Giáo án bài học Tuần 30 Lớp 3

Giáo án bài học Tuần 30 Lớp 3

TIẾT 2+ 3 :

 TẬP ĐỌC

 TIẾT 85+ 86 : GẶP GỠ Ở LÚC - XĂM - BUA

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A.Tập đọc:

* Mục tiêu chung:

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: - Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị,thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một

trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua.

*Mục tiêu riêng:

- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bài học Tuần 30 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
Tiết 1 
Chào cờ
 Chào cờ + Múa hát tập thể
____________________________________________________
Tiết 2+ 3 : 
 Tập đọc
 Tiết 85+ 86 : Gặp gỡ ở Lúc - Xăm - bua
i. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
* Mục tiêu chung:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: - Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị,thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một 
trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua.
*Mục tiêu riêng: 
- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.
B/Kể chuyện:
* Mục tiêu chung:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
*Mục tiêu riêng: 
- Nêu được một vài chi tiết trong câu chuyện.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, tranh minh hoạ
- Đoạn hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức 
 - Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
- Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
- Nhận xét- cho điểm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm thiệu
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc toàn bài
- GV hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc từng câu trong đoạn: 
- Học sinh tiếp sức đọc từng câu
- Sửa phát âm
* Đọc đoạn trước lớp 
- Cho học sinh chia đoạn 
- Cho học sinh đọc đoạn
- Giải nghĩa các từ mới trong đoạn: Lúc- xăm bua, Lớp 6, sưu tầm, Đàn - tơ- rưng....
+ Lớp 6: Lớp cuôí bậc tiểu học ở Lúc - xăm - bua 
+ Sưu tầm : Tìm kiếm, góp nhặt lại. 
* Đọc đoạn trong nhóm
- Nhận xét, đánh giá
* Đọc toàn bài: 
- Theo dõi
- 2 Học sinh đọc và phát hiện cách nhấn giọng
Đã đến lúc chia tay ./ Dưới làn tuyết bay mù mịt,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, ...mến khách.//
- Học sinh đọc tiếp sức từng câu
- Học sinh chia đoạn: 3 đoạn
- 3 Học sinh đọc tiếp sức 3 đoạn
- HS nêu theo ý hiểu
- Đặt một câu có từ sưu tầm: Chúng tôi sưu tầm được rất nhiều tem thư. 
- Học sinh đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thi đọc
- 1 HS đọc cả bài
- Theo dõi
- Đọc một cụm từ
- Đọc 1- 2 câu
3. Tìm hiểu bài
- Cho học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
CH: Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc - xăm bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp điều gì bất ngờ thú vị ? 
CH: Vì sao các em học sinh lớp 6 lại nói được Tiếng việt và sưu tầm được nhiều đồ lưu niệm của Việt Nam?
CH: Các bạn thiết nhi Lúc - xăm - bua muốn biết điều gì về các bạn học sinh ở Việt Nam ?
CH: Các em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này ?
- Cho học sinh nêu nội dung câu chuyện
Tiết 2:
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc lại đoạn cuối của bài
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn cuối của bài
- Nhận xét và bình chọn
- Cho học sinh thi đọc cả bài
5. Kể chuyện
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong sách giáo khoa , HS kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của em.
b. Hướng dẫn học sinh 
- Câu chuyện được kể theo lời của ai?
- Kể bằng lời của em là như thế nào?
- Gọi HS đọc các gợi ý.
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý a
- Cho học sinh kể theo lời của từng nhân vật
- Nhận xét, đánh giá
- Học sinh đọc thầm bài
- Tất cả học sinh lớp 6 giới thiệu bằng Tiếng việt , hát tặng đoàn bài hát bằng 
- Vì cô giáo lớp 6 A đã ở Việt Nam.
- Học sinh đọc thầm 2+3
- Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam được học những môn gì ? thích những bài hát nào ?
- Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam....
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị,thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một 
trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua.
- Học sinh thi đọc đoạn cuối của bài
- 2 HS thi đọc cả bài
- Học sinh nêu nhiệm vụ
- Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
- Kể khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
- 1 HS đọc gợi ý
- Hs kể mẫu đoạn 1
- 2 HS tiếp nối nhau kể đoạn 1, 2
- 1 Học sinh kể toàn bộ câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay
- Theo dõi
- Nhắc lại
- Theo dõi
- Đọc 1- 2 câu
- Theo dõi
- Tham gia cùng bạn
4. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học: Một mái nhà chung
Tiết 4: 
 Toán
 Tiết 146 : Luyện tập
I..mục tiêu:
* Mục tiêu chung
- Biết cộng các số có đến năm chữ số( có nhớ).
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
* Mục tiêu riêng:
- Làm được phép trừ trong phạm vi 20
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bảng phụ bài 3.
2. Học sinh :
- SGK, vở nháp, vở toán
iii . Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi học sinh làm bảng lớp + bảng con:
- Đặt tính, rồi tính : 18 257 + 64 439; 2475 + 6820
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập
Bài 1 ( 156): Tính ( theo mẫu)
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn Hs theo mẫu
 a) 
b)
- Nhận xét,sửa sai
Bài 2 ( 156): Bài toán
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài :
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm chu vi, diện tích hình chữ nhật trước tiên chúng ta phải tìm gì trước?
Tóm tắt
Chiều rộng: 3cm
Chiều dài : gấp đôi chiều rộng
Chu vi :.... cm?
Diện tích :... cm2?
- Nhận xét,sửa sai
Bài 3 ( 156): Nêu bài toán rồi giải bài toán theo tóm tắt sau:
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Gọi HS đặt đề toán
- Hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán 
Tóm tắt:
Con: 
 ...
Mẹ: 
- Nhận xét,sửa sai
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS làm bảng lớp + bảng con:
a) 
 90800 
 b) 
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS làm bảng lớp + giấy nháp:
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (cm)
Chu vi hình chữ nhật đó là:
(6 + 3) x 2 = 18 ( cm)
 Diện tích hình chữ nhật đó là:
6 x 3 = 18 ( cm2)
 Đáp số : 18 cm2
- Học sinh đọc yêu cầu
- 2 HS đặt đề toán
Bài toán: Con hái được 17 kg chè, mẹ hái được số chè gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con hái được bao nhiều ki-lô-gam chè?
Bài giải
 Số kg chè mẹ hái được là:
17 x 3 = 51 ( kg)
Số kg chè cả hai mẹ con hái đựơc là
17 + 51 = 68 ( kg)
 Đáp số: 68 kg
- Làm bảng con
10 - 4 = 6
10 - 7 = 3
10 - 5 = 5
10 - 2 = 8
10 - 9 = 1
4. Củng cố,dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài: Nêu lại cách cộng các số trong phạm vi 100 000
- Chuẩn bị bài sau: Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- Nhận xét giờ học
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
TIẾT 1 THỂ DỤC 
(Đ/C HẢI SOẠN GIẢNG)
TIẾT 2 ÂM NHẠC
( HỒNG HẢI SOẠN GIẢNG)
Tiết 3: Toán
 Tiết 142 : Luyện tập
I.Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Biết tính diện tích hình chữ nhật 
- Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập.
* Mục tiêu riêng: 
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 20.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, phiếu bài tập
2. Học sinh: SGK
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập
Bài 1: Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài vận dụng theo quy tắc tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- Nhận xét,sửa sai
Bài 2 
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn HS làm bài theo 3 nhóm trên phiếu học tập
- Nhận xét,đánh giá
Bài 3 
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt và giải bài toán 
 Tóm tắt:
Chiều rộng: 5 cm 
Chiều dài gấp đôi chiều rộng
Diện tích: ..cm2
- Nhận xét,sửa sai
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS làm bài bảng lớp + bảng con:
Tóm tắt:
 Chiều dài: 4 dm
 Chiều rộng: 8cm
 Diện tích: .cm? Chu vi: cm?
Bài giải
4dm = 40cm
Diện tích hình chữ nhật là:
40 x 8 = 320 ( cm2)
Chu vi hình chữ nhật là:
(40 + 8) x 2 = 96 ( cm)
 Đáp số: 320cm2, 96 cm
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS làm bài theo 3 nhóm, báo cáo kết quả
Bài giải
a.Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
10 x 8 = 80 ( cm2)
Diện tích hình chữ nhật DMNP là:
20 x 8 = 160 ( cm2)
b. Diện tích hình H là:
80 + 160 = 240 ( cm2)
Đáp số: 80cm2 ;160cm2 ; 240cm2
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng lớp + bảng con:
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
5 x 2 = 10 ( cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 5 = 50 ( cm2)
Đáp số: 50cm2
- Làm bảng con:
6 + 4 = 10
5 + 5 = 10
7 + 3 = 10
8 + 2 = 10
4. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
Tiết 4: Chính tả ( Nghe -viết)
Tiết 55: Buổi học thể dục
I. Mục tiêu:
 * Mục tiêu chung:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.Viết đúng tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện : Buổi học thể dục( BT 2)
- Làm đúng BT( 3)a
- Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch
* Mục tiêu riêng: 
- Nhìn chép đúng 1-2 câu trong bài chính tả, làm bài tập theo bạn
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh: - Sách giáo khoa,bảng , vở
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra đầu giờ:
- Giáo viên cho HS viết bảng lớp + bảng con: Cầu lông, leo núi
- Nhận xét, sửa sai
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
- Thầy giáo khen Nen- Li như thế nào?
CH: Câu nói của thầy giáo được đặt trong dấu gì?
- Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa?
- Giáo viên đọc một số từ khó: 
- Nhận xét,sửa sai
b. Giáo viên đọc bài
- Giáo viên đọc thong thả từng câu
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên đọc lại bài
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5- 7 bài tại lớp 
- Nhận xét,đánh giá bài viết của học sinh.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 2: Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện: Buổi học thể dục
- GV đọc cho HS viết
- Nhận xé, sửa sai
b.Bài tập 3a:
 Điền vào chỗ trống : s hay x
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét,sửa sai
- Học sinh theo dõi
- 2 Học sinh đọc bài viết
- "Giỏi lắm! Thôi, con xuống đi!"
- Câu nói của thầy giáo được đặt trong dấu ngoặc kép
- Các chữ đầu bài, đầu đoạn,tên riêng.
- Học sinh viết bảng lớp + bảng con: : Nen – li, đứng lên, khu ... g dẫn làm bài 
- Nhận xét,sửa sai
Bài 3: Bài toán
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài 
+Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
 Tóm tắt 
Sản xuất : 23 560l 
Đã bán : 21 800l 
Còn lại : .... l mật ong ? 
- Nhận xét,sửa sai
Bài 4 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài 
- Nhận xét và sửa sai 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu miệng:
 60000 - 30000 = 30000
100000 - 40000 = 60000
 80000 - 50000 = 30000
100000 - 70000 = 30000
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng lớp + bảng con:
 36736 67737 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng lớp + giấy nháp
Bài giải
Số lít mật ong còn lại là:
 23560 - 21800 = 1760 ( l)
 Đáp số : 1760 l mật ong.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng con
- Học sinh khoanh vào ý C
- Làm bảng con:
6 + 4 = 10
5 + 5 = 10
7 + 3 = 10
8 + 2 = 10
9 + 1 = 10
4. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
- Nhận xét giờ học
Tiết 3: 
 Luyện từ và câu
 Tiết 30 : Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? Dấu hai chấm
i. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Tìm được bộ phận câu trả lời ch câu hỏi Bằng gì ?
- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì?
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm
* Mục tiêu riêng: 
- Nhắc lại theo bạn đặt và trả lời câu hỏi bằng gì?
ii. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi một cặp hỏi đáp và trả lời câu hỏi để làm gì?
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1.Giới thiệu bài:
2.HDHS làm bài tập
Bài 1: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: Bằng gì ?
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GVHDHS thảo luận cặp đôi, gạch chân bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Bằng gì?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2 : Trả lời các câu hỏi sau:
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HDHS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài 3:Trò chơi hỏi đáp có cụm từ bằng gì?
- HS đọc yêu cầu của trò chơi
- Cả lớp và GV nhận xét 
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4:Em chọn dấu câu nào để diền vào chỗ trống ? 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HDHS làm bài
- Nhận xét, sửa sai
Hoạt động của trò
- 2 HS đọc yêu cầu
- Thảo luận cặp đôi
a, Voi uống nước bằng vòi.
b, Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c, Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
- HS đọc yêu cầu
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
a, Hằng ngày, em viết bài bằng bút máy.
b, Chiếc bàn em ngồi được làm bằng gỗ.
c, Cá thở bằng mang.
- 2 HS đọc 
- HS trao đổi theo cặp: Em hỏi- em trả lời
- Từng cặp HS nối tiếp nhau thực hành hỏi đáp trước lớp
VD: HS1 hỏi: Hằng ngày, bạn đến trường bằng gì ?
HS2 đáp: Mình đi bộ/Mình đi xe đạp
HS1: Bạn uống nước bằng gì ?
HS2: Mình uống nước bằng cốc 
- 2 HS đọc
- HS làm trên phiếu học tập theo 3 nhóm.
a, Một người kêu lên:"Cá heo! "
b, Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết: chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà ...
c, Đông nam á gồm 11 nước là: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái lan, Việt Nam, Xin-ga-po
- Tham gia vào nhóm
- Nhắc lại
- Tham gia vào nhóm
3. Củng cố,dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài
- Đặt một câu có cụm từ : Bằng gì?
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
Tiết 4: Chính tả ( Nhớ - viết)
 Tiết 58 :Một mái nhà chung
A. Mục đích yêu cầu:
 * Mục tiêu chung:
- Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT( 2)a
- Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch
* Mục tiêu riêng: 
- Nhìn chép đúng 1- 2 câu trong bài chính tả, làm bài tập theo bạn
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
C.Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra đầu giờ
- Giáo viên đọc các lỗi chính tả học sinh viết sai nhiều trong giờ học trước: nước, trở thành
- Học sinh viết trên bảng lớp
- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH: Những chữ nào trong bài 
phải viết hoa?
- Giáo viên đọc một số từ khó
- Nhận xét,sửa sai
b. Giáo viên đọc bài
- Cho học sinh nhớ lại nội dung 3 khổ thơ đầu và viết
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên cho học sinh soát lại bài
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5- 7 bài tại lớp 
- Nhận xét, đánh giá
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 2: 
- Điền vào chỗ trống : tr hay ch
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét,sửa sai
- Học sinh theo dõi
- 2 Học sinh học thộc lòng bài viết
- Chữ đầu câu 
- Học sinh viết các từ khó bảng lớp + bảng con: nghìn, rập rình, nghiêng
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- Thu bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a bảng lớp + Vở bài tập
Lời giải:
Ban trưa
Trời mưa
Hiên che
 Không chịu
-Theo dõi
- Viết b/c theo bạn
- Nhìn chép vở
- Theo dõi
- Làm theo bạn và đọc ban trưa, hiên che
3. Củng cố – dặn dò 
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học: 
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 Toán
Tiết 150 : Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung: 
- Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
* Mục tiêu riêng: 
- Làm được phép cộng trong phạm vi 20.
ii. Chuẩn bị
- Bảng phụ
1. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi học sinh nêu miệng
 100 00 - 40 000 = 60 000 80 000 - 50 000 = 30 000 
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Em Hoàng 
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập:
Bài 1 Tính nhẩm 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dần học sinh tính nhẩm theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Nhận xét,sửa sai
Bài 2 Tính
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét,sửa sai
Bài 3: Bài toán 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
+Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Để tìm được xã Xuân Mai có bao nhiêu quả trước hết ta phải tìm gì trước?
Tóm tắt:
Xuân Phương: 
Xuân Hoà:
 Xuân Mai:
- Nhận xét, sửa sai
Bài 4: Bài toán
- Cho HS đọc yêu cầu
- HDHS tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt
 5 cái : 10000 đồng 
 3 cái : ........ đồng ? 
- Nhận xét, sửa sai
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu miệng:
a) 40000 + 30000 + 20000 = 90000
b) 60000 - 20000 - 10000 = 30000
c) 4000 +(30000 + 20000) = 90000
d) 6000 - (20000 + 10000) = 30000
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng lớp + bảng con
 60899 47358 
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu
 Bài giải:
Số cây ăn quả ở xã Xuân Hoà là:
68 700 + 5 200 = 73 900( cây)
Số cây ăn quả ở xã Xuân Mai là:
73 900- 4500 = 69 400( cây)
 Đáp số: 69 400 cây
- HS tóm tắt và giải bài toán bảng lớp + bảng con:
Bài giải
 Giá tiền mua một cái com pa là :
10000 : 5 = 2 000 (đồng) 
 Số tiền mua 3 cái com pa là : 
 2000 x 3 = 6000 (đồng) 
 Đáp số: 6000 đồng. 
- Làm b/con:
4 + 8 = 12
6 + 6 = 12
9 + 3 = 12
5 + 7 = 12
11+1 = 12
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Tiết 2: Tập làm văn
 Tiết 30 : Viết thư
i. Mục đích yêu cầu:
* Mục tiêu chung:
- Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
- Giáo dục HS yêu thích các bạn nước ngoài
* Mục tiêu riêng: 
- Biết viết một đến hai câu về một bạn nước ngoài.
ii. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết gợi ý viết thư.
- Bảng phụ viết trình tự lá thư.
- Phong bì thư, tem thư.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi 2 học sinh đọc bài viết về một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết bài
Bài 1: Viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Mời em đọc yêu cầu
- Xác định yêu cầu bài 
- Gọi một học sinh đọc phần gợi ý
- GV chốt lại: Có thể viết thư cho một bạn ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, phim ảnh hoặc qua các bài tập đọc.Cần nói rõ bạn là người nước nào. 
- Hướng dẫn học sinh viết bài
+ Em viết thư cho ai ? 
+ Em biết bạn qua đâu ?
- Nội dung thư phải thể hiện 
+ Mong muốn làm quen với bạn 
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung trái đất
- Hình thức trình bày 1 lá thư : GV mở bảng phụ
- Cho học sinh trình bày vào giấy 
- Nhận xét – tuyên dương
- 2 Học sinh đọc yêu cầu
- 1 HS đọc
- Học sinh theo dõi
- HS đọc:
- Dòng đầu thư( ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm)
- Lời xưng hô( Bạn thân mến)
- Nội dung thư : Làm quen, thăm hỏi)
- Cuối thư : Lời chào, chữ kkí và tên.
- Học sinh viết thư 
- HS tiếp nối nhau đọc thư trước lớp
- HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào 
- Theo dõi
- Đọc phần nội dung thư
- HS viết theo bạn
3. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Về nhà tập học bài và chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét, đánh giá giờ học
TIếT 3 : Tự NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
( Đ/C QUYÊN SOẠN GIẢNG)
 ____________________________________ 
Tiết 4
Sinh hoạt lớp Tuần 30
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng khắc phục. 
- Học sinh có nền nếp trong học tập.
II. Tiến hành sinh hoạt:
1. Nhận xét chung:
- Đa số các em ngoan, lễ phép. Đi học đều và đúng giờ, có sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tham gia vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
2. Nhận xét cụ thể:
a. Về học tập:
- Các em ngoan, có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài.Hùng, Mạnh
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chú ý trong học tập: Phượng, Tâm
- Vẫn còn một số em chưa thường xuyên luyện chữ, chữ viết xấu: Ngâm
b. Về lao động vệ sinh:
- Trực nhật : Sạch sẽ
- Lao động: Tham gia vệ sinh sân trường sạch sẽ
- Vệ sinh cá nhân: Đầu, tóc, quần, áo gọn gàng sạch sẽ.
c. Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: HS tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
III. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm trên.
- Có biện pháp giúp đỡ kèm cặp HS yếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30 - L3.doc