Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- HS nêu cách đọc đoạn, cả bài:

- HS thi đọc cả bài trước lớp kết hợp trả lời câu hỏi SGK.

+ Đặt câu có từ: vẫy đuôi?

- GV nhận xét, uốn nắn HS đọc.

=> HS nêu nội dung bài. GV nhận xét, liên hệ HS biết yêu quý các con vật, đặc biệt những con vật có ích cho con người.

* Đọc hay cả bài: cá nhân, nhóm.

+ Thi đọc hay trước lớp: cá nhân, nhóm

- Đọc phân vai: HS nêu các vai (người dẫn chuyện, Bé, mẹ Bé).

- Luyện đọc nhóm, đọc phân vai trước lớp.

- Tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.

2. Thời khóa biểu.

- Thực hiện tương tự bài trên.

+ HS đặt câu có từ: rửa mặt?

=> HS nêu nội dung bài, GV chốt, liên hệ HS: Cần có kế hoạch làm việc khoa học, nhằm năng cao hiệu quả công việc, tránh lãng phí thời gian.

* Kể lại câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm

- GV treo tranh, HS quan sát, thảo luận trong nhóm 5, kể lại từng đoạn câu chuyện (kể từng đoạn câu chuyện, kể theo vai).

 

doc 11 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 
Soạn: 4.12 Dạy: Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2015
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Hát về chú bộ đội, những người có công với đất nước; Sưu tầm tranh, ảnh về quê hương đất nước. Trò chơi dân gian “ Bịt mặt bắt dê” (3 tiết)
I/ Mục tiêu bài dạy
- HS biết và hiểu thêm các bài hát về anh bộ đội cụ Hồ, truyền thống cách mạng của quê hương đất nước, biết cách chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
- HS tham gia biểu diễn tiết mục văn nghệ sôi nổi, nhiệt tình, trình bày được nội dung những bức tranh đã sưu tầm, tham gia trò chơi tích cực, chủ động.
- Giáo dục HS tự hào và yêu mến anh bộ đội cụ Hồ, tự hào về quê hương .
II/ Chuẩn bị
- Sân chơi.
- Tranh, ảnh các cảnh đẹp về đất nước.
- Các bài hát về chú bộ đội, những người có công với đất nước.
III/ Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung: + Sưu tầm tranh, ảnh về quê hương, đất nước.
 + Hát về chú bộ đội, những người có công với đất nước;
 	 + TCDG: “Bịt mắt bắt dê”.
2. Hình thức: Toạ đàm, thảo luận theo lớp, cá nhân, trưng bày.
IV/ Các bước tiến hành hoạt động
Các bước và nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài
2/ Thực hiện
* Hát về chú bộ đội, những người có công với đất nước
* Sưu tầm tranh, ảnh về quê hương, đất nước.
* Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”.
3. Kết thúc hoạt động
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng đầu bài.
+ Ngày 22 -12 là ngày gì?
- GV nhận xét, nêu ý nghĩa ngày 22 – 12.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, gợi ý, hướng dẫn.
- GV cùng HS nhận xét, bình xét HS, nhóm biểu diễn tốt, tuyên dương.
+ Chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày nay là nhờ công lao của ai?
+ Chúng ta cần làm gì để đền đáp những công ơn đó.
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận về các bức tranh đã sưu tầm.
+ Cảnh đẹp đó ở đâu?
+ Cảnh ở đó có gì đẹp, có gì đổi mới?
+ Bạn đã được đến đó chưa? Nêu cảm xúc của bạn khi tới đó?....
- GV tổ chức cho HS trưng bày những tranh ảnh đã sưu tầm.
- GV tuyên dương các nhóm đã sưu tầm nhiều tranh, ảnh đẹp.
+ Em thấy đất nước có đổi mới không? Em sẽ làm gì để xây dựng đất nước giàu đẹp?
- GV liên hệ: Đất nước giàu đẹp như ngày nay là nhờ công ơn của các chú bộ đội, những người có công với đất nước.
+ Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội, những người có công với đất nước?
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức cho HS cùng tham gia chơi trò chơi.
- Cho HS chơi thử
- GV chia lớp thành các nhóm cho HS chơi
- GV nhận xét về ý thức than gia trò chơi của HS.
+ Em biết thêm được điều gì qua trò chơi này? 
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS.
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, tuyên dương nhóm thực hiện nhanh, tốt.
- GV nhận xét chung, dặn dò HS.
- HS ghi vở.
- HS nghe, trao đổi theo nhóm đôi về ý nghĩa ngày 22 – 12.
- Các nhóm cùng nhau thảo luận theo yêu cầu của GV.
+ Bạn biết bài hát nào nói về chú bộ đội. Hãy hát cho bọn mình cùng nghe.
- Sau đó cả nhóm cùng nhau thảo luận về nội dung bài hát bạn vừa hát.
- Đại diện các nhóm lên biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị của nhóm mình trước lớp.
- HS nêu câu hỏi để nhóm vừa trình bày trả lời.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Các nhóm thảo luận về những bức tranh của nhóm mình và cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- Lắng nghe và trình bày.
- HS liên hệ bản thân
- HS nghe, nhớ cách chơi, cùng tham gia chơi trò chơi theo tổ.
- HS tham gia chơi
- HS thi đua trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng, nghe, hát bài “Chú bộ đội”
V/ Kết quả: 
Soạn: 6/12 	 	Dạy: Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2015
TOÁN*
Luyện tập chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (tiếp)
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương); giải toán.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính chia số có ba chữ số với số có một chữ số, vận dụng giải đúng bài toán về phép chia.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu BT4
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Nhóm 1, 2 làm bài 1, 2, 3. Các nhóm còn lại làm cả 4 bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 750 : 5 485 : 6 
 848 : 6 985 : 9 
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở. 4 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
Bài 2: Một túi chứa 5kg. Hỏi có 147kg gạo chứa được bao nhiêu túi như thế và còn thừa bao nhiêu ki-lô-gam?
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài, làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
- GV thu bài, nhận xét bài làm của HS về đáp án, cách trình bày bài(Nếu HS làm bài chưa đúng, yêu cầu HS tự làm lại bải vào vở)
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết chứa bao nhiêu túi gạo ta làm thế nào? Và còn thừa bao nhiêu ki-lô-gam?
- GD liên hệ: HS tiết kiệm lương thực thực phẩm.
=> Củng cố cách giải bài toán về phép chia có dư.
Bài 3: Một cửa hàng có 45 cái quạt, người đó đã bán đi số quạt đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cái quạt?
- HS đọc bài, phân tích, 1HS lên bảng, lớp làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu cái quạt cần tìm gì trước?
=> Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Hiện nay mẹ 49 tuổi, tuổi con bằng tuổi mẹ. Hỏi 7 năm nữa tuổi mẹ hơn tuổi con bao nhiêu tuổi?
- HS đọc bài, làm phiếu học tập, nêu cách làm.
- GV cùng HS chốt bài giải đúng.
+ Tìm số tuổi của con hiện nay bằng cách nào?
+ Hiện nay mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?
+ 7 năm nữa hiệu số tuổi của hai người có thay đổi không? Vậy 7 năm nữa mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS nêu cách thực hiện chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, tự đặt đề toán có vận dụng phép chia và tự giải.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Luyện đọc các bài tập đọc trong tuần. Ôn: So sánh
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập nội dung, cách đọc bài tập đọc đã học trong tuần 16: Đôi bạn; Về quê ngoại; củng cố biện pháp tu từ so sánh.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; điền đúng các từ ngữ để tạo câu có hình ảnh so sánh, đặt được câu có hình ảnh so sánh.
- Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của TV; ca ngợi tình cảm thủy chung của người thành phố với người nông thôn.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới:2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 16
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 130, 133 đọc thầm bài.
- HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 131, 134.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào? Mến thấy thị xã có gì lạ?
+ Mến đã có hành động gì đáng khen?
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Quê ngoại bạn ở đâu?
+ Bạn thấy ở quê có những gì lạ? Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
+ Thi đọc bài 
- GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn và nhận xét. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
+ Đối với HS đọc chậm, sai chỉ yêu cầu HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đối với HS đọc tốt HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài (hoặc đọc cả bài). GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
* Ôn: So sánh
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống để tạo thành câu có các hính ảnh so sánh:
- Giờ ra chơi, sân trường ồn ào như
- Những nhánh liễu buông rủ mềm mại như.
- Trưa hè, mặt hồ sáng lóa như.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vở, GV theo dõi, giúp đỡ.
- 4- 5 HS đọc bài làm trước lớp. GV- HS nhận xét, chốt câu đúng; tuyên dương.
=> Củng cố cách đặt câu có hình ảnh so sánh.
Bài 2: Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.
- HS đọc bài, làm vở, đọc câu trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
VD: Mảnh trăng đầu tháng nhô lên cong như hình lưỡi liềm.
 Sóng biển rì rầm như tiếng hát.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc đã học trong tuần? Đặt câu có hình ảnh so sánh?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN* (Dạy: 2D)
Ôn tập: Tìm thành phần chưa biết trong phép tính
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách tìm số bị trừ, tìm số trừ, tìm một số hạng trong một tổng, cách giải bài toán bằng 1 phép tính trừ. 
- Rèn kĩ năng thực hiện đúng: tìm số bị trừ, tìm số trừ, tìm 1 số hạng trong 1 tổng; giải được bài bài toán bằng 1 phép trừ.
- Giáo dục HS tính tích cực, sáng tạo khi học toán.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: GV ghép vào bài ôn.
2. Bài mới: 
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: 
(HS làm 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8a; Hoặc làm cả bài)
1. Tìm X, biết: X - 28 = 54
A. X = 62 	B. X = 28 	 C. X = 26 	D. X = 82
2. Tìm X, biết: X + 32 = 68 – 19
A. X = 81 	B. X = 34 	 C. X = 71	D. X = 17
3. Tìm X, biết: 7 + x = 43
A. X = 81 	B. X = 63 	 C. X = 36	D. X = 50
4. Tìm X, biết: x – 36 = 28
A. X = 8 	B. X = 12 	 C. X = 64	D. X = 54
5. Tìm X, biết: X + 38 – 27 = 19
A. X = 8 	B. X = 18 	 C. X = 27	D. X = 20
6. Một cửa hàng có 43 kg gạo, đã bán 16 kg gạo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu kg gạo?
A. 27 kg 	B. 38 kg 	 C. 18 kg 	D. 12 kg 
- HS đọc yêu cầu bài, HS làm phiếu.
- 1HS giải thích cách làm phần 2, 5
=> Củng cố cách tìm số bị trừ, tìm số trừ, tìm 1 số hạng trong 1 tổng dạng (toán “trắc nghiệm”).
Bài 2: Thùng lớn đựng được 100 lít nước, sau khi đổ bớt sang thùng bé thì còn lại 72 lít nước. Hỏi đã đổ sang thùng bé bao nhiêu lít nước?
- HS đọc bài toán. 
- 1 HS tóm tắt bằng sơ đồ, 1 HS giải bảng. HS lớp làm vở. GV lưu ý cho HS cách trình bày.
- GV và HS chữa bài; HS nêu dạng toán đã học.
=> Củng cố giải bài toán bằng 1 phép trừ.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ, số hạng chưa biết?
- HS nhắc lại nội dung, cách làm từng bài vừa ôn.
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT* (Dạy: 2D)
Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học tuần 16.
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách đọc và hiểu nội dung 2 bài tập đọc đã học: “Con chó nhà hàng xóm; thời gian biểu”, cách kể câu chuyện : Con chó nhà hàng xóm.
- HS đọc to, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. HS kể được câu chuyện Con chó nhà hàng xóm dựa vào tranh minh họa.
- HS yêu quý, kính trọng và vâng lời cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học: 5 Tranh câu chuyện kể : Con chó nhà hàng xóm 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 4 HS đọc 4 đoạn bài Hai anh em, trả lời câu hỏi theo đoạn.
- 1HS nêu nội dung bài.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 16:
1. Con chó nhà hàng xóm:
- GV cho HS luyện đọc bài theo nhóm: đoạn, cả bài.
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc (sửa tiếng, sửa câu). 
- HS nêu cách đọc đoạn, cả bài: 
- HS thi đọc cả bài trước lớp kết hợp trả lời câu hỏi SGK. 
+ Đặt câu có từ: vẫy đuôi?
- GV nhận xét, uốn nắn HS đọc. 
=> HS nêu nội dung bài. GV nhận xét, liên hệ HS biết yêu quý các con vật, đặc biệt những con vật có ích cho con người.
* Đọc hay cả bài: cá nhân, nhóm.
+ Thi đọc hay trước lớp: cá nhân, nhóm
- Đọc phân vai: HS nêu các vai (người dẫn chuyện, Bé, mẹ Bé). 
- Luyện đọc nhóm, đọc phân vai trước lớp.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.
2. Thời khóa biểu. 
- Thực hiện tương tự bài trên.
+ HS đặt câu có từ: rửa mặt?
=> HS nêu nội dung bài, GV chốt, liên hệ HS: Cần có kế hoạch làm việc khoa học, nhằm năng cao hiệu quả công việc, tránh lãng phí thời gian. 
* Kể lại câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm
- GV treo tranh, HS quan sát, thảo luận trong nhóm 5, kể lại từng đoạn câu chuyện (kể từng đoạn câu chuyện, kể theo vai).
- Các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa truyện.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm, kể hay nhất.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện cá nhân. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
=> Củng cố cách kể chuyện dựa vào tranh minh họa.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại bài vừa đọc, nêu nội dung từng bài.
- GV hệ thống toàn bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 8/12 	 	Dạy: Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Ngày, tháng, giờ; Tìm số bị trừ, số trừ
I. Mục tiêu bài dạy:	
- Củng cố về cách xem lịch, đồng hồ, cách tính thời gian như: ngày, tháng, giờ. Cách tìm số trừ, số bị trừ.
- Rèn kĩ năng tính đúng thời gian trong một ngày; đọc được lịch đúng, giờ đúng; tìm được số trừ, số bị trừ.
- Giáo dục HS tiết kiệm thời gian trong học tập, sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày vào việc có ích.
II. Đồ dùng dạy học: Lịch tháng 12.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ: + Tháng 12 có bao nhiêu ngày?
+ Hôm nay là thứ sáu ngày 13, vậy thứ sáu tuần sau là ngày nào?
2. Bài mới : 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn ngày, giờ
Bài 1: (bảng phụ)
+ Một ngày có bao nhiêu giờ? 
+ 24 giờ trong 1 ngày được tính như thế nào?
+ Viết thời gian sáng, trưa, chiều, tối, đêm (theo cặp)
- HS kiểm tra bài của bạn, nhận xét, HS làm miệng trước lớp.
- 1 HS nhắc lại 2 cách đọc các buổi: chiều, tối, đêm.
=> Củng cố về cách tính khoảng thời gian và tính giờ trong ngày.
Bài 2: Xem tờ lịch tháng 12, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tháng 12 có bao nhiêu ngày?
+ Các ngày chủ nhật trong tháng là những ngày nào?
+ Thứ hai tuần này là ngày 9 tháng 12, vậy hai tuần trước là ngày nào?
+ Ngày 22 tháng 12 là thứ mấy?
- GV treo tờ lịch kẻ sẵn tháng 12, HS quan sát, làm phiếu theo cặp. 1HS làm bảng lớp.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả. GV cùng HS nhận xét, đối chiếu, cho điểm HS.
=> Củng cố cách xem lịch.
Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
a. A. 15 giờ hay 2 giờ chiều	C. 23 giờ hay 11 giờ đêm
 B. 19 giờ hay 7 giờ sáng	D. 13 giờ hay 3 giờ chiều
b. A. 10 giờ hay 20 giờ tối	C. 24 giờ hay 4 giờ đêm
 B. 15 giờ hay 3 giờ sáng	D. 17 giờ hay 5 giờ chiều
=> Củng cố cách xem đồng hồ đúng ở thời điểm chiều, tối, đêm số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ.
 * Ôn: Tìm số trừ, số bị trừ
Bài 4. Tìm x 
 a. x - 36 = 45 	 đ. x - 29 = 67 + 18 
 b. 73 - x = 49 	 e. 95 - x = 48 -18 
 c. 79 - x = 57 	 
- HS nêu yêu cầu của bài, nêu thành phần chưa biết trong mỗi phép tính.
- 1HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, số trừ.
- Phần a: HS làm bảng lớp. HS lớp làm bảng con. 
- HS làm vở các phần còn lại. GV lưu ý HS đặt tính, tính nháp, cách trình bày vở.
- GV cùng HS chữa bài, nêu cách làm. 
=> Củng cố cách tìm 1 thành phần chưa biết trong phép trừ: (Số bị trừ; Số trừ)
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Một ngày có nhiêu giờ? 
+ Một tuần có mấy ngày? Một tháng thường có bao nhiêu ngày?
+ Nêu cách tìm số trừ, số bị trừ?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò.
LUYỆN VIẾT
Luyện viết chữ hoa N; Viết đoạn thơ phân biệt s/x
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cách viết chữ hoa N đã học; biết cách viết đoạn thơ phân biệt s/x
- HS viết chữ rõ ràng tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. Viết được đoạn thơ phân biệt s/x
- Học sinh có ý thức tự giác học bài.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa N. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 2.2. Nội dung:
* Luyện viết chữ hoa đã học: N
- GV đưa mẫu chữ hoa N.
+ Nêu lại cấu tạo, cách viết chữ hoa N
+ GV nhắc lại quy trình viết và viết mẫu chữ hoa N
+ HS viết bảng con, GV uốn nắn, nhận xét.
- HS hoàn thiện phần còn lại chữ hoa N trong vở tập viết. Viết thêm vở luyện viết 3 dòng chữ hoa N; 3 dòng chữ Nghĩ, 3 lần câu Nghĩ trước nghĩ sau. GV uốn nắn giúp đỡ HS viết đúng chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ. HS tổng kết trước lớp.
=> Củng cố cách viết các chữ hoa N
* Viết đoạn thơ phân biệt s/x:
- GV đọc đoạn thơ có từ phân biệt s/x
Vốn em tên một loài hoa
Trắng rừng biên giới những mùa xuân sang
Đặt thêm dấu hỏi nhẹ nhàng
Tên em đồng nghĩa xóm làng miền xuôi
+ Tìm các tiếng bắt đầu bằng s/x. HS nêu cách nối giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết tiếng có s/x trên bảng con.
- GV hướng dẫn cách trình bày bài, đọc bài cho HS viết; theo dõi, uốn nắn. 
- HS nghe đọc, viết bài, soát lỗi. GV hướng dẫn, giúp đỡ HS viết đúng.
- Chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS viết đẹp.
=> Củng cố viết đoạn thơ phân biệt âm đầu s/x.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Tìm tiếng có âm đầu là s/x? Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_16_nam_hoc_201.doc