Thứ 2,3
Luyện toán (2 tiết )
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu một số dạng toán về hình học , toán rút về đơn vị , giải toán có lời văn , cách tìm một phần mấy của một số .
- Rèn kỹ năng , kỹ xảo giải toán cho học sinh .
- Rèn tính cẩn thận , suy nghĩ kỹ trước khi làm bài
II. Các hoạt động dạy học :
Tuần 26 Thứ 2,3 Luyện toán (2 tiết ) Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu một số dạng toán về hình học , toán rút về đơn vị , giải toán có lời văn , cách tìm một phần mấy của một số . - Rèn kỹ năng , kỹ xảo giải toán cho học sinh . - Rèn tính cẩn thận , suy nghĩ kỹ trước khi làm bài II. Các hoạt động dạy học : Hoạt độngcủa thày Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Nhận xột , cho điểm . Bài mới : Bài 1: Hai túi có số bi bằng nhau , nếu lấy 10 viên bi ở túi thứ nhất bỏ sang túi thứ hai thì lúc đó số bi ở túi hai gấp 3 lần số bi ở túi một. Hỏi lúc đầu mỗi túi có bao nhiêu viên bi? - YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - -2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Hai túi có số bi bằng nhau , nếu lấy 10 viên bi ở túi thứ nhất bỏ sang túi thứ hai thì lúc đó số bi ở túi hai gấp 3 lần số bi ở túi một. - Hỏi lúc đầu mỗi túi có bao nhiêu viên bi? - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Theo đề bài ra ta có sơ đồ sau : Túi thứ nhất : Túi thứ hai : Nhìn vào sơ đồ ta thấy : Sau khi chuyển 10viên bi ở túi thứ nhất sang túi thứ hai thì khi đó túi thứ hai hơn tuí thứ nhất số bi là: 10 + 10 = 20(viên ) Số bi ở túi thứ nhất sau khi chuyển sang túi thứ hai 10 viên là : 20 : (3 - 1 ) = 10 (viên ) Lúc đầu mỗi túi có số bi là : + 10 = 20 (viên ) Đáp số : 20 viên bi - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 2 : Tìm một số, biết rằng nếu giảm số đó đi 3 lần rồi lại giảm tiếp đi 5 lần thì được số mới bằng số nhỏ nhất có 2 chữ số. YCHS đọc đề bài . - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Tìm một số, biết rằng nếu giảm số đó đi 3 lần rồi lại giảm tiếp đi 5 lần thì được số mới bằng số nhỏ nhất có 2 chữ số. - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Số nhỏ nhất có haio chữ số là :10 1/2 của 10là : 10 : 2 = 5 Gọi số phải tìm là x , ta có : X : 3 : 5 = 5 X : 3 = 5 x 5 X : 3 = 25 X = 25 x 3 X =75 TL: 75 : 3 : 5 = 25 : 5 = 5 (Đ) Vậy số phải tìm là : 75 - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 3: Một hình vuông được chia thành 2 hình chữ nhật .Tính chu vi hình vuông, biết rằng tổng chu vi 2 hình chữ nhật là 6420 cm. - YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Một hình vuông được chia thành 2 hình chữ nhật . - Tính chu vi hình vuông, biết rằng tổng chu vi 2 hình chữ nhật là 6420 cm. - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Vì hai hình chữ nhật được chia ra từ một hình vuông nên hai hình này có chung cạnh của hình vuông và bằng chiều dài của hai hình chữ nhật nên chu vi của hai hình chữ nhật sẽbằng 6 lần cạnh hình vuông. Vậy cạnh hình vuông là: 6420 : 6 = 1070 (cm) Chu vi hình vuông là : 1070 x 4 = 4280 (cm) Đáp số : 4280 cm - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 4: Hồng nghĩ ra một số. Biết rằng số Hồng nghĩ gấp lên 3 lần rồi lấy đi kết quả thì được 12 . Tìm số Hồng nghĩ. YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Hồng nghĩ ra một số. Biết rằng số Hồng nghĩ gấp lên 3 lần rồi lấy đi kết quả thì được 12 . - Tìm số Hồng nghĩ. - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Gọi số Hồng nghĩ là y ta có: Y : 3 x 3 : 5 = 12 Y : 3 x 3 = 12 x 5 Y : 3 x 3 = 60 Y : 3 = 60 : 3 Y : 3 = 20 Y = 20 x 3 Y = 60 Vậy số Hồng nghĩ là : 60 - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 5 : Tuổi Tí bằng tuổi mẹ và bằng tuổi bố . Bố hơn mẹ 5 tuổi .Tìm tuổi của mỗi người. - YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài -Tuổi Tí bằng tuổi mẹ và bằng tuổi bố . Bố hơn mẹ 5 tuổi . - Tìm tuổi của mỗi người. - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Bố hơn mẹ số phần tuổi là : 7 – 6 = 1 (phần ) 1 phần ứng với 5 tuổi vậy tuổi con là 5 tuổi . Tuổi mẹ là : 5 x 6 = 30 (tuổi ) Tuổi của bố là : 5 x 7 = 35 (tuổi) Đáp số : 5 tuổi , 30 tuổi , 35 tuổi - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. * Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học . - HS lắng nghe và thực hiện . Thứ ba : Luyện toán (2 tiết ) Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu một số dạng toán về hình học , toán rút về đơn vị , giải toán có lời văn , cách tìm một phần mấy của một số . - Rèn kỹ năng , kỹ xảo giải toán cho học sinh . - Rèn tính cẩn thận , suy nghĩ kỹ trước khi làm bài II. Các hoạt động dạy học : Hoạt độngcủa thày Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Nhận xột , cho điểm . Bài mới : Bài 1: Một hình chữ nhật có chu vi 72 cm và chu vi gấp 8 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó. - YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Một hình chữ nhật có chu vi 72 cm và chu vi gấp 8 lần chiều rộng. - Tính diện tích hình chữ nhật đó. - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Nửa chu vi là : 72 : 2 = 36 (cm ) Chu vi = 2 chiều dài + 2 chiều rộng Chu vi = 8 chiều rộng Suy ra 2 chiều dài bằng 6 lần chiều rộng Vậy 1 chiều dài bằng 3 lần chiều rộng . Ta có sơ đồ sau : Chiều dài : 36cm Chiều rộng : Chiều rộng hình chữ nhật là : 36 : (1 + 3 ) = 9 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là : 9 x 3 = 27 (cm) Diện tích hình chữ nhạt đó là : 27 x 9 = 243 (cm2) Đáp số : 243 cm2 - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 2: Có 10 bao gạo , nếu lấy ra ở mỗi bao 5 kg thì số gạo lấy ra bằng số gạo của 2 bao nguyên . Hỏi tất cả có bao nhiêu kg gạo ? - YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Có 10 bao gạo , nếu lấy ra ở mỗi bao 5 kg thì số gạo lấy ra bằng số gạo của 2 bao nguyên . - Hỏi tất cả có bao nhiêu kg gạo ? - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Số gạo lấy ra là : 5 x 10 = 50 (kg) Một bao có số kg gạo là : 50 : 2 = 25 (kg) Tất cả có số kg gạo là : 25 x 10 = 250 (kg) Đáp số :250 kg - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 3 : Có 2 thùng dầu , thùng thứ nhất đựng 42 lít . Nếu lấy số dầu ở thùng thứ nhất và số dầu ở thùng thứ hai thì được 12 lít. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? - YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Có 2 thùng dầu , thùng thứ nhất đựng 42 lít . Nếu lấy số dầu ở thùng thứ nhất và số dầu ở thùng thứ hai thì được 12 lít. - Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Số dầu lấy ra ở trong thùng thứ nhất là : 42 : 7 = 6 (lít) 1/8 số lít dầu ở trong thùng thứ hai là : 12 - 6 = 6(lít) Thùng thứ hai có số lít dầu là : 6 x 8 = 48 (lít) Đáp số : 48 lít dầu - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài4 :Cửa hàng bán được 227 kg gạo nếp và gạo tẻ. Nếu cửa hàng bán thêm 13 kg gạo tẻ thì số gạo tẻ gấp đôi số gạo nếp. Tính số gạo tẻ , số gạo nếp cửa hàng bán được . - YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Cửa hàng bán được 227 kg gạo nếp và gạo tẻ. Nếu cửa hàng bán thêm 13 kg gạo tẻ thì số gạo tẻ gấp đôi số gạo nếp. - Tính số gạo tẻ , số gạo nếp cửa hàng bán được . - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Nếu của hàng bán thêm 13 kg gạo tẻ thì lúc đó tổng số gạo bán được là : 227 - 13 = 240 (kg) Số gạo nếp có là : 240 : (2 + 1) = 80 (kg) Số gạo tẻ có là : 227 - 80 = 167 (kg) Đáp số : 80 kg , 167 kg - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. * Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học . - Về nhà làm lại các bài tập đã làm - HS lắng nghe và thực hiện . Luyện từ và câu : Luyện tập I .Mục tiêu : - Củng cố các kiến thức đã học về so sánh , câu kể Ai – là gì ?... Cách sử dụng dấu phảy trong đoạn văn . - Thực hành làm tốt các bài tập , viết đúng chính tả II. Các hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Nhận xột , cho điểm . 2.Bài mới : Bài 1 : Điền vào chỗ chấm r/d/gi : - thầy giáo giảng bài . – cô dạy em tập viết - ăn mặc giản dị - suối chảy róc rách - nước mắt chảy giàn giụa - khúc nhạc d.u đương . Bài 2 :Xác định các sự vật được so sánh với nhau trong những khổ thơ , câu văn sau : Nắng vàng tươi rải nhẹ Bưởi tròn mọng trĩu cành Hồng chín như đèn đỏ Thắp trong lùm cây xanh . Về đêm , trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ , lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân . Chị mặc áo dài thâm , đôi chỗ chấm điểm vàng , hai cánh mỏng như hai cánh bướm non . Đáp án: hồng chín như đèn đỏ Trăng – chiếc thuyền vàng – chiếc đèn lồng . Hai cánh mỏng - cánh bướm non. Bài 3 : Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng . Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang . Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái hoa một mình . ( Tố Hữu ) - Các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ trên là : xanh , đỏ tươi , cao , vàng . Bài 4 : Tìm các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì , con gì ) ? ; trả lời cho câu hỏi Làm gì ? – là gì ? –thế nào ? . Sáng sớm hôm ấy , chúng tôi cùng học sinh cả trường vệ sinh sân trường thật Ai làm gì ? sạch sẽ . Trâu , bò , lợn , gà là những con vật quen thuộc ở nông thôn . Ai là gì? Những chú ong chăm chỉ kiếm hoa làm mật . Ai thế nào? Vườn xu hào nhà Minh rất xanh tốt . Ai như thế nào? Bài 5 : Điền dấu phẩy vào vị ttrí thích hợp trong đoạn văn sau : Cụ mết chống giáo xuống sàn nhà tiếng nói vang vang : Thế là bắt đầu rồi . Đốt lửa lên ! Tất cả người già người trẻ người đàn ông người đàn bà mỗi người phải tìm lấy một cây giáo một cây mác một cây vụ một cây dựa . Ai không có thì vót chông năm chăm cây chông . Đốt lửa lên ! Đoạn văn được viết lại và điền dấu phảy vào là : Thế là bắt đầu rồi . Đốt lửa lên ! Tất cả người già , người trẻ, người đàn ông, người ... Tích của hai số là 6424, nếu bớt đi ở thừa số thứ hai đi 3 đơn vị thì tích mới là 6124 - Tìm thừa số thứ nhất - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Nếu bớt đi ở thừa số thứ hai 3 đơn vị thì được tích mới hơn tích cũ ba lần thừa số thứ nhất . Ba lần thừa số thứ nhất là : 6424 - 61 24 = 300 Thừa số thứ nhất là : 300 : 3 = 100 Đáp số : 100 - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 3: Có 5 hộp kẹo đựng số kẹo như nhau . Nếu lấy ra ở mỗi hộp 24 cái thì số kẹo còn lại trong các hộp bằng số kẹo có trong b a hộp nguyên . Hỏi mỗi hộp nguyên có bao nhiêu cái kẹo ? YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Có 5 hộp kẹo đựng số kẹo như nhau . Nếu lấy ra ở mỗi hộp 24 cái thì số kẹo còn lại trong các hộp bằng số kẹo có trong ba hộp nguyên . - Hỏi mỗi hộp nguyên có bao nhiêu cái kẹo ? - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Số kẹo lấy ra là : 24 x 5 = 120 (cái) Số kẹo lấy ra ứng với số hộp là : 5 – 3 = 2 (hộp) Một hộp có số kẹo là : 120 : 2 = 60 (cái kẹo ) Đáp số : 60 cái kẹo - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 4:Cho một hình tròn nằm trong một hình vuông (như hình vẽ ). Chu vi hình vuông là 56 cm . Hãy tìm đường kính và bàn kính đường tròn. YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh A B C D - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Cho một hình tròn nằm trong một hình vuông (như hình vẽ ). Chu vi hình vuông là 56 cm . - Hãy tìm đường kính và bàn kính đường tròn. - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Cạnh của hình vuông là : 56 : 4 = 14 (cm) Đường kính của hình tròn bằng cạnh của hình vuông và bằng 14 cm . Bán kính củahình tròn là: 14 : 2 = 7 (cm) Đáp số : 7 cm ; 14 cm - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. * Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học . - Về nhà làm lại các bài tập đã làm - HS lắng nghe và thực hiện . Luyện từ và câu : Nhân hóa . ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao? I. Mục tiêu : - Củng cố cho học sinh về biện pháp nhân hoá . Cách trả lời và đặt câu hỏi Vì sao? - Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp nhân hoá. Cách dùng từ đặt câu . II. Các hoạt động dạy học : Hoạt độngcủa thày Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Nhận xột , cho điểm . 2. Bài mới : Bài 1: Đọc đoạn thơ sau : Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu , tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người . Nguyễn Duy - Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hoá? - Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam ? - Nhận xét và cho điểm học sinh Sự vật được nhân hóa Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá tre - vươn mình , đu , hát ru - Yêu nhiều không đứng khuất . - thân bọc lấy thân , tay ôm tay níu - thương nhau không ở riêng . - Giúp người đọc cảm nhận được các phẩm chất tốt đẹp cuả tre : chịu đựng gian khổ , tràn đầy yêu thương , đoàn kết chở che nhau , kề vai sát cánh bên nhau . - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 2:Viết một đoạn văn (4,5 câu )tả lại cuộc trao đổi ,trò chuyện của một số vật . Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hoá - YCHS đọc đề bài . - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Viết một đoạn văn (4,5 câu )tả lại cuộc trao đổi ,trò chuyện của một số vật . Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hoá - Cả lớp làm vào vở , HS nối tiếp nhau nêu phần bài làm của mình . - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 3 : Dùng câu hỏi Vì sao ? để hỏi cho bộ phận câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây: Chiếc gối của em Hồi em học lớp hai , một hôm giờ thủ công cô giáo thông báo : - Mỗi em tự làm lấy một cái gối con lau bảng để nộp chấm điểm . Em lo sợ quá , vì việc khéo tay này phải có sự chỉ bảo của mẹ mà.em thì khôngcòn mẹ . Đến giờ nộp gối chấm điểm , em xấu hổ và tủi thân úp mặt xuống bàn khóc , vì quanh em các bạn cười nhạo Theo Võ Thị Kim Anh YCHS đọc đề bài . - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Cả lớp làm vào vở , HS lên bảng làm Có thể đặt như sau : - Vì sao em (hoặc bạn Kim Anh )lo sợ? - Vì sao em (hoặc bạn Kim Anh) xấu hổ và tủi thân ? - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. * Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học . - Về nhà làm lại các bài tập đã làm - HS lắng nghe và thực hiện . Thứ sáu Luyện toán (2 tiết ) Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số I, Mục tiêu : - Củng cố và khắc sâu cho học sinh cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số . - Vận dụng vào để giải một số bài toán nâng cao . II. Các hoạt động dạy học Hoạt độngcủa thày Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Nhận xột , cho điểm . 2. Bài mới : Bài 1:Tính giá trị của biểu thức 1350 : 5 + 145 x 3 4956 + 3477 : 3 x 4 – 2004 (457 – 2742 : 6 ) x 7 + 321 (2526 : 3 : 2 + 215 ) x 3 - YCHS đọc đề bài . - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài Tính giá trị của biểu thức - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm 1350 : 5 + 145 x 3 = 270 + 435 = 705 4956 + 3477 : 3 x 4 – 2004 =4956 + 1159 x 4 – 2004 = 4956 + 4736 - 2004 = 9692 - 2004 = 7688 (457 – 2742 : 6 ) x 7 + 321 = (457 - 457) x 7 + 321 = 0 x 7 + 321 = 321 (2526 : 3 : 2 + 215 ) x 3 = (842 : 2 + 215 ) x 3 =( 421 + 215) x 3 = 636 x3 = 1908 - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 2;Một cơ sở sản xuất trong 4 tháng sản xuất được 9828 sản phẩm . sau 5 tháng sản xuất thì bán được 1/3 số sản phẩm đó . Hỏi sau 5 tháng sản xuất , cơ sở đó còn lại bao nhiêu sản phẩm (các tháng sản xuất được số sản phẩm như nhau ) YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề - Một cơ sở sản xuất trong 4 tháng sản xuất được 9828 sản phẩm . sau 5 tháng sản xuất thì bán được 1/3 số sản phẩm đó . - Hỏi sau 5 tháng sản xuất , cơ sở đó còn lại bao nhiêu sản phẩm (các tháng sản xuất được số sản phẩm như nhau ) bài - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Một tháng sản xuất được số sản phẩm là : 9828 : 4 = 2457 (sản phẩm ) 5 tháng sản xuất được số sản phẩm là : 2457 x 5 = 12285 (sản phẩm ) Số sản phẩm đã bán là : 12285 : 3 = 4095(sản phẩm ) Số sản phẩm còn lại là : 12285 - 4095 = 8190(sản phẩm ) Đáp số : 8190 sản phẩm - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 3: Chu vi một khu đát hình chữ nhật là 248 m . Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng . Tính chiều dài và chiều rộng khu đất đó . YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Chu vi một khu đát hình chữ nhật là 248 m . Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng . - Tính chiều dài và chiều rộng khu đất đó . - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Nửa chu vi khu đất đó là : 248 : 2 = 124 (m) Chiều rộng khu đất đó là : 124 : (3 + 1 ) = 31 (m) Chiều rông khu đất đó là : 124 - 31 = 93 (m) Đáp số : 31 m , 93 m - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi gấp đôi chu vi hình vuông cạnh 415m . Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó. Biết chiều dài gấp 4 lần chiều rộng . - YCHS đọc đề bài . - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì? - YCHS làm bài . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 HS đọc nối tiếp nhau đề bài - Một hình chữ nhật có chu vi gấp đôi chu vi hình vuông cạnh 415m . - Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó. Biết chiều dài gấp 4 lần chiều rộng . - Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm Chu vi hình vuông là: 415 x 4 = 1660 (m) Chu vi hình chữ nhật là : 1660 x 2 = 3320(m) Nửa chu vi hình chữ nhật là : 3320 : 2 =1660 (m) Chiều rộnghình chữ nhật là : 1660 : (1+4)=332(m) Chiều dài hình chữ nhật là : 1660 - 332 = 1328 (m) Đáp số : 332 m , 1328 m - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. * Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học . - Về nhà làm lại các bài tập đã làm - HS lắng nghe và thực hiện . Tập làm văn Kể về lễ hội I.Mục tiêu : - Giúp học sinh kể được về ngày lễ , ngày hội .Viết được một đoạn văn kể về ngày lễ hoặc ngày hội đó . - Giúp học sinh biết cách làm một bài văn thuộc dạng văn tường thuật , dùng từ đặt câu chính xác. II. Các hoạt động dạy học : Hoạt độngcủa thày Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Nhận xột , cho điểm . 2. Bài mới : A. Đề bài : Hãy thuật lại một hội thi văn hoá thể thao mà em biết . B. Tìm hiểu đề : - Đề bài thuộc kiểu bài gì? - Nội dung đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - Bài văn phải viết như thế nào ? Đề bài thuộc kiểu bài thuật chuyện . Nội dung kể về một cuộc hội thi tổ chức ở trường hoặc ở địa phương. Bài văn viết phải có bố cục rõ ràng , phải làm rõ sự hấp dẫn và bổ ích của hội thi . C.Gợi ý : Hội thi cần tường thuật là hội thi nào ? (có thể là hội thi “Bé khỏe bé ngoan ”, thi “Học sinh thanh lịch,”thi cắm hoa , tỉa hoa , thi nữ công gia chánh , thi hát thi thể thao, thi quốc phòng như bắn súng , ném lựu đạn , chạy vũ trang) Lí do tổ chức hội thi là gì? Thời gian , địa điểm của hội thi ?Những ai tham gia hội thi ? Khung cảnh nơi diễn ra cuộc thi như thế nào ? Mở đầu hội thi ra sao ? Tuyên bố lí do như thế nào ? Diễn biến cuộc thi như thế nào ? Những chi tiết nào nổi bật gây ấn tương cho người xem về cuộc thi ? Kết quả cuộc thi như thế nào? Lễ trao giải và tặng phẩm diễn ra ra sao ? Cảm nghĩ của em về cuộc thi như thế nào? Em rút ra bài học gì bổ ích ? D. Học sinh viết bài vào vở : - Học suy nghĩ độc lập làm bài . - GV quan sát uốn nắn. E. Thu bài chấm : - GV thu bài , chấm một số bài . - Nhận xét ưu khuyết điểm của học sinhvề cách dùng từ đặt câu , chủ đề của bàivăn đã đúng chưa ? Đã biết kể về lễ hội chưa?.... . * Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học . - Về nhà làm lại bài văn đã làm trên lớp và đọc lại cho bố mẹ nghe . - HS lắng nghe và thực hiện .
Tài liệu đính kèm: