Giáo án Âm nhạc 4 tiết 1 đến 9

Giáo án Âm nhạc 4 tiết 1 đến 9

ôntập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc

đã học ở lớp 3

i.mục tiêu :

¯ hs ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.

¯ nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học .

ii.chuẩn bị:

1.giáo viên :

+nhạc cụ

+băng đĩa nhạc

+bảng ghi các kí hiệu nhạc hoặc dùng tranh “am nhạc lớp 3” của công ti bản đồ – tranh ảnh giáo khoa - nhà xuất bản giáo dục.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 4 tiết 1 đến 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
TIẾT 1
ÔNTẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC 
ĐÃ HỌC Ở LỚP 3
I.MỤC TIÊU : 
HS ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học .
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : 
+Nhạc cụ 
+Băng đĩa nhạc 
+Bảng ghi các kí hiệu nhạc hoặc dùng tranh “Aâm nhạc lớp 3” của Công ti Bản đồ – Tranh ảnh giáo khoa - Nhà xuất bản Giáo dục.
	2.Học sinh:
+Nhạc cụ gõ
+SGK Aâm nhạc 4, bản con , phấn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV giới thiệu sơ về chương trình học môn Aâm nhạc lớp 4.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
Ở lớp 3 các em đã được học về các kí hiệu ghi nhạc ( khuông nhạc, tên 7 nốt nhạc : đồ , rê , mi , pha ., vị trí các nốt nhạc trên khuông , các hình nốt nhạc: trắng , đen , móc đơn , lăng đen, lặng đơn ) và một số bài hát. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập , củng cố lại các kiến thức này Qua bài : Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
-GV ghi tựa bài.
b.Dạy – học bài mới 
@Nội dung 1 : Ôn tập 3 bài hát lớp 3 
*Hoạt động 1 : 
-GV chọn 3 bài hát cho HS ôn lại : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.
*Hoạt động 2: 
@Nội dung 2: Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc 
*Hoạt động 1: 
-GV đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời.
VD: Ở lớp 3 các em đã được học những kí hiệu ghi nhạc gì? Em hãy kể tên các nột nhạc . Em biết những hình nốt nhạc nào ? 
*Hoạt động 2: 
-GV cho HS tập nói tên nốt nhạc trên khuông ( dùng tay hoặc chỉ trên khuôn) 
4.Củng cố - Dặn dò:
-Cả lớp hát lại một bài hát đã ôn tập . 
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh tập ghi nhớ nốt nhạc để chuẩn bị các tiết học sau . 
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Lắng nghe.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS tập hát kết hợp một số hoạt động như gõ đệm , vận động.
-HS thảo luận trả lời . 
-Thực hiện yêu cầu . 
-HS tập viết một số nốt nhạc trên khuông ( bao gồm tên nốt, hình nốt: Vd: Son đen, Son trắng,)
Ngày tháng năm 200
TIẾT 2 
Học hát : BÀI EM YÊU HOÀ BÌNH
I.MỤC TIÊU : 
HS hát đúng và thuộc bài Em yêu hoà bình .
Qua bài hát , giáo dụccác em lòng yêu hoà bình, yêu quê hương đất nước.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : 
+Bảng phụ , tranh phong cảnh quê hương đất nước.
+Băng đĩa bài hát, nhạc cụ quen dùng.
	2.Học sinh:
+SGK Aâm nhạc 4, Vở viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV gọi 2 – 3 HS thực hiện các yêu cầu sau : 
+Nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
+Chữa 2 bài tập trong bài học trước ( gọi tên nốt nhạc bao gồm tên nốt nhạc và hình nốt , viết lên khuông một số nốt nhạc)
-GV nhận xét – đánh giá 
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-GV hát : Cờ Hoà Bình bay phất phới giữa trời xanh biếc xanh . 
Kìa đàn bồ câu trắng trắng mắt tròn xoe hiền hoà .
Đây là hai câu đầu trong bài Hoà bình cho bé mà các con đã được học ở những năm trước. Trong tiết học hôm nay Cô sẽ giới thiệu cho các con một bài hát mới cũng thuộc chủ đề “Hoà bình” đó là bài : Em yêu hoà bình do nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác .
-GV ghi tựa bài.
b.Dạy- học bài mới 
-GV cho HS nghe hát mẫu hoặc nghe băng . 
@Nội dung 1 
*Hoạt động 1 : 
-GV : gọi 1– 2 HS đọc lời ca rõ ràng , diễn cảm bài hát trong SGK.
*Hoạt động 2: 
2
4
—
— —
— —
— —
—
@Nội dung 2: 
*Hoạt động 1: 
-GV dạy hát từng câu : 
Câu hát 1: Em yêu hoà bình....Việt Nam
Câu hát 2: Yêu từng gốc đađường làng
Câu hát 3: Em yêu xóm làng.khôn lớn
Câu hát 4: Yêu những mái trườnglời ca
Câu hát 5: Em yêu dòng sôngxanh thẳm
Câu hát 6:Dòng nước êm, trôi . Phù sa
Câu hát 7: Em yêu cánh đồng hương luá
Câu hát 8: Giữa cánh đồng .bay xa.
-GV lưu ý những chỗ luyến hai nốt nhạc ở các chữ: tre, đường, yêu , xóm , rã, lắng , cánh, thơm, hương, có.
-Lưu ý chỗ đảo phách 
—
— — —
— — 
—
dòng sông hai bên bờ xanh thắm 
*Hoạt động 2: 
4.Củng cố - Dặn dò:
-GV chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm hát một câu từ câu 1 đến câu 4 , rồi tất cả cùng hát từ cầu 4 cho đến hết bài . 
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài tiết học sau . 
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-2 – 3 HS thực hiện các yêu cầu. Cả lớp quan sát nhận xét 
-Cả lớp lắng nghe.
-1– 2 HS đọc lời ca bài hát trong SGK.
-HS tập hát theo hướng dẫn GV.
-Lắng nghe.
-HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca .
-HS thực hiện theo yêu cầu GV . 
Ngày tháng năm 200
TIẾT 3 
Ôn tập bài hát : EM YÊU HOÀ BÌNH.
BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU
I.MỤC TIÊU : 
HS thuộc bài bài hát ,tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ 
Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : 
+Nghiên cứu một vài động tác phụ hoạ phù hợp với bài hát ( tuỳ theo sáng tạo của GV ).
+Bảng chép sẵn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu.
+Nhạc cụ quen dùng.
	2.Học sinh:
+Một số nhạc cụ gõ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV gọi 1-2 HS hát lại bài Em yêu hoà bình ( với phần dạo nhạc và đệm đàn của GV)
3/Dạy – học bài mới:
@Nội dung 1 
*Hoạt động 1 : 
-GV chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát , một nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
2
4
—
— —
— —
— — —
—
-Lưu ý : Phải cho nửa lớp tập gõ theo tiết tấu lời ca thành thạo,sau đó mới phố hợp hai bên với nhau . 
*Hoạt động 2: 
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp các động tác phụ hoạ như gợi ý ở phần thông tin cho GV hoặc tự sáng tạo các động tác phù hợp.
@Nội dung 2: 
*Hoạt động 1: 
-GV giới thiệu cho HS nhận biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc và tậpđọc đúng cao độ.
-Hướng dẫn gõ bằng thanh phách hoặc vỗ tay theo “Bài tập tiết tấu” trong SGK 
-Thay thế bằng các âm tượng thanh . 
VD : 
— — — — — — — — — — —
Tùng Tùng Tùng Tùng Tùng Tùng Tùng Tùng Tùng Tùng Tùng
*Hoạt động 2: Làm quen với bài tập âm nhạc 
-GV gọi HS nói tên nốt. GV đọc mẫu.
-GV yêu cầu HS thực hiện bài : “Luyện tập cao độ” trong SGK 
-GV cho HS hát lại bài Em yêu hoà bình có minh hoạ động tác . 
4.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài tiết học sau . 
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-1-2 HS thực hiện các yêu cầu. 
-Thực hiện yêu cầu 
-Cả lớp lắng nghe.
-HS quan sát lắng nghe hướng dẫn GV . 
-HS đọc theo , ngón tay gõ theo phách ( tương ứng nốt đen và lặng đen). 
-Thực hiện theo yêu cầu . 
- HS hát lại bài Em yêu hoà bình , vỗ tay hoặc nhún chân chuyển động theo nhịp
Ngày tháng năm 200
TIẾT 4 
Học hát : BÀI BẠN ƠI LẮNG NGHE
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I.MỤC TIÊU : 
HS hát đúng và thuộc bài Bạn ơi hãy lắng nghe.
Biết bài Bạn ơi hãy lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba na ( Tây Nguyên)
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : 
+Bảng phụ chép sãn bài hát.
+Bản đồ Việt Nam .
+Băng bài hát và nhạc cụ quen dùng 
	2.Học sinh:
+SGK Aâm nhạc 4, Vở viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
2
4
— —
 — —
— — —

 Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe 
Vỗ theo nhịp x x
Vỗ theo phách x x x x
2
4
— —
 — —
— — —

 Nào cầm tay nhau cùng đi chơi 
 Vui ca hát lên các bạn ơi 
 Nhìn trời cao mây bay xa xôi 
 Theo gió cuốn bay đi muôn nơi 
5 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV đọc hoặc dùng đàn cho HS nghe cao độ các nốt Đô, Mi, Son, La 
-GV cho các em đọc bài tập cao độ và bài tập tiết tấu . 
-GV gọi 1 – 2 HS bài hát Em yêu hoà bình 
-GV nhận xét – đánh giá 
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài : 
-Tây Nguyên là vùng đất cao ở phiá Nam trung Bộ . nơi đây núi rừng rất hùng vĩ , có các dân tộc người như Ê-đê, Gia –rai , Ba na  cùng sinh sống . Người dân ở đây rất yêu âm nhạc, ca hát.Trong tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các con một bài hát dân ca “Bạn ơi lắng nghe “của dân tộc Ba na nói về Tây Nguyên. 
-GV ghi tựa bài.
b.Dạy- học bài mới 
@Nội dung 1 : dạy hát bài Bạn ơi lắng nghe. 
*Hoạt động 1 : Dạy hát từng câu
Lưu ý : Hát những chỗ nữa cung thật chính xác 
Lời 1:
 Hỡi bạn ơi (Đô Si Đô)
 Tiếng dòng suối (Đô Si Đô) 
 Vui đùa ( Pha Mi)
 Trôi xuôi (Pha Mi)
 Aøo ào ( Si Đô ) 
Lời 2: 
 Hỡi bạn ơi (Đô Si Đô)
 Có nhìn thấy (Đô Si Đô)
 Bay về ( Pha Mi)
 Lúa reo (Pha Mi)
 Rì rào ( Si Đô )
*Hoạt động 2: 
-GV gợi ý cho HS nhận xét: Bài hát nhỏ này gồm 4 tiết nhạc 
@Nội dung 2: 
*Hoạt động 1: 
-GV cho HS Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu sau :
2
4
— —
— —
— — —

*Hoạt động 2: 
-GV cho HS Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp , theo phách . 
*Nội dung 3: 
-GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong câ ... . 
Nắm vững cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La thể hiện được các hình tiết tấu , phân biệt tương quan trường độ nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn. Biết đọc bài TĐN số 1 – Son La Son. 
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : 
+Bảng chép sẵn 2 bài hát, bài tiết tấu, TĐN số 1– Son La Son vào bảng phụ.
+Nhạc cụ quen dùng, máy nghe nhạc , băng nhạc
	2.Học sinh:
+SGK Âm nhạc 4.
+Một số nhạc cụ gõ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
 Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam yêu
 Em yêu hoà bình yêu đất nước việt
 Lớn yêu những mái trường rộn rã lời ca. Em yêu dòng
 Em khôn lớn yêu những mái trường lời ca. Em yêu dòng
 Ví dụ 
Đô
Rê
Mi
thi
hát
Hát
vang
lên 
cho 
đều
Cùng
nhau
ta
hát
lên 
cho
đều
2 — — — ï — — — ï — — — — ï — ïï 
4 x x x x x x x x x x x
5 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV yêu cầu vài HS hát lại một trong 2 bài hát Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe. 
-Thi đua hát theo nhóm , tổ 
- Nhận xét, đánh giá
3/Dạy – học bài mới:
@Nội dung 1 : 
*Hoạt động 1 : Ôn tập bài Em yêu hoà bình 
-GV hướng dẫn HS hát với tốc độ vừa phải , tình cảm tha thiết , đằm ấm . Từ câu hát 5,6 cần hát với sắc thái to hơn, khoẻ, sáng . Đến câu hát 7, hát nhẹ và dịu dàng để sang câu 8 , chậm lại từ chỗ “Có đàn cò trắng ” và kết bài bằng chữ “xa “ cần ngân dài và vuốt nhẹ dần tạo cảm giác lắng đọng . 
-Khi hát tập thể GV cần chỉ huy và tập cho các em theo dõi những động tác điều khiển của mình ở chỗ vào bài, từ cuối câu hát trước sang câu hát tiếp theo và các chỗ biểu hiện sắc thái to nhỏ khác nhau.
-Tuỳ theo khả năng của HS , GV có thể cho hát 2 bé theo lối hát Canon, chỉ hát 4 câu phần đầu . bè 2 vàosau bè 1 một phách rưỡi ( sau vạch nhịp đầu tiên ) và câu thứ 4 khi hát bè 2 bỏ bớt 2 tiếng “Rộn rã”, chỉ hát hai tiếng “Mái trường” để cho 2 bè chập vào nhau ở hai tiếng “lời ca” 
*Cách hát 2 bè: 
Phần mở đầu 
Phần sau: 
*Hoạt động 2: Ôn tập Bạn ơi lắng nghe
-GV hướng dẫn HS hát đúng sắc thái thể hiện tính hồn nhiên mạch lạc, âm thanh gọn nẩy.Đặc biệt lưu ý ngắt thật rõ những chỗ có dấu lắng đơn có thể hát với 3 tốc độ : 
 Lần 1 : Vừa phải 
 Lần 2 : Chậm 
 Lần 3 : nhanh 
-GV nhận xét , đánh giá 
@Nội dung 2: 
*Hoạt động 1: Ôn tập cao độ các nốt Đô , Rê, Mi, Son , La
-GV yêu cầu HS đọc theo bài tập cao độ trong SGK ) chia làm 3 bước 
Bước 1 : GV đọc mẫu 
Bước 2 : HS đọc 
Bước 3 : Tập ghép lời ca 
*Hoạt động 2
-GV cho HS ôn tập tiết tấu (đọc, võ tay hoặc gõ hình tiết tấu trong trang 9 SGK)
-GV có thể đặt lời để đọc theo tiết tấu , không yêu cầu có cao độ (GV tự sáng tạo)
*Hoạt động 3: Ôn tập bài TĐN số 1 – Son La Son , tập hát lời .
-GV đàn hoặc đọc nhạc và hát trước 1 – 2 lượt , sau đó yêu cầu HS đọc hát theo 
-GV cho HS hát và vận động phụ hoạ một trong hai bài hát đã ôn tập . 
4.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài tiết học sau . 
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-HS vừa hát vừa vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, theo phách. 
-Cả lớp, từng nhóm hoặc cá nhân hát . Khi hát tập thể HS quan sát theo dõi những động tác điều khiển GV ở chỗ vào bài, từ cuối câu hát trước sang câu hát tiếp theo và các chỗ biểu hiện sắc thái to nhỏ khác nhau .
-Cả lớp quan sát hướng dẫn GV . 
-Cả lớp, từng nhóm hoặc cá nhân hát với 3 tốc độ .
-Thực hiện yêu cầu 
-Cả lớp đọc vỗ tay ( hoặc gõ theo yêu cầu GV. 
-HS đọc hoặc hát lời và vỗ tay đệm theo phách , Cũng có thể chia thành các nhóm đọc ( hoặc hát ) đối đáp . 
Ngày tháng năm 200
TIẾT 8
Học hát : BÀI TRÊN NGỰA TA PHI NHANH 
I.MỤC TIÊU : 
HS biết nội dung bài hát , cảm nhận tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp , sinh động thể hiện trong lời ca. 
Hát đúng giai điệu và lời ca , biết thể hiện tình cảm của bài hát.
Qua bài hát, giáo dục HS lòng yêu thương quê hương, đất nước . II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : 
+Nhạc cụ, máy nghe nhạc, băng đĩa nhạc
+Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung bài hát. 
	2.Học sinh:
+Nhạc cụ gõ
+SGK Aâm nhạc 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV gọi 2 HS hát lại bài hát : Em yêu hoà bình ; Bạn ơi lắng nghe (GV đệm đàn ) 
-Gọi 2 HS đọc lại bài TĐN số 1 
-GV nhận xét đánh giá 
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-GV cho HS xem tranh và hỏi : Trong bức tranh , ảnh có những cảnh gì ? 
-GV nhận xét : đó chính là hình ảnh đất nước tươi đẹp hoà quyện với con người tạo thành bức tranh sinh động trong bài hát mà các em sẽ được học , bài Trên ngựa ta phi nhanh
-GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Phong nhã , tác giả bài hát.
-GV ghi tựa bài.
b.Dạy – học bài mới 
@Nội dung 1 : Dạy bài hát Trên ngựa ta phi nhanh
*Hoạt động 1 : dạy hát
-GV hướng dẫn HS đọc lời ca. 
-GV dạy hát từng câu , đánh đàn theo giai điệu.
*Hoạt động 2: Luyện tập 
 -GV đệm đàn 
Nội dung 2: 
*Hoạt động: Hát kết hợp gõ đệm 
-GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
-Hát kết hợp gõ đệm theo phách 
4.Củng cố - Dặn dò:
-GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần .
-GV yêu cầu HS kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Phong nhã 
-GV cho HS nghe băng mẫu bài hát 1 lần.
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh học thuộc lời và tập iểu diễn bài hát , chuẩn bị bài tiết học sau . 
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-2 HS hát. 
-2 HS đọc lại bài TĐN số 1 cả lớp lắng nghe nhận xét .
-HS quan sát miêu tả cảnh trong tranh.
-HS lắng nghe. 
-HS nghe băng nhạc bài Trên ngựa ta phi nhanh 2 lần. 
-HS đọc lời ca theo sự hướng dẫn GV .
-HS luyện tập theo tổ , nhóm 
-HS luyện tập theo cá nhân 
-Thực hiện yêu cầu . 
-Cả lớp hát lại bài hát 2 lần .
-HS thảo luận đại diện HS trả lời . 
-Lắng nghe băng mẫu bài hát 1 lần.
Ngày tháng năm 200
TIẾT 9 
Ôn tập bài hát : TRÊN LƯNG NGỰA TA PHI NHANH 
Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 1
I.MỤC TIÊU : 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài. 
HS biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách. Tập biểu diễn bài hát . 
Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 2 : Nắng vàng .
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : 
+Nhạc cụ quen dùng 
+Chép sẵn các bài tập cao độ ,tiết tấu , TĐN số 2 vào bảng phụ. 
+Một số động tác phụ hoạ cho bài hát. 
	2.Học sinh:
+SGK Aâm nhạc 4, Vở viết.
+Một số nhạc cụ gõ.
+Học thuộc lời và tập biểu diễn bài hát : Trên lưng ngựa ta phi nhanh 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Th.gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV gọi 1 – 2 HS lên hát bài hát Trên lưng ngựa ta phi nhanh 
-GV ôn lại các bài tập tiết tấu lần trước 
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-Bài học hôm nay giúp: 
+HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài. 
+HS biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách. Tập biểu diễn bài hát . 
+Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 2 : Nắng vàng.
-GV ghi tựa bài.
b.Dạy- học bài mới
@Nội dung 1 
*Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Trên lưng ngựa ta phi nhanh 
-GV cho HS nghe lại bài hát Trên lưng ngựa ta phi nhanh trong băng.
-GV đệm nhạc. 
-GV chia lớp thành 2 nhóm , nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm và ngược lại 
-GV tổ chức các tốp ca , mỗi tốp 5 em lên biểu diễn bài hát kết hợp một số động tác phụ hoạ 
-GV có thể gợi ý : 
+Động tác 1 : (câu 1-2-3 ) Động tác phi ngựa 
+Động tác 2 : (câu 4-5 ): Tay trái đưa ra trước , sang bên trái ( câu 4 ) , tay phải đưa ra trước , sang bên phải ( câu 5 )
+Động tác 3 (câu 6 – 7 – 8 ) : như động tác 1
@Nội dung 2 : Học đọc bài TĐN số 2 : Nắng vàng 
-GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài TĐN số 2 và hỏi HS : 
+Nốt nhạc thấp nhất , cao nhất trong bài ? 
+Bài có những nốt gì ? 
-GV cho HS luyện đọc cao độ theo thang âm các nốt trong bài . 
4.Củng cố - Dặn dò:
-GV cho cả lớp đọc lại cả bài 2 lần ,sau đó GV nhận xét . 
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh về nhà làm bài tập chuẩn bị bài tiết học sau .
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-1 – 2 HS thực hiện các yêu cầu. 
-Lắng nghe . 
-HS nghe lại bài hát trong băng nhạc 1 lần. 
-HS hát đồng ca bài hát 2 lần.
-Thực hiện theoyêu cầu . 
-Các tốp ca lên biểu diễn bài hát kết hợp một số động tác phụ hoạ
-Cả lớp lắng nghe. Thực hiện theo yêu cầu GV .
-HS quan sát trả lời câu hỏi GV . 
-HS luyện đọc cao độ theo thang âm các nốt trong bài.
-HS luyện đọc theo tiết tấu : đen , trắng (— — ÷ — —÷ — — ÷ — ÷ )
Bước 1 : Đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc( 1 và 2 ) 
Bước 2 : Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách với tốc độ trung bình 
Bước 3 : Vừa đọc vừa gõ đệm với tốc độ nhanh . 
Bước 4 : Sau khi đọc xong cả hai câu nhạc sẽ ghép lời ca .
-Thực hiện theo yêu cầu. 

Tài liệu đính kèm:

  • dochatnhac4.doc