Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- HS tự lập và học thuộc bảng nhân 7.

- Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân. Hs vận dụng vào giải toán.

- Hs tự giác học bài.

II- Đồ dùng dạy- học:

- 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.

III- Các hoạt động dạy- học:

* Hoạt động 1: KTBC:

- Gọi hs đọc thuộc bảng nhân 6.

- Gv nhận xét, cho điểm.

* Hoạt động 2: Lập bảng nhân 7.

+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.

- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn?

- 7 được lấy 1 lần bằng 7, ta viết 7 x 1= 7.

+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 2 tấm bìa có 7 chấm tròn.

- 7 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy chấm tròn?

- 7 được lấy 2 lần ta viết có thể viết ntn? Đọc ntn?

+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 3 tấm bìa có 7 chấm tròn.

- 7 chấm tròn được lấy 3 lần bằng mấy chấm tròn?

- 7 lấy 3 lần được viết thành phép nhân ntn? Đọc ra sao?

- Gọi Hs đọc lại 3 phép nhân: 7 x1; 7 x 2; 7 x 3.

- Em có nhận xét gì về 3 tích trên?

- Dựa vào đó, em hãy lập tiếp bảng nhân 7.

- Gọi Hs lên bảng điền tiếp các phép nhân còn lại. Luyện đọc thuộc bảng nhân 7 theo hình thức che bớt, xoá dần các tích.

* Hoạt động 3: Luyện tập.

+) Bài 1: Gv nêu yêu cầu.

- Yêu cầu Hs nhẩm và ghi kết quả vào bảng con.

- Gv nhận xét.

+) Bài 2:- Gọi hs đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết 4 tuần lễ có bao nhiêu ngày ta làm như thế nào?

- Yêu cầu Hs giải vào vở, gv chấm.

+) Bài 3:- Yêu cầu hs đếm thêm 7 và viết số thích hợp vào ô trống.

- Em có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số này?

*Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò:

- Gọi 1 Hs đọc bảng nhân 7.

- Nhận xét giờ học.

- 3 Hs đọc, lớp nhận xét.

- Hs thực hành.

- 7 chấm tròn.

- Hs đọc phép nhân.

- 14 chấm tròn.

- Viết là: 7 x 2 =14. Hs đọc.

- Hs thao tác theo.

- 21 chấm tròn.

-. Viết là: 7 x 3 = 21. Hs đọc.

- 5 Hs đọc.

- Mỗi tích liền sau sẽ bằng tích liền trước nó cộng thêm 7.

- Hs tự lập theo cách:

7 x 4 = 7 x 3 + 7 =21 + 7 = 28.

7 x 5 = 7 x 4 + 7 = 28 + 7 = 35.

- Lần lượt từng em lên bảng viết phép nhân. Hs luyện đọc thuộc.

- Hs làm bảng con, chữa bài.

- 1 đọc.

- Mỗi tuần lễ có 7 ngày.

- Lấy: 7 x 4 = 28 ( ngày ).

- Hs đếm.

-. số sau = số trước + 7.

- Hs đọc.

 

doc 25 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Sáng
Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết : Bảng nhân 7.
I- Mục tiêu: 
- HS tự lập và học thuộc bảng nhân 7.
- Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân. Hs vận dụng vào giải toán.
- Hs tự giác học bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC:
- Gọi hs đọc thuộc bảng nhân 6.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Lập bảng nhân 7.
+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn?
- 7 được lấy 1 lần bằng 7, ta viết 7 x 1= 7.
+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 2 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- 7 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy chấm tròn?
- 7 được lấy 2 lần ta viết có thể viết ntn? Đọc ntn?
+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 3 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- 7 chấm tròn được lấy 3 lần bằng mấy chấm tròn?
- 7 lấy 3 lần được viết thành phép nhân ntn? Đọc ra sao?
- Gọi Hs đọc lại 3 phép nhân: 7 x1; 7 x 2; 7 x 3.
- Em có nhận xét gì về 3 tích trên?
- Dựa vào đó, em hãy lập tiếp bảng nhân 7.
- Gọi Hs lên bảng điền tiếp các phép nhân còn lại. Luyện đọc thuộc bảng nhân 7 theo hình thức che bớt, xoá dần các tích.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+) Bài 1: Gv nêu yêu cầu.
- Yêu cầu Hs nhẩm và ghi kết quả vào bảng con.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2:- Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết 4 tuần lễ có bao nhiêu ngày ta làm như thế nào?
- Yêu cầu Hs giải vào vở, gv chấm.
+) Bài 3:- Yêu cầu hs đếm thêm 7 và viết số thích hợp vào ô trống.
- Em có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số này?
*Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
- Gọi 1 Hs đọc bảng nhân 7.
- Nhận xét giờ học.
- 3 Hs đọc, lớp nhận xét.
- Hs thực hành.
- 7 chấm tròn.
- Hs đọc phép nhân.
- 14 chấm tròn.
- Viết là: 7 x 2 =14. Hs đọc.
- Hs thao tác theo.
- 21 chấm tròn.
-... Viết là: 7 x 3 = 21. Hs đọc.
- 5 Hs đọc.
- Mỗi tích liền sau sẽ bằng tích liền trước nó cộng thêm 7.
- Hs tự lập theo cách: 
7 x 4 = 7 x 3 + 7 =21 + 7 = 28.
7 x 5 = 7 x 4 + 7 = 28 + 7 = 35.
- Lần lượt từng em lên bảng viết phép nhân. Hs luyện đọc thuộc.
- Hs làm bảng con, chữa bài.
- 1 đọc.
- Mỗi tuần lễ có 7 ngày... 
- Lấy: 7 x 4 = 28 ( ngày ).
- Hs đếm.
-... số sau = số trước + 7.
- Hs đọc.
______________________________
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái chai.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 1: ôn chữ hoa: E, Ê.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa E, Ê thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng : “Ê- đê ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Em thuận anh hoà là nhà có phúc. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Kiểm tra vở TV, bảng con.
- GV nhận xét.
- Hs mở vở Tập viết, viết bảng con:
Kim Đồng, Dao.
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Chữ E cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
E, Ê.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :E, Ê.
- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
 E, Ê.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Ê- đê. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Ê- đê.
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Em thuận anh hoà là nhà có phúc. 
- GV giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs viết bảng con: Em, là.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: E
+1 dòng chữ: Ê.
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, thực hiện.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 13: Hoạt động thần kinh.
I- Mục tiêu: Sau bài học, Hs có khả năng:
- Phân tích được các hoạt động phản xạ.
- Nêu được 1 vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong cuộc sống, thực hành 1 số phản xạ. 
- GD ý thức giữ bảo vệ sức khoẻ bản thân.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Các hình trong SGK trang 28, 29.
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
+) Mục tiêu: Phân tích được họat động phản xạ. Nêu được 1 vài ví dụ về những phản tự nhiên thường gặp trong cuộc sống
+) Cách tiến hành:
- Điều gì sẽ xảy ra khi ta va chạm vào vật nóng?
- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng?
- Hiện tượng tay ta vừa chạm vào vật nóng đã rụt ra ngay lại gọi là gì?
- Phản xạ là gì? Nêu ví dụ về phản xạ thường gặp trong cuộc sống.
- Tay ta lập tức rụt lại.
- Tuỷ sống đã điều khiển...
- Gọi là phản xạ.
- Hs nêu.
+) KL: SGK.
* Hoạt động 2: Trò chơi thử phản xạ.
+) Mục tiêu: Hs có khả năng thực hành 1 số phản xạ.
+) Cách tiến hành: + Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Thử phản xạ của đầu gối.
- Gv nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Gv dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè làm cẳng chân đó phản ứng.
- Em hãy nhận xét hiện tượng xảy ra.
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm.
+ Gv tổ chức trò chơi: Ai phản ứng nhanh.
- Hướng dẫn cách chơi.
- Yêu cầu hs chơi theo cặp.
- Nhận xét hiện tượng xảy ra.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs cần bảo vệ thân thể.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs thực hành: ngồi trên ghế cao, chân buông thõng, lớp theo dõi, nhận xét.
- Chân bật lên, co lại...
- Hs thực hành theo nhóm.
- Hs theo dõi.
- Hs chơi theo cặp.
- Hs nêu.
- Hs nêu.
_____________________________
Thể dục
Ôn đi chuyển hướng phải, trái.
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Tiếng Việt ( T )
Tiết : Luyện viết chữ hoa E, Ê.
I- Mục tiêu: 
 - Luyện cách viết chữ viết hoa E, Ê thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng : “Ê- đê ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Em thuận anh hoà là nhà có phúc. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: E, Ê.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: E, Ê.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: E, Ê.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết nghiêng, hs trung bình, khá viết chữ đều, thẳng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2006
Toán
Tiết :Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải toán. Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
- Hs thực hiện nhân thành thạo.
- Gd ý thức tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi hs lên bảng đọc thuộc bảng nhân 7.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động2: Luyện tập.
+) Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Gv chép các phép tính lên bảng.
a-7x 1=
 7x 2=
 7x 3=
b-7x2=
 2x7=
7 x 8 =
7 x 9 =
7 x 7 =
4 x 7 =
7 x 4 =
7 x 6 =
7 x 4 =
7 x 0 =
7 x 6 =
6 x 7 =
7 x 5 =
0 x 7 =
7 x10 =
3 x 7 =
7 x 3 =
5 x 7 =
7 x 5 =
- Em có nhận xét gì về các phép tính trong phần b?
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Tính.
- Gv ghi các phép tính lên bảng.
- Yêu cầu hs thi tìm nhanh đáp án.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3: Gv nêu đề bài.
- Bài cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn 5 lọ có bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào?
- Yêu cầu hs giải vào vở, gv chấm, chữa bài.
+) Bài 4: Gọi hs nêu đề bài.
- Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông? 
- Có tất cả mấy hàng?
- Vậy số ô vuông trong hình chữ nhật là bao nhiêu? Tìm bằng cách nào?
- Gv nhận xét.
+) Bài 5: Gv ghi dãy tính.
- Nêu nhận xét về từng dãy số.
+ Yêu cầu hs viết tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm.
*Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài.
- Dặn hs ghi nhớ, vận dụng vào giải toán.
- Hs thực hiện.
- Hs đọc các phép tính.
- Hs làm bảng con. Đs: 
a- 7, 14, 21; 56, 63, 49; 42, 28, 0; 35, 0, 70.
b- 14, 14; 28,28; 42,42; 21, 21; 35, 35.
- Kết quả các phép tính trong cùng 1 cột bằng nhau.
- 2 Hs nêu yêu cầu.
- 2 nhóm, mỗi nhóm cử 2 em thi tính nhanh. 
- Hs theo dõi.
- Mỗi lọ có: 7 bông hoa.
- 5 lọ như vậy có:...bông hoa?
- Lấy 7 x 5 = 35 ( bông hoa ).
- Hs làm, chữa bài.
- Hs nêu.
- Mỗi hàng có: 7 ô vuông.
- Có 4 hàng.
- Là 28 ô vuông. Lấy 7 x 4 = 28 (ô vuông ).
- Hs đọc.
- Dãy a: Số sau = số trước + 7.
- Dãy b: Số sau = số trước - 7.
- Hs làm, chữa bài. Đs: 
a- 14, 21, 28, 35, 42.
b- 56, 49, 42, 35, 28.
- Hs nêu.
____________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Trận bóng dưới lòng đường.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ: dẫn bóng, sững lại, nổi nóng, tán loạn, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới,...
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung từng nhân vật.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới: cánh phải, khung thành, đối phương, cầu thủ, bấm. 
- Nắm được cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật an toàn giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc nơi công cộng.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào câu chuyện, Hs khá giỏi biết nhập vai 1 nhân vật kể lại 1 đoạn của câu chuyện với giọng phù hợp. Còn đối với Hs trung bình, yếu không yêu cầu nhập vai nhân vật.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Ngh ... ảng nhân 7.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Lập bảng chia 7.
+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- 7 được lấy 1 lần bằng mấy?
- Gv ghi bảng: 7 x 1= 7.
- Gv chỉ vào tấm bìa: Lấy 7 chấm tròn chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm?
- Vậy 7 chia cho 7 được mấy?
=> Gv ghi bảng: 7 : 7 = 1.
+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 2 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- 7 được lấy 2 lần bằng mấy?
- Gv ghi bảng: 7 x 2 = 14.
- Gv chỉ vào tấm bìa: Lấy 14 chấm tròn chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm?
- Vậy 14 chia cho 7 được mấy?
=> Gv ghi bảng: 14 : 7 = 2.
+ Yêu cầu Hs thao tác lấy 3 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- 7 được lấy 3 lần bằng mấy?
- Gv ghi bảng: 7 x 3 = 21.
- Gv chỉ vào tấm bìa: Lấy 21 chấm tròn chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm?
- Vậy 21 chia cho 7 được mấy?
=> Gv ghi bảng: 21 : 7 = 3.
- Gọi Hs đọc lại 3 phép chia: 7 : 7; 14 : 7; 21 : 7.
- Em có nhận xét gì về cách lập các phép tính trên?
- Dựa vào đó, em hãy lập tiếp bảng chia 7.
 - Gọi Hs lên bảng điền tiếp các phép chia còn lại. Luyện đọc thuộc bảng chia 7 theo hình thức che bớt, xoá dần các số bị chia.
* Hoạt động3: Luyện tập.
+) Bài 1: Gv nêu yêu cầu.
- Yêu cầu Hs nhẩm và ghi kết quả vào bảng con.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Gv nêu yêu cầu.
- Yêu cầu Hs nhẩm và ghi kết quả vào bảng con.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3:- Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu hs ta làm như thế nào?
- Yêu cầu Hs giải vào vở, gv chấm.
+) Bài 4:- Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết có thể xếp được thành bao nhiêu hàng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu Hs giải vào vở, gv chấm.
*Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
- Gọi 1 Hs đọc bảng chia 7.
- Nhận xét giờ học.
- 3 Hs đọc, lớp nhận xét.
- Hs thực hành.
- Bằng 7.
- Được 1 nhóm.
- 7 chia cho 7 được 1.
- Hs đọc phép nhân, chia trên bảng.
- Bằng 14.
- Được 2 nhóm.
- 14 chia cho 7 được 2.
- Hs đọc phép nhân, chia trên bảng.
- Bằng 21.
- Được 3 nhóm.
- 21 chia cho 7 được 3.
- Hs đọc phép nhân, chia trên bảng.
- 5 Hs đọc.
- Dựa vào bảng nhân 7... 
- Hs tự lập theo cách: 
7 x 4 = 28 => 28 : 7 = 4.
- Lần lượt từng em lên bảng viết phép chia. Hs luyện đọc thuộc.
- Hs làm bảng con, chữa bài.
- Hs làm bảng con, chữa bài.
- 1 đọc.
- 56 hs xếp đều thành 7 hàng... 
- Lấy: 56 : 7 = 8 ( Học sinh ).
- 1 đọc.
- 56 hs xếp đều thành các hàng, mỗi hàng có 7 học sinh... 
- Lấy: 56 : 7 = 8 ( hàng).
- Hs đọc.
______________________________
Âm nhạc
Tiết : Học bài hát: Gà gáy.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Nghe- viết )
Bài viết: Bận.
I- Mục tiêu: 
- Nghe- viết 2 khổ thơ 2, 3 của bài:“ Bận ”. Và phân biệt chính tả vần en/ oen, âm ch/tr.
- HS viết đúng chính tả, phân biệt đúng chính tả vần en/ oen âm ch/tr.
- Gd ý thức trình bày VSCĐ cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC:- Gv gọi 2 Hs viết bảng lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- GTB: - Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn Hs nghe - viết: 
a) Chuẩn bị:- Gv đọc bài chính tả.
- Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- Trong bài có chữ nào cần viết hoa?
- Tìm trong những chữ em cho là khó viết. 
- Gv hướng dẫn hs viết chữ mà hs thấy khó viết.
- Yêu cầu hs viết bảng con chữ khó trên.
b) Gv đọc cho Hs viết.
- Nên bắt đầu viết từ ô nào?
- Gv đọc từng câu.
- Đọc lại cho Hs soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+BT2: Gv treo bảng phụ.
 - Gọi Hs nêu yêu cầu: điền vào chỗ trống en hay oen.
- Gọi 2 Hs lên thi điền.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen gỉ, hèn nhát.
+ BT3a: Gv nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho hs thi tiếp sức, trong 1 thời gian là 3 phút đội nào tìm được nhiều từ đúng-> đội đó sẽ thắng cuộc.
- Gv nhận xét.
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs rèn chữ đẹp. 
- Hs khác viết bảng con: 
tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi.
- HS theo dõi.
- 1 Hs đọc lại.
-...thể thơ 4 chữ.
-...các chữ đầu mỗi dòng thơ.
- Hs tìm.
- Hs theo dõi.
- Hs viết bảng con.
- Từ ô thứ ba của dòng kẻ.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- Hs làm vào vở bài tập. 
- 2 hs thi điền trên bảng lớp.
- Hs theo dõi.
- 2 đôi ( 3 em/ đội ) thi tìm nhanh từ.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Hs theo dõi.
________________________________
Tập làm văn 
Tiết :Nghe - kể: Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp.
I- Mục tiêu:
- HS nghe và kể lại câu chuyện: Không nỡ nhìn và tập tổ chức cuộc họp.
- Hs lắng nghe và kể lại được nội dung câu chuyện và biết tổ chức cuộc họp.
- Hs vận dung kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy- học:- Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Giờ TLV trước học bài gì?
- Gọi 2 hs đọc lại bài: Kể lại buổi đầu em đi học. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới : 
1) GTB : - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: a- Bài tập 1: 
- Gọi hs đọc yc của bài tập trong SGK. 
- Gv treo tranh và kể mẫu. 
- Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
- Bà cụ bên cạnh hỏi anh điều gì?
- Anh trả lời thế nào?
- Gv kể lại lần 2.
- Gọi 1 số cặp lên thi kể.
- Gv, lớp nhận xét bình chọn bạn kể đúng yc, lưu loát, chân thật.
- Chuyện này gây cười ở chỗ nào?
b- Bài tập 2: Gv nêu yêu cầu.
- Nêu trình tự tổ chức cuộc họp.
- Gv nhắc nhở hs chọn nội dung thảo luận theo tổ cho phù hợp.
- Yêu cầu các tổ tự tổ chức cuộc họp.
- Gọi đại diện từng tổ lên tập tổ chức.
- GV, lớp nhận xét bổ sung.
3) Củng cố- Dặn dò:
- Gọi 1 hs kể lại chuyện.
- Dặn hs ghi nhớ cách tổ chức cuộc họp và vận dụng vào thực tế khi cần. 
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yc của bài. 
- Hs theo dõi.
-..anh ngồi 2 tay ôm mặt.
-... cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
- Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Hs nhìn phần gợi ý và tập kể lại.
- 5 cặp thi kể chuyện.
- ở lời nói của anh thanh niên...
- 1 hs nêu.
 - Hs theo dõi.
- Hs tự tổ chức cuộc họp theo tổ.
- Hs trình bày.
- 1 hs kể.
_________________________________
Chiều 
 Tiếng việt ( T )
Tiết : Luyện tập so sánh. Kể lại chuyện: Không nỡ nhìn.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về luyện từ và câu: So sánh và tập làm văn kể lại chuyện: Không nỡ nhìn.
- Hs biết tìm sự vật, hình ảnh so sánh. Biết kể lại chuyện: Không nỡ nhìn.
- Gd ý thức sử dụng sự vật, hình ảnh so sánh khi viết văn.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Giờ LTVC trước học bài gì?
- Gọi 2 hs nêu một câu có hình ảnh so sánh. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
A- Luyện tập về so sánh:
+) Bài 1: Tìm sự vật so sánh trong những câu văn dưới đây:
a- Cô ấy có nước da trắng như tuyết.
b- Mặt trăng tròn và to như cái đĩa khổng lồ.
c- Mẹ em hiền như cô Tấm.
+ Gọi Hs lên bảng chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 2: Tìm từ ngữ so sánh trong BT1.
- Gv nhận xét.
B- Luyện kể lại chuyện: Không nỡ nhìn:
- Gv cho hs kể theo nhóm 4.
- Gọi 1 vài nhóm lên thi kể cho cả lớp nghe.
- Gv cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
3) Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào bài tập tương tự.
- Hs theo dõi.
- Hs hoàn thành bài tập buổi sáng.
- Hs tìm và gạch chân dưới những sự vật so sánh: 
a- Cô ấy có nước da trắng như tuyết.
b- Mặt trăng tròn và to như cái đĩa khổng lồ.
c- Mẹ em hiền như cô Tấm.
- Hs nêu miệng.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs kể theo nhóm 4.
- Đại diện 1 số hs lên thi kể.
- Hs nhận xét, bình chọn.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Toán ( t )
Tiết 4: Luyện bảng chia 7, giải toán: " Gấp một số lên nhiều lần ".
I- Mục tiêu: - Củng cố về chia 7, giải toán: " Gấp một số lên nhiều lần ".
- Hs thuộc bảng chia 7, biết giải toán có liên quan đến: " Gấp một số lên nhiều lần ".
- Hs có ý thức học tập.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Gọi hs đọc thuộc bảng chia 7.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
- Yêu cầu HSTB - Y làm bài tập 1, 2, 3.
+) Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a- 49 : 7 63 : 7 56 : 7.
b- 55 : 7 68 : 7 79 : 7.
- Yêu cầu hs làm, chữa bài.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Huệ cắt được 9 bông hoa, Lan cắt được nhiều gấp 3 lần Huệ. Hỏi Lan cắt được bao nhiêu bông hoa?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu hs giải bài toán, chữa bài.
+) Bài 3: ( Dành thêm cho Hs khá, giỏi ).
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Trong các phép chia có dư với số chia là 7, số dư lớn nhất của phép chia đó là:
A- 1, B- 2, C- 3, D- 4, E- 5, G- 6.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs ghi nhớ vận dụng vào làm BT.
- 5 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Hs hoàn thành bài tập buổi sáng.
- Hs lần lượt thực hành.
- Hs làm bảng con. Đs: 
a- 7, 9, 8. 
b- 7 ( dư 6 ), 9 ( dư 5 ), 11 ( dư 2 ).
- 1 Hs đọc đề bài.
- Huệ cắt được 9 bông hoa... 
- Hỏi Lan cắt được bao nhiêu bông hoa?
- Hs thực hiện, lớp nhận xét. Đs: 27 bông hoa.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bảng con, chữa bài.
Khoanh vào đáp án G.
- Hs nêu.
________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 7. Phương hướng tuần 8.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 7:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Sơn, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hải Nam, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ.
- Nhắc nhở Hs:
+ Thực hiện tốt các nề nếp học tập, nhất là thể dục giữa giờ.
+ Nâng cao chất lượng học tập học thuộc các bảng cộng, trừ; nhân, chia.
+ Hoàn thành các khoản thu nộp.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp học bài hát: Cánh buồm tuổi thơ ( Tiếp ).
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc