Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

*Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 13

- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)

- GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài.

+ Nhóm 1: Đọc đoạn 1, 2 bài Người con của Tây Nguyên.

+ Nhóm 2: Đọc đoạn 2, 3 bài Cửa Tùng.

+ Nhóm 3: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn bài Người con của Tây Nguyên, bài Cửa Tùng.

+ Nhóm 4: Đọc toàn bài Người con của Tây Nguyên.

+ Nhóm 5: Đọc toàn bài Cửa Tùng.

- HS luyện đọc, trả lời câu hỏi theo nhóm. HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét bạn đọc.

- Câu hỏi gợi ý:

+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?

+ Ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì?

+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?

+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?

+ Qua câu chuyện trên em thấy tình cảm của anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đối với đất nước như thế nào? -> GV liên hệ giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Cảnh hai bên bờ sông bến Hải có gì đẹp?

 

doc 8 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Soạn: 21/11 	 Dạy: Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2015
TOÁN*
Ôn bảng nhân 9. Giải toán có lời văn
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về bảng chia 9, giải bài toán bằng hai phép tính.
- HS vận dụng bảng chia 9 vào giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Tính
a. 9 x 3 + 15	9 x 6 – 39
 16 x 9 + 8 9 x 8 + 56
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện dãy tính vận dụng phép nhân 9.
Bài 2: Một trại chăn nuôi có 9 con heo, số con gà gấp 8 lần số con heo. Người ta đem bán đi 7 con gà. Hỏi trại chăn nuôi đó còn lại bao nhiêu con gà?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, làm nháp.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở).
+ Muốn biết trại chăn nuôi còn lại bao nhiêu con gà ta cần biết gì?
+ Tìm được số con gà có tìm được số con gà còn lại không?
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng, nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách giải bài toán về phép chia.
Bài 3: Một số nhân với 9 thì được 63. Hỏi số đó nhân với 6 rồi cộng thêm 3 thì được bao nhiêu?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, làm bài vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Số nhân với 9 thì được 63 là số nào?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến phép nhân trong bảng nhân 9.
Bài 4: Tích của hai số bằng 208. Nếu gấp đôi một trong hai thừa số thì tích mới bằng bao nhiêu?
- HS đọc đề bài, nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
+ Trong một tích, nếu gấp đôi một trong hai thừa số thì tích sẽ thay đổi như thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến phép nhân.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS đọc bảng nhân 9, đặt đề toán có vận dụng phép nhân trong bảng nhân 9?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học tuần 13
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần 13: “Người con của Tây Nguyên”, “Của Tùng”.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; đọc hay được các đoạn, bài; kể lại được một đoạn / toàn bộ câu chuyện “Người con của Tây Nguyên”.
- HS chăm chỉ, tự giác học tập, dũng cảm, yêu nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 13
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)
- GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài. 
+ Nhóm 1: Đọc đoạn 1, 2 bài Người con của Tây Nguyên.
+ Nhóm 2: Đọc đoạn 2, 3 bài Cửa Tùng.
+ Nhóm 3: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn bài Người con của Tây Nguyên, bài Cửa Tùng.
+ Nhóm 4: Đọc toàn bài Người con của Tây Nguyên.
+ Nhóm 5: Đọc toàn bài Cửa Tùng.
- HS luyện đọc, trả lời câu hỏi theo nhóm. HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét bạn đọc.
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
+ Ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Qua câu chuyện trên em thấy tình cảm của anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đối với đất nước như thế nào? -> GV liên hệ giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Cảnh hai bên bờ sông bến Hải có gì đẹp?
+ Em hiểu thế nào là “Bà Chúa của các bãi tắm”?
+ Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
- GV củng cố, liên hệ GD qua từng bài.
* Kể lại các câu chuyện đã học trong tuần 
- HS nêu tên câu chuyện đã học trong tuần 13 : “Người con của Tây Nguyên”.
- GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu HS luyện kể lại một đoạn / toàn bộ câu chuyện đã học. Các HS trong nhóm nghe, nhận xét, chỉnh sửa giúp bạn. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Một số HS lên bảng kể lại một đoạn/ toàn bộ câu chuyện theo lời nhân vật, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn / câu chuyện mình kể.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể đúng (nội dung, diễn biến), kể hay, trả lời được câu hỏi; tuyên dương.
+ Em học được điều gì qua tấm gương anh Núp? -> GV liên hệ giáo dục HS lòng yêu nước, căm thù giặc; sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hi sinh vì Tổ quốc.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? Nêu ý nghĩa câu chuyện?	
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
TOÁN*
Luyện tập về bảng chia 9. Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về bảng chia 9, giải bài toán có lời văn.
- HS vận dụng bảng chia 9 vào giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bảng chia 9. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
Nhóm 1 làm bài 1, 2, 3. Các nhóm còn lại làm cả 4 bài.
Bài 1: Tìm x
a/ x 9 = 54	b/ 9 x = 27
c/ x 9 = 9	 d/ 9 x = 18
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập, 4 HS lên bảng làm bài, GV theo dõi (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép tính và làm lại vào vở).
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết vận dụng phép chia trong bảng chia 9.
Bài 2: Làm 9 cái bánh hết 45g đường. Một cái bánh làm hết mấy gam đường?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 
- HS tự làm bài vào vở nháp.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về phép chia.
Bài 3: Một gia đình nuôi 27 con gà. Gia đình đó đã bán số gà. Hỏi:
a) Đã bán mấy con gà?
b) Còn lại bao nhiêu con gà?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
+ Muốn biết đã bán bao nhiêu con gà ta làm phép tính gì?
+ Có tìm được số gà còn lại không? Làm thế nào?
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4: Một phép chia có số dư là 9, số dư là 3. Hỏi:
a. Phải bớt số bị chia bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết?
b. Phải bớt số bị chia bao nhiêu đơn vị để thương giảm xuống 1 đơn vị?
- HS đọc đề bài, nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
( a. Để được phép chia hết thì phải bớt số bị chia một số bằng số dư, vì số dư là 3 nên phải bớt số bị chia 3 đơn vị)
(b. Để thương của phép chia giảm xuống 1 đơn vị thì phải bớt ở số bị chia một số bằng số chia, vì số chia là 9 nên phải bớt số bị chia 9 đơn vị.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến phép chia.
3. Củng cố, dặn dò
+ HS đọc thuộc lòng bảng chia 9, đặt đề toán có vận dụng phép chia 9 và tự giải vào vở nháp.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 22/11 	 Dạy: Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2015
TOÁN*
Ôn tập về chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số; giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số, vận dụng giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 98 : 4 89 : 3 74 : 6 
 45 : 3 78 : 6 91 : 7 
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở. 4 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
Bài 2: Thùng to đựng 75 lít dầu, thùng to đựng gấp 5 lần thùng nhỏ. Hỏi thùng nhỏ đựng kém thùng to bao nhiêu lít dầu?
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán trên sơ đồ đoạn thẳng.
- GV hướng dẫn HS làm bài:
+ Muốn biết thùng nhỏ đựng kém thùng to bao nhiêu lít dầu ta cần biết điều gì?
+ Có tìm được số lít dầu đựng trong thùng nhỏ không? Làm thế nào?
+ Biết số lít dầu đựng trong thùng to và thùng nhỏ, có tìm được thùng nhỏ đựng kém thùng to bao nhiêu lít dầu không? Làm thế nào?
- HS làm bài vào vở,1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về giảm một số đi một số lần, so sánh hơn kém nhau một số đơn vị.
Bài 3: Giỏ lớn đựng 45 quả trứng, giỏ bé đựng bằng giỏ lớn. Hỏi cả hai giỏ đựng tất cả bao nhiêu quả trứng?
- Tiến hành tương tự BT2.
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một phần mấy của một số.
Bài 4: Một cửa hàng có 40 lít dầu và các can nhựa loại 9 lít. Muốn đựng hết 40 lít dầu thì cửa hàng cần có ít nhất bao nhiêu can nhựa đó?
- HS nêu yêu cầu bài, suy nghĩ, làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến, giải thích. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng, ghi bảng.
=> Củng cố bài toán về phép chia có dư.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Đặt đề toán có vận dụng phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số và tự giải bài toán đó?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Các bài tập đọc tuần 14; Câu kiểu Ai thế nào?
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần; củng cố câu kiểu Ai thế nào?
 - HS đọc bài trôi chảy, trả lời được các câu hỏi; xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? và Thế nào?, đặt được câu theo mẫu Ai thế nào?.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: tranh chim chích bông.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học tuần 14
- HS mở SGK bài: “Người liên lạc nhỏ”, “Nhớ Việt Bắc” đọc thầm bài.
- GV chia nhóm, HS đọc theo nhóm:
+ Nhóm 1: Chọn một đoạn trong bài Người liên lạc nhỏ và trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Nhóm 2: Đọc đoạn 2 và đoạn 3 bài Người liên lạc nhỏ.
+ Nhóm 3: Chọn đọc 1 đoạn bài Nhớ Việt Bắc.
+ Nhóm 4: Đọc thuộc lòng bài Nhớ Việt Bắc.
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc chậm, ngọng, đọc sai l/ n; s/x; ch/tr.
- Các nhóm tự trả lời các câu hỏi SGK cho nhau nghe.
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
- Các nhóm thi đọc trước lớp, HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét.
- GV nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
=> Củng cố nội dung bài, GV giáo dục liên hệ.
* Ôn câu kiểu Ai thế nào?
Nhóm 1 làm bài 1, các nhóm còn lại làm cả 2 bài.
Bài 3: Ghi dấu / vào chỗ ngăn cách bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Cái gì? và Thế nào? trong mỗi câu sau:
Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
Cặp cánh chích bông nhỏ xíu.
Cặp mỏ chích bông bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.
- HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm bài vào phiếu học tập. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS nhận xét, chốt cách xác định bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Cái gì? và Thế nào? 
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
+ Trong các câu trên, câu văn nào có hình ảnh so sánh? Vì sao tác giả lại so sánh như vậy?
+ Chim chích bông có ích như thế nào? -> GV liên hệ giáo dục HS yêu quý, bảo vệ các loài chim.
=> Củng cố về câu kiểu Ai thế nào?
Bài 4: Điền tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu có mô hình Ai (Cái gì, Con gì)? – thế nào?
 a. Những làn gió từ sông thổi vào 
 b. Mặt trời lúc hoàng hôn ..
 c. Ánh trăng đêm Trung thu 
- HS nêu yêu cầu bài. GV khắc sâu yêu cầu bài, giải nghĩa từ “hoàng hôn”.
- HS phát biểu ý kiến. GV – HS nhận xét, chốt các câu đúng. GV ghi bảng một vài câu hay HS đặt được.
=> Củng cố cách hoàn thành câu kiểu Ai (cái gì, con gì)? – thế nào?
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
Soạn: 22/11 	 Dạy: Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2015
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập về từ ngữ chỉ đặc điểm. Luyện viết thư
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn tập về từ ngữ chỉ đặc điểm, củng cố cách viết thư.
 - HS tìm được các từ ngữ chỉ đặc điểm; viết được một bức thư ngắn cho bạn thân vừa chuyển trường.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (bài 1, 2)
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Ôn từ ngữ chỉ đặc điểm
Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
 Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái, dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của trưa hè.
 Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền xanh lá mượt.
 a. Từ chỉ màu sắc: 
..............................................................................................................
 b. Từ chỉ đặc điểm: 
 - HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo cặp, làm bài vào phiếu học tập. 1cặp HS làm bài trên bảng phụ.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 
+ Đoạn văn trên nói về điều gì? HS giải nghĩa, đặt câu với từ “khoan khoái”, “ngột ngạt” 
=> Củng cố về từ ngữ chỉ đặc điểm.
Bài 2: Gạch dưới các từ chỉ màu sắc hoặc đặc điểm của hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
 M: Giữa thành phố có hồ Xuân Hương mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu.
a. Đường mềm như dải lụa
 Uốn mình dưới cây xanh.
b. Cánh đồng quê trông đẹp như một tấm thảm.
- HS đọc đề bài, làm bài tập vào phiếu học tập. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố về đặc điểm của các sự vật được so sánh.
* Luyện viết thư
Đề bài: Viết một bức thư ngắn cho người bạn thân của em vừa mới chuyển trường.
+ Bài tập yêu cầu viết thư cho ai? (cho 1bạn thân vừa chuyển trường)
+ Mục đích viết thư là gì? 
+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì? (Nêu lí do viết thư- Hỏi thăm bạn- Hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt)
+ Hình thức của lá thư như thế nào? 
- HS nói tên địa chỉ người các em muốn viết thư.
- GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- HS viết bài vào vở, GV nhắc nhở HS chú ý cách trình bày về nội dung, cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chính tả, ...)
- GV theo dõi, giúp đỡ HS cách trình bày bức thư. GV nhận xét một số bài.
- 1số HS viết bài tốt đọc trước lớp, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Thi tìm từ đặc điểm thích hợp điền vào chỗ trống:
Con voi	Con thỏ
Con cáo	Con ong
Con rùa	Con khỉ.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_14_nam_hoc_201.doc