Giáo án Buổi 02 - Tuần 20 Lớp 3

Giáo án Buổi 02 - Tuần 20 Lớp 3

TIẾT 1: ÔN CHÍNH TẢ

NHÀ BÁC HọC VÀ BÀ Cụ

I) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

1) Nghe và viết lại chính xác , trình bày đúng đoạn Nhà bác học và bà cụ

2) Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn ( ch/tr hoặc hỏi/ ngã )

II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ ghi bài tập .

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 02 - Tuần 20 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20: Thứ 3 ngày 26 tháng 1 năm 2010
TIẾT 1: ÔN CHÍNH TẢ 
NHÀ BÁC HọC VÀ BÀ Cụ
I) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1) Nghe và viết lại chính xác , trình bày đúng đoạn Nhà bác học và bà cụ 
2) Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn ( ch/tr hoặc hỏi/ ngã )
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi bài tập .
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Y/C HS viết 3 từ có dấu hỏi và 3 từ có dấu ngã.
- GV nhận xét.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài : 
2) HD HS viết chính tả.
a. HD chuẩn bị 
+ Đọc mẫu đoạn viết.
+ Gọi HS đọc.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
- Tên riêng Ê-đi-xơn được viết như thế nào ?
+ Đọc cho HS viết bảng con: Ê-đi-xơn, móm mém , điện 
b. Cho HS viết bài .
GV đọc cho HS viết bài 
+ Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết 
+ Đọc cho HS soát bài.
c. Thu bài chấm điểm.
- GV thu vở chấm nhận xét 
3) HD làm bài tập.
Bài tập 2 : a) Điền ch/ tr 
Mùa đông cây ỉ còn những cành ơ ụi , non như cằn cỗi .Xuân đến , cây gạo lai ổ lộc,nảy hoa ,lai gọi im óc tới ,
b. Đặt dấu ngã hoặc dấu hỏi vào chữ in đậm .
.chiếc thuyền trườn mui lên bai cát , đê lại nhung đám bọt trắng nhào nhào chạy lùi ra sau lái .
- Y/C HS đọc bài tập 2.
- Y/C HS tự làm bài 
- Nhận xét bài làm của HS .
 C. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về viất lại các lỗi viết sai.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Nghe.
- 2 HS đọc lại đoạn viết.
- Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng Ê-đi-xơn.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.
- 1 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con.
- Viết bài vào vở.
- HS soát bài- Sửa lỗi .
- 7 học sinh nộp bài.
- 2 HS làm trên bảng – Lớp làm VBT 
– Lớp nhận xét bài bạn .
TIẾT 2: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: sáng tạo. Dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu :
- Mở rộng vốn từ : Sáng tạo .
- Ôn luyện về dấu phẩy 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ghi lời giải bài tập 1 
 - HS : VBT 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
Hoạt động của thầy
Hoạt đọng của trò
A) Kiểm tra bài cũ .
- Gọi HS lên bảng làm BT3 tiết trước - Nhận xét .
B) Bài mới 
1) Giới thiệu bài :
2) HD HS làm bài tập .
* Bài tập 1 .
- Gọi HS đọc Y/C của bài
 Ghi ra 5 từ chỉ người trí thức và hoạt động nghề nghiệp của họ 
-
Người trí thức
HĐ nghề nghiệp 
1
M;Giáo viên
Dạy học 
2
3
4
5
 * Bài tập 2 : Đặt dấu phẩy vào từng câu sau:
a. Ngoài vườn chim hót líu lo .
b. Trong xóm mọi nhà đều lên đèn .
c. Trên cao máy bay nghiêng cánh chào thành phố .
d. Dưới nước cá lội tung tăng . 
3) Thu vở chấm nhận xét.
C) Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học 
-Về nhà ôn bài.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi. 
- 1 HS đọc bài .
- Nghe .
- Nhóm tiến hành thảo luận và ghi kết quả ra giấy .
- Đại diện các nhóm lên dán nhanh bài làm của nhóm mình . Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc .
- 1HS giải thích Y/C BT 
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT
- Nhận xét bài của bạn.
TIẾT 3: TOÁN
THÁNG, NĂM (TIẾP )
 I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm,số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kỷ năng xem lịch (tờ lịch thàng,năm).
II. Đồ dùng dạy học :
- Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004.
- Tờ lịch năm ( như ở tiết 105 ).
III. Các họat động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1 : Tổ chức cho HS làm bài tập Bài 1:.Y/c HS mở VBT xem lịch tháng 1, thàng, tháng 3 năm 2005 và làm VBT lần lượt các câu a,b,c
* Lưu ý: Phần a với ngày tháng cho trước, Y/Cầu HS phải xác định được đó là thứ mấy? Đồng thời HS cũng phải xác định được ngày không được nêu 1 cách máy móc.
- Phần b. HS phải xác định được ngày trong tháng theo Y/C của bài. 
Bài 2:Điền Đ, S 
- Y/cHS quan sát tờ lịch năm 2005 
 - GV chốt lại ý đúng.Tháng 8 , Tháng 2 có 30 ngày là S, các câu còn lại là Đ
Bài 3:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Gợi ý : Phải xác định tháng 4 có bao nhiêu ngày thì mới tính tiếp ngày 1 tháng 5 là thứ mấy 
Nếu còn thời gian cho HS xem tờ lịch năm 2003 
HĐ2 :Chấm , chữa bài 
* Hoàn thiện bài học 
+ Về nhà thực hành KN xem lịch.
- HS nhắc lại .
- HS làm bài 1,nêu và nhận xét- Lớp làm VBT .
- HS đọc đề.
- HS quan sát tờ lịch và làm bài, nêu bài làm,nhận xét.
- 1 HS đọc đề.
- HS tự làm VBT vài HS nêu KQ 
Lớp nhận xét 
Khoanh vào chữ B .
- HS xem theo nhóm 
TIẾT 4: LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP 
 I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Củng cố về phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi10000 và phép chia.
- Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính .
-On về tháng năm .
II Các họat động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 HĐ1:Rèn KN tính cộng .
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
 5032 – 645 976 : 8
 9502 – 6734 304 :3 
 8563 – 876 598 :2 
 4796 + 6754 769 : 9 
Ghi lần lượt từng bài lên bảng, Y/C HS làm VBT
HĐ2: Củng cố KN giải toán 
Bài 2:Trường Lê Lợi có 867 học sinh , trường Nguyễn Trãi có nhiều hơn trường Lê Lợi 54 hoc sinh .Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh ?
HĐ3: Củng cố ngày tháng 
a. viết dấu x vào ô trống đặt trước tháng có 31 ngày .
Tháng 1 Tháng 4 Tháng 9
Tháng 2 Tháng 5 Tháng 10
tháng 3 Tháng 6 Tháng12
b. Viết chữ số thích hợp vo chỗ chấm :
 Nếu ngy 25 thng 5 l chủ nhật thì ngày 1 tháng 6 cùng năm đó l ..và ngày hôm đó l thứ .
 HOÀN THIỆN BÀI HỌC.
- Nhận xét tiết dạy:Về ôn bài .
- 4 HS làm bài trên bảng, nêu cách tính . Lớp làm VBT 
- HS đọc đề bài rồi suy nghĩ và làm bài, 1HS lên bảng làm bài- Nhận xét , 
Bài giải
Trường Nguyễn Tri cĩ số học sinh l:
867 +54 = 921 (học sinh )
Cả 2 trường cĩ số học sinh là :
 867 + 921 = 1788(học sinh)
Đáp số : 1788(học sinh)
- 1 HS đọc đề bài – HS nêu những tháng có 31 ngày
- Lớp tự làm bài .
- Học sinh nêu .
Thứ 6 ngày 29 tháng 01 năm 2010
TIẾT 1: Tập đọc
CHIếC MÁY BƠM
I. MỤC TIÊU . 
- Đọc đúng tên rieng: Ác- si mét; các TN : ruộng nương, trục xoắn, cánh xoắn, tàu thủy,
- Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phụcnhà bác học Ác – si- mét.
- Hiểu nghĩa các từ mới: tính tới tính lui , đinh vít .
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ác- si- mét- nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả với người nông dân . Bằng óc sáng tạo và lao động cần cù, ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
-Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cái cầu và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét cho điểm.
B) Bài mới.
1) Giới thiệu bài: 
2) Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
 b. HD HS luyện đọc- giải nghĩa từ
- Viết bảng; Ác – si - mét , cho đọc.
* Đọc từng câu.
- Theo dõi sửa sai cho học sinh .
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Theo dõi, hướng dẫn các em đọc.
+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới được chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm đọc bài
3) Tìm hiểu bài
* Đoạn 1.
- Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào ?
- Ác –si-mét đã nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó ?
* Đọan 2.
- Ác –si-mét nghĩ ra cách gì để giúp nông dân ?
- Hãy tả chiếc máy bơm của Ác – si- mét ?
* Đoạn cuối.
- Đến nay, chiếc máy bơm cổ xưa của Ác – si- mét còn được sử dụng như thế nào ?
- Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên của lòai người đã được ra đời ?
- Em thấy có gì giống nhau giữa hai nhà bác học Ác-si-mét và Ê-đi-xơn?
4 ) Luyện đọc lại.
+ Đọc diễn cảm một đoạn văn.
- HD HS đọc đúng.
- Cho HS thi đọc lại đọan văn.
- Cho HS thi đọc cả bài.
+ Nhận xét
C. Củng cố dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài đọc.
 - Về đọc lại bài. Đọc trước bài Nhà ảo thuật.
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Nghe.
- HS đọc , cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc nối tiếp câu.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- HS đọc chú giải trong SGK.
- Nhóm bàn đọc thầm.
- Một HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Họ phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao.
- Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy lên ruộng nương để người lao động đỡ vất vả.
+ 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- Ông làm một cái máy bơm dẫn nước từ dưới sông lên cao.
- Đó là một đường ống hai cửa- một cưa dẫn nước sông vào, cửa kia dẫn nước ra. Bên trên đường ống có .
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- Đến nay lòai người vẫn sử dụng nguyên lí chiếc máy bơmdo Ác –si-mét chế tạo. Những cách xoắn của máy bay, tàu thủy 
-Nhờ óc sáng tạo và tình thương yêu của Ác – si – mét với những người nông dân. Ông muốn làm gì đó giúp họ đỡ vất vả.
- Cả hai người cùng giàu óc sáng tạo và lòng yêu thương con người, mong muốn làm gì để giúp con người sống tốt hơn. Cả hai ông đều thấy được khó khăn , ..
- 5 HS thi đọc lại đoạn văn.
- 2 HS thi đọc lại cả bài, cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC 
I/ Mục đích, yêu cầu 
1.Quan sát tranh, nói đúng về những tri thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
2.Nghe kể câu chuyện nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự niên câu chuyện.
II/ Đồ dng dạy – học:
Tranh, ảnh minh họa trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. 
- GV nhận xét, chấm điểm 
B/ Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bi tập 1:Nĩi về nghề nghiệp của các trí thức trong các bức tranh ở trang 30 SGK.
Tranh số 
nghềnghiệp 
Lm việc gì ?
1
2
3
4
 - GV treo tranh minh họa ( SGK) được phóng to lên bảng.
- GV cho HS quan sát 4 bức tranh 
- GV cho HS tự làm bài tập .
- GV nhận xt bài của HS 
Bi tập 2
Kể lại cu truyện :Nâng niu hạt giống .
- GV cho HS nhớ kể lại câu truyện 
- GV cho HS thi kể.
- GV nhận xt
- GV hỏi thêm: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
C. Củng cố, dặn dò:
- GV cho 2 HS nói về nghề lao động trí óc mà các em mới biết qua giờ học.
- Về tập kể lại câu truyện . 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài 
- 1 HS làm mẫu.
- HS tự làm bài tập – vài HS đọc bài làm của mình .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS kể mẫu .
- HS thi kể chuyện => lớp nhận xt, bình chọn những bạn kể hay nhất.
- Ông Lương Địng Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt giống. Ông nâng niu từng hạt thóc, ủ trong người, .....
TIẾT 3: LUYỆN TOÁN
ÔN NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ 
I) Mục tiêu : Giúp HS:
 - Rèn luyện kĩ năng nhân số có một chữ số (có nhớ một lần).
 - Củng cố: Tìm số bị chia , kĩ năng giải toán có hai phép tính.
II) Các họat động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1: Luyện tập thực hành 
Bài 1:Đặt tính rồi tính
 3023 x 3 269 x 4
 1086 x 9 2389 x 3
 198 x 6 . 4073 x 2
 7009 x 9 407 x 4
Bài 2: Tìm x 
X : 6 = 840 X x 5 = 890
 X : 5 =1910 x : 7 = 209
 Y/cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia, 
- GV nhận xét KQ 
 Bài 3: Giải toán
Thùng thứ nhất đựng được 1029l dầu , thùng thứ 2 đựng được gấp 6 lần số dầu thùng thứ nhất . Hỏi cả 2 thùng đựng được bao nhiêu lít dầu ?
HĐ2 : Chấm chữa bài 
GV thu vở chấm – NX bài làm của HS 
* Hoàn thiện bài học : 
- Nhận xét tiết học
- Về làm bài tập .
- 1 HS đọc.
-4HS lên bảng làm bài 
- HS thực hiện VBT
- 1 HS đọc đề.
- HS nhắc lại cách tìm số bi chia .
- HS thực hiện lần lượt từng bài vào VBT- 2 HS chữa bài 
- 1 HS đọc đề bài 
- HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm .
Bài giải
Thùng thứ 2 đựng số lít dầu là : 1029 x 6 = 6174(l)
Cả 2 thùng đựng được số lít dầu là : 
1029 + 6174= 7203(l) ) 
Đáp số :7203lít 
TIẾT 4: LUYỆN TOÁN
ÔN NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ 
I) Mục tiêu : Giúp HS:
 - Rèn luyện kĩ năng nhân số có một chữ số (có nhớ một lần).
 - Củng cố: ý nghĩa phép nhân , tìm số bị chia , kĩ năng giải toán có hai phép tính.
II) Các họat động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1: Luyện tập thực hành 
Bài 1:Đặt tính rồi tính
 3286 x 2 2430 x 
 1089 x 7 3624 x 3
 905 x 6 . 816 x 6
 5007 x 9 1487 x 4
Bài 2: Tìm x 
X : 5 = 1160 X : 3 = 2913 
 Y/cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia, 
- GV nhận xét KQ 
 Bài 3: Giải toán
Trong kho có 3756 đôi giầy . Người ta đã xuất kho 2 lần , mỗi lần 1543 đôi giầy .hỏi trong kho còn lại bao nhiêu đôi giầy ? 
Y/cầu HS đọc đề- Tự làm bài 
Bài 4:Viết số thích hợp vào ô trống 
Sốđãcho
2412
2521
2109
1027
Thêm6ĐV
2418
Gâp 6lần
14472
- Y/cầu HS đọc đề bài
- GV chốt ý đúng.
HĐ2 : Chấm chữa bài 
- GV thu vở chấm – NX bài làm của HS 
* Hoàn thiện bài học : 
 + Muốn tìm số bị chia em làm thế nào?
 - Nhận xét tiết học
- Về làm bài tập .
- 1 HS đọc.
-4HS lên bảng làm bài 
- HS thực hiện VBT
- 1 HS đọc đề.
- HS nhắc lại cách tìm số bi chia .
- HS thực hiện lần lượt từng bài vào bảng con.
- 1 HS đọc đề bài 
- HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm .
Bài giải
2 lần xuất số đôi giầy là : 
1543 x 2 = 3086 (đôi)
Trong kho còn lạisố đôi giầy là : 3756 – 3086 = 670 (đôi ) Đáp số : 670 đôi 
- HS phân biệt thêm và gấp 
 - Tự làm bài, nêu kết quả 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc