợi ý.
- Yêu cầu 1 học sinh khá giỏi lên kể mẫu.
- Yều cầu học sinh kể theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện từng nhóm lên kể về ngày hội mà mình chọn.
+) Bài 2:
- Gv nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh trình bày những điều vừa kể vào vở.
* Khi viết cần lưu ý cách dùng từ, câu và dấu câu.
- Yêu cầu 8 học sinh đọc bài viết của mình.
3- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh cần có ý thức giữ gìn và tôn trọng các lễ hội.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài. 
- Hs nêu.( có thể chọn: hội Gióng, Đền Kiếp Bạc,).
- Học sinh trả lời.
- 1 học sinh kể mẫu, lớp nhận xét bài kể của bạn.
- Học sinh kể theo nhóm đôi: một em kể em kia nghe, bổ sung và ngược lại.
- Đại diện nhóm lên kể trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh xác định yêu cầu của bài.
- Học sinh viết bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung bài viết của bạn.
- Hs theo dõi, thực hiện.
_________________________________
Chiều 
BD Tiếng Việt
Luyện tập cách đặt câu với từ chỉ lễ hội. Thi kể về một ngày lễ hội.
I - Mục tiêu: 
- Biết đặt câu với từ chỉ lễ hội, luyện kể về lễ hội thông qua hình thức thi kể.
- Lời kể ro ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Có hiểu biết về những lễ hội của 1 số địa phương.
II- Đồ dùng- dạy học: - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Ôn tập cách đặt đặt câu với từ chỉ lễ hội.
* BT1: Tìm một số từ chỉ lễ hội. Hãy đặt 1 câu với mỗi từ đó.
- Yêu cầu học sinh làm VBT
- Gọi 1 số hs nêu miệng từ, câu của mình đã tìm.
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
* BT2: Dành cho hs khá giỏi: Yêu cầu học sinh đặt 3 câu.
- GV gọi 2 em lên viết câu.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn đặt câu hay.
B- Thi kể chuyện: Căn cứ vào bài tập làm văn buổi sáng, gv cho hs thi kể về 1 ngày hội.
- Yêu cầu hs kể theo nhóm đôi.
- Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh yếu kể được về 1 ngày hội.
- Gọi 5 hs thi kể.
- Yêu cầu lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
C- Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Nhắc nhở hs tiếp tục tìm hiểu về lễ hội. 
- Hs nêu yêu cầu.
 - Học sinh nêu miệng từ, câu của mình. VD: hội ChọiTrâu, hội Lim,
- Em ao ước được đến thăm hội Lim ở Bắc Ninh.
- HS ghi các câu ra giấy.
- 2 em lên bảng
- HS dựa vào bài chuẩn bị trước kể theo nhóm đôi.
- HS thi kể.
- Hs nêu.
___________________________________
Thể dục
Nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 26. Phương hướng tuần 27.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 26:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2. Cá nhân: Nhung, Sơn, Thoan, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hoá, Chuyên, Nam.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp,TB,
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: M, TDGG
- Nhắc nhở về việc hưởng ứng đợt thi đua chào mừng ngày 26/ 3 của lớp: 
+ Thực hiện tốt các nề nếp.
+ Nâng cao chất lượng học tập, hoàn thành các khoản thu nộp kì II.
+ Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, vs do đoàn đội phát động.
+ Tích cực ôn tập các môn học để thi giữa kì II đạt kết quả cao.
4- Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Đoàn, Đội.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc