TIẾT 2+ 3 :
TẬP ĐỌC
TIẾT 79+ 80 : CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A.Tập đọc:
* Mục tiêu chung:
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo.
*Mục tiêu riêng:
- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.
B/Kể chuyện:
* Mục tiêu chung:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
*Mục tiêu riêng:
- Quan sát tranh nêu một vài chi tiết trong tranh
Tuần 28 Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011 Tiết 1 Chào cờ Chào cờ + Múa hát tập thể ____________________________________________________ Tiết 2+ 3 : Tập đọc Tiết 79+ 80 : Cuộc chạy đua trong rừng i. Mục đích yêu cầu: A.Tập đọc: * Mục tiêu chung: - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. - Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. *Mục tiêu riêng: - Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn. B/Kể chuyện: * Mục tiêu chung: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. *Mục tiêu riêng: - Quan sát tranh nêu một vài chi tiết trong tranh. ii. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - SGK, tranh - Đoạn hướng dẫn luyện đọc. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa. iii. Các hoạt động dạy và học. 1. ổn định tổ chức Hát 2. Kiểm tra đầu giờ - Gọi học sinh kể lại câu chuyện : Quả táo - Nhật xét- cho điểm 3. Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: - Dùng tranh minh hoạ 2. Luyện đọc a. Giáo viên đọc toàn bài - GV hớng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ trên bảng phụ b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ * Đọc từng câu trong đoạn: - Sửa phát âm * Đọc đoạn trước lớp - Cho học sinh đoạn đoạn trớc lớp - Sửa phát âm - Giải nghĩa các từ mới trong đoạn: nguyệt quế, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan. + Thảng thốt: hoảng hốt vì bất ngờ. - Chủ quan : tự tin quá mức, khômng lường trước khó khăn. -*Đọc đoạn trong nhóm - Nhận xét, đánh giá * Đọc cả bài: - HS theo dõi - Học sinh phát hiện cách ngắt nghỉ và giọng đọc - Tiếng hô / “ Bắt đầu !” // vang lên. // Các vận động viên rần rần chuyển động. // Vòng thứ nhất ...// Vòng thứ hai ...// - Học sinh đọc tiếp sức từng câu đến hết - 4 Học sinh đọc tiếp sức 4 đoạn - Học sinh đọc nhóm đôi - Đại diện các nhóm thi đọc - 1 HS đọc -Theo dõi - Đọc 1 cụm từ - Đọc 1- 2 câu - Tham gia vào nhóm 3. Tìm hiểu bài Đoạn 1 - Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 CH: Ngựa con chuẩn bị tham dự cuộc thi như thế nào ? - Ngựa con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ ngoài của mình. Đoạn 2 - Cho học sinh đọc thầm đoạn 2 CH: Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì ? CH: Nghe cha nói, Ngựa con phản ứng thế nào ? Đoạn 3 + 4 - Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 + 4 CH: Vì sao Ngựa con không đạt kết quả trong hội thi ? + Cho học sinh rút ra nội dung bài học? Tiết 2: 4. Luyện đọc lại: - Giáo viên đọc mẫu đoạn 2 - Hướng dẫn học sinh đọc theo cách phân vai (Người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con) - Nhận xét và bình chọn 5. Kể chuyện a. Giáo viên nêu nhiệm vụ b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh minh hoạ - Cho HS quan sát tranh nêu nội dung - Gọi 1 HS kể mẫu đoạn 1 - Cho học sinh kể từng đoạn của câu chuyện - Cho HS kể tiếp nối từng đoạn của câu chuyện - Nhận xét, đánh giá - Gọi 1,2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện - Học sinh đọc thầm đoạn 1 - Chú sửa soạn cho cuộc thi không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dới dòng suối trong veo để thấy mình hiện lên với bộ nâu tuyệt đẹp... ra dáng một nhà vô địch. - Học sinh đọc thầm đoạn 2 - Ngựa cha chỉ thấy con chỉ mải miết ngắm vuôt khuyên con : phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp - Ngựa con ngúng nguẩy, đầy tự tin đáp : Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng. - Học sinh đọc đoạn 3 + 4 - Ngựa con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo ... một cái móng lung lay rồi rời ra làm chú phải bỏ dở cuộc đua. - Học sinh nêu: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. - Đại diện hai nhóm thi đọc lại câu chuyện - Học sinh nêu nhiệm vụ - Học sinh nói nhanh nội dung từng bức tranh - 1 HS kể đoạn 1 - HS kể theo nhóm đôi - 4 HS kể 4 đoạn ( 2 lượt) - 1 Học sinh kể lại câu chuyện -Theo dõi - Nhắc lại 4. Củng cố,dặn dò: - Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Cùng vui chơi. - Nhận xét giờ học Tiết 4: toán Tiết 135 : So sánh các số trong phạm vi 100 000 I. Mục tiêu: * Mục tiêu chung: - Biết so sánh các số trong phạm vi 1000 000 - Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số. * Mục tiêu riêng - Làm đợc phép cộng trong phạm vi 10. II/ Đồ dùng: III/Các hoạt động dạy học: A/Kiểm tra: - Cho HS đọc và viết số 1000 000 - Nhận xét, sửa sai B/ Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 2. Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 a) GV viết bảng : 999... 1012 b) GV viết 9790 ... 9786 và yêu ầu học sinh so sánh hai số này - Nhận xét,sửa sai 3. Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000 a) So sánh 100 000 và 99 999 - HDHS so sánh b) So sánh các số có cùng số chữ số so sánh 76 200 và 76 199 4. Bài tập: Bài 1: >,< ,= - Cho học sinh đọc yêu cầu - Hớng dẫn học sinh làm bài - Yêu cầu HS giải thích đợc lý do điền Bài 2 : .>,<,= - HDHS cách làm tơng tự - Nhận xét,.sửa sai Bài 3 ] - Cho học sinh đọc yêu cầu - Hớng dẫn học sinh làm - Nhận xét, sửa sai Bài 4 - Cho học sinh đọc đề bài - Huớng dẫn học sinh làm bài - Nhận xét,sửa sai - Học sinh so sánh điền dấu - HS nhận xét : số 999 có số các chữ số ít hơn số các chữ số của 1012 nên 999 < 1012 đ ọc đề bài - Học sinh nhận xét : + Hai số cùng có bốn chữ số + Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải: Chữ số hàng nghìn đều là 9; chữ số hàng trăm đều là 7; ở hàng chục có 9 > 8 Vậy : 9790 > 9786 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài - HS : So sánh bằng cách đếm số các chữ số, số nào nhiều số các chữ số hơn thì lớn hơn Vậy 100 000 > 99 999 - So sánh cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải Vậy : 76 200 > 76 199 - Học sinh đọc yêu cầu - Làm b/l + b/c: 4589 /35 275 8000 < 7999 + 1 9 9999 < 100 000 - Làm b/l + b/c: 89 156 < 98 516 79 650 = 79 65 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài trên b/l + giấy nháp a) Số lớn nhất trong các dãy số đó là : 92368 b) Số bé nhất trong các dãy số đó là : 54 307 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài trên bảng con + b/lớp a) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 8258 ; 16999 ; 30 620 ; 31 855 ; - Làm b/c: 5 + 5 = 10 4 + 6 = 10 3 + 7 = 10 8 + 2 = 10 9 + 1= 10 4. Củng cố – dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài - Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học Thứ BA ngày 22 tháng 3 năm 2011 Tiết 1: THỂ DỤC ( Đ/c HẢI soạn giảng) Tiết 2: ÂM NHẠC ( Đ/c HỒNG HẢI soạn giảng) Tiết 3 : Toán Tiết 136 : Luyện tập I..mục tiêu: * Mục tiêu chung: - Đọc và Biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số. - Biết so sánh các số . - Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000( tính viết và tính nhẩm). * Mục tiêu riêng: - Làm được phép trừ trong phạm vi 10. ii. Chuẩn bị - Bảng phụ BT 1 iii . Các hoạt động dạy và học 2. Kiểm tra đầu giờ - Gọi học sinh làm bài tập b/l + b/c 89 156 ... 98 516 78 659 ... 76 860 - Nhận xét- cho điểm 3.Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 2. Bài tập Bài 1 ( 148) Số - Cho học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm - Cho HS nhận xét về dãy số theo quy luật - Nhận xét, sửa sai Bài 2 ( 148 ) >,<,= - Cho học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm - Nhận xét và sửa sai Bài 3 ( 147) : Tính nhẩm - Cho học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm - Nhận xét, sửa sai Bài 4 ( 147) - Cho học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn học sinh làm bài - Tìm số lớn nhất có năm chữ số - Tìm số bé nhất có năm chữ số - Nhận xét,sửa sai Bài 5: Đặt tính rồi tính: - Cho HS đọc yêu cầu, HDHS làm bài - Nhận xét, sửa sai - Học sinh đọc yêu cầu - Làm bài trong vở bài tập điền theo thứ tự sau : 99600 99 601 99 602 99 603 99 604 + 18 200 ; 18300 ; 18 400 ;18 500 ;18 600 + 89 000 ;90 000 ; 91 000 ; 92 0 00 ; 93 000 - HS đọc kết quả - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài trên bảng con bảng lớp a) 8357 > 8257 36 478 < 36 488 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh nêu miệng. a) 8000 – 3000 = 5000 9000 + 900 + 90 = 9990 b. 3000 x 2 = 6000 200 + 8000 : 2 = 4200 - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Làm bài trên bảng con + b/l: - 999 - 10000 - HS đọc yêu cầu, làm b/l + b/c: - Làm bảng con: 10 - 6 = 4 10 - 5 = 5 10 - 8 = 2 10 - 9 = 1 4. Củng cố – dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài - Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học Tiết 4: CHÍNH TẢ HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2011 Đ/C ÁNH SOẠN GIẢNG Thứ NĂM ngày 24 tháng 3 năm 2011 Tiết 1 ĐạO ĐứC ( đ/C đạT SOạN GIảNG) Tiết 2 Toán Tiết 139 : Diện tích của một hình I. Mục tiêu: * Mục tiêu chung: - Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. - Biết: Hình này nằm chọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách. * Mục tiêu riêng: - Làm được phép cộng trong phạm vi 12 ii. Chuẩn bị: - Các miếng bìa, các hình ô vuông có các màu khác nhau để minh hoạ các ví dụ trong SGK iii . Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra đầu giờ - Gọi học sinh làm b/l + b/c : 89 156 ... 98 516 - Nhận xét- cho điểm 3.Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 2. Bài tập * Ví dụ 1: GVđưa ra hình chữ nhật nằm trong hình tròn và hỏi : Diện tích hình chữ nhật như thế nào so với hình tròn ? * Ví dụ 2: GV đưa ra hai hình A, B, như sách giáo khoa là hai hình có dạng khác nhau nhưng có cùng một số ô vuông như nhau * Ví dụ 3: Các hình khác cách hướng dẫn tương tự Bài 1 ( 148) Câu nào đúng câu nào sai - Cho học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài theo nhóm đôi - Nhận xét, sửa sai Bài 2 ( 148 ) - Cho học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm - Nhận xét và sửa sai Bài 3: So sánh hình diên tích A với diện tích hình B - Cho học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài - Nhận xét, sửa sai - Diện tích hình chữ nhật nhỏ hơn diện tích hình tròn - Học sinh đếm số ô vuông và trả lời : Hình A có 5 ô vuông, hình B cũng có 5 ô vuông vậy diên tích hình A bằng diện tích hình B - Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N - HS đọc yêu cầu - HS quan sát hình thảo luận theo nhóm đôi và báo cáo kết quả - HS đọc kết quả B A C Câu đúng : b D Câu sai : a, c. - Học sinh đọc yêu cầu - HS quan sát hình SGK và nêu miệng + Hình P gồm 11 ô vuông + Hình Q 10 ô vuông + Diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q - Nhận xét và sửa sai - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Làm bài trên bảng con - Hình A và hình B có diện tích bằng nhau đều có 9 00 vuông 3. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Học bài và chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học TIếT 3 Luyện từ và câu Tiết 28: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. i. Mục tiêu: * Mục tiêu chung: - Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá. - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi: Để làm gì? - Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu. * Mục tiêu riêng: - Nhắc lại được cây cối, sự vật được nhân hoá. ii. Chuẩn bị: - Bảng phụ iii. Các hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra đầu giờ - Nhận xét sự chuẩn bị bài của học sinh. 2. Bài mới. Hoạt động của thầy 1. Giới thiệu bài: 2. HDHS làm bài tập: Bài 1: Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì? - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? - Nhận xét, sửa sai Bài 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi " Để làm gì" - HS đọc yêu cầu của bài - Cho HS thảo luận nhóm đôi - Cả lớp bình chọn, chốt lời giải đúng - HS làm bài vào vở theo lời giải đúng - Nhận xét, sửa sai Bài 3:Em chọn dấu chấm,dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào ô trống - HS đọc yêu cầu của bài - HDHS làm bài bài - Cả lớp và GV chốt lời giải đúng - Nhận xé, sửa sai Hoạt động của trò - HS đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm, nêu miệng: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình - Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như 1 người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm đôi - 3HS lên bảng gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Để làm gì ?" a, Con phải đến nhà bác thợ rèn để xem hộ bộ móng b, Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông c, Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất - HS đọc yêu cầu -1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở bài tập Nhìn bài của bạn - Các dấu lần lượt điền là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than,dấu chấm, dấu chấm hỏi - 1, 2 HS đọc lại bài viết - Nêu: Bèo lục bình xưng là tôi - Tham gia vào nhóm - Làm vào vở theo bạn. 4, Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học Tiết 4: Chính tả ( Nhớ -viết) Tiết 54 : Cùng vui chơi A. Mục đích yêu cầu: * Mục tiêu chung: - Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ , dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng BT( 2)a - Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch * Mục tiêu riêng: - Nhìn chép đúng 2- 4 câu trong bài chính tả, làm bài tập theo bạn B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ 2. Học sinh: - Sách giáo khoa C.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra đầu giờ - Giáo viên đọc các lỗi chính tả học sinh viết sai nhiều trong giờ học trước:lạnh buốt, thắt lỏng - Học sinh viết trên bảng lớp - Cả lớp viết bảng con - Nhận xét- cho điểm 2. Bài mới. Hoạt động của thầy 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Chuẩn bị - Giáo viên đọc bài viết - Giáo viên HDHS viết từ khó - Nhận xét, sửa sai b. Nhớ viết - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài thơ. - Theo dõi học sinh viết - Nhắc nhở tư thế ngồi viết c. Chấm chữa - Giáo viên thu bài - Chấm 5- 7 bài tại lớp - Nhận xét,đánh giá 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập a. Bài tập 2: Tìm các từ bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa như sau: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm phần a- - Nhận xét,sửa sai Hoạt động của trò - Học sinh theo dõi - 2 Học sinh đọc thuộc lòng bài viết - Học sinh viết b/l + b/c: đẹp lắm, nắng vàng,bóng lá - Học sinh nhớ viết bài vào vở - Học sinh soát lỗi - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm b/l + Vở bài tập Lời giải: a. Bóng ném, leo núi, cầu lông -Theo dõi - Viết b/c theo bạn - Nhìn chép vở - Theo dõi - Làm theo bạn và đọc Bóng ném. 3. Củng cố và dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Về nhà viết lại những từ hay viết sai. - Nhận xét giờ học Thứ SáU ngày 25 tháng 3 năm 2011 Tiết 1 Toán Tiết 140: Đơn vị đo diện tích.Xăng- ti - mét vuông I. Mục tiêu: * Mục tiêu chung: - Biết đơn vị đo diện tích: Xăng- ti- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm .- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng- ti- mét vuông. * Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện - Làm được phép trừ trong phạm vi 10. ii. Chuẩn bị: - Bảng phụ cho bài tập 1,2 iii. Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra đầu giờ - Gọi học sinh làm bài tập 3 ( 150) - Nhận xét – cho điểm 2. Bài mới Hoạt động của thầy 1. Giới thiệu bài 2. Giới thiệu xăng ti mét vuông - Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích: xăng- ti - mét vuông. - Xăng ti mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1cm( GV cho HS lấy hình vuông cạnh 1cm có sẵn, yêu cầu HS dùng thước có vạch cm để đo). - Xăng ti mét vuông viết tắt là cm2 3. Bài tập Bài 1 ( 151): Viết ( Theo mẫu) - Cho học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn làm bài theo mẫu - Nhận xét,sửa sai Bài 2 ( 151): Viết vào chỗ chấm( theo mẫu) - Cho học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn làm bài theo nhóm đôi trên phiếu học tập - Nhận xét,sửa sai Bài 3 ( 151) - Cho học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn HS làm bài theo mẫu Mẫu: 3cm2 + 5cm2= 8 cm2 - Nhận xét,sửa sai Hoạt động của trò - Học sinh đọc : xăng ti mét vuông - HS viết bảng con cm2 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài theo 3 nhóm, báo cáo kết quả Đọc Viết Năm- xăng - ti- mét vuông 5cm2 Một trăm hai mươi xăng- ti- mét vuông 120cm2 Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét vuông 1500cm2 Mười nghìn xăng- ti- mét vuông 10000cm2 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài theo nhóm đôi, báo cáo kết quả - Hình B gồm : 6 ô vuông - Diện tích hình B bằng : 6 cm2 - Diện tích hình A bằng diện tích hình B - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài b/l + b/c: a.18 cm2 + 26 cm2 = 44 cm2 40 cm2 - 17 cm2 = 23 cm2 b. 6 cm2 x 2 = 12 cm2 32 cm2 : 4 = 8 cm2 - Làm bảng con: 10 - 1 = 9 10 - 2 = 8 10 - 3 = 7 10 - 6 = 4 10 - 5 = 5 10 - 9 = 1 4. Củng cố – dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài - Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học Tiết 2: Tập làm văn Tiết 28 : Kể lại trận thi đấu thể thao i. Mục đích yêu cầu: * Mục tiêu chung: - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem được nghe tường thuật dựa theo gợi ý. - Viết lại được một tin thể thao. * Mục tiêu riêng - Biết nêu một vài chi tiết về một trận thể thao em đã được xem. ii. Chuẩn bị: - Bảng lớp viết các gợi ý - Tranh ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, một vài tờ báo có tin thể thao. iii. Các hoạt động dạy và học. 1. ổn định tổ chức - Hát 2. Kiểm tra đầu giờ - Gọi học sinh đọc bài viết của giờ học trước? - Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới. Hoạt động của thầy 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1:Kể lại một trận thi đấu thể thao - Mời 1 em đọc yêu cầu - Giáo viên viết câu hỏi lên bảng - Hướng dẫn các em chọn và kể về một trận thi đấu thể thao đã được xemtrên sân vận động, sân trường, trên ti vi hoặc nghe tường thuậẳctên đài phát thanh, trên báo, sách - Học sinh dựa vào gợi ý để kể,có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý. - Gọi học sinh thi kể trước lớp - Lưu ý cách dùng từ của học sinh - Tuyên dương- khen thưởng Bài tập 2: Hãy viết lại một tin thể thao em mới đọc được trên báo( hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) - Mời 1 em đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài cá nhân - Các em viết lại những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn * Lưu ý: Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác.Em cần nói rõ nhận được tin đó từ nguồn nào - Gọi học sinh đọc bài viết - Nhận xét- tuyên dương Hoạt động của trò - 1 Học sinh đọc yêu cầu - Theo dõi - 1 HS khá kể mẫu - Học sinh kể trong nhóm đôi - Đại diện thi kể VD: Chiều chủ nhật tuần trước anh em cho em cùng đi xem trận bóng đá giữa đội bóng mi ni của trường anh và trường bạn.... - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh viết bài - Học sinh đọc bài viết - Nhận xét bài của bạn - Theo dõi - Tham gia vào nhóm - Theo dõi 3. Củng cố và dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học Tiết 3: Tự nhiên xã hội: đ/c quyên soạn giảng Tiết 4 Sinh hoạt lớp Tuần 28 I. Mục tiêu: - Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng khắc phục. - Học sinh có nền nếp trong học tập. II. Tiến hành sinh hoạt: 1. Nhận xét chung: - Đa số các em ngoan, lễ phép. Đi học đều và đúng giờ, có sự chuẩn bị bài ở nhà. - Tham gia vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ. 2. Nhận xét cụ thể: a. Về học tập: - Các em ngoan, có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài..Thuận, Linh - Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chú ý trong học tập - Vẫn còn một số em chưa thường xuyên luyện chữ, chữ viết xấu:Tâm b. Về lao động vệ sinh: - Trực nhật : Sạch sẽ - Lao động: Tham gia vệ sinh sân trường sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân: Đầu, tóc, quần, áo gọn gàng sạch sẽ. c. Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: HS tham gia đầy đủ, nhiệt tình. III. Phương hướng tuần sau: - Phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm trên. - Có biện pháp giúp đỡ kèm cặp HS yếu
Tài liệu đính kèm: