Giáo án Âm nhạc lớp 3 - Phan Thi Kim Nga

Giáo án Âm nhạc lớp 3 - Phan Thi Kim Nga

I/ Mục tiêu:

- Hs hiểu bài hát Quốc ca Việt Nam , là bài hát Nghi lễ của nhà nước VN, Quốc ca VN được hát khi chào cờ.

- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca

- Giáo dục các em có ý thức nghiêm trang khi dự l

- ễ chào cờ và hát Quốc ca khi chào cờ .

II /Chuẩn bị :

- Thuộc và hát chuẩn xác bài Quốc ca Việt nam .

- Nhạc cụ quen dùng đàn Organ, một số nhạc cụ gõ.

III/ Các bước lên lớp:

1/ ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 Hs bắt hát một bài

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới: Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa, cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, súng ngoài xa chen khúc quân hành ca, đường vinh quang xây xác quân thù, thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu, vì nhân dân chiến đấu không ngừng, tiến mau ra sa trường. Tiến lên. Cùng tiến lên, nước non Vn ta vững bền.

 

doc 61 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1568Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 3 - Phan Thi Kim Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngaứy daùy thaựng naờm 2.
Tuần 1 – Tiết 1
Học bài hát: Quốc ca việt nam
 Nhạc và lời: Văn Cao
I/ Mục tiêu:
Hs hiểu bài hát Quốc ca Việt Nam , là bài hát Nghi lễ của nhà nước VN, Quốc ca VN được hát khi chào cờ.
Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
Giáo dục các em có ý thức nghiêm trang khi dự l
ễ chào cờ và hát Quốc ca khi chào cờ .
II /Chuẩn bị :
Thuộc và hát chuẩn xác bài Quốc ca Việt nam .
Nhạc cụ quen dùng đàn Organ, một số nhạc cụ gõ.
III/ Các bước lên lớp:
1/ ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số
	Hs bắt hát một bài
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:	Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa, cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, súng ngoài xa chen khúc quân hành ca, đường vinh quang xây xác quân thù, thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu, vì nhân dân chiến đấu không ngừng, tiến mau ra sa trường. Tiến lên. Cùng tiến lên, nước non Vn ta vững bền.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Học hát:
+ Giới thiệu bài hát Quốc ca Vn được hát trong lễ chào cờ. Khi hát Quốc ca chúng ta phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc Kì. 
Cho hs nghe giai điệu bài hát
Đàn , hát cho hs nghe 2-3 lần
Cho hs đọc lời ca. Đọc theo kiểu móc xích đến hết bài
Tập hát từng câu theo kiểu móc xích đến hết bài.
+ Chú ý những từ khó: (Đường vinh quang xây xác quân thù). Giải thích đây là cách nói tượng trưng về sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của quân thù. (Sa trường) là chiến trường.
Khi tập hát chú ý những chỗ ngân 3 phách: Tiến lên.Quân thù.Không ngừng.
Hướng dẫn từng tổ, từng bàn, từng nhóm hát.
Gọi hs khá hát
 Gv nhận xét tuyên dương
- Lắng nghe
- Đọc lời ca
- Học hát
- Chú ý sửa cho chuẩn xác
- Hát từng nhóm, tổ, bàn
- Hs xung phong hát
4/ Cũng cố:
Đặt câu hỏi cho hs nhớ lại nội dung bài học. Bài Quốc ca VN được hát khi nào?,Ai là tác giả ? Khi chào cờ và hát Quốc ca chúng ta phải đứng như thế nào?
Gv nhận xét các câu trả lời và hô hs đứng nghiêm trang tập đứng hát Quốc ca khi chào cờ.
5/ Nhận xét:
Trật tự lớp, vệ sinh, nhắc nhở các em đi học đều
Tuyên dương những em có tinh thần học tốt
Động viên khuyến khích tinh thần học tập của hs
Về nhà các em học thuộc lời ca 1, và xem trước lời 2 chuẩn bị cho tiết học sau ta học tốt hơn.
******************************************************************
 Ngaứy daùy thaựng naờm 2..
Tuần 2 – Tiết 2
Học hát : Quốc ca Việt Nam (TT)
 Nhạc và lời: Văn Cao
I/ Mục tiêu:
Hs hát đúng Quốc ca Việt Nam ( lời 2)
Giáo dục các em có ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
II/ Chuẩn bị:
Thuộc lời 2. Hát thuần thục bài Quốc ca Việt Nam , thể hiện đúng tính chất hùng mạnh nghiêm trang.
Đàn organ.
III/ Các bước lên lớp:
1/ ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số
	Hs bắt hát một bài
2/ Kiểm tra bài cũ:
Hs nhắc lại nội dung bài học tiết trước
Gv đàn cho hs đứng nghiêm trang, hát Quốc ca lời 1
Gv nhận xét
3/ Bài mới:	Lời 2 của bài hát Quốc ca ( SGK)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Giới thiệu: trong lời 2 có từ “lầm than, gông xích,căm hờn. Là do hoàn cảnh xã hội đen tối của những ngày trước cách mạng tháng 8. Lúc đó nhân dân ta sống khổ đau dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xích Nhật. Tình cảnh đó đã đẩy toàn dân ta con đường duy nhất là đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc.
Chỉ huy cho hs hát ôn luyện lại lời 1
Hướng dẫn hs đọc lời 2
Hướng dẫn hs hát lời 2, từng câu theo kiểu móc xích đến hết bài.
Chỉ huy cho hs hát ôn luyện theo tổ, bàn, nhóm
Gv nhận xét, sửa sai. 
- Lắng nghe
- Hát ôn luyện lời 1 cho thuần thục
- Đọc lời 2 và học hát
- Từng tổ, bàn, nhóm hát ôn luyện
- Chú ý sửa sai
4/ Cũng cố:
Gv đàn , lớp trưởng chỉ huy cho các bạn chào cờ và hát Quốc ca
Hs nhắc lại nội dung bài học
5/ Nhận xét:
Về sự chuẩn bị bài, trật tự lớp
Tuyên dương những hs có tinh thần học tập
Nhắc nhở hs về nhà học thuộc kĩ bài hát
Khi chào cờ các em phải đứng nghiêm trang, hát Quốc ca to , rỏ .Xem trước bài hát Bài ca đi học, chuẩn bị cho tiết học sau ta học tốt hơn. Gv hát mẩu.
	--------------------------------------------------------------------------
 Ngaứy daùy thaựng naờm 2..
 Tuaàn 3- Tieỏt 3
Học bài hát: Bài ca đi học
 Nhạc & lời:Phan Trần Bảng
I/ Mục tiêu:
Cung cấp cho hs một bài hát mới. Hs biết tên bài hát, tên tác giả.
Giáo dục các em có tình cảm gắn bó với trường lớp, kính trọng thầy cô giáo và yêu quí bạn bè
Thuộc lời ca, hát đúng nhịp
II/ Chuẩn bị:
Đàn organ,một số nhạc cụ gõ
Hát chuẩn xác bài hát
III/Các bước lên lớp:
1/ ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 Lớp hát một bài
2/ Kiểm tra bài cũ:
Hs nhắc tên bài học tiết trước ( Quốc ca –Văn cao)
Gọi 2-3 em lên kiểm tra 
Gv nhận xét xếp loại
3/ Bài mới: Bài ca đi học- Nhạc và lời : Phan Trần Bảng
 Bình minh lên ánh trên giọt sương long lanh.
 Đàn bướm phơi phới lướt trên cành hoa rung rinh.
	Bầy chim xinh xinh hót vang lùm cây xanh xanh.
 Chào đón chúng em mau bước nhanh chân đến trường.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Giới thiệu: Nhạc sĩ Phan trần Bảng là người rất tâm huyết và có nhiều đóng góp trong việc giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông. Ông là tác giả nhiều ca khúc như: Cộc cách tùng cheng, Hành khúc tới trường.trong đó có bài Bài ca đi học hôm nay chúng ta được học. Bài hát ngắn gọn trong sáng, nói lên niềm vui của những em bé ngày ngày được tới trường trong khung cảnh thên nhiên tươi đẹp.
1/ Học hát:
Đàn cho hs nghe giai điệu bài hát
 - Hát cho hs nghe 2-3 lần
Hướng dẫn hs đọc lời ca đồng thanh, đọc nối tiếp theo kiểu móc xích.Đọc theo tiết tấu
Đàn và hát cho hs nghe lại giai điệu bài hát.
Hướng dẫn hát từng câu.
Cho hs nhận biết sự giống và khác nhau giữa các câu.
2/ Hát kết hợp vận động:
Làm mẩu hát, kết hợp vỗ tay gõ đệm theo các kiểu. Thể hiện đúng tính chất hành khúc. 
Chỉ huy cho hs vừa hát , vừa vỗ tay gõ đệm theo các kiểu
- Ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe
- Nghe hát, có ý thức nhẩm theo
- Đọc đồng thanh
- Nghe lại giai điệu bài hát , nhẩm theo
- Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các câu
- Chú ý
- Thực hiện
4/ Cũng cố:
Chia lớp thành 2 nhóm. Một nhóm hát, một nhóm vỗ tay gõ đệm theo các kiểu( ngược lại).
Gọi 1 hs nhắc lại nội dung bài học
 Gv đúc kết lại nội dung bài học. Giáo dục hs đi học đều, đúng giờ, lể phép với thầy cô giáo, thương yêu bạn bè.
Chỉ huy cho hs hát lại bài hát lần cuối
Tuyên dương những hs có tinh thần học tập
Động viên khuyến khích tinh thần học tập của hs
Nhắc nhở hs về nhà học thuộc lời ca. Xem trước lời 2, chuẩn bị cho tiết học sau ta học tốt hơn
	---------------------------------------------------------------------	
 Ngaứy daùy thaựng naờm 2.
 Tuần 4 – Tiết 4
Học bài hát: Bài ca đi học (tt)
 Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
I/ Mục tiêu:	
Hs hát đúng giai điệu tiết tấu bài hát Bài ca đi học.
Giáo dục lòng yêu mến trường lớp, yêu mến bạn bè.
II/ Chuẩn bị:
Đàn organ, một số nhạc cụ gõ.
Đàn và hát thuần thục bài hát
Một vài động tác phụ hoạ
III/ Các bước lên lớp:
1/ ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số
	Hs bắt hát một bài
2/ Kiểm tra bài cũ:
Hs nhắc lại nội dung bài học tiết trước
Gọi 2-3 em lên hát lời 1
Gv nhận xét 
3/Bài mới:	Trường em xa xa khuất sau hàng cây cao cao
	Ngày tháng tới đã thắm bao tình em thương yêu
	Đùa nô tung tăng nắm tay cùng vui ca vang
	Nhịp bước bước nhanh cô giáo đón em tới trường
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Học hát:
Đàn và hát lại lời 1 cho hs nghe chuẩn xác
Chỉ huy cho hs hát ôn luyện lời 1 cho thuần thục
Cho hs đọc lời 2, đọc đồng thanh
Đàn cho hs nghe giai điệu
Dựa trên giai điệu tiết tấu lời 1 chỉ huy cho hs hát lời 2
Chỉ huy cho hs hát ôn luyện theo tổ, bàn, nhóm.
2/ Hát kết hợp vận động:
- Hướng dẫn hs hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. Cho hs đứng tại chỗ , chân nhún nhẹ đều theo nhịp 2, hai tay thực hiện vài động tác theo nội dung bài hát.
- Nghe lại giai điệu bài hát thuần thục
- Đọc đồng thanh lời 2
- Nghe giai điệu , nhâẩm theo
- Học hát lời 2
- Hát ôn luyện cho thuần thục
Chú ý thực hiện theo gv
4/Cũng cố:
Đàn cho hs hát tập biểu diễn trước đông người
Hs nhắc lại nội dung bài học, nội dung bài hát
Gv nhận xét
5/ Nhận xét:
Tuyên dương những hs có tinh thần học tập
Động viên khuyến khích tinh thần học tập của hs
Về nhà các em học hát thuộc thuần thục bài hát , tập vài động tác đơn giản phụ hoạ cho bài hát. Xem trước bài Đếm sao. Gv hát mẩu cho hs nghe.
	Ngaứy daùy thaựng naờm 2..
Tuần 5 - Tiết 5
Học bài hát: Đếm sao
 Nhạc & lời: Văn Chung
I/ Mục tiêu:
Cung cấp cho hs một bài hát mới. Hs biết tên bài hát, tên tác giả.
Giáo dục các em có tình cảm yêu thiên nhiên 
Thuộc lời ca, hát đúng nhịp
II/ Chuẩn bị:
Đàn organ,một số nhạc cụ gõ
Hát chuẩn xác bài hát
III/Các bước lên lớp:
1/ ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 Lớp hát một bài
2/ Kiểm tra bài cũ:
Hs nhắc tên bài học tiết trước 
Gọi 2-3 em lên kiểm tra 
Gv nhận xét xếp loại
3/ Bài mới:	Một ông sao sáng hai ông sáng sao
	Ba ông sao sáng sáng chiếu muôn ánh vàng
	Bốn ông sáng sao kìa năm ông sao sáng
	Kìa sáu ông sáng sao trên trời cao
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: Nhạc sĩ Văn chung đã dành tâm huyết sáng tác nhiều bài hát dành cho trẻ em. Bài hát dành cho tuổi thơ của nhạc sĩ Văn Chung thường ngộ ngĩnh, dễ thương và mang đậm nét dân tộc. Bài hát Đếm sao viết ở nhịp 3/4 giọng G-dur , tính chất trong sáng, nhịp nhàng. Bài hát bắt nguồn từ câu đồng dao trẻ em. 	
1/ Học hát:
Đàn cho hs nghe giai điệu bài hát
Hát cho hs nghe mẩu 2-3 lần
Hướng dẫn hs đọc lời ca đồng thanh, đọc nối tiếp theo kiểu móc xích.Đọc theo tiết tấu
Đàn và hát cho hs nghe lại giai điệu bài hát.
Hướng dẫn hát từng câu.
2/ Hát kết hợp vận động:
Làm mẩu hát, kết hợp vỗ tay gõ đệm theo các kiểu.
 Thể hiện đúng tính chất nhịp 3/4 một phách mạnh , hai phách nhẹ
Vừa hát vừa thực hiện vài động tác múa đơn giản phụ hoạ cho bài hát. Hai câu hát đầu đưa hai tay lên cao, rồi uốn cong cho hai tay chạm nhau, người nghiêng sang trái, rồi sang phải nhịp nhàng theo giai điệu. Hai câu cuối giữ nguyên động tác tay, quay người tại chỗ.
- HS Lắng nghe
- Nghe giai điệu nhẩm theo
- Đọc đồng thanh
- Học sinh đọc lời ca
- HS nghe
- Học hát
-Chú ý thực hiện cho đúng nhịp 3/4
- Vận động vài động tác đơn giản.
4/ Cuỷng co ...  động của GV Hoạt động của HS
A/ ôn hát:Tiếng hát bạn bè mình- Lê Hoàng Minh
Gv đàn cho hs nghe lại giai điệu bài hát
Bắt giọng cho hs hát ôn luyện bài hát cho thuần thục
Gv chỉ huy cho hs ôn luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo các kiểu
Chỉ huy cho hs ôn luyện theo tổ, bàn, nhóm
B/ Hát kết hợp vận động phụ họa:
Câu 1,2: chân bước một bước sang phải, đồng thời nâng 2 bàn tay hướng về phía trước, quay người sang phải, rồi sang trái sau đó lập lại động tác trên nhưng đổi bên
Câu 3,4: hai tay giang hai bên, động tác chim vỗ cánh bay chân nhún nhịp nhàng.
ĐK: Hai hs xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay nghiêng sang phải, sang trái, chân nhún theo nhịp 2. Hia câu cuối hs nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay.
C/ Tập kẻ khuông nhạc- khóa son:
Cho hs xem bảng phụ hướng dẫn hs kẻ khuông nhạc đều, không to quá, không nhỏ quá
Vẽ đúng khóa son bắt đầu từ dòng kẻ số 2, vẽ hình cung xuống dòng kẻ 1 vòng qua trái đưa lên hếtdòng kẻsố5 ngoặc lại đưa xuống hết dòng kẻ 1.
Lắng nghe lại giai điệu bài hát
Hát ôn luyện bài hát cho thuần thục
Thực hiện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.
Thực hiện các động tác theo sự hướng dẫn của hs.
Xem bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc khóa son
Tập kẻ vào vở
4/ Củng cố:
Gọi hs lên bảng kẻ khuông nhạc, khóa son.
Hs nhắc lại nội dung bài học, tên bài hát, tên tác giả
Gv đàn, chỉ huy cho hs hát lại lần cuối. Đứng tại chỗ hát kết hợp múa vận động đơn giản.
5/ Nhận xét:
Trật tự lớp, vệ sinh lớp, cá nhân
Tuyên dương những hs có tinh thần học tập, vệ inh sạch sẽ
Động viên khuyến khích tinh thần học tập của hs
Nhắc nhở hs về nhà học thuộc bài, tập kẻ khuông nhạc, khóa son cho đẹp.
	--------------------------------------------------------------------------
 Ngaứy daùy thaựng naờm 2
 Tuần 29 - Tiết 29
Tập viết các nốt nhạc trên khuông
I/ Mục tiêu:
Hs nhớ tên các nốt, hình nốt, vị trí nốt trên khuông
Tập viết nốt trên khuông
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ kẻ khuông nhạc
Tổ chức trò chơi
III/ Lên lớp:
1/ ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số
	Hs bắt hát một bài
2/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 4 em lên kẻ khuông nhạc và khóa son
Hs nhận xét, Gv nhận xét
3/ Bài mới:
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
A/ Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông
Cho hs ôn lại vị trí các nốt trên khuông
Hướng dẫn hs vẽ khuông nhạc
Gọi vài em lên đọc tên nốt, vị trí các nốt.
Cho hs đọc tên nốt, các hình nốt để hs nắm được thành thạo hơn.
Hướng dẫn hs vẽ đều, đẹp
B/ Trò chơi:
Dùng 5 ngón tay tượng trưng cho 5 dòng kẻ,giữa các ngón tay là 4 khe, chỉ vị trí từng ngón, nốt nằm ở dòng kẻ 1 tên là nốt mi, nằm ở dòng kẻ 2 tên là nốt son,đặt câu hỏi chỉ vị trí nốt gọi hs trả lời.
Gọi 7 em tượng trưng cho 7 nốt nhạc lên bảng. Gv sắp xếp vị trí mổi em là một tên nốt, gv chỉ em số 1 đọc là đồ, số 2 đọc là rê.
C/Tập viết nốt trên khuông:
Gv đọc tên nốt hs nghe và vẽ
VD: son trắng, mi đen,la đen, rê trắng.
Hs chú ý nhớ lại tên nốt nhạc
Nhớ lại vị trí các nốt
Vẽ đều đẹp
Hs đọc tên nốt, vị trí nốt
Chú ý chơi trò chơi giúp các em thành thạo hơn về vị trí nốt, tên nốt, hình nốt
4/ Củng cố:
Gọi hs lên bảng mổi em vẽ một tên nốt, hình nốt.
Hs nhận xét
Gv nhận xét
5/ Nhận xét:
Vệ sinh các nhân, tập thể lớp
Tuyên dương những hs có tinh thần học tập tốt
Động viên khuyến khích tinh thần học tập của hs
 Về nhà các em tập vẽ cho nhiều nốt nhạc , khuông nhạc, khóa son, vị trí các nốt cho thuần thục.
	-----------------------------------------------------------------------------
 Ngaứy daùy thaựng naờm 2
 Tuần 30 - Tiết 30
Kể chuyện âm nhạc: chàng ooc phê & cây đàn lia
 Nghe nhạc
I/ Mục tiêu:
Qua câu chuyện thần thoại Hy Lạp, các em biết về tác dụng của âm nhạc
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc của hs thông qua nghe một hai tác phẩm.
II/ Chuẩn bị:
Đọc diễn cảm câu chuyện
Một vài bài hát thiếu nhi
III/ Lên lớp:
1/ ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số
	Hs bắt hát một bài
2/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 em lên kiểm tra vẽ khuông nhạc và các nốt nhạc trên khuông nhạc, đọc tên các nốt nhạc đó.
Gv nhận xét
3/ Bài mới:
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A Kể chuyện chàng Ooc Phê & cây đàn Lia
Cho hs xem cây đàn Lia, và giới thiệu cho hs biết cây đàn Lia là biểu tượng của âm nhạc.
Đọc câu chuyện cho hs nghe 2-3 lần. Đọc truyền cảm.
Đọc diễn cảm câu chuyện
Cho hs đọc đồng thanh câu chuyện, đọc nối tiếp theo dãy bàn.Giúp hs chú ý hiểu được câu chuyện hơn.
Gv đặt câu hỏi: Tiếng đàn của chàng Ooo Phê hay như thế nào?(Tiếng đàn hay đến nổi làm cho suối ngừng chảy, lá ngừng rơi, chim ngừng hót mọi người dừng tay làm việc, để lắng nghe những âm thanh tuyệt vời.
Vì sao chàng Ooo Phê đã cảm hóa được lão lái đò và Diêm vương?( Ooo Phê hát và đánh đàn cho lão lái đò và Diêm vương nghe. Âm nhạc đã cảm hóa được lão lái đò và Diêm vương.
Đọc và diễn cảm câu chuyện lại một lần cuối.
B/ Nghe nhạc:
Đàn hát cho hs nghe lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
Bắt giọng cho hs hát lại vài bài hát đã học. Cho hs đọc tên bài, tên tác giả, nội dung bài hát đó.
Xem tranh cây đàn Lia và biết đó là biểu tượng của âm nhạc
Nghe câu chuyện cảm nhận được tác dụng của âm nhạc đối với con người
Nhận xét bài hát thật vui tươi nhộn nhịp.
4/ Củng cố:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với con người chúng ta. Âm nhạc giúp chúng ta hồn nhiên hơn, trí nảo phát triển hơn, thông minh hơn , sản khoái hơn. khi nghe nhạc. Vì thế , các em cần học hát nhiều hơn, các em yêu âm nhạc hơn các bài hát chúng ta được học các em về nhà học thuần thục, hát cho ba mẹ nghe, ông bà nghe
Hs xung phong lên bảng hát bài hát mà mình thích nhất, nêu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát đó.
Hs nhận xét, gv nhận xét
5/ Nhận xét:
Tuyên dương những em ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, chú ý trong giờ học.
Động viên khuyến khích tinh thần học tập của hs.
Về nhà ôn lại các bài hát đã học chuẩn bị cho tiết học sau ta học tốt hơn.
	-------------------------------------------------------------------------
 Ngaứy daùy thaựng naờm 2.
 Tuần 31 - Tiết 31
Ôn bài hát: chị ong nâu & em be
tiếng hát bạn bè mình
 ôn tập các nốt nhạc
I/ Mục tiêu:
Hs hát thuộc được 2 bài hát, diễn cảm được nội dung bài hát
Tập biểu diễn kết hợp được các động tác phụ họa cho bài hát.
Biết vị trí nốt nhạc trên khuông, tên nốt, hình nốt
II/ Chẩn bị:
Nhạc cụ
Bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc
III/ Lên lớp:
1/ ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số
	Cho hs bắt hát một bài
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A/ Ôn bài hát: Chị ong nâu & em bé- Tân Huyền
Đàn cho hs nghe lại giai điệu bài hát
Bắt giọng chỉ huy cho hs hát ôn luyện bài hát cho thuần thục
Hs hát ôn luyện theo tổ, bàn, nhóm
Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm
Hát kết hợp vận động những động tác đơn giản phụ họa cho bài hát như đã tập.
B/ Ôn bài hát: Tiếng hát bạn bè mình- Lê hoàng Minh
Đàn cho hs nghe lại giai điệu bài hát
Bắt giọng chỉ huy cho hs hát ôn luyện 
Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm, vận động phụ hoạ theo nội dung bài hát
C/ Ôn tập các nốt nhạc trên khuông:
Dùng bàn tay xòe ra 5 ngón tượng trưng cho 5 dòng kẻ , hướng dẫn hs ghi nhớ các vị trí các nốt nhạc và tên nốt nhạc: Đồ rê mi pha son la si.
Treo bảng phụ có kẻ khuông nhạc và nốt nhạc, tập cho hs nhận biết tên nốt hình nốt
Gọi hs lên bảng tập kẻ nốt nhạc, hình nốt nhạc. Cho hs kẻ vào vở.
Nghe giai điệu , hát ôn bài hát cho chính xác, thuần thục
Thực hiện
Chú ý để nhận biết tên nốt , hình nốt.
Lên bảng tập kẻ khuông nhạc, nốt nhạc, hình nốt nhạc
Tập kẻ vào vở cho đẹp
4/ Củng cố:
Hs xung phong lên biểu diễn bài hát mà mình thích nhất
Goi hs lên bảng kẻ khuông nhạc, nốt nhạc, hình nốt nhạc
Hs nhận xét, gv nhận xét. Hs kẻ vào vở
5/ Nhận xét:
Tuyên dương những hs ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ, tích cực trong giờ học.
Nhắc nhở hs ăn mặc gọn gàng sạch sẽ , chăm học bài, làm bài .
Động viên khuyến khích tinh thần học tập của hs
Về nhà các em tập kẻ khuông nhạc, nốt nhạc, hình nốt cho đẹp .
	-------------------------------------------------------------------------
 Ngaứy daùy thaựng naờm 2
	 Tuần 32-Tiết 32
	 Học bài hát: Tự chọn
	 Trò chơi âm nhạc
I/ Mục tiêu:
Cung cấp cho hs một bài hát mới của Hàn ngọc Bích, thuộc thể loại dân ca miền núi
Hát đúng giai điệu và lời ca. Thể hiện được tình cảm của bài.
Qua học hát và tham gia trò chơi âm nhạc, giáo dục hs yêu quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc
II/ Chuẩn bị:
Thuộc bài hát thuần thục
Nhạc cụ
Trò chơi hát những bài hát có tên con vật
III/ Lên lớp:
1/ ổn định lớp: 	Hs bắt hát một bài
	Kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
Goi 2-3 em lên kiểm tra vị trí nốt nhạc, hình nốt nhạc, tên nốt nhạc
Hs nhận xét, Gv nhận xét
3/ Bài mới:	Cây đa này tay Bác trồng, cây ơn Bác lớn lên cùng núi sông. Gió bắt nhịp bài kết đoàn,cây vui hát tiếng chim hòa véo von a a. Trời xanh mênh mông in hình Bác từng cây lá màu xanh tươi. Nay Bác dù đi xa nhưng cây Bác đang che mát đầu cháu thơ.
+ Giới thiệu : Bài hát Cây đa Bác Hồ, do nhạc sĩ Hàn ngọc Bích sáng tác. Bài hát được viết dưới phong cách dân ca miền núi. Viết ở nhịp 2/4 giọng Gdur , giai điệu nhẹ nhàng.
A/ Học hát:
Gv đàn cho hs nghe giai điệu bài hát
Hát mẩu cho hs nghe
Cho hs đọc đồng thanh bài hát
Đọc nối tiếp theo kiểu móc xích
Dạy hát từng câu
Cho từng nhóm hát
Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.
Chỉ huy cho hs hát ôn luyện theo tổ, bàn, nhóm.
B/ Trò chơi âm nhạc:
Tổ chức trò chơi: mổi lần chơi có 2 nhóm, mổi nhóm có 5 em. Lần lược từng nhóm hát những bài hát có tên con vật, nhóm nào hát nhiều bài hát có tên con vật hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
Khi tham gia trò chơi như thế, các em phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc . Các em yêu âm nhạc hơn , học hát thuộc nhiều bài hát hơn, ở bài hát giúp các em phát triển , hoàn thiện hơn, yêu quê hương hơn
Nghe giai điệu 
Nghe hát
Đọc đồng thanh
Chú ý hát cho đúng giai điệu, luyện hát cho thuộc thuần thục bài hát
Chú ý chơi trò chơi
4/ Cũng cố:
Gọi từng nhóm 4-5 em lên hát , cả lớp vỗ tay, gõ đệm
Gọi hs khá hát những bài hát mà mình thích nhất
Hs nhận xét, gv nhận xét
5/ Nhận xét:
Trật tự lớp, vệ sinh
Tuyên dương những em tích cực trong giờ học, biết và thuộc nhiều bài hát
Động viên khuyến khích tinh thần học tập của hs
Về nhà các em học hát cho thuần thục bài hát nhé
	-------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN AM NHAC L3 CA NAM.doc