Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Nói về quê hương

Mỗi người đều có một miền quê đẹp đẽ, thanh bình muốn giới thiệu cho bạn bè biết. Em hãy nói về quê hương hoặc nơi em ở cho bạn bè biết và mời bạn đến thăm.

- 1 HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý trên bảng phụ:

+ Quê em ở đâu?

+ Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?

+ Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

+ Tình cảm của em với quê hương như thế nào?

- 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý (bảng phụ), tập nói trước lớp. GV – HS nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung, cách diễn đat.

- HS tập nói về quê hương theo cặp. GV giúp đỡ HS tập nói trong nhóm.

- 3 – 4 HS thi nói về quê hương trước lớp. GV – HS nhận xét, bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất, tuyên dương.

- GV liên hệ giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước; phấn đấu học tập để xây dựng quê hương giàu mạnh.

=> Củng cố cách nói về quê hương.

*Phân biệt tr/ch

 Điền vào chỗ trống tr hay ch:

 Nền ời rực hồng. Từng đàn én ao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn ắng đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc, ông úng như những tòa lâu đài nổi ẩn hiện ong gió ban mai.

 

doc 5 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Soạn: 7/11 	 Dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Rèn kĩ năng ứng xử có văn hoá. Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây (3 tiết)
I/ Mục tiêu bài dạy
- HS nắm được ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; biết cách ứng xử có văn hóa, cách chơi trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”.
- Rèn kĩ năng hát, múa tự nhiên, vui nhộn; có suy nghĩ, hành động đúng đắn trong các tình huống hàng ngày; tham gia trò chơi tích cực, chủ động.
- Giáo dục HS kính yêu các thầy, cô giáo.
II/ Chuẩn bị
- Sân chơi.
- Các tiết mục về thầy cô và mái trường.
III/ Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung: + Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
 + Rèn kĩ năng ứng xử có văn hoá.
 	 + TCDG: “Rồng rắn lên mây”.
2. Hình thức: Thực hành theo nhóm, lớp.
IV/ Các bước tiến hành hoạt động
1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung 3 tiết học.
2/ Nội dung:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
2/ Rèn kĩ năng xử ứng xử có văn hoá
3/ Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”.
4/ Tổng kết.
- GV nêu ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Chọn bạn dẫn chương trình văn nghệ.
+ Các bạn còn lại trong tổ chọn các tiết mục văn nghệ của tổ mình để đăng kí tham gia thi (3 tổ, mỗi tổ 4 tiết mục đặc sắc)
- GV tổ chức cho HS thi, theo dõi, hướng dẫn HS tham gia cuộc thi.
- Kết thúc cuộc thi, GV cùng HS nhận xét, bình chọn, tuyên dương tổ (cá nhân) có nhiều tiết mục hay, có ý nghĩa về thầy giáo, cô giáo; liên hệ giáo dục HS chăm ngoan, học giỏi để tỏ lòng kính yêu các thầy, cô giáo.
- GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
1. Theo em, việc làm nào sau đây là ứng xử có văn hóa? Vì sao?
+ Nhường ghế cho người già và em nhỏ trên xe buýt.
+ Cười nhạo khi bạn bị điểm kém.
+ Giúp một bà cụ qua đường.
+ Nói “cảm ơn” khi nhận được quà hoặc lời khen từ người khác.
+ Nói xấu bạn bè.
2. + Thế nào là ứng xử có văn hóa?
+ Em đã ứng xử có văn hóa trong trường hợp nào? Em cảm thấy thế nào sau khi cư xử như vậy?
3. Đóng vai xử lí các tình huống sau:
+ Nam là một học sinh nghèo trong lớp. Một số bạn không muốn cho nam chơi cùng. Nếu em là thành viên của lớp đó, em sẽ làm gì?
+ Trên đường đi học về, em thấy một phụ nữ đánh rơi chiếc ví bên vệ đường. Khi đó, em sẽ làm gì?
+ Một nhóm người nước ngoài bị lạc đường, họ nhờ em chỉ đường giúp.
- GV tổng kết ý kiến, nhận xét, kết luận, tuyên dương nhóm (HS) có cách cư xử phù hợp. GV liên hệ giáo dục HS cư xử có văn hóa sẽ được mọi người quý mến, tôn trọng.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức cho HS cùng tham gia chơi trò chơi.
- Cho HS chơi thử
- GV chia lớp thành các nhóm cho HS chơi
- GV nhận xét về ý thức than gia trò chơi của HS.
+ Em biết thêm được điều gì qua trò chơi này? 
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS.
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, tuyên dương nhóm thực hiện nhanh, tốt.
- HS lắng nghe
- HS các tổ trao đổi, thống nhất ý kiến.
- Từng tổ cử đại diện tham gia thi.
- HS nhận xét, bình chọn các tiết mục mình thích.
- HS thảo luận nhóm 4, ghi lại kết quả thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời và liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe, thảo luận và đóng vai
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS nghe, nhớ cách chơi, cùng tham gia chơi trò chơi theo tổ.
- HS nhớ luật chơi và học thuộc câu hát.
- HS tham gia chơi
- HS thi đua trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
V/ Kết quả: 
Soạn: 8/11 	 Dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về nhân só có ba chữ số với số có một chữ số, giải toán.
- Rèn kĩ năng nhân số có ba chữ số với số có một chữ số; giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS lấy ví dụ về phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và thực hiện tính vào bảng con
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
423 x 2 222 x 4 321 x 3 
 407 x 2 308 x 3 215 x 4 
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách đặt tính, thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách đặt tính, tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tìm :
a) x 7 = 40 + 23 b) : 8 = 104
c) : 5 = 140 - 8 d) 223 + = 565
- HS nêu yêu cầu bài. HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong từng phép tính.
- HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài (Nếu HS làm chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở)
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng.
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: Một xe đạp thồ chở được 127 kg gạo. Xe tắc xi chở được gấp 3 lần xe đạp thồ. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu ki- lô - gam gạo?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng làm bài:
+ Muốn biết cả hai xe chở được bao nhiêu kilôgam gạo ta cần biết điều gì?
+ Có tìm được số ki- lô - gam gạo xe tắc xi chở được không? Làm thế nào?
+ Biết số ki –lô - gam gạo mỗi xe chở được, có tìm được số ki- lô- gam gạo 2 xe chở được không? Làm thế nào?
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Tìm một số, biết rằng nếu lấy số đó thêm 15, sau đó gấp lên 3 lần thì được 90.
(Tiến hành tương tự BT3)
- HS nêu yêu cầu, phân tích bài toán, thảo luận cặp đôi tìm cách làm.
- HS làm nháp, bảng lớp, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
+ Số gấp lên 3 lần được 90 là số nào?
+ Tìm số cần tìm bằng cách nào?
=> Củng cố bài toán về tìm số với điều kiện bài toán cho trước.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu cách tìm số chia, số bị chia trong phép chia hết, phép chia có dư?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Nói về quê hương. Phân biệt tr/ch
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố cách nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý; phân biệt tr/ch.
- HS nói được về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý; điền đúng tiếng có phụ âm đầu tr/ch rong đoạn văn.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập, tranh ảnh vê quê hương.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Nói về quê hương
Mỗi người đều có một miền quê đẹp đẽ, thanh bình muốn giới thiệu cho bạn bè biết. Em hãy nói về quê hương hoặc nơi em ở cho bạn bè biết và mời bạn đến thăm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý trên bảng phụ:
+ Quê em ở đâu?
+ Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
+ Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
+ Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
- 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý (bảng phụ), tập nói trước lớp. GV – HS nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung, cách diễn đat.
- HS tập nói về quê hương theo cặp. GV giúp đỡ HS tập nói trong nhóm.
- 3 – 4 HS thi nói về quê hương trước lớp. GV – HS nhận xét, bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất, tuyên dương.
- GV liên hệ giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước; phấn đấu học tập để xây dựng quê hương giàu mạnh.
=> Củng cố cách nói về quê hương.
*Phân biệt tr/ch
 	Điền vào chỗ trống tr hay ch:
 	Nền ời rực hồng. Từng đàn én ao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn ắng đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc, ông úng như những tòa lâu đài nổi ẩn hiện ong gió ban mai.
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng. HS đọc lại đoạn văn sau khi hoàn thành.
+ Đoạn văn trên tả cảnh ở đâu? Vào thời điểm nào? Những sự vật nào được nhắc đến trong đoạn văn này?
- GV nhận xét, tiểu kết; liên hệ giáo dục HS yêu quý cảnh đẹp quê hương.
=> Củng cố về từ chứa tiếng có vần tr/ch.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Tìm từ có tiếng bắt đầu bằng ch/tr và đặt câu với từ đó?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_12_nam_hoc_201.doc