Giáo án bài học Tuần 30 Khối 3

Giáo án bài học Tuần 30 Khối 3

Tiết 2: Toán.

Bài:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng các số có năm chữ số, có nhớ.

- Giải toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.

Kĩ năng:

 - HS làm được các bài tập 1 cột 2,3, bài 2, bài 3.

Thái độ:

 - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

* HS khá, giỏi làm toán, chính xác, thành thạo.

* HS yếu biết thực hiện cộng các số có 5 chữ số.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 30 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tiết 2: Toán.
Bài:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết thực hiện phép cộng các số có năm chữ số, có nhớ.
Giải toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. 
Kĩ năng:
	- HS làm được các bài tập 1 cột 2,3, bài 2, bài 3.
Thái độ:
	- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
* HS khá, giỏi làm toán, chính xác, thành thạo.
* HS yếu biết thực hiện cộng các số có 5 chữ số.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phấn màu.
III/ Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV. Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Phép cộng các số trong phạm vi 100.000. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
- Giới thiệu bài – ghi tựa.
3. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm vào vở. 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 2,3.
Bài 2: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 1 HS nhắc lại tính diện tích hình chữ nhật, chu vi hình chữ nhật.
- GV mời 1 HS lên bảng làm, lớp là vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 3: 
HS đọc yêu cầu của bài
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ rồi nêu bài toán.
- HS giải vào vở,2 học sinh giải vào bảng phụ.
- GV nhận xét, sửa sai.
Mẹ cân nặng số ki-lô-gam là:
17 x 3 = 51 (kg)
Con cân nặng số ki-lô-gam là:
17 + 51 = 68 (kg)
Đáp số: 68kg
4. Tổng kết – dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
(4')
(1')
(33')
(1')
HS thực hiện
HS nêu
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở
3 HS lên bảng thi làm bài làm.
HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
-1 HS nhắc lại tính diện tích hình chữ nhật, chu vi hình chữ nhật.
- GV mời 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại.
3 học sinh nêu bài toán.
HS giải vào vở,2 học sinh giải vào bảng phụ
HS nhận xét.
HS chữa bài vào vở.
Tiết 3 + 4: Tập đọc – Kể chuyện.
Bài:
GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức:
	- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.
	- Hiểu nội dung: Cuộc gặp gỡ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua.
Kĩ năng:
Đọc đúng các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Lúc-Xăm-Bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét. 
Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật trong câu chuyện.
Thái độ:
- Giáo dục HS tình đoàn kết giữa các dân tộc.
* HS khá, giỏi đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí và nắm được nội dung câu chuyện. Kể lạ toàn bộ câu chuyện.
* HS yếu đọc đúng toàn bài trả lời được câu hỏi 1. Kể lại 1 đoạn câu chuyện.
B. Kể Chuyện.
- HS dựa gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời kể tự nhiên. Lời kể sinh động, thể hiện đúng nội dung.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài học trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. 
- GV gọi 2 HS lên đọc bài và hỏi:
+ Vì sao tập thể dục là bổn phận của những người yêu nước?
+ Em sẽ làm gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”?
- GV nhận xét bài.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề: 
- Giới thiệu bài – ghi tựa: 
3. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc diễm cảm toàn bài, nhấn giọng ở những từ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn các bộ Việt Nam.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
- GV mời HS đọc từng câu.
- GV viết lên bảng: Lúc-Xăm-Bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét.
 - GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
 - GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
 - Giúp HS giải thích các từ mới: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.
 - GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Một HS khá, giỏi đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngở thú vị?
+ Vì sao các bạn lớp 6A nói đựơc Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 2, 3. Thảo luận câu hỏi:
+ Các bạn HS ở Lúc-xăm-bua muốn hiểu điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
- GV nhận xét, chốt lại: Các bạn HS muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
+ Các em muốn nói gì với các bạn HS trong truyện này?
(5')
(1') 
(72')
HS thực hiện
HS nêu
Học sinh đọc thầm theo GV.
HS lắng nghe.
HS xem tranh minh họa.
HS đọc từng câu.
HS đọc đồng thanh.
HS đọc từng đoạn trước lớp.
3 HS đọc 3 đoạn trong bài.
 HS giải thích từ.
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Một HS khá, giỏi đọc cả bài.
HS đọc thầm đoạn 1.
- Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng Tiếng Việt; hát tặng đoàn bài hát bằng Tiếng Việt ; Vẽ quốc kì Việt Nam.
- Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói Tiếnng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu Việt Nam trên in-tơ-nét..
HS đọc thầm đoạn 2, 3.
HS thảo luận câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
HS nhận xét, chốt lại.
HS phát biểu cá nhân.
 Tiết 2
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
-GV cho 4 HS thi đọc truyện trước lớp . 
GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Một HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
+ Kể bằng lời kể của em là thế nào?
- Một HS đọc lại các gợi ý.
- Một HS kể mẫu đoạn 1.
- GV yêu cầu từng cặp HS kể.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
4. Tổng kềt – dặn dò. 
- Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Một mái nhà chung.
- Nhận xét bài học.
(1')
HS thi đọc diễn cảm truyện.
2 HS thi đọc đoạn 3.
Một HS đọc cả bài.
HS nhận xét.
- Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
- Khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
Một HS đọc lại các gợi ý.
HS kể đoạn 1.
Từng cặp HS kể chuyện.
Một vài HS thi kể trước lớp.
HS nhận xét.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TC Toán.
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
MTC:
	- Biết thực hiện phép cộng các số có năm chữ số. 
	- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
MTR:
	* HS khá, giỏi làm toán, chính xác, thành thạo.
	- HS yếu thực hiện các bài tập đơn giản.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28') 
Bài 1: HS đọc yêu cầu
- Lớp làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: - Lớp làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: GV yêu cầu học sinh nêu bài toán
- Lớp giải vào vở, 2 học sinh giải vào bảng phụ để cả lớp cung sửa chữa.
Bài 4: 2 học sinh đọc đề bài.
- Một học sinh nêu qui tắc tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- Lớp giải vào vở, 2 học sinh giải vào bảng phụ. Lớp nhận xét, sửa chữa.
2. GV chấm bài: (7')
- GV chấm , sửa sai cho HS.
- Tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Tiết 2: Thủ công 
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN VÀ TRANG TRÍ (T2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Kĩ năng:
- Làm được đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ:
	- Yêu thích sản phẩm mình làm.
II/ Chuẩn bị:
- Mặt đồng hồ làm bằng giấy thủ công. Tranh quy trình làm đồng hổ để bàn. 
III. Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Làm đồng hồ để bàn (tiết 1).
- GV gọi 2 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét bài kiểm tra của HS.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề:
- Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 3: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- GV yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- GV nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm đồng hồ để bàn và trang trí .
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ.
- GV nhắc HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- Sau đó GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- GV theo dõi, giúp đỡ các em.
- Sau khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- GV tuyên dương làm đồng hồ để bàn và trang trí đẹp nhất.
4.Tổng kết – dặn dò.
- Nhận xét bài học
4'
1'
29'
1'
HS thực hiện
HS nêu
HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí .
HS thực hiện
HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí .
HS trình bày các sản phẩm của mình.
Tiết 3: 	TC Tiếng việt	 
Luyện đọc
GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
I/ Mục tiêu:
MTC:
	- Đọc đúng các kiểu câu, các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Mô-ni-ca, Giét-xi-xa, in-tơ-nét, tơ-tưng, lưu luyến.
	- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ.
MTR:
HS khá, giỏi đọc đúng, chính xác, diễn cảm. Kể lại được toàn bài.
HS yếu đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng. Kể lại được 1 đoạn.
II. Hoạt động dạy học: (35')
1. Đọc trước lớp: (20')
- Nối tiếp mỗi HS đọc một câu.
- HS nối tiếp đọc đoạn, GV nêu câu hỏi tương ứng với đoạn đọc để HS trả lời.
2. Đọc theo nhóm: (15')
- GV cho học sinh đọc trong nhóm
 - Đại diện các nhóm thi đọc với nhau.
- GV cùng học sinh nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: Chính tả(Nghe-viết)
Bài:
LIÊN HỢP QUỐC
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Nghe-viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Kĩ năng:
- Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
* HS khá, giỏi viết đúng, đẹp trình bày rõ ràng và làm đúng các bài tập.
* HS yếu viết tương đối đúng chính tả, làm được bài tập 1.
II/ Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết BT2.	 
III. Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ Các hoạt độn ... goài để làm quen và bày tỏ tình thân ái dựa theo gợi ý.
Kĩ năng:
	- HS có kĩ năng viết văn
Thái độ:
	- Giáo dục HS biết rèn chữ, giữ vở.
* HS khá, giỏi viết lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
* HS yếu viết được 3 phần cơ bản.
II/ Chuẩn bị:	
- Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
III/ Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Viết về một trận thi đấu thể thao. 
- GV gọi 2 HS đọc lại bài viết của mình.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
- Giới thiệu bài + ghi tựa.
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
 Bài 1.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý.
- GV chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh. Người bạn này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn đó thì càng tốt.
- Nội dung bức thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn).
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng nhau chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
- GV mời mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc:
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô (Bạn .. thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không có dấu gì.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
*Hoạt động 2: HS thực hành .
- HS viết bài vào vở.
- GV mời vài HS đứng đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn viết tốt. 
4. Tổng kết – dặn dò. 
- Nhận xét tiết học
(4')
(1')
(33')
(1') 
HS thực hiện
HS nêu
HS đọc yêu cầu của bài .
HS trả lời.
HS lắng nghe.
HS viết bài vào vở.
HS đọc bài viết của mình.
HS nhận xét.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Anh văn
Tiết 2: TC Toán
Bài:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
MTC:
	- Củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong 100.000.
	- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
MTR:
- HS khá, giỏi làm toán nhanh, chính xác.
	 - HS yếu thực hiện các bài tập đơn giản.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28')
Bài 1: HS làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
Bài 2: HS làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
Bài 3: GV cho HS đọc đề, hướng dẫn HS làm, cả lớp làm vào vở.
Bài 4: GV cho đọc đề, đại diện 3 tổ lên thi làm bài nhanh, lớp làm vào vở.
2. GV chấm bài: (7')
- GV chấm bài, nhận xét, sửa sai.
- Tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Tiết 3: Sinh hoạt
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS nắm bắt được những việc đã và chưa làm được trong tuần qua.
- Giúp học sinh học tốt hơn trong tuần tới.
II. Hoạt động dạy học:
1. Nhận xét hoạt động thời gian qua: (17')
- Có học sinh nghỉ học do bị ốm 
- Trực nhật lớp sạch sẽ, kịp thời.
- Một số em còn chơi nghịch
- Sinh hoạt đầu giờ đều đặn.
2. Kế hoạch thời gian tới: (13')
- Tiếp tục duy trì sĩ số lớp học.
- Trực nhật lớp sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân.
- Cần rèn luyện chữ viết, bảo quản sách vở cẩn thận.
- Học và làm bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng trước khi đến lớp.
- Đối với đội viên phải đeo khăn quàng khi đến lớp.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN
Môn: Toán
Câu 1: Phép tính 67 347 + 12 908 có kết quả là ?
	A. 80255	B. 81 256	C. 81 255	D. 80 256
Câu 2: Phép tính 91 462 - 64 318 có kết quả là ?
	A. 27 134	B.26 143	C. 26 144	D. 27 144
Câu 3: Trong phép tính 26 362 - x = 19 181, x có giá trị là:
	A. 17 181 	B. 7 181	C. 16 182	D. 6 181
Câu 4: Đặt tính rồi tính:
	52 378 + 39 416	21 357 + 68 419
	81 982 - 46 216	93 472 - 803
Câu 5: Một trang trại nuôi được 23 430 con gà và đã bán đi 10 607 con gà. Hỏi trang trại đó còn lại bao nhiêu con gà ?
ĐÁP ÁN
Câu 1: (1đ) A	Câu 2: (1đ) D
Câu 3: (1đ) B
Câu 4: (4đ)
	52 378	21 357 	81 982	93 472
 +39 416	 +68 419	 -46 216	 - 803
 91 794 89 776 35766 92 669
Câu 5: (3đ)
Bài giải:
 Trang trại còn lại số con gà là: 	(0.5đ)
 2 3 430 - 10 607 = 12 823 (con) (1.5đ) 
 Đáp số: 12 823 con gà. (0.5đ)
Môn: Tiếng Việt
Câu 1: Đến thăm một trường tiểu học Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp điều gì bất ngờ thú 
vị ?
A. Tất cả mọi người đều được đón tiếp chu đáo.
B. Tất cả học sinh đều làn lượt giới thiệu bằng Tiếng Việt.
C. Tất cả đều được các bạn học sinh tặng hoa.
Câu 2: Các bạn Lúc-xăm bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?
A. Các bạn muốn biết HS Việt nam học những môn gì.
B. Các bạn muốn biết HS Việt Nam thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
C. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Điền vào chỗ chấm tr hay ch:
	Buổi . . . iều, thuỷ . . . iều, . . . iều đình, ngược . . .chiều.
Câu 4: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì ?
	Nen-li đã đứng được trên xà ngang bằng một nghị lực phi thường.
Câu 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:
	Hằng ngày, em đi học bằng xe đạp.
Câu 6: Hạy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
ĐÁP ÁN
Câu 1: B (1đ)	Câu 2: C (1đ)
Câu 3: (1đ) 
	Buổi chiều, thuỷ triều, triều đình, ngược chiều.
Câu 4: (1đ)
Nen-li đã đứng được trên xà ngang bằng một nghị lực phi thường.
Câu 5: (1đ)
	Hằng ngày, em đi học bằng gì ?
Câu 6: (5đ) HS viết được bức thư theo yêu cầu, có đầy đủ nội dung, dùng đúng từ, đặt đúng câu.
	Ngoài ra tuỳ theo bài mà GV có thể chấm các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1.
.
Tiết 3:	 Thể dục
BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
I. Mục tiêu
- Ôn tập bài thể dục phát triển chung với hoa. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện các động tác chính xác, đúng nhịp
- Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng 2 tay, yêu cầu biết cách thực hiện động tác đúng
- Giáo dục học sinh yêu thích TDTT
II. Địa điểm, phương tiện
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn
- Chuẩn bị hoa, bóng
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung và phương pháp dạy học
Thời gian
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- Giáo viên cho học sinh ra sân tập họp 3 hàng dọc, phổ biến nội dung yêu cầu
- Tập bài thể dục phát triển chung
- Chơi trò chơi học sinh yêu thích
- Đi theo nhịp vừa đi vừa hát
2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung. 8 động tác với hoa
- Học sinh lần lượt thực hiện 8 động tác của bài TD đã học
- GV theo dõi nhận xét
* Tung bóng bằng 2 tay, bắt bóng bằng 2 tay
- Giáo viên cho từng hàng ngang, lần lượt tung và bắt bóng
- Giáo viên theo dõi nhận xét
* Trò chơi: “Ai khéo khỏe”. Giáo viên nhắc lại tên trò chơi, cách chơi. Sau đó cho học sinh chơi
3. Phần kết thúc
- Học sinh đứng tại chỗ, vỗ tay và hát
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài
- Giáo viên hô “giải tán” Học sinh hô “khỏe”
5’
25’
5'
***********
GV
 * * *
* * *
* * *
 GV
Tiết 4: 	Mĩ thuật
VẼ THEO MẪU: CÁI ẤM PHA TRÀ
I/ Mục tiêu:
- HS nhận biết đựơc hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà.
- Vẽ được cái ấm pha trà.
- Nhận ra vẽ đẹp của cái ấm pha trà.
II/ Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số hình vẽ về cái ấm pha trà. Hình gợi ý cách vẽ .
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1')
2. Bài cũ: Vẽ tranh tĩnh vật. (4')
- GV gọi 2 HS lên bảng vẽ lại bức tranh tĩnh vật. 
- GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1')
- Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28')
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát một số mẫu thật . GV cho HS nhận xét:
+ Ấm pha trà có nhiều kiểu dáng và trang trí khác nhau;
+ Các bộ phận của ấm pha trà: nắp, miệng, thân, vòi, tay cầm.
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS nhận ra sự khác nhau của các loại ấm pha trà về hình dáng:
+ Tỉ lệ của ấm.
+ Đường nét ở thân, vòi, tay cầm.
+ Cách trang trí và màu sắc.
* Hoạt động 2: Cách vẽ ấm pha trà.
- GV nhắc HS muốn vẽ cái ấm đúng, đẹp cần phải:
+ Nhìn mẫu để thấy hình dáng của nó.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy.
+ Ước lượng chiều cao các bộ phận.
- GV giới thiệu hình, gợi ý để HS nhận ra:
- Gợi ý cách trang trí cái ấm:
+ Trang trí, vẽ màu như cái ấm mẫu.
+ Với bút dạ cần đưa bút nhanh.
+ Có thể trang trí theo cách riêng củamình.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ.
- GV nhắc nhở HS :
+ Vẽ phác khung hình.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận.
+ Vẽ nét chi tiết sao cho rõ.
+ Trang tr1i.
- GV quan sát HS vẽ
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- GV nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của HS.
HS quan sát tranh.
HS trả lời.
HS quan sát.
HS lắng nghe.
HS thực hành.
HS thực hành vẽ.
HS giới thiệu bài vẽ của mình.
 HS nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò: (1') 
- Nhận xét bài học. 
Tiết 4: 	Thể dục
HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA. HỌC TUNG VÀ BẮT BÓNG
I. Mục tiêu: 
- Hoàn thiện bài TDPT chung với hoa. Yêu cầu thuộc và thực hiện các thao tác chính xác.
- Học tung bóng cá nhân. Yêu cầu thực hiện được ở mức đúng
- Chơi trò chơi “Ai kéo khỏe”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi
II. Địa điểm, phương tiện
- Sân trường sạch sẽ, bảo đảm an toàn
- Chuẩn bị bóng, hoa.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
T. Gian
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- HS tập họp vòng tròn, Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
- Khởi động các khớp
- Chơi trò chơi “Kết bạn”
2. Phần cơ bản
+ Ôn bài phát triển chung với hoa
- Cả lớp cùng thực hiện bài TDPT chung 
- Giáo viên quan sát nhắc nhở
+ Học tung và bắt bóng bằng tay
- Giáo viên nêu tên động tác, hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế đúng CB tung bóng, bắt bóng.
- Cho HS đứng tại chổ từng người một tung và bắt bóng
+ Chơi trò chơi “Ai keo khỏe”
- Giáo viên nêu tc, nhắc lại cách chơi
- HS thực hiện chơi. Mỗi tổ cử 3 bạn chơi với các tổ khác tìm ra người vô địch.
3. Phẩn kết thúc
- Đi thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng HS hệ thống lại bài
- Giáo viên nhận xét, giao bài
- Giáo viên hô “Giải tán”. HS hô “khỏe”
5’
25’
5’
CN
x x x x .
x x x x .
 CN
X X X X X X X
X X X X X X X
 GV 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc