Giáo án bài học Tuần 31 Khối 3

Giáo án bài học Tuần 31 Khối 3

Tiết 2 + 3:Tập đọc – Kể chuyện.

Bài:

BÁC SĨ Y – ÉC - XANH

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

Kiến thức:

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân

 - Hiểu nội dung câu chuyện : Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ nhân loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

Kĩ năng:

 - HS đọc đúng các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: nghiên cứu, là ủi, im lặng. Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.

 - Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 31 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tiết 2 + 3:Tập đọc – Kể chuyện.
Bài:
BÁC SĨ Y – ÉC - XANH
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức:
	- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
	- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân
	- Hiểu nội dung câu chuyện : Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ nhân loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
Kĩ năng:
	- HS đọc đúng các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: nghiên cứu, là ủi, im lặng. Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
	- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK.
Thái độ:
- Giáo dục HS tình đoàn kết, thương yêu giữa các dân tộc.
* HS khá, giỏi đọc đúng, trôi chảy toàn bài và nắm được nội dung bài.
* HS yếu đọc đúng cả bài, trả lời được câu hỏi 1,2.
B. Kể Chuyện.
- HS dựa vào tranh minh họa, nhớ và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể sinh động, thể hiện đúng nội dung.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục 
- GV gọi 2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét bài.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề: 
- Giới thiệu bài – ghi tựa: 
3. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc diễm cảm toàn bài 
- GV cho HS xem tranh minh họa.
- GV mời HS đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
 - Giúp HS giải thích các từ mới: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân
 - GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Một HS đọc cả bài. (HS khá, giỏi)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ khác gì so với trí tượng tượng của bà?
HS thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao bà khách nghĩ là bác sĩ Y-éc-xanh quên nước Pháp?
- GV nhận xét, chốt lại: Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh?
+ Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang?
+ Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang?
(5')
(1')
(72')
HS thực hiện
HS nêu
Học sinh đọc thầm theo GV.
HS xem tranh minh họa.
HS đọc từng câu
HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
 HS giải thích từ.
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Một HS đọc cả bài.
HS đọc thầm đoạn 1.
- Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn nới góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới..
- Bác sĩ Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo kaki cũ không là ủi trong như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba.
HS thảo luận câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
HS nhận xét, chốt lại.
HS phát biểu cá nhân.
- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
- Ông muốn giúp đỡ ngừơi dân Việt Nam chống lại bệnh tật.
Tiết 2
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV cho HS hình thành nhóm, mỗi nhóm 3 HS, phân vai (người dẫn truyện, bà khách, Y-éc-xanh).
- GV cho 4 nhóm HS thi đọc truyện trước lớp theo vai. 
- Một HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV cho HS quan sát tranh. Và tóm tắt nội dung bức tranh.
+ Tranh 1: Bà khách ước ao gặp bác sĩ Y-éc-xanh.
+ Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y-éc-xanh thật giản dị.
+ Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người.
+ Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y-éc-xanh.
- Một HS kể mẫu đoạn 1.
- GV yêu cầu từng cặp HS kể.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
4. Tổng kết – dặn dò. 
- Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Bài hát trồng cây.
- Nhận xét bài học.
(1') 
HS thi đọc diễn cảm truyện.
Một HS đọc cả bài.
HS nhận xét.
HS quan sát tranh.
HS kể đoạn 1.
Từng cặp HS kể chuyện.
Một vài HS thi kể trước lớp.
HS nhận xét.
Tiết 4:Toán.
Bài:
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Biết cách nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).
Kĩ năng:
	- Áp dụng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
Thái độ:
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
* HS khá, giỏi làm các phép tính, làm các bài toán một cách chính xác, nhanh.
* HS yếu bước đầu biết nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
II/ Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Luyện tập. 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 1, 2.
- Nhận xét bài cũ.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
- Giới thiệu bài – ghi tựa.
3. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân có năm chữ số với số có một chữ số .
 a) Phép nhân : 14273 x 3.
- GV GV viết lên bảng phép nhân 1427 x 3
- GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
+ Khi thực hiện phép tính này ta bắt đầu từ đâu?
- GV yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
* Hoạt động 2: Làm bài1, 2.
Bài 1
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. 4 HS lên bảng làm bài.
- GV chốt lại.
Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 3: Làm bài 3
- GV mời HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Lần đầu chuyển bao nhiêu ki-lô-gam thóc ?
+ Lần sau chuyển bao nhiêu ki-lô-gam thóc ?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu cả lớp làm vào vở . 3 HS lên bảng sửa bài vào bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại.
4. Tổng kết – dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
(4') 
(1') 
(33')
(1') 
 HS thực hiện
HS nêu
HS đọc đề bài.
Một HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
Thực hiện lần lượt từ phải sang trái..
Một HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.HS vừ thực hiện phép nhân và trình bày cách tính. 
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS cả lớp làm vào vở. 4 HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính.
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
HS chữa bài vào vở. 
HS đọc yêu cầu bài toán.
- 27 150kg
- Gấp đôi lần chuyển đầu.
- Hỏi cả hia lần chuyển được bao nhiêu ki-lô-gam thóc ?
Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài đúng vào vở.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Anh văn.
Tiết 2: TC Toán.
Bài:
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
MTC:
- Biết thực hành nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
- Áp dụng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
MTR:
* HS khá, giỏi làm các phép tính, làm các bài toán một cách chính xác, nhanh.
* HS yếu biết làm các phép tính đơn giản.
II. Hoạt động dạy học: 
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28') 
Bài 1: HS làm vào vở, 6 học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
Bài 2: HS làm vào vở, 1 học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Bài 3: 2 học sinh đọc yêu cầu, lớp giải vào vở, 1 học sinh lên bảng giải, lớp nhận xét, sửa bài.
2. GV chấm bài: (7') 
- GV chấm bài, nhận xét, sửa sai.
Tiết 3: TC Tiếng việt
Luyện đọc
BÁC SĨ Y-ÉC-XANH
I/ Mục tiêu:
MTC:
- Đọc đúng các kiểu câu, các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Y-éc-xanh, ngưỡng mộ, vỡ vụn.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ.
MTR:
HS khá, giỏi đọc đúng, chính xác, diễn cảm. Kể lại được toàn bài.
HS yếu đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng. Kể lại được 1 đoạn.
II. Hoạt động dạy học: (35')
1. Đọc trước lớp: (20')
- Nối tiếp mỗi HS đọc một câu.
- HS nối tiếp đọc đoạn, GV nêu câu hỏi tương ứng với đoạn đọc để HS trả lời.
2. Đọc theo nhóm: (15')
- GV cho học sinh đọc trong nhóm
 - Đại diện các nhóm thi đọc với nhau.
- GV cùng học sinh nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: Toán.
Bài:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
	- Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
	- Biết tính nhẩm, tính giá trị biểu thức.
Kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm đúng các bài tập 1, 2, 3 trong SGK.
Thái độ:
 - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
* HS khá, giỏi làm toán một cách chính xacù, thành thạo.
* HS yếu biết thực hiện phép tính nhân cơ bản đúng
II/ Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ Các hoạt động
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số . 
- GV gọi 2HS lên bảng sửa bài 1, 3.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
- Giới thiệu bài – ghi tựa.
3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
Bài 1.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV mời 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- GV chốt lại.
 Bài 2.
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì?
GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở. Một HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách tính giá trị của biểu thức, ôn lại cách tín nhẩm.
Bài 3:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi:
 + Trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân chia ta làm như thế nào?
 - GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở. Bốn HS lên bảng sửa bài.
Bài 4: 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 3000 x 2 = 6000 11.000 x 2 = 22.000
 2000 x 3 ... của mình.
+ Yêu cầu HS nêu rõ phép chia hết và phép chia có dư.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV cho 3 HS lên bảng thi làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 2.
Bài 3: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại.
 Bài 4:
- GV mời 1 HS yêu cầu đề bài.
- GV cho học sinh 3 tổ thi chơi trò chơi "Nối kết quả với phép tính tương ứng"
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Tổng kết – dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
(5')
(1') 
(32')
(1')
HS thực hiện
HS nêu
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
3 HS lên bảng làm.
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
3 HS lên bảng thi làm bài.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS thảo luận nhóm đôi.
Tính mỗi loại có bao nhiêu kg ?
HS làm bài.
Một HS lên bảng làm.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Ba HS lên bảng thi làm bài.
HS nhận xét.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TC Toán
Bài:
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
MTC:
	- Củng cố về phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có chữ số 0 ở thương .
	- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính, giải bài toán có lời văn.
MTR:
- HS khá, giỏi làm toán nhanh, chính xác.
	 - HS yếu thực hiện các bài tập đơn giản.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28')
Bài 1: HS làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
Bài 2: HS làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
Bài 3: GV cho HS đọc đề, hướng dẫn HS làm, cả lớp làm vào vở.
Bài 4: GV cho đọc đề, đại diện 3 tổ lên thi làm bài nhanh, lớp làm vào vở.
2. GV chấm bài: (7')
- GV chấm bài, nhận xét, sửa sai.
- Tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Tiết 2: Anh văn
Tiết 3: Sinh hoạt
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS nắm bắt được những việc đã và chưa làm được trong tuần qua.
- Giúp học sinh học tốt hơn trong tuần tới.
II. Hoạt động dạy học:
1. Nhận xét hoạt động thời gian qua: (15')
- HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Trực nhật lớp sạch sẽ, kịp thời.
- Một số em về nhà không ôn bài: Khanh, Lệ Giang, Lân, Bình.
- Uûng hộ HS gặp bệnh hiểm nghèo.
2. Kế hoạch thời gian tới: (15')
- Tiếp tục duy trì sĩ số lớp học.
- Trực nhật lớp sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân.
- Học và làm bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng trước khi đến lớp.
- Đối với đội viên phải đeo khăn quàng khi đến lớp.
- Tiếp tục nộp giấy vụn.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN
Môn: Toán
Câu 1: Phép tính 10817 x 6 có kết quả là:
	A.649 02	B. 60902	C. 60802	D. 84862
Câu 2: Phép tính 86947 : 7 có kết quả là:
	A.12311	B. 13211	C. 12421	D. 12512
Câu 3: Trong phép tính 12635 : x = 5 , x là:
	A. 2525 	B.12630	C. 63175	D.2527
Câu 4: Đặt tính rồi tính:
	30607 x 8	21905 x 4	38726 : 3	72464 : 7
Câu 5: Mẹ mua 5kg thóc hết 45 000đồng. Hỏi nếu mua 7kg thóc thì hết bao nhiêu tiền ?
ĐÁP ÁN
Câu 1: A (1đ)
Câu 2: C (1đ)
Câu 3: D (1đ)
Câu 4: (4đ) Mỗi phép tính đúng được 1 điểm.
	30607	21905	38726 3	72464 7
 x 8	 x 4	 08	12908 02	 10352
 244856	 8762 0	 27 24
	 02 36
	 26 14
	 2 0
Câu 5: (3đ)
Bài giải:
Mỗi ki-lô-gam thóc mua hết số tiền là: (0.5đ)
	45 000 : 5 = 9 000 (đồng)	(1đ)
7 ki-lô-gam thóc mua hết số tiền là: (0.5đ)
9 000 x 7 = 63 000 (đồng) (1đ)
Đáp số : 63 000(đồng).
Môn: Tiếng Việt
Câu 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ?
A. Vì ngưỡng mộ.
B. Vì tò mò.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Điều gì của bác sĩ Y-éc-xanh làm bà chú ý ?
A. Đôi mắt đầy bí ẩn.
B. Vầng trán cao.
C. Sự ăn mặc giản dị.
Câu 3: Điền vào chỗ chấm r, d hay gi:
. . . . áng hình; . . . ừng xanh; . . . ải thưởng; . . . ản dị.
Câu 4: Viết tên ba nước mà em biết.
Câu 5: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
	Với vẻ mặt lo lắng các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại các ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
ĐÁP ÁN
Câu 1: C (1đ)
Câu 2: A (1đ)
Câu 3: (1đ) Dáng hình; rừng xanh; giải thưởng; giản dị
Câu 4: (1đ) Lào, Thái Lan, Trung Quốc
Câu 5: (1đ) Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
Câu 6: (5đ)
Tuỳ theo bài viết mà GV có thể chấm các mức điểm sau: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1.
Tiết 4: 	Hát nhạc.
ÔN TẬP BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ, TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH. ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC
I/ Mục tiêu:
- HS biết hát 2 bài đúng giai điệu , thuộc lời của 2 bài hát.
- Hát kết hợp với động tác phụ họa.
- Nhìn trên khuông nhạc, biết gôi tên các nốt nhạc.
- Hát đúng điệu và đúng lới ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
- Cảm nhận vẽ đẹp của bài hát.
II/ Chuẩn bị:
- Thuộc bài hát.
- Bảng phụ, nhạc cụ.
III/ Các hoạt động
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Chị Ong Nâu và Em bé. (4')
- GV gọi 2 HS lên hát lại bài hát.
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1') 
- Giới thiệu bài – ghi tựa: 
4. Phát triển các hoạt động. (28') 
* Hoạt động 1: Ôn hát bài “ Chị Ong Nâu và Em bé” .
- GV cho HS hát 2 lần.
- GV giúp HS hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát 2 câu. Cả lớp hát phần còn lại của bài hát. .
- GV dạy lời 2.
- Ôn lại lời 1 và lời 2.
- GV cho HS hát kết hợp với vận động.
* Hoạt động 2: Ôn bài hát “ Tiếng hát bạn bè mình”
- Cả lớp luyện tập thuộc lời ca, hát đếu và đúng nhạc.
- Từng nhóm biểu diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa. 
* Hoạt động 3: Ôn tập các nốt nhạc.
- GV dùng “Khuông nhạc bàn tay” cho HS luyện tập ghi nhớ tên và vị trí các nốt nhạc.
- Tập gọi tên các nốt nhạc cùng với hình nốt.
- GV cho HS chơi trò chơi âm nhạc.
- GV nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. (1') 
- Về tập hát lại bài.
- Nhận xét bài học.
HS hát lại bài hát.
Các nhóm hát lần lượt hai câu.
HS hát cả hai lời.
HS luyện tập lại.
Hát kết hợp với phụ họa.
HS nhớ và gọi tên các nốt nhạc.
HS chơi trò chơi.
Tiết 3: 	Thể dục
TRÒ CHƠI : AI KÉO KHOẺ 
I. Mục tiêu
- Ôn động tác tung và bắt bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác đúng.
- Chơi trò chơi: “Ai kéo khỏe” yêu cầu biết cách chơi và tham gia ở mức chủ động.
- Giáo dục học sinh yêu thích thể dục thể thao.
II. Địa điểm, phương tiện
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn.
- Bóng nhỏ, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
Nội dung và phương pháp dạy – học
T.gian
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu :
- Học sinh ra sân tập hợp 3 hàng dọc, phổ biến nội dung tiết học.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Đi theo một hàng dọc, sau đó chuyển vòng tròn
* Chơi CT “Di chuyển ngược theo tín hiệu"
2. Phần cơ bản
+ Tung và bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Giáo viên hướng dẫn lại TT đứng chuẩn bị tung, bắt bóng.
- Từng em tập chung tung, bắt bóng tại chỗ, di chuyển.
- Học sinh tập từng đôi một. Giáo viên nhắc các em chú ý phối hợp toàn thân khi thực hiện động tác và cách di chuyển để bắt bóng.
Chơi TC “Ai kéo khỏe”
- Giáo viên nhắc lại tên trò chơi và cách chơi
- Học sinh chơi chú ý đảm bảo an toàn
+Chạy chậm 1 vòng sân, tập khoảng 200 – 300m
3. Phần kết thúc
- Đi thả lỏng, hít thở sâu
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
- Giáo viên nhận xét, giao bài
- Giáo viên hô giải tán. Học sinh hô “khỏe”
5’
25’
5'
* * *
* * *
G.v
* * * * ..
* * * * 
G.v
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Tiết 3: 	Thể dục
ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN
I. Mục tiêu
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân. Yêu câu biết cách thực hiện độc tác ở mức đúng
- Chơi trò chơi. (Ai kéo khỏe). yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động
- Giáo dục học sinh ý thức luyện tập TDTT
II. Địa điểm, phương tiện
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn
- Chuẩn bị 1 bóng cho 3 em
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
T.gian
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu:
- Học sinh tập hợp 2 hàng dọc, G.viên phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học
- Đi đều nhịp vừ đi vừa hát
- Tập bài TD phát triển chung
+ Chạy chậm 1 vòng sân tập khoản 100-200m
2. Phần cơ bản: 
* Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân
- Giáo viên cho các em ôn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Học sinh đúng tại chỗ tung và bắt bóng một số lần. Sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng
- Giáo viên theo dõi sửa sai
* Trò chơi “Ai kéo khỏe”
- Giáo viên nhắc lại tên TC và cách chơi sau đó cho học sinh chơi
- Mỗi tổ cử 3 – 5 em để tìm người vô địch
- Cả lớp, giáo viên theo dõi bình chọn.
3. Phần kết thúc:
- Chạy chậm thả lỏng xung quanh sân
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài
- Nhận xét, giao bài
- Giáo viên hô “Giải tán” Học sinh hô “Khỏe”
5’
25’
GV
5’
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
 GV
Tiết 4:	 Mĩ thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT
I/ Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dạng, đặc điểm của các con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ các con vật theo ý thích.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II/ Chuẩn bị:
- Một số con vật, tranh vẽ .
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1') 
2. Bài cũ: Vẽ cái ấm pha trà. (4') 
- GV gọi 2 HS vẽ cái ấm pha trà.
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1') 
- Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28')
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu tranh một số con vật đã chuẩn bị và hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
+ Tên con vật.
+ Hình dáng, màu sắc.
+ Các bộ phận chính của con vật như đầu, mình, chân
- GV yêu cầu HS kể tên một vài con vật quen thuộc và tả lại hình dạng của chúng.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Vẽ hình dán con vật
- Vẽ cảnh vật phù hợp với nội dung cho tranh sinh động hơn.
- Vẽ màu:
+ Vẽ màu con vật và cảnh xung quanh.
+ Màu nền của bức tranh.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- HS thực hành .
- GV quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn HS :
+ Chọn con vật theo ý thích để vẽ
+ Làm bài theo cách hướng dẫn.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét:
- Các con vật đựơc vẽ như thế nào?
- Màu sắc của các con vật và cảnh ở tranh.
- GV nhận xét.
HS quan sát.
HS trả lời các câu hỏi trên.
HS quan sát.
HS tập vẽ các con vật.
HS thực hành .
HS nhận xét các tranh vẽ.
5.Tổng kết – dặn dò. (1')
- Nhận xét bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc