Trường tiểu học lại thượng

Trường tiểu học lại thượng

I. Mục tiêu

- Kiểm tra kết quả học tập toán của HS cuối học kỳ II, tập trung vào các nội dung kiến thức sau:

+ Về số học: đọc, viết các số có đến năm chữ số; tìm số liền trước, liền sau của một số có 5 chữ số; sắp xếp các số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn (từ lớn đến bé); thực hiện cộng, trừ các số có năm chữ số; thực hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.

 + Về đại lợng: Xem đồng hồ.

 + Về giải toán có lời văn: giải bài toán bằng hai phép tính.

 + Về hình học: Tính diện tích hình chữ nhật theo xăng-ti-mét vuông.

 

doc 35 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trường tiểu học lại thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010
Toán
Tiết 161: Kiểm tra cuối học kỳ II
I. Mục tiêu
Kiểm tra kết quả học tập toán của HS cuối học kỳ II, tập trung vào các nội dung kiến thức sau:
+ Về số học: đọc, viết các số có đến năm chữ số; tìm số liền trước, liền sau của một số có 5 chữ số; sắp xếp các số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn (từ lớn đến bé); thực hiện cộng, trừ các số có năm chữ số; thực hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
	+ Về đại lợng: Xem đồng hồ.
	+ Về giải toán có lời văn: giải bài toán bằng hai phép tính.
	+ Về hình học: Tính diện tích hình chữ nhật theo xăng-ti-mét vuông.
II- Chuẩn bị:
Giấy kiểm tra
III- đề kiểm tra: 
Phần 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây:
Số liền trước của số 21345 là:
 A. 21355	 B. 21346	C. 21335	 D. 21344
 2) Số liền sau của số 76 452 là:
 A. 76 453 B. 76462 C. 76442 D. 76 451
Các số 21345, 21543, 21453, 21354 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
21345, 21543, 21453, 21354
21345, 21354, 21543, 21453
21345, 21354, 21453, 21543
21354, 21345, 21453, 21543
Kết quả của phép cộng 45621 + 30789 là:
 A.76410 B. 76400 C. 75410 D. 76310
 5) Kết quả của phép trừ 97881 – 75937 là:
	 A. 21954 B. 21944	C. 21844	D. 21934
 6) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
210cm2 A 70mm B
200cm2 3cm
21cm2 
20cm2 D C
Phần 2: Làm các bài tập sau:
 1) Đặt tính rồi tính: 
 12436 x 3 98707: 5
 2) Ngày 2 tháng 3 là thứ Hai. Hỏi những ngày thứ Hai trong tháng đó là những ngày nào?
 3) Quận Ba Đình có 24 040 học sinh Tiểu học. Có một phần năm số học sinh đó tham dự kì thi tốt nghiệp Tiểu học. Số học sinh nữ tham dự kì thi là 2612 học sinh. Hỏi quận Ba Đình có bao nhiêu học sinh nam đã tham gia kì thi tốt nghiệp Tiểu học?
IV- Hướng dẫn đánh giá
Phần 1 (3 điểm) Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 1/2 điểm. 
Phần 2: (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm
Bài 2: (2 điểm) 
Bài 3: (3 điểm) - Tóm tắt đúng được 0,5 điểm.
	- Nêu đúng câu lời giải và phép tính tìm tổng số học sinh tham dự kì thi tốt nghiệp Tiểu học được 1 điểm.
	- Nêu đúng câu lời giải và phép tính tìm số học sinh nam tham dự kì thi tốt nghiệp tiểu học được 1 điểm.
	- Viết đúng đáp số được 0,5 điểm.
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
Toán
Tiết 162: Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. 
- Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
II. Đồ dùng dạy – học.
	- Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi: ở lớp 3 các em đã học đến số nào?
- Số 100 000.
B. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài vào SGK, 2 HS lên bảng .
- Nhận xét bài làm cho HS.
- Yêu cầu: Tìm các số có 5 chữ số trong phần a ?
- 2 HS nêu.
- Tìm số có 6 chữ số trong phần a ?
- Đó là: 100 000.
- Ai có nhận xét gì về tia số a ?
- HS nêu.
- Gọi HS đọc các số trên tia số.
- 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS tìm quy luật của tia số b.
- HS nêu.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc số.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS đọc và viết 2 số.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- 4 HS nhận xét.
- Hỏi: Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1, 4, 5 phải đọc như thế nào?
- Các số có tận cùng bên phải là chữ số 1 được đọc là mốt, là chữ số 4 được đọc là tư, là chữ số 5 được đọc là lăm hoặc năm.
- Gọi HS đọc bài làm. 
- Lần lượt mỗi HS nhìn vở của mình đọc 1 số.
Bài 3: - Hướng dẫn HS làm mẫu:
- Yêu cầu HS phân tích số 9725 thành tổng.
 9725 = 9000 + 700 + 20 + 5
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS phân tích số.
- Nhận xét bài làm của HS.
b) Phần b cột 1 của bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Từ tổng viết thành số.
- Gọi HS đọc mẫu.
- Mẫu: 4000 + 600 + 30 + 1 = 4631.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm, mỗi HS viết 2 số.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Hỏi: Ô trống thứ nhất em điền số nào?
- Điền số: 2020.
- Vì sao ?
- HS nêu.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và chữa bài.
- HS làm bài vào SGK
- HS nêu quy luật các dãy số b, c và làm bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết tiết học.
- Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp.
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010
Toán
Tiết 163: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- So sánh các số trong phạm vi 100 000. 
- Sắp xếp dãy số theo thứ tự xác định.
II. Đồ dùng dạy – học.
	- Bài tập 1, 2, 5 có thể viết sẵn trên bảng lớp.
	- Phấn màu.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra bài tập 2,3 của tiết 162
- HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Hướng dẫn ôn tập.
- HS ghi bài
Bài 1: Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm.
- Trước khi điền dấu ta phải làm như thế nào?
- HS nêu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm vào SGK, 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn
- Vì sao điểm được 27 469 < 27 470 ?
- 2 HS nêu.
- Ta có thể dùng cách nào để nói 27469 < 27470 mà vẫn đúng?
- Ta nói 27470 > 27469
- Số 27470 lớn hơn số 27469 bao nhiêu đơn vị ?
- Số 27470 lớn hơn số 27469 là 1 đơn vị.
- GV hỏi tương tự với một vài trường hợp khác.
- HS trả lời theo yêu cầu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tìm số lớn nhất trong các số sau:
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV hỏi: Vì sao lại tìm số 42360 là số lớn nhất trong các số 41 590; 41 800; 42 360; 41 785 ?
- 2,3 HS trả lời.
- GV hỏi tương tự với phần b.
Bài : - BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Viết các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Yêu cầu HS tự làm.
- HS cả lớp làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng.
- Hỏi: Trước khi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ?
- Ta phải thực hiện so sánh các số với nhau.
- Gọi HS chữa bài.
- Sắp xếp theo thứ tự: 59 825; 67 925; 69 725; 70100.
- GV hỏi: Dựa vào đâu các em sắp xếp được như vậy ?
- Vài HS nêu.
Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào SGK.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- 1 HS nhận xét bài của bạn.
- Hỏi: Vì sao dòng C là đúng còn các dòng khác là sai ?
- 4 HS lần lượt trả lời:
- GV nhận xét và yêu cầu HS sắp xếp lại các số ở phần A, B, D cho đúng.
- HS trả lời tương tự.
C. Củng cố, dặn dò.
-Tổng kết tiết học và làm lại các bài tập. 
Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Toán
Tiết 164: Ôn tập bốn phép tính
trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn luyện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 
100 000 (tính nhẩm và tính viết).
- Giải bài toán có lời văn bằng nhiều cách khác nhau về các số trong phạm vi 100 000.
II. Đồ dùng dạy – học.
	- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra bài 3, 4 của tiết 163.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Hướng dẫn ôn tập.
- HS ghi bài.
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Làm bài vào SGK, 4 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- 8 HS nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính.
- Nhận xét bài làm cho HS.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- 4 HS nêu yêu cầu, mỗi phép tính 1 HS.
- Nhận xét bài làm của HS và cho điểm.
Bài 3:
- Gọi một HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc 
- Cho HS tóm tắt bài toán.
- Tóm tắt vào vở, 1 HS lên bảng:
Tóm tắt:
Có : 80 000 bóng đèn
Lần 1 chuyển : 38 000 bóng đèn
Lần 2 chuyển : 26 000 bóng đèn
Còn lại : ........... bóng đèn?
- Gọi 2 HS đọc lại tóm tắt bài toán.
- Có bao nhiêu bóng đèn ?
- Có 80 000 bóng đèn
- Chuyển đi mấy lần ?
- Chuyển đi 2 lần.
- Làm thế nào để biết được số bóng đèn còn lại trong kho ?
- HS nêu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cách khác nhau. HS dưới lớp làm 2 cách vào vở.
Bài giải
Cách 1:
 Cách 2:
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu là:
 Số bóng đèn đã chuyển tất cả là:
 38000 + 26000 = 64000 (bóng đèn)
80000 - 38000 = 42000 (bóng đèn)
 Số bóng đèn còn lại trong kho là:
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần hai là:
 80000 - 64000 = 16000 (bóng đèn)
 Đáp số: 16000 bóng đèn
42000 - 26000 = 16000 (bóng đèn)
 Đáp số: 16000 bóng đèn
- Chữa bài cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010
Toán
Tiết 165: Ôn tập bốn phép tính
trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn luyện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 
100 000 (tính nhẩm và tính viết).
- Tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
- Luyện giải toán có lời văn và rút về đơn vị.
- Luyện xếp hình theo mẫu cho trước.
II. Đồ dùng dạy – học.
	- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
	- 8 tam giác vuông bằng giấy màu đỏ và xanh.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi 3 phép tính nhân, chia bất kì lên bảng, yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét cho diểm.
- 3 HS lên bảng.
B. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: - BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Làm bài vào SGK, 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Hỏi: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức như thế nào?
- HS nêu
- Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp.
- 6 HS lần lượt đọc 
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đặt tính rồi tự tính.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài vào  ... . Dạy – Học bài mới.
 1. Giới thiệu bài.
- GV hỏi: Trong lớp ta bạn nào đã biết đến Đô-rê-mon? Hãy kể đôi điều về nhân vật này.
- HS trả lời.
- GV cho HS quan sát quyển truyện tranh Đô-rê-mon, sau đó giở báo Nhi đồng đến mục A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! và giới thiệu: Trong giờ tập làm văn này các em sẽ cùng đọc một bài báo trong mục A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! của báo Nhi Đồng và ghi lại những ý chính của bài báo vào sổ tay.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- GV gọi 2 HS đọc bài trước lớp, 1 HS đóng vai người hỏi, 1 HS đóng vai Đô-rê-mon.
- 2 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài. Mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai để đọc lần thứ 2.
- Đọc bài.
- Cho HS cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- GV gọi HS đọc lại phần a) của bài báo.
- 1 HS đọc trước lớp.
- GV hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì?
- Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon: “Sách đỏ là gì?”
- Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- HS tự ghi, sau đó phát biểu ý kiến
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp (phần b).
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp cùng nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
b) Các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Việt Nam: 
- Trên thế giới: .
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyên đọc báo và ghi lại những thông tin hay vào sổ tay.
- Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS về nhà tập ghi chép sổ tay.
Đạo đức
Tiết 33: Dành cho địa phương
Tìm hiểu các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương 
I. Mục tiờu:
Qua bài học sinh hiểu được:
Hoạt động nào là hoạt động đền ơn, đỏp nghĩa.
Tỡm hiểu được cỏc hoạt động đền ơn đỏp nghĩa và tớch cực ủng hộ, tham gia cỏc hoạt động đú.
Cú thỏi độ kớnh trọng, biết ơn cỏc thương binh, gia đỡnh liệt sỹ.
II . Chuẩn bị:
- Tranh ảnh minh họa về cỏc hoạt động đền ơn, đỏp nghĩa.
- Một số bài hỏt, bài thơ, cõu chuyện núi về cỏc thương binh, liệt sỹ.
- Tỡm hiểu thực tế về cỏc hoạt động đền ơn, đỏp nghĩa ở địa phương.
III . Cỏc hoạt động dạy:
Hoạt động dạy Hoạt động học
Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhúm lớn.
- GV phõn lớp làm 4 nhúm, phỏt cho mỗi nhúm một bức tranh, yờu cầu HS thảo luận xem bức tranh vẽ gỡ.
- GV yờu cầu đại diện nhúm lờn trỡnh bày trước lớp.
 - GV yờu cầu nhúm 1 trỡnh bày:
 - GV yờu cầu cỏc nhúm khỏc nhận xột - Bổ sung, đặt cõu hỏi .
 - GV yờu cầu nhúm 2 trỡnh bày:
 Yờu cầu nhúm khỏc nhận xột, bổ sung, đặt cõu hỏi nếu cú.
- GV yờu cầu nhúm 3 trỡnh bày:
Yờu cầu nhúm khỏc nhận xột, bổ sung, đặt cõu hỏi nếu cú.
 - GV kết luận: Tất cả cỏc tranh vẽ đú núi lờn hoạt động gỡ?
 - Yờu cấu HS kể thờm một số hoạt động đền ơn, đỏp nghĩa khỏc.
 * Hoạt động 2: 
- Yờu cầu HS đọc yờu cầu số 2.
 - Yờu cầu HS thảo luận theo nhóm trờn cơ sở cỏc em đó tỡm hiểu từ trước: Cỏc em núi được cỏc hoạt động đền ơn đỏp nghĩa ở thụn mỡnh đó làm.
 - Yờu cầu đại diện của từng nhóm lờn trỡnh bày trước lớp:
 GV nhận xột phần trỡnh bày của HS:
 Như vậy, mỗi địa phương đó cú những hoạt động rất thiết thực. Cũn với cỏc em, cỏc em đó làm gỡ để gúp phần cho hoạt động thờm phong phỳ?
 Tổ trưởng lờn nhận tranh.
- Thảo luận nội dung bức tranh.
 Đại diện nhúm trỡnh bày.
 Tranh 1: Vẽ cỏc bạn HS đang quột dọn nghĩa trang liệt sỹ.
 - HS cú thể đặt cõu hỏi: Xin bạn hóy cho biết Nghĩa trang liệt sỹ là nơi nào?
 (Nghĩa trang liệt sỹ là nơi yờn nghỉ của cỏc liệt sỹ đó hy sinh vỡ Tổ Quốc).
 Tranh 2: Vẽ hoạt động xõy nhà tỡnh nghĩa.
 - HS cú thể đặt cõu hỏi: Xin bạn cho biết thế nào là nhà tỡnh nghĩa?
 (Là nhà được xõy cho cỏc gia đỡnh thương binh, liệt sỹ đang gặp khú khăn).
 Tranh 3: Vẽ cỏc cụ cỏc bỏc đang đến thăm gia đỡnh liệt sỹ nhõn ngày 27/07.
 - HS cú thể đặt cõu hỏi: : Xin bạn cho biết cỏc cụ cỏc bỏc đến thăm gia đỡnh liệt sỹ để làm gỡ?
(Để thắp hương cho liệt sỹ và động viờn người thõn của họ).
 +HS kể tự do.
 - Tỡm hiểu cỏc hoạt động đền ơn đỏp nghĩa ở địa phương.
- HS thảo luận theo nhóm khoảng 7 phỳt.
 - Đại diện nhóm lờn trỡnh bày, Cỏc bạn trong tổ cú thể nhận xột, bổ sung thờm nếu cũn thiếu.
 - Thường xuyờn tham gia quột dọn, nhổ cỏ nghĩa trang liệt sỹ.
 - Thường xuyờn thăm hỏi, giỳp đỡ cỏc chỳ thương binh và gia đỡnh liệt sỹ.
 * Hoạt động 3: Trũ chơi
- Cho HS thi hỏt, đọc thơ, kể chuyện về cỏc hoạt động đền ơn đỏp nghĩa và chủ đề biết ơn cỏc thương binh liệt sỹ.
3.- Củng cố - dặn dũ. 
 Cỏc em phải làm gỡ cho hoạt động đú được phong phỳ?
Tham gia hoạt động đú là thể hiện điều gỡ?
GV nhận xột chung giờ học
Về nhà thực hành tại địa phương
 Phải tớch cực tham gia và ủng hộ cỏc hoạt động đú.
 Thể hiện thỏi độ tụn trọng, biết ơn cỏc thương binh và gia đỡnh liệt sỹ.
Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Tự nhiên xã hội
 Tiết 65:Các đới khí hậu
I. Mục tiêu:
	Sau bài học HS có khả năng.
- Kể tên các đới khí hậu trên trái đất.
- Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
- Chỉ trên quả địa câu vị trí các đới khí hậu.
 - Thấy được có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sinh vật. Từ đó biết BVMT thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Các hình SGK.
	- Quả địa cầu 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nêu câu hỏi gợi ý.
- HS quan sát theo cặp sau đó trả lời câu hỏi.
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
- Bước 2:
- Một số HS trả lời trước lớp.
-> GV nhận xét
* Kết luận: Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
2. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
- Bước 1: GV hướng dẫn cách chỉ các đới khí hậu
- HS nghe + quan sát.
+ GV yêu cầu tìm đường xích đạo
- HS thực hành.
+ Chỉ các đới khí hậu?
- Bước 2:
- HS làm việc trong nhóm.
- Bước 3: 
* KL: Trên trái đất những nơi càng gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh 
3. HĐ 3: Trò chơi: Tìm vị trí các đới khí hậu.
* Tiến hành.
- Bước 1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một hành như SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày KQ. 
- HS nhận hình.
- Bước 2: GV hô bắt đầu
- HS trao đổi trong nhómvà dán các dải màu vào hình vẽ.
- Bước 3: 
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Dặn dò. 
=> Chúng ta cần làm gì để giữ cho khí hậu luôn trong sạch và ôn hoà? 
- Củng cố lại bài, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Bề mặt Trái Đất
- Không gây ô nhiễm môi trường.......
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010
Tự nhiên xã hội 
 Tiết 66 : Bề mặt Trái Đất	
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được lục địa, đại dương .
- Biết trên bề mặt Trái đất có 6 châu lục và 4 địa dương .
- Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên bản đồ " cá châu lục và các đại dương ".
- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong Sgk 
- tranh ảnh về lục địa và các đại dương 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Hoạt động 1 : thảo luận cả lớp 
+ Bước 1 : - GV nêu yêu cầu 
- HS chỉ đâu là đất, đâu là nước trong trong H1 
+ Bước 2 : GV chỉ vào phần đất và phần nước trên quả địa cầu .
- HS quan sát 
- GV hỏi : nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt trái đất ? 
- HS trả lời
+ Bước 3 : GV giải thích cho HS biết về lục địa và đại dương .
- HS nghe 
=> Vậy lục địa và đại dương là thành phận tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống đó?
2. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
+ Bước 1 : GV nêu câu hỏi gợi ý
- HS trình bày ý hiểu của mình về cách BVMT
- Có mấy châu lục ? chỉ và nói tên ? 
- HS thảo luận theo nhóm 
- Có mấy đại dương ? 
+ Bước 2 : 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm nhận xét 
* Kết luận : SGV 
3.Hoạt động 3 : chơi trò chơi ; tìm vị trí các châu lục và các đại dương 
+ Bước 1 : - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm , 10 tấm bìa nhỏ ghi tên các châu và đại dương
- HS nhận lược đồ
+ Bước 2 : GV hô : bắt đầu 
- HS trao đổi và dán 
+ Bước 3 : 
- HS trưng bày sản phẩm 
-> GV nhận xét 
4. Dặn dò : Chuẩn bị bài sau : Bề mặt lục địa
Thủ công 
Tiết 33: Làm quạt giấy tròn (t3)
I.Mục tiờu:
- HS biết cỏch làm quạt giấy trũn
-Làm được quạt giấy trũn đỳng quy trỡnh kĩ thuật
-HS yờu thớch làm đồ chơi 
II.Giỏo viờn chuẩn bị:
-Mẫu quạt giấy trũn cú kớch thước đủ lớn để học sinh quan sỏt
-Cỏc bộ phận để làm quạt giấy trũn gồm 2 tờ giấy đẫ gấp cỏc nếp gấp cỏch đều để làm quạt, cỏn quạt và chỉ buộc
-Giấy thủ cụng, sợi chỉ, kộo thủ cụng, hồ dỏn
-Tranh quy trỡnh gấp quạt trũn
III.Cỏc hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Kiểm tra
-GV kiểm tra dụng cụ học tập của hs
-Nhận xột
Bài mới
Giới thiệu bài
-Làm quạt giấy trũn (t3)
-Mục tiờu: Hs vận dụng kĩ thuật đó học để làm được quạt giấy trũn đỳng quy trỡnh kĩ thuật
-HS tự làm và trang trớ sỏng tạo bằng khả năng của mỡnh
Hoạt động 1
Thực hành làm quạt giấy trũn
-Tiến hành:
-GV gọi HS nờu lại cỏc bước làm quạt giấy trũn
-GV sử dụng tranh quy trỡnh để nhắc lại cỏc bước làm quạt giấy trũn
-Bước1: Cắt giấy
-Bước2: Gấp, dỏn quạt
-Bước3: Làm cỏn quạt và hoàn chỉnh quạt
-Hs thực hành theo nhúm
-Gv gợi ý HS trang trớ quạt bằng cỏch vẽ cỏc hỡnh hoặc dỏn cỏc nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ cỏc đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt
-GV nhắc HS: để làm được quạt giấy trũn đẹp, sau khi gấp xong,mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ, gấp xong, cần buộc chặt bằng chỉ vào đỳng nếp gấp giữa. Khi dỏn, cần bụi hồ mỏng, đều
-Trong quỏ trỡnh HS thực hành, gv quan sỏt và giỳp đỡ những em cũn lỳng tỳng để cỏc em hoàn thành sản phẩm
-Tổ chức trưng bày, nhận xột và đỏnh giỏ sản phẩm
- GV đỏnh gớa sản phẩm của HS và tuyờn dương cỏc sản phẩm đẹp
Nhận xột-dặn dũ
- Nhận xột về sự chuẩn bị, tinh thần, thỏi độ , kết quả thực hành bài học của hs
- Dặn HS ụn lại cỏc bài đó học chuẩn bị kiểm tra cuối năm
- Chuẩn bị cỏc dụng cụ cần cú
- 1-2 HS nờu lại cỏc bước làm quạt giấy trũn
- HS thực hành theo nhúm
- Một số nhúm trưng bày sản phẩm
- Nhận xột cỏc sản phẩm của bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 33(1).doc