Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

 - Củng cố cách viết chữ viết hoa D, Đ thông qua bài tập ứng dụng.

 + Viết tên riêng : "Kim Đồng ” bằng cỡ chữ nhỏ.

 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:

 Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.

- Hs viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.

- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Mẫu chữ.

 - Bảng con.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Sáng
Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết : Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
- Luyện tập về tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Hs biết vận dụng tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số vào giải toán.
- Hs tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con, bảng phụ. 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Nêu cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. Em hãy cho ví dụ cụ thể.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gv ghi lên bảng: 
a) Tìm 1/2 của: 12 cm, 18 kg, 10 lít.
b) Tìm 1/6 của: 24 m, 30 giờ, 54 ngày.
- Gọi 6 em lên làm.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Gv nêu đề bài.
- Bài cho biết gì ? Hỏi gì? 
- Muốn biết Vân đã tặng bạn bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào?
- Gọi 1 em lên bảng chữa bài.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3: Gọi hs đọc đề.
- Bài cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn tìm số hs đang bơi của lớp 3A ta làm ntn?
- Yêu cầu hs làm vào vở 1 em lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
+) Bài 4:- Gv treo bảng phụ.
- Đã tô màu vào 1/5 số ô vuông của hình nào? Vì sao em biết?
- 2 hình còn lại thì tô màu vào 1/ mấy số ô vuông?
- Lớp nêu, 1 em lên làm.
- Hs làm bảng con. Đs:
a) 6 cm, 9 kg, 5 lít.
b) 4 m, 5 giờ, 9 ngày.
- Hs theo dõi.
- 1 hs nêu lại.
- Vân làm 30 bông hoa, tặng bạn 1/6 số hoa. Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa?
- Lấy 30 : 6 = 5( bông hoa).
- Hs giải vào vở, chữa bài.
- 1 em đọc đề, lớp theo dõi.
- Có 28 hs, trong đó có 1/4 số Hs là hs lớp 3A đang bơi. Hỏi có bao nhiêu hs lớp 3A đang bơi.
- Lấy 28 : 4 = 7 ( bạn ).
- Hs giải vào vở, chữa bài.
- Hs quan sát.
- Đã tô màu vào 1/5 số ô vuông của hình 2, 4....
- H1 đã tô 1/10 số ô vuông.
- H3 đã tô 1/2 số ô vuông.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs ghi nhớ để vận dụng làm bài.
- Hs nêu.
______________________________
Mĩ thuật
Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
ôn chữ hoa: D, Đ.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa D, Đ thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : "Kim Đồng ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: 
 Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- Hs viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu chữ.
 - Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Gọi hs lên bảng viết: Ch, Chu Văn An.
- Gv nhận xét, cho điểm.
- 2 Hs lên bảng viết từ. Hs dưới lớp viết vào bảng con.
B- Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài. 
- Gv treo chữ mẫu.
- Chữ D, Đ cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét? 
- Gv viết mẫu + nhắc lại cách viết từng chữ.
D, Đ, H, K.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
- HS tìm : D, Đ, H, K.
- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 1 nét.
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
 D, Đ, H, K.
b) Viết từ ứng dụng : 
- Gv đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu về: Kim Đồng 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Kim Đồng 
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- Gv giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu, viết bảng con: Dao, sắc.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở t thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:
+1 dòng chữ: D
+1 dòng chữ: Đ, H.
+2 dòng từ ứng dụng.
+5 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 11: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
I- Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết:
- Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể ra được cách đề phòng 1 số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. 
- GD ý thức giữ vệ sinh cơ thể.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Các hình trong SGK trang 24, 25.
- Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
+) Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
+) Cách tiến hành:
- Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Giúp cho cơ quan bài tiết nước tiểu luôn sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng.
+) KL: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết để tránh bị nhiễm trùng.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
+) Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng 1 số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
+) Cách tiến hành: - Gv cho hs quan sát H25.
- Yêu cầu hs quan sát theo cặp và trả lời:
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu chúng ta phải làm gì?
- Em đã làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu cách giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Dặn hs thường xuyên vệ sinh thân thể
- Các bạn đang tắm rửa, thay quần áo, uống nước và đi tiểu tiện.
- Tránh bị viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Phải tắm rửa thường xuyên, thay quần áo đặc biệt là quần lót.
- Hs nêu.
- Hs nêu.
_____________________________
Thể dục
Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Tiếng Việt ( T )
Tiết : Luyện viết chữ hoa D, Đ.
I- Mục tiêu: 
 - Tiếp tục củng cố lại cách viết chữ viết hoa D, Đ. 
 + Viết tên riêng: Kim đồng bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: 
 Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- Hs viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Vở tập viết, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: D, Đ.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: D, Đ.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: D, Đ.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết nghiêng, hs trung bình, khá viết chữ đều, thẳng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2006
Toán
Tiết :Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
I- Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép chia số có 2 cs cho số có 1 cs chia hết ở các lượt chia. Củng cố về tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Hs thực hiện chia thành thạo.
- Gd ý thức tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs thực hiện phép chia 96 : 3 = ?
- Gv viết phép chia lên bảng.
- Đây là phép chia như thế nào?
- Gv hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép chia: 
96
9
3
32
 06
 6
 0
- Muốn chia 1 số có 2 cs cho số có 1 cs ta làm ntn?
* Hoạt động2: Luyện tập.
+) Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Gv chép các phép tính lên bảng.
48
4
 84
2
 66
6
 36
3
- Yêu cầu hs tính ra bảng con, chữa bài.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2:- Gv ghi bảng: Tìm 1/3 của 69 kg, 36 m, 93 lít.
- Yêu cầu hs thi tìm nhanh đáp án.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3: Gv nêu đề bài.
- Bài cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết xem mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam ta làm như thế nào?
- Yêu cầu hs giải vào vở, gv chấm, chữa bài.
*Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách thực hiện phép chia số có 2 cs cho số có 1 cs.
- Dặn hs ghi nhớ, vận dụng vào giải toán.
- Hs theo dõi.
- Phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Hs nhắc lại cách chia:
* 9 chia 3 được 3, viết 3.
3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
* Hạ 6, 6 chia 3 được 2, viết 2.
2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
- Đặt tính, rồi chia lần lượt từ trái qua phải.
- Hs đọc các phép tính.
- Hs làm bảng con. Đs: 12, 42, 11, 12.
- 2 Hs nêu yêu cầu.
- 3 nhóm, mỗi nhóm cử 3 em thi tính nhanh. Đs:23 kg, 12 m, 31 lít.
- Hs theo dõi.
- Mẹ hái được 36 quả cam, mẹ biếu bà 1/3 số cam.
- Mẹ đã biếu bà ? quả cam.
- Lấy 36 : 3 = 12 ( quả cam ).
- Hs làm, chữa bài.
- Hs nêu.
____________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Bài tập làm văn.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng: Cô- li- a, loay hoay, lia lịa, làm văn.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật " tôi " với lời người mẹ.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn. Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. 
- Hiểu lời khuyên: Lời nói của người hs phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự câu chuyện và kể lại được 1 đoạn câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Cuộc họp của chữ viết và nói rõ lí do vì sao em thích?
- Gv nhận xét, cho điểm.
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) Gv đọc toàn bài.
- Gv cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu:- Gv ghi: Cô- li- a, 
- Gv yêu cầu Hs đọc nối tiếp câu.
- Gv nhận xét, sửa sai.
+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, Gv nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ Gv kết hợp giải nghĩa từ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn. 
+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - Gv yêu cầu hs đọc theo cặp.
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, 2.
- Nhân vật xưng “ tôi” trong truyện này tên là gì? 
- Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào?
- Vì  ... toàn khi lao động.
c- Hs thực hành:
- Các tổ lần lượt thực hiện công việc của tổ mình.
- Tổ trưởng theo dõi, đôn đốc các bạn thực hiện.
- Gv theo dõi, nhắc nhở hs hoàn thành.
3- Củng cố- dặn dò: 
- Tập trung hs, nhắc hs vệ sinh chân, tay.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc Hs chăm lao động.
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006
Toán
Tiết :Luyện tập. 
 I- Mục tiêu:
- Củng cố nhận biết về phép chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
- Hs thực hiện chia thành thạo và biết vận dụng để giải bài toán có liên quan.
- Gd học sinh tính tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTB:
- Thế nào được gọi là phép chia hết, phép chia có dư?
- Em hãy thực hiện phép chia sau: 9 : 3; 25 : 5; 9 : 2.
- Trong các phép chia trên, em thấy phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào có dư.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
+) Bài 1: Tính.
- Gv ghi bảng phép chia: 17 : 2; 35 : 4; 42 : 5; 58 : 6.
- Yêu cầu hs làm bảng con, gọi 2 hs làm bảng lớp, chữa bài.
- Em hãy nêu đặc điểm của số dư trong phép chia.
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính.
a) 24 : 6; 30 : 5; 15 : 3; 20 : 4.
b) 32 : 5; 34 : 6; 20 : 3; 27 : 4.
- Yêu cầu hs thực hiện tính, chữa bài.
- Trong các phép chia trên, phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia có dư.
+) Bài 3: Gv gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu Hs tóm tắt và giải bài toán.
- Gv chấm 1 số bài, nhận xét.
+) Bài 4:- Trong các phép chia có dư, với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia đó là mấy? Hãy khoanh vào trước câu trả lới đúng.
- Tại sao 3 không phải là số dư lớn nhất của những phép chia cho 3?
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
- Nêu đặc điểm của số dư trong phép chia có dư.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài học, vận dụng vào làm bài tập.
- 2 Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bảng con, chữa bài. Đs: 8(dư 1); 8(dư 3); 8(dư 2); 9(dư 4).
- Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Hs đặt tính, tính.
- 4 Hs lên bảng, chữa bài. Đs:
a- 4, 6, 5, 5.
b- 6(dư 2); 5(dư 4); 6(dư 2); 6(dư 3).
- Các phép chia ở phần a là phép chia hết, ở phần b là phép chia có dư.
- Hs đọc đề bài.
-...có 27 Hs trong đó 1/ 3 là Hs giỏi.
-...lớp có bao nhiêu Hs giỏi?
- Hs giải bài toán. Đs: 9 học sinh.
- Trong các phép chia có dư, với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia đó là 2...
- Vì 3 còn chia cho 3 được 1 lần nữa.
- Hs nêu.
______________________________
Âm nhạc
Tiết : Ôn tập bài hát: Đếm sao. Trò chơi: Âm nhạc.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Nghe- viết )
Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học.
I- Mục tiêu: 
- HS viết đoạn 3 trong bài:“ Nhớ lại buổi đầu đi học”. Và phân biệt chính tả phụ âm s/ x.
- HS viết đúng chính tả, phân biệt đúng chính tả phụ âm s/ x.
- Gd ý thức trình bày VSCĐ cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC:- Gv gọi 2 Hs viết bảng lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- GTB: - Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn Hs nghe - viết: 
a) Chuẩn bị:- Gv đọc bài chính tả.
- Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
- Trong bài có chữ nào cần viết hoa?
- Tìm trong những chữ em cho là khó viết. 
- Gv hướng dẫn hs viết chữ khó:đứng nép, rụt rè, ngập ngừng, cảnh lạ.
- Yêu cầu hs viết bảng con: đứng nép, rụt rè, ngập ngừng, cảnh lạ.
b) Gv đọc cho Hs viết.
- Gv đọc từng câu.
- Đọc lại cho Hs soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+BT2: Gv treo bảng phụ.
 - Gọi Hs nêu yêu cầu: điền vào chỗ trống eo hay oeo.
- Gọi 1 Hs lên điền.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
+ BT3a: Gv nêu yêu cầu.
- Em hãy tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x có nghĩa:
+ Cùng với chăm chỉ.
+ Trái nghĩa với gần.
+ Nước chảy rất mạnh và nhanh.
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs rèn chữ đẹp. 
- Hs khác viết bảng con: 
 khoeo chân, xanh xao, giếng sâu.
- HS theo dõi.
- 1 Hs đọc lại.
- Bỡ ngỡ. chỉ dám đi từng bước nhẹ...
- Các chữ đầu đoạn, đầu câu.
- Hs tìm.
- Hs theo dõi.
- Hs viết bảng con.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- HS làm vào vở bài tập. 
- Hs theo dõi.
- Hs thi tìm nhanh.
+ Cùng với chăm chỉ là: siêng năng.
+ Trái nghĩa với gần là: xa.
+ Nước chảy rất mạnh và nhanh là(Chảy) xiết.
- Hs theo dõi.
________________________________
Tập làm văn 
Tiết :Kể lại buổi đầu em đi học.
I- Mục tiêu:
- Hs biết kể lại buổi đầu đi học của mình.
- Hs trình bày lưu loát, rành mạch buổi đầu đi học.
- GD ý thức chăm học cho hs.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:- Giờ TLV trước học bài gì ?
- Nêu nội dung, tiến trình của 1 cuộc họp.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: a- Bài tập 1:
+ Giúp hs xác định yêu cầu của bài. 
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập trong SGK và gợi ý về nội dung trao đổi.
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu hs nhắc lại cảm giác, tâm trạng của mình trong buổi học đầu tiên.
- Gv gợi ý: cần chú ý nói rõ về thời gian, ai dẫn em đến trường, tâm trạng của em khi đó,...
+ Yêu cầu hs kể lại cho bạn nghe buổi đầu đi học của mình theo cặp.
- Gv theo dõi giúp đỡ. 
+ Thi kể trước lớp.
- Gọi từng Hs lên thi kể lại cảm giác, tâm trạng của mình trong buổi học đầu tiên trước lớp.
- Gv tuyên dương hs kể hay nhất.
B- Bài tập 2: Gọi hs nêu yêu cầu.
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- Nhắc hs cách trình bày.
- Gọi 5- 6 hs đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
3) Củng cố- Dặn dò:
- Khen ngợi những cá nhân làm bài tập tốt. 
- Nhắc Hs rèn luyện khả năng kể chuyện.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yc của bài, lớp theo dõi.
- Hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Các cặp thảo luận.
- Từng hs lên kể.
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc đề bài.
- Viết lại những điều em vừa kể trong bài tập 1 thành 1 đoạn văn ngắn.
- Hs viết bài.
- 5, 6 Hs đọc bài viết, lớp nhận xét.
- Hs theo dõi.
_________________________________
Chiều 
 Tiếng việt ( T )
Tiết : Luyện tập so sánh. Kể lại buổi đầu đi học.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về luyện từ và câu: So sánh và tập làm văn: Kể lại buổi đầu đi học.
- Hs biết tìm sự vật, hình ảnh so sánh. Biết kể lại buổi đầu đi học.
- Gd ý thức sử dụng sự vật, hình ảnh so sánh khi viết văn.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Giờ LTVC trước học bài gì?
- Gọi 2 hs nêu một câu có hình ảnh so sánh. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
A- Luyện tập về so sánh:
+) Bài 1: Tìm sự vật so sánh trong những câu văn dưới đây:
a- Những giọt sương đêm long lanh như những viên kim cương còn đọng trên lá cỏ.
b- Mặt trăng giống như lưỡi liềm.
c- Mẹ về như nắng mới.
+ Gọi Hs lên bảng chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 2: Tìm từ ngữ so sánh trong BT1.
- Gv nhận xét.
B- Luyện kể lại buổi đầu đi học:
- Gv cho hs kể theo nhóm 4.
- Gọi 1 vài nhóm lên thi kể cho cả lớp nghe.
- Gv cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
3) Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào bài tập tương tự.
- Hs theo dõi.
- Hs tìm và gạch chân dưới những sự vật so sánh: 
a- Những giọt sương đêm long lanh như những viên kim cương còn đọng trên lá cỏ.
b- Mặt trăng giống như lưỡi liềm.
c- Mẹ về như nắng mới.
- Hs nêu miệng.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs kể theo nhóm 4.
- Đại diện 1 số hs lên thi kể.
- Hs nhận xét, bình chọn.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Toán ( t )
Tiết 4: Luyện phép chia hết, phép chia có dư.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về phép chia hết, phép chia có dư.
- Hs biết tìm thương, số dư.
- Hs có ý thức học tập.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Gọi hs đọc thuộc bảng chia 5, 6.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
- Yêu cầu HSTB - Y làm bài tập 1, 2, 3.
+) Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a- 54 : 6 48 : 2 96 : 3.
b- 31 : 5 31 : 4 38 : 5.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Tìm thương, số dư trong phép chia sau:
a- 80 : 4 45 : 5 48 : 6.
b- 52 : 6 19 : 2 39 : 4.
- Gv cho hs lên thực hành, gv nhận xét.
+) Bài 3: ( Dành thêm cho Hs khá, giỏi ).
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Trong các phép chia có dư với số chia là 6, số dư lớn nhất của phép chia đó là:
A- 1, B- 2, C- 3, D- 4, E- 5.
- Gọi hs chữa bài.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập.
- 7 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Hs lần lượt thực hành.
- Hs làm bảng con. Đs: 
a- 9, 24, 32. 
b- 6 ( dư 1 ), 7 ( dư 3 ), 7 ( dư 3 ).
- Hs thực hiện, lớp nhận xét. Đs: 
a- Thương là 20 ( dư 0 ), 9 ( dư 0 ), 8 ( dư 0 ).
b- Thương là 8 ( dư 4 ), 9( dư 1 ), 9(dư 3).
- Hs làm bảng con.
Khoanh vào đáp án E.
- Hs nêu.
________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 6. Phương hướng tuần 7.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 6:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Sơn, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hải Nam, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ.
- Cử 4 bạn tham dự đại hội Liên đội trong đó Nhung trúng cử vào BCH Liên đội.
- Nhắc nhở Hs:
+ Thực hiện tốt các nề nếp học tập, nhất là thể dục giữa giờ.
+ Nâng cao chất lượng học tập học thuộc các bảng cộng, trừ; nhân, chia.
+ Hoàn thành tiền học 2 buổi/ ngày, tiền nha học đường,...
+ Tiếp tục đăng kí tham gia bảo hiểm: BH thân thể- 20000 đồng.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp học bài hát: Cánh buồm tuổi thơ.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.doc