Giáo án soạn bài Lớp 3 – Tuần 19

Giáo án soạn bài Lớp 3 – Tuần 19

TOÁN- T91

CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ

I/ Mục tiêu:

 Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0).

 Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

 Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số trong (trường hợp đơn giản).

* HS K-G làm thêm BT3 C .

II/ Chuẩn bị:

 Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông. (xem hình SGK)

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn bài Lớp 3 – Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	THỨ HAI, NGÀY 4 THÁNG 1 NĂM 2010
TOÁN- T91
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0).
Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số trong (trường hợp đơn giản).
* HS K-G làm thêm BT3 C .
II/ Chuẩn bị:
Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông. (xem hình SGK)
III/ Các hoạt động dạy học: 
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
1’
4’
30’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b. Giới thiệu số có bốn chữ số: VD: số 1423.
-GV cho HS lấy ra 1 tấm bìa (như hình vẽ SGK), rồi quan sát, nhận xét cho biết mỗi tấm bìa có mấy cột? Mỗi cột có mấy ô vuông? Mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?
-Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nhận xét để biết: Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông?
-Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế vậy nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông?
-Nhóm thứ ba chỉ có hai cột, mỗi cột có 10 ô vuông vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông?
- Nhóm thứ tư có mấy ô vuông?
-Như vậy trên hình vẽ có bao nhiêu ô vuông tất cả?
-GV cho HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. GV HD HS nhận xét, chẳng hạn: coi 1 là một đơn vị thì ở hàng đơn vị có 3 đơn vị, ta viết 3 ở hàng đơn vị; coi 10 là một chục thì ở hàng chục có 2 chục, ta viết 2 ở hàng chục; coi 100 là một trăm thì ở hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm; coi 1000 là một nghìn thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 ở hàng nghìn.
-GV nêu: Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị được viết và đọc như thế nào? (Ghi bảng)
-GV HD HS phân tích số 1423.
-Số 1423 là số có mấy chữ số?
-Em hãy phân tích số 1423 từ trái sang phải? 
-Cho HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu tương tự như trên (theo thứ tự từ hàng nghìn đến hàng đơn vị hoặc ngước lại hoặc chỉ vào bất cứ một trong các chữ số của số 1423 để HS nói).
-GV cho thêm một vài số có bốn chữ số để HS phân tích. (VD: 1467, 3579, 5560,...)
e. Luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi HS nêu YC của bài.
-GV HD HS nêu bài mẫu (tương tự như bài học) rồi cho HS tự làm và chữa bài.
-Lưu ý: Cách đọc các số 1,4,5 ở hàng đơn vị như cách đọc số có ba chữ số.
-Lắng nghe.
-Nghe giới thiệu.
-SH làm theo HD của GV, sau đó trả lời: Mỗi tấm bìa có 10 cột. Mỗi cột có 10 ô vuông. Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
-HS quan sát sử dụng phép đếm thêm từ 100, 200, 300,.... 1000 trả lời: Nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông.
-....có 400 ô vuông.
-....có 20 ô vuông.
-...có 3 ô vuông.
-...Có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
-HS quan sát trên bảng và lắng nghe GV giảng bài.
Hàng
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
I000
100
100
100
100
10
10
1
1
1
1
4
3
3
Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
Viết là: 1423.
Đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba
-Là số có bốn chữ số.
-Kể từ trái sang phải: Chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị.
-HS thực hiện theo YC của GV.
-HS xung phong nói trước lớp.
-1 HS nêu YC BT.
Đáp án: b. Viết: 3442. Đọc là: ba nghìn bốn trăn bốn mươi hai.
5’
Bài 2: HD HS làm tương tự bài tập 1.
Hàng
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đ. vị
5
9
4
7
5947
Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
9
1
7
4
9174
Chín nghìn một trăm bảy mươi bốn.
2
8
3
5
2835
Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài. Sau đó YC HS làm vở.
1984
1985
1986
1987
1988
1989
2681
2682
2683
2684
2685
2686
9512
9513
9514
9515
9516
9517
a.
b.
c.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Thu 1 số vở chấm. – 3 HS lên bảng chữa bài.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-YC HS về nhà luyện thêm cách đọc số có bốn chữ số.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : T55+56
HAI BÀ TRƯNG
I/.Mục tiêu :
TẬP ĐỌC:
Biết ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện .
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân ta .( Trả lời được các câu hỏi SGK ) 
 B. KỂ CHUYỆN:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
II/.Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài tập đọc. 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
Bản đồ hành chánh Việt Nam.
III/. Lên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
25’
15’
5’
5’
5’
1/ Oån định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS. 
-Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu: Giới thiệu khái quát ND chương trình sách Tiếng Việt 3/2.
-GV: Đất nước ta đã có hơn 4000 năm lịch sử. Để giữ gìn được non sông gấm vóc tươi đẹp, tự do như ngày nay bao đời cha ông ta đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ đất nước. Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc mở đầu chương trình học kì II sẽ giúp các em hiểu thêm về lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, ý chí đánh giặc kiên cường, bất khuất của cha ông ta.
-Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh minh hoạ này?
GV: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về Hai Bà Trưng, hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
-GV ghi tựa lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc to, rõ ràng, mạnh mẽ. Chú ý nhấn giọng ở một số từ ngữ tả hoạt động đánh giặc của Hai Bà Trưng: chém giết, lên rừng, xuống biển,...
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-HD Đọc từng đọan .
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. GV giải thích thêm một số từ khó nữa là: ngọc trai (loại ngọc quí lấy trong con trai, dúng làm đồ trang sức); thuồng luồng (là con vật trong truyền thuyết không có thật giống như con rắn to rất hung dữ, độc ác và hay hại người); nuôi chí là giữ một chí hướng, ý chí trong thời gian dài và quyết tâm thực hiện; đồ tang trang phục mặc trong lễ tang; phấn kích (vui vẻ, phấn khởi); cuồn cuộn (nổi lên thành từng cuộn, từng lớp tiếp nối nhau như sóng); hành quân đi từ nơi này đến nơi khác có tổ chức;....... HS đặt câu với từ: cuồn cuộn, hành quân,...
-Treo bản đồ hành chính Việt Nam và giới thiệu về vị trí thành Luy Lâu là vùng đất thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Mê Linh là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta.
-Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy nhân dân ta rất căm thù giặc?
-Em hiểu thế nào là oán hận ngút trời?
-Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
-Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
-Chuyện gì xảy ra trước lúc trẩy quân?
-Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì?
-Theo em, vì sao việc nữ chủ tướng ra trận mặc áo giáp phục thật đẹp lại có thể làm cho dân chúng thấy thêm phấn khích, còn quân giặc trông thấy thì kinh hồn.
-Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?
-Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đạt kết quả như thế nào?
-Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
* Luyện đọc lại:
-GV chọn đoạn 1 và đọc trước lớp. 
-YC HS chọn một đoạn mà em thích để luyện đọc.
Kể chuyện
a. Xác định YC:
-Treo các tranh minh hoạ truyện Hai Bà Trưng. Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
-Bức tranh vẽ những gì?
- GV gọi HS khá kể mẫu tranh 1. Nhắc HS kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện, kể ngắn gọn, không nên kể nguyên văn như lời của truyện.
-Nhận xét phần kể chuyện của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. Dựa vào các bức tranh còn lại.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
-Truyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
-Truyện Hai Bà Trưng không chỉ cho các em có thêm hiểu biết về hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên của nước ta, mà còn cho chúng ta thấy dân tộc Việt Nam ta có một lòng nồng nàn yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay.
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài học tiếp theo.
-Nhận xét tiết học.
-Học sinh báo cáo.. 
-HS lắng nghe.
-Bức tranh vẽ cảnh Hai Bà Trưng ra trận.
-HS xung phong phát biểu ý kiền.
VD: Khí thế của quân ta thật anh dũng./ Hai Bà Trưng thật oai phong./ 
-1 HS nhắc kại.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-Học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên (2 lượt).
-4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: “Chúng thẳng tay . . . . xam lược”; “Bấy giờ . . . . non sông”.
-HS trả lời theo phần chú giải SGK.
-Sóng dâng cuồn cuộn.
-Dòng người cuồn cuộn đổ về quảng trường.
-Bộ đội hành quân đêm.
-Lắng nghe và qu ... át có 5 chữ số là số mười nghìn hoặc một vạn.
-1 HS nêu YC bài tập. 
-Đáp án: 1000; 2000; ; 10 000. 
-Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số 10 000 có tận cùng bên phải bốn chữ số 0. 
-1 HS nêu YC bài tập. 
- HS làm bảng lớp + nháp.
 9300, 9400, 9500, 9600, 9700, 9800, 9900.
- HS làm bảng lớp + bảng con.
 9940, 9950, 9960, 9970, 9980, 9990.
-1 HS nêu YC bài tập. 
- 2 đội thi tiếp sức.
 Đáp án: 9995; 9996; ; 9999; 10 000. 
-Số 10 000 là số 9999 thêm vào 1 đơn vị.
-1 HS nêu YC bài tập. 
-Muốn tìm được số liền trước thì ta lấy số đó trừ đi 1; còn muốn tìm đước số liền sau thì ta lấy số đó cộng thêm 1.
-HS làm vở.(HS K - G làm thêm BT 6 ) 
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
2664
2665
2666
2001
2002
2003
1998
1999
2000
9998
9999
10 000
6889
6890
6891
- 2 HS lên bảng chữa bài.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI – T38
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật thực vật.
II. Chuẩn bị: 
Tranh ảnh do HS theo SGK.
 Phiếu thảo luận nhóm. Giấy khổ to, bút dạ.
III. Lên lớp:
TG 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
5’
1.Ổn định:
2.KTBC: KT sự chuẩn bị bài của HS.
-Vì sao chúng ta phải đi đại tiểu tiện đúng nơi qui định và không để vật nuôi phóng uế bừa bãi?
-Có mấy loại nhà tiêu? Hãy nêu một vài biện pháp để giữ vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ.
-Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:
GTB: Để giữ VSMT, chúng ta không chỉ quan tâm đến rác thải, việc phóng uế mà còn cần quan tâm đến nguồn nước thải. Đây là vấn đề mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
-Ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát tranh
Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng, hành vi sai trong việc thải thải nước bẩn ra môi trường sông.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm nhỏ và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
-YC các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 72/SGK và thảo luận theo 2 câu hỏi:
+Hãy mô tả những gì em thấy trong hình vẽ?
+Theo em, nước thải được đổ ra như thế có hợp lí không? Tại sao?
+Hãy nêu những tác hại của nước thải đối với sinh vật và sức khoẻ con người?
-Nhận xét ý kiến của HS.
Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại và các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí chảy vào hồ, ao, sông ngòi sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và làm chết các sinh vật sống trong nước. Do vậy, để giữ vệ sinh môi trường cần phải xử lí nước thải. Vậy việc xử lí nước thải cần được xử lí như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở nội dung tiếp theo của bài.
Hoạt động 2: Xử lí nước thải.
Mục tiêu: Giaỉ thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
Cách tiến hành:
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau:
+Quan sát từ thực tế, em thấy nước thải ở các bệnh viện, gia đình, ...chảy đi đâu?
+YC quan sát hình 3, 4 trang 73/SGK và trả lời câu hỏi sau: Theo bạn, hệ thống cống rãnh nào hợp vệ sinh? Tại sao?
+Nêu các biện pháp xử lí nước thải phù hợp.
-Kết luận: Nước thải có thể làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
4.Củng cố – dặn dò:
-YC HS đọc mục bạn cần biết SGK.
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu mỗi nhóm tổ HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh, truyện, chuẩn bị nội dung để đóng kịch ....về các nội dung bài học ở chương xã hội. (Từ bài 19 – 38)
-2 HS trả lới câu hỏi. Lớp lắng nghe nhận xét.
-Lắng nghe.
-HS chia thành nhóm, tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Quan sát và trả lời:
-Nhìn vào tranh vẽ, em thấy các bạn HS đang bơi dưới sông. Một vài chị phụ nữ đang rửa rau, vo gạo,...bằng nước sông. Trên bờ một bác đang đổ rác thải xuống sông. Bên cạnh đó, ống cống đang xả nước bẩn trực tiếp xuống sông.
-Nước thải đổ trực tiếp xuống sông như thế là không hợp vệ sinh. Vì trong nước thải có chứa nhiều vi khuẩn và chất độc hại, dễ gây bệnh truyền nhiễm cho con người.
+Làm ô nhiễm đất, nước.
+Truyền bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh vật và con người.
+Làm cho sinh vật dưới nước không sống được.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Tiến hành thảo luận, sau đó 3 – 4 cặp đôi đại diện trình bày.
+Qua quan sát thực tế, em thấy nước thải ở gia đình em được thải qua đường ống, thông xuống cống chung của xóm. Nước thải của bệnh viện được thải trực tiếp xuống cống.
+Theo em, hệ thống cống rãnh ở hình 4 là hợp vệ sinh. Vì nước thải ở đây được đổ ra ống cống có nắp đậy xung quanh.
+Nước thải được chảy qua đường ống kín, không hở ra bên ngoài.
+Nếu nước thải đổ ra sông, ao, hồ cần phải được xử lí hết các chất độc hại
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-1 HS đọc cá nhân, sau đó lớp đồng thanh.
-Nghi nhận và chuẩn bị ở tiết sau.
TẬP LÀM VĂN – T19
NGHE KỂ: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG.
I . Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói: Nghe – kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng, nhớ ND câu chuện, kể lại đúng, tự nhiên.
Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp, rõ ràng, đủ ý.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù Ủng trong SGK.
Câu hỏi gợi ý câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
5’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị tập vở của HS.
-Nhận xét chung.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn đầu HKII hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng. Câu chuyện nói về Phạm Ngũ Lão, một vị tướng rất giỏi của nước ta thời nhà Trần.
 -Ghi tựa.
b.Hướng dẫn HS nghe kể chuyện:
-Gọi 2 HS đọc YC đề bài và phần gợi ý.
GV kể mẫu lần 1:
GV giới thiệu: Theo nghìn xưa văn hiến, Phạm Ngũ Lão sinh 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
GV kể mẫu lần 2:
-Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
-GV: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (vào năm 1285 và 1288).
-GV kể mẫu lần 3:
+Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
+Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
*Hướng dẫn HS kể:
-Kể theo nhóm.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét.
c. Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b và c:
-GV nhắc lại YC: Các em vừa trả lời 2 câu hỏi (Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? và Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?). Bây giờ các em viết lại câu trả lời mà các em đã làm miệng.
-GV nhận xét, ghi điểm.
4/ Củng cố –Dặn dò:
-Nhận xét và biểu dương những HS học tốt. -Về nhà các em tập kể lại câu chuyện và kể cho gia đình nghe. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS báo cáo trước lớp.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc trước lớp.
-HS lắng nghe.
-Có chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, các người lính.
-Lắng nghe.
+....ngồi đan sọt.
+Vì chàng trai mải mê đan sọt không biết kiệu Trần Hưng Đạo đã đến ....Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.
+Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai. Chàng trai mải nghĩ đến việc nước đến nỗi bị giáo đâm chảy máu vẫn không biết đau.
-HS kể theo nhóm 3.
-Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Các thi kể phân vai. Lớp nhận xét.
-1 HS đọc YC bài tập 2.
-HS làm bài vào vở.
-Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
	SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ Mục Tiêu :
1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề : văn hoá văn nghệ
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt.
II/ Chuẩn Bị :
1.Giáo viên : Bài hát, chuyện kể.
2.Học sinh : Các báo cáo
III/ Các Hoạt Động Dạy Học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
GV tập cho hs báo cáo tình hình lớp về chuyên cần
 -Xếp hàng ra vào lớp 
 -Giữ trật tự trong giờ học 
 -Bạn nào tích cực trong giờ học , hăng hái phát biểu 
 -Đi học soạn sách vở đủ không 
-GV nhắc nhở hs đọc bài yếu cố gắng về chăm đọc bài nhiều :
-Nhận xét. Khen thưởng tổ đạt.
Hoạt động 2 : Văn hoá văn nghệ.
 Sinh hoạt văn nghệ.
 Hai em vừa hát vừa làm động tác 
Gv tuyên dương 
Thảo luận : Phương hướng tuần 20
Duy trì nề nếp lớp
Học và làm bài đầy đủ.
Tham gia các phong trào của trường , đội
Nhận xét tiết sinh hoạt.
Dặn dò:Thực hiện tốt kế hoạch tuần 20
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ.Học và làm bài tốt, Không chạy nhảy qua mương, không ăn quà trước cổng trường, giữ vệ sinh lớp.
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu. Chọn tổ xuất sắc, CN.
-Thảo luậän nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, xếp hàng nhanh, giữ vệ sinh lớp.
Lớp hát 
Hs chú ý nghe và thực hiện 
Ngày 6 tháng 1 năm 2010
CMKD
Điền Ngọc Thuỷ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc