Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (47)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (47)

MÔN: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (T1,2)

BÀI: CẬU BÉ THÔNG MINH

I . Mục tiêu:

A - Tập đọc: ( Tiết 1)

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 - Đọc đúng ,rành mạch ,biết nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm ,dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Hiểu nội dung câu chuyện : câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé

- Trả lời được câu hỏi trong SGK.

- Học sinh yêu thích môn tiếng việt

- Học sinh yếu đọc 1 đoạn.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (47)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: 	 Ngày soạn: 16/8/2013
Ngày dạy: 19/8/2013
Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013
MÔN: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (T1,2)
BÀI: CẬU BÉ THÔNG MINH
I . Mục tiêu:
A - Tập đọc: ( Tiết 1)
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 
 - Đọc đúng ,rành mạch ,biết nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm ,dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung câu chuyện : câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé
- Trả lời được câu hỏi trong SGK.
- Học sinh yêu thích môn tiếng việt 
- Học sinh yếu đọc 1 đoạn. 
 * TCTV: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: bình tĩnh, sứ giả, hạ lệnh, gửi.
 - nghĩa các từ : bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.....
B - Kể chuyện
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa 
 - Học sinh yếu kể 1 đoạn. 
II . Đồ dùng dạy – học :
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong (TV3/1)
III . Các hoạt động dạy – học:
1 . Kiểm tra bài cũ: (1’)
- GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của HKI lớp 3. 
- GV yêu cầu học sinh mở mục lục TV3/1 và đọc tên các chủ điểm của chương trình.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
TẬP ĐỌC ( T1)
2. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi mục 
Hoạt động 1: (15’) Luyện đọc
- Đọc mẫu toàn bài. 
- Gọi học sinh khá đọc. 
- Hướng dẫn luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn luyện phát âm từ khó. 
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh.
- Giải nghĩa từ om sòm, trọng thưởng.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh.
- Đọc lại toàn bài.
Hoạt động 2: (14’) Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
- Nhà vua nghĩ kế gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ ?
- Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 .
- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của mình vô lý ?
- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng .
- Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định như thế nào ?
- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục.
Hoạt động 3: (15’) Luyện đọc lại.
- Yêu cầu học sinh đọc cá nhân. GV theo dõi và giúp đỡ học sinh đọc yếu.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc lại toàn bài. 
Chú ý: Biết phân biệt lời người kể, các nhân vật khi đọc bài.
- Cho một số nhóm học sinh thi đọc trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt, khuyến khích những nhóm đọc chưa tốt.
KỂ CHUYỆN: (T1)
Hoạt động 1 : (5’) Hướng dẫn kể chuyện 
- GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện trong lớp học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện “Cậu bé thông minh” vừa được tìm hiểu.
- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như trong sách TV3/1 lên bảng.
 Hoạt động 2: (15’) Thực hành kể chuyện 
- Yêu cầu HS quan sát tranh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- Yêu cầu học sinh kể lại toàn câu chuyện. 
- Theo dõi và tuyên dương những HS kể chuyện tốt, có sáng tạo.
- 1 học sinh nhắc lại.
- Lớp theo dõi sách giáo khoa.
- 1 học sinh khá đọc. 
- Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Học sinh yếu luyện phát âm.
- Trái nghĩa với bình tĩnh là: bối rối, lúng túng.
- Lần lượt từng học sinh đọc đoạn trước nhóm, đại diện nhóm đọc trước lớp. 
- cả lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh theo dõi.
- Cá nhân đọc thành tiếng, lóp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Ra lệnh nộp gà trống biết đẻ trứng. 
- Gà trống không biết đẻ trứng. 
- Bố mới đẻ em bé bắt em đi xin sữa. 
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà Vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài.
- Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí và là người rất dũng cảm.
- Học sinh đọc cá nhân.
-Thực hành luyện đọc trong nhóm (học sinh khá giỏi luyện theo từng vai : người dẫn truyện, cậu bé, nhà vua.)
- 3 đến 4 nhóm thi đọc. 
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Học sinh vỗ tay.
- HS lần lượt quan sát các tranh được giới thiệu trên bảng lớp (hoặc tranh trong SGK).
- Nhìn tranh trả lời câu hỏi nội dung từng tranh. 
- Kể thành đoạn.theo nhóm 3 . Đại diện nhóm kể trước lớp . cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Học sinh khá giỏi kể. 
3. Củng cố & Dặn dò: “ 5’ ” 
- Câu chuyện ca ngợi ai ? 
- 1 học sinh trả lời: cậu bé. 
+Hỏi : Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học? 
 Đức Vua trong câu chuyện là một ông Vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được người tài.
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------//-----------------------------------
MÔN: TOÁN (T1)
BÀI : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I . Mục tiêu: 
 - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Học sinh yếu chỉ làm bài tập1,2,3, học sinh khá giỏi làm thêm bài tập 5
- Có thái độ yêu thích học môn toán. 
TCTV: So sánh.
II . Đồ dùng dạy – học :
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
III . Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ. (2’)
- GV kiểm tra SGK Toán của HS, nhận xét.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi mục 
Hoạt động 1: (7’) Ôn tập về đọc viết số
- Yêu cầu học sinh đọc lại các số trong bài 1.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (5) Ôn tập về thứ tự số
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và tự làm bài.
-Yêu cầu học sinh đọc lại. 
 Hoạt động 3: (15’) Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số.
 Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu tự làm bài. 
- Nhận xét và sửa bài. 
Bài 4: 
- Yêu cầu đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Vì sao nói 735 là số lớn nhất trong các số trên?
- Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 5: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và ghi điểm.
- 1 học sinh nhắc lại. 
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 số học sinh đọc. 
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm.
- 2 học sinh đọc lại. 
- 1 học sinh nêu yêu cầu. 
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Đổi vở kiểm tra kết quả.
- 2 HS đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài.
- Tự làm bài và vở, 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Vì 735 có số trăm lớn nhất.
- Số 142 vì số 142 có số trăm bé nhất.
- Viết các số: 537; 162; 830; 241; 519; 425.
- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 1 học sinh đọc đề bài .
- 2 học sinh khá lên bảng làm. 
a). Theo thứ tự từ bé đến lớn :
162; 241; 425; 519; 537
b). Theo thứ tự từ lớn đến bé:
537; 519; 425; 241; 1
3 . Củng cố & Dặn dò: (5’) 
- Gọi học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài.
+ Đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
- Làm bài tập VBT-t3
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------//----------------------------------
Ngày soạn: 17/8/2013
Ngày dạy: 20/8/2013
Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013
MÔN: CHÍNH TẢ ( tập chép) (T1)
BÀI : CẬU BÈ THÔNG MINH
Phân biệt: an/ang; Bảng chữ
I . Mục tiêu: 
- Chép đúng chính xác , trình bày đúng quy định bài chính tả ,không mắc quá 5 lỗi trong bài .
- Làm đúng bài tập 2( a/b) .Điền đúng 10 chữ cái và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng .
- Học sinh có thói quen trình bày cẩn thận. 
- Học sinh yếu tập chép nửa bài chính tả,không đổi vở sóat bài cho bạn.
TCTV: - Giảm nội dung bài viết đối vời HS yếu.
- Yêu cầu đọc lại bài tập và bảng chữ cái nhiều lần. 
- Đọc lại từ khó.
II . Đồ dùng dạy – học :
 - Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
 - Tranh vẽ đoạn 3 của tiết kể chuyện
III . Các hoạt động dạy – học:
1 . Kiểm tra bài cũ: 2’
- Kiểm tra vở viết của học sinh. 
- Nhận xét.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi mục 
Hoạt động 1:(5’)HDHS tập chép
- Đọc bài chép lên bảng 
- Lời nói của nhân vật được đặt sau những dấu câu nào ?
- Hướng dẫn HS viết vào bảng con:
- Nhận xét sửa sai.
Hoạt động 2: (15’) chép bài vào vở.
- Y/c học sinh nhìn bảng chép bài. 
Hoạt động 3: (6’) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- Y/C HS đọc nội dung bài tập 2b trong sách giáo khoa.
- Nhận xét chữa bài cho HS.
Bài 3: Điền chữ và tên chữ còn thiếu.
- GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ, nêu y/c của bài tập: viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu.
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
- Lời nói của nhân vật được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: Chim sẻ, sứ giả, kim khâu, sắc, xẻ thịt, luyện. 
- Cả lớp nhìn bảng chép bài.
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để sóat lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- làm vào bảng con : đàng hồng , đàn ơng ,sáng lống.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
STT
Chữ
Tên chữ
STT
Chữ
Tên chữ
1
a
a
4
b
bê
2
ă
á
5
c
xê
3
â
ớ
6
ch
xê hát
3 . Củng cố & dặn dò: (5’)
 - Y/C HS đọc lại bảng chữ. 
- 2 – 3 HS viết lại.
- Đọc thuộc bảng chữ.
- Về nhà đọc thuộc bảng chữ. Viết lại lỗi còn sai.
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------//-----------------------------------------
MÔN: ĐẠO ĐỨC: (tiết 1)
BÀI: KÍNH YÊU BÁC HỒ
I . Mục tiêu: 
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối vớ đất nước, dân tộc .
- Biết tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Học sinh có tình cảm kính yêu Bác Hồ.
TCTV: Đọc thuộc “ năm điều Bác Hồ Dạy”.
II . Đồ dùng dạy – học :
 - Các bài thơ , bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữ Bác Hồ với thiếu nhi.
 - Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt dộng 1, tiết 1.
III . Các hoạt động dạy – học:
1. Khởi động : (3’)
 - Cả lớp hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng . 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi mục 
Hoạt động 1: (7’) Thảo luận nhóm.
- Quan sát tranh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- Thảo luận về quê, ngày sinh, tên của Bác.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận : SGV đạo đức ( trang 24 )
Hoạt động 2: (13’) Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác để  ... n. Học sinh yếu phân tích. 
- Nghe GV đọc viết lại bài thơ.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để sóat lỗi, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.
- Đọc: ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.
- Một HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào bảng con.
- Lời giải: ngang – hạn - đàn.
3 .Củng cố & Dặn dò( 5’ ) 
- Gọi học sinh viết sai lên bảng sửa lỗi. 
- HS yếu lên bảng sửa.- GV nhận xét.
- Dặn HS nào viết xấu, sai 5 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------//-----------------------------------
MÔN: TOÁN (Tiết 4)
BÀI : CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ 1 LẦN )
I . Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ).
- Tính được độ dài đường gấp khúc. 
- BT cần làm : 1,2 3,4 . Học sinh yếu giảm bớt cột 4,5 bài tập 1,2;HS không làm lời giải bài tập 4.
- Học sinh yêu thích làm toán. 
- TCTV: Nhắc lại cách thực hiện phép cộng. 
II . Đồ dùng dạy – học :
 - Bảng phụ
III . Các hoạt động dạy – học:
1 . Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm : Tìm x x-322=415 , 204+x=355
- Nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài - ghi mục 
Hoạt động1: (10’)Hướng dẫn thực hiện phép cộng.
- GV viết lên bảng 435 + 127. Yêu cầu HS đặt tính.
- Ghi bảng 
 562
- Phép cộng 256 +162
- Ghi bảng 256 
 +
 162
 418
Hoạt động 2: (15’) Luyện tập - thực hành
 Bài 1: 
- Yêu cầu từng HS lên bảng tính và nêu rõ cách thực hiện phép tính.
- GV nhận xét bản con.
Bài 2: 
- Ghi bảng phép tính, yêu cầu học sinh tự làm. 
- GV nhận xét chung.
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh nêu đầu bài. 
- Yêu cầu làm bài theo nhóm.
- Nhận xét sửa bài. 
 Bài 4: 
- Gọi học sinh nêu đầu bài 
- Hãy nêu độ dài của mỗi đoạn thẳng.
- Yêu cầu học sinh tính tổng độ dài đường gấp khúc ABC.
- Nhận xét sửa bài.
- 1 học sinh hắc lại 
- 1 HS nêu cách đặt tính
- Nhiều học sinh nhắc lại cách tính. 
- Học sinh nêu cách đặt tính và tính 
- Học sinh nhắc lại cách thực hiện phép cộng.
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bảng con . 
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 - Đổi vở kiểm tra kết quả, nhận xét. 
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh tự làm nhóm. 
- 1học sinh nêu đầu bài. 
- 1 học sinh nêu. 
- 1 học sinh nêu cách tính. 
- Làm vở, 1 học sinh lên bảng làm.
3 . Củng cố & Dặn dò: ( 5’ )
-Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng các số có 3 chữ số. - 2 học sinh nhắc lại.
- GV nhận xét, nhắc lại.
- Về nhà làm bài 1,2,3 trang 6.Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
---------------------------------//-------------------------------
Ngày soạn: 20/8/2013
Ngày dạy: 23/8/2013
Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013
MÔN: TẬP LÀM VĂN ( T1)
BÀI: - NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
- ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I . Mục tiêu:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. 
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
- Học sinh có ý thức phấn đấu vào Đội. 
- Học sinh yếu cần nắm ý a BT1, làm được BT2.
- GV có thể nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh cho HS biết (bài tập 1).
- TCTV : Đọc lại thông tin về Đội nhiều lần. 
II . Đồ dùng dạy – học : 
- Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS).
III . Các hoạt động dạy – học:
1 . Kiểm tra bài cũ:(2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi mục 
Hoạt động 1: (13’) Tìm hiểu về Đội TNTP
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và gợi ý. 
- Tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”: GV viết các câu hỏi (theo mục II) vào các bông hoa giấy, sau đó gài lên một cành cây.
- GV đưa ra câu trả lời đúng sau mỗi lần có HS trả lời.
- Sau khi HS hái hết các bông hoa câu hỏi, GV gọi 1 đến 2 HS nói lại những hiểu biết của mình về Đội theo trình tự 3 câu hỏi của bài tập. 
- Đội thành lập ngày nào? ở đâu?
- Những đội viên đầu tiên của đội là ai ?
- Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ?
- GV chốt lại: GV giảng để HS hiểu Đội TNTP. Đội thành lập ngày : 15-5-1941 tại Pác Bó –Cao Bằng .
- Những đội viên đầu tiên của Đội là : Nông Văn Dền (Kim Đồng), Nông Văn Thàn (Cao Sơn), Lý Thị Tịnh (Thanh Minh), Lý Thị Mì (Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (Thanh Thủy ). Đội mang tên Bác Hồ ngày 30-1-1970.
- 1 đến 2 HS nêu: Chép lại mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.
Hoạt động 2 (15’) Điền vào đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
Bài 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 2.
- Phần đầu của đơn, từ Cộng hòa đến Kính gửi, gồm những nội dung gì?
- Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em xin trân trọng cảm ơn, gồm những nội dung gì?
- Nhận xét bổ sung. 
- Phần cuối đơn gồm những nội dung gì?
- Yêu cầu học sinh điền vào mẫu đơn in sẵn .
- Chấm một số bài nhận xét. 
- 2 học sinh đọc. 
- 3 học sinh đọc đề bài và gợi ý. 
- Học sinh hái hoa đọc câu hỏi cả lớp thảo luận nhóm 4, đại diện các nhóm trính bày. 
- 1 đến 2 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung .
- 2 học sinh khá nêu lại những điều em biết về Đội. 
- VD: Đội thành lập ngày : 15-5-1941t ại Pác Bó –Cao Bằng .
- Những đội viên đầu tiên của Đội là : Nông Văn Dền(Kim Đồng),Nông Văn Thàn (Cao Sơn),Lý Thị Tịnh(Thanh Minh),Lý Thị Mì(Thủy Tiên),Lý Thị Xậu (Thanh Thủy ).
- Đội mang tên Bác Hồ ngày 30-1-1970.
- 1 đến 2 HS nêu: Chép lại mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.
- Học sinh trao đổi nhóm 2 trả lời. 
- 1HS nêu yêu cầu bài 2.
- HS trả lời : Quốc hiệu.
- HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 đến 3 HS đọc đơn của mình.
- 2 học sinh nhắc lại.
- Học sinh điền vào mẫu đơn in sẵn.
- Nghe GV nhận xét.
3 . Củng cố & dặn dò: ( 5’ )
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết một lá đơn.
- Liên hệ thực tế.
- Về nhà tập viết đơn.
 - Nhận xét tiết học.
---------------------------------------//------------------------------------
MÔN: TOÁN( tiết 5)
BÀI : LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu: 
- Biêt thực hiện phép cộng các số có ba chữ số(có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- BT cần làm : 1,2,3,4, học sinh yếu không làm bài 2b,4a. 
- Học sinh yêu thích làm toán. 
- TCTV: Nhắc lại cách thực hiện phép tính, tóm tắt. 
II. Đồ dùng dạy - học. 
- Phiếu học tập , ghi sẵn bài tập 3
III . Các hoạt động dạy – học:
1 . Kiểmtra bài cũ: (5’)
 - 1 học sinh lên bảng làm bài 3 trang 6, lớp làm bảng con.
- GV nhận xét ghi điểm.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi mục 
 Hoạt động 1: (17’) Củng cố cộng các số có ba chữ số 
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. 
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh nêu các đặt tính, cách thực hiện phép tính rồi làm bài.
Bài 4: 
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính trong bài.
- Ghi kết quả lên bảng. 
Hoạt động 2 (8’) Giải toán 
Bài 3: 
- HD phân tích đề toán.
- GV sẽ ghi thành đề bài toán theo HS đọc, yêu cầu HS đọc lại.
- Nhận xét sửa bài 
- 1 học sinh nhắc lại 
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.đổi vở kiểm tra kết quả 
- Lớp làm bài nhóm 4 vào phiếu . đại diện 4 nhóm lên bảng. 
- HS nối tiếp nêu miệng. 
- 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán.
- 4,5 HS đọc lại.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm. 
3 . Củng cố & dặn dò: ( 5’ )
 - Nhắc lại cách đặt tính.
- 2học sinh nhắc lại, 1 học sinh nhắc lại bài giải.
- Về làm bài 1,2,3 trang 7. chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------//--------------------------------------
TỰ NHIÊN -XÃ HỘI (Tiết : 2 )
BÀI : NÊN THỞ NHƯ NHƯ THẾ NÀO
I . Mục tiêu:
- Hiểu được cần thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. 
- Hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe. 
- Học sinh có thói quen tránh chơi nơi có nhiều khói bụi. 
TCTV: tên 1 số cơ quan dùng để thở, hô hấp.
II . Đồ dùng dạy – học : 
- HS: Gương soi đủ dùng cho các nhóm.
- Tranh, thiết bị thực hành.
III . Các hoạt động dạy – học:
1 . Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi 1,2 HS lên bản trả lời câu hỏi.
- Cơ quan hô hấp có chức năng gì? ( thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài).
 - Chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp? ( mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí, 2 lá phổi có chức năng trao đổi khí)
- Lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi mục 
Hoạt động 1. (10’)Thảo luận nhóm.
- Các em thấy gì trong mũi?
- Khi bị sổ mũi, các em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?
- Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
- Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
* Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
Hoạt động 2: (12’) Làm việc với SGK.
Bước 1.Làm theo cặp.
- GV yêu cầu.
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, không trong lành có nhiều khói bụi.
- Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
- Nêu cảm giác của bạn khi thở không khí có nhiều khói bụi.
 Bước 2.
+ Giáo viên yêu cầu làm việc cả lớp.
- Thở không khí trong lành có ích lợi gì?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có tác hại gì?
+ Kết luận: SGK
Hoạt động 3 : (5’)
- 1 học sinh nhắc lại. 
- Học sinh lấy gương soi để quan sát phía trong mũi của mình.
- Lông mũi, các mạch máu, các chất nhầy.
- Học sinh phát biểu: bụi, bẩn, đất,....
- Thở bằng mũi không khí được lọc sạch. (Mũi có lông cản bụi).
- 2 HS cùng quan sát các hình 3;4;5/ 7/ SGK và thảo luận theo gợi ý.
- Trong lành (tranh 3).
- Không trong lành (tranh4;5).
- Dễ chịu, khỏe khoắn.
- Mệt mỏi, khó thở, ngột ngạt.
- Một số học sinh lên trình bày kết quả.
- Cả lớp suy nghĩ và trả lời.
- Có lợi cho sức khỏe, khỏe mạnh.
3 . Củng cố &dặn dò: (5’) 
- Thở không khí trong lành có lợi gì ?Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì ?
 - Vài học sinh nêu lại .
- Giáo viên liên hệ thực tế giáo dục: học sinh cần tránh chơi nơi không khí bị ô nhiễm, khói bụi như đốt rác, .....
- Dặn HS thực hành theo bài học.
- C huẩn bị bài: Vệ sinh hô hấp.
- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------//--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TRON BO(1).doc