Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới

2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:

 2. 2.Nội dung:

* Ôn tập từ ngữ về thành thị, nông thôn; Dấu phẩy.

Bài 1: Em hãy nêu tên những thành phố hoặc những vùng quê mà em đã tới.

- HS nêu yêu cầu bài; thảo luận, làm bài theo nhóm 6 vào phiếu học tập. 1 nhóm HS làm bài trên bảng phụ.

- Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận trên bảng phụ. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng; chỉ một số thành phố trên bản đồ, tuyên dương nhóm thảo luận bài nhanh, đúng.

=> Củng cố vốn từ ngữ thành thị và nông thôn.

Bài 2: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong câu văn dưới đây:

a. Chôm chôm xoài tượng xoài cát mọc chen nhau.

b. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù.

c. Hoa lá quả chín những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.

 

doc 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Soạn: 12/11 	 Dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2015
TOÁN*
Luyện tập tính giá trị của biểu thức
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia; biểu thức phép tính cộng trừ, nhân chia; giải bài toán bằng hai phép tính.
- HS tính đúng giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia; biểu thức có phép tính cộng trừ, nhân chia; giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT2)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: + Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng và trừ hoặc nhân và chia ta làm như thế nào?
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm như thế nào?
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Tính giá trị mỗi biểu thức sau:
 a) 345 + 68 + 8 12 x 3 : 6 
 b) 67 + 89 – 105 239 – 64 + 87 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. HS nêu cách tính. HS làm bài tập vào vở nháp. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 2: Tính giá trị mỗi biểu thức sau:
a) 400 – 45 x 4 40 x 5 + 41 
b) 864 – 993 : 3 81 x 6 + 57 
 Tiến hành tương tự bài 1.(HS làm phiếu bài tập)
*GV lưu ý HS: Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự. 
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Lớp 3A góp được 70kg giấy vụn, lớp 3B góp được 85kg giấy vụn. Số giấy vụn của hai lớp được đóng vào 5 bao đều nhau. Hỏi mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS làm bài tập vào vở. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
. GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS còn lúng túng:
+ Muốn biết mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn ta cần biết điều gì?
+ Ta có tìm cả hai lớp góp bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn không? Làm thế nào?
- GV cùng HS chữa bài. GV chốt lời giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Tính nhanh
a/ (18x 7 – 14) x (12: 4 – 3)
b/ (246 : 2 + 179) x (42 – 6 x 7)
- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi tìm cách làm
- 1HS lên bảng, lớp làm vở nháp. GV – HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
a/ Ta có: 12 : 4 – 3 = 3 – 3 = 0
 (18 x 7 – 14) x (12: 4 – 3) = 
 (18 x 7 – 14) x 0 = 0
Phần b tương tự
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS nêu cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và cho ví dụ?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập từ ngữ về thành thị, nông thôn; dấu phẩy. Giới thiệu về tổ em
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập từ ngữ về thành thị, nông thôn; dấu phẩy; củng cố cách viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em.
- HS nêu tên những thành phố hoặc những vùng quê mà em đã tới; đặt đúng dấu vào chỗ thích hợp; dùng từ, viết được đoạn văn giới thiệu về tổ em, câu văn rõ ý, diễn đạt mạch lạc.
- Giáo dục HS yêu quê hương, giữ gìn quê hương luôn xanh-sạch-đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT1, 2,), bản đồ hành chính Việt Vam.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
 2. 2.Nội dung:
* Ôn tập từ ngữ về thành thị, nông thôn; Dấu phẩy.
Bài 1: Em hãy nêu tên những thành phố hoặc những vùng quê mà em đã tới.
.
- HS nêu yêu cầu bài; thảo luận, làm bài theo nhóm 6 vào phiếu học tập. 1 nhóm HS làm bài trên bảng phụ.
- Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận trên bảng phụ. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng; chỉ một số thành phố trên bản đồ, tuyên dương nhóm thảo luận bài nhanh, đúng.
=> Củng cố vốn từ ngữ thành thị và nông thôn.
Bài 2: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong câu văn dưới đây:
a. Chôm chôm xoài tượng xoài cát mọc chen nhau.
b. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù.
c. Hoa lá quả chín những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS chữa bài trên bảng lớp. GV – HS nhận xét, cốt đáp án đúng. HS giải thích lí do điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- HS đọc câu văn sau khi đã điền đúng dấu phẩy.
=> Củng cố cách điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn.
*Giới thiệu tổ em.
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
Gợi ý:
+ Tổ em gồm có những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?
+ Mỗi bạn có đặc điểm gì hay? Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt?
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và các gợi ý của bài.
- HS luyện kể theo nhóm đôi.
- 3 – 4 HS lên kể trước lớp. GV – HS nhận xét, chỉnh sửa; tuyện dương HS kể hay, lời kể sinh động.
- HS thực hành viết bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ.
- GV nhận xét, tuyên dương HS dùng từ, viết câu hay.
=> Củng cố cách viết đoạn văn giới thiệu về tổ em.
3. Củng cố, dặn dò: + HS đọc đoạn văn giới thiệu về tổ em, liên hệ.
 GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN*
Ôn: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, tính giá trị của biểu thức 
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số; cách tính giá trị biểu thức; giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư); tính đúng giá trị biểu thức dạng chỉ có phép cộng trừ hoặc nhân, chia; giải đúng bài toán giải bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT2)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ : HS nêu cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2.2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 754 : 5 462 : 3 643 : 4 795 : 7
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện các phép tính trong bài.
=> Củng cố cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: Tính giá trị mỗi biểu thức sau:
 a) 5 x 7 + 35= 3 x 7 + 79=
 b) 63 : 7 – 5 = 100 + 49 : 7
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài tập vào phiếu. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài.
+ Nếu trong biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện theo thứ tự nào?
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có phép cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 3: Một bao gạo có 216 kg. Bao khác có 108 kg. Người ta đem số gạo ở hai bao đó đóng đều vào 6 túi. Hỏi mỗi bao có bao nhêu kilôgam gạo?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS:
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi bao có bao nhiêu kilôgam gạo ta cần biết điều gì?
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu kilôgam gạo ta làm thế nào?
- HS thống nhất các bước giải bài toán. GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng một phép tính: (216 + 108) : 6
- 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách. HS dưới lớp làm vào vở.
- GV – HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Năm nay Bình 8 tuổi. Tuổi chị gấp đôi tuổi Bình. Tuổi bố gấp ba tuổi chị. Hỏi bố bao nhiêu tuổi?
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Muốn biết tuổi bố là bao nhiêu, ta tìm tuổi ai trước?
+ Muốn tìm tuổi bố, ta làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách tính tuổi.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách thực hiện phép chia số có ba chữ số với số có một chữ số, liên hệ. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
Soạn: 13/12 	 Dạy: Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2015
TIẾNG VIỆT*
Ôn kể về người hàng xóm. Nói về thành thị, nông thôn
I.Mục đích, yêu cầu
- Ôn kể về người hàng xóm; nói về thành thị, nông thôn.
- HS viết một đoạn văn ngắn kể về người hàng xóm; nói được về thành thị, nông thôn theo gợi ý, diễn đạt mạch lạc.
 - Giáo dục HS yêu quý, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh chụp cảnh nông thôn hoặc thành thị.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: HS viết bảng con, bảng lớp những từ sau: 
 Cái chăn con trăn 
2.Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Nội dung:
* Ôn kê về người hàng xóm.
Gợi ý: 
+ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì?
+ Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
+ Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em mh] thế nào?
- HS đọc các câu hỏi gợi ý. 
- HS làm việc theo cặp, GV theo dõi, giúp đỡ.
- Một số cặp trình bày trước lớp, GV cùng HS nhận xét.
- HS thực hành viết bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS viết hoàn chỉnh đoạn văn.
- GV chấm một số bài, đọc và tuyên dương HS viết văn hay.
=>Củng cố kể về một người hàng xóm.
*Ôn nói về thành thị, nông thôn.
Bài 1: Kể về làng quê hoặc thành phố em yêu quý.
Gợi ý:
+ Đó là làng quê (hay thành phố, thị xã) nào?
+ Cảnh vật và con người nơi đó đáng yêu, đáng mến ở điểm nào?
+ Tình cảm của em đối với nơi đó ra sao?
- HS nêu yêu cầu bài; thảo luận, làm miệng theo nhóm đôi. Đại diện trình bày trước lớp. GV – HS nhận xét HS nói đoạn văn hay.
=> Củng cố viết về thành thị, nông thôn.
3.Củng cố, dặn dò:
+ HS đọc đoạn văn kể về người hàng xóm, liên hệ.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết tiến bộ, dặn dò HS.
TOÁN*
Ôn: Tính giá trị của biểu thức
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức dạng có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; và dạng có dấu ngoặc; giải bài toán bằng hai phép tính.
- HS tính đúng giá trị của biểu thức dạng có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; dạng có dấu ngoặc thành thạo; giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT2)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1:Tính giá trị các biểu thức sau:
 a) 100 – 8 x 9 = 5 x 8 – 23 =
 b) 125 x 8 – 800 = 333 x 3 – 999 =
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở. 2 HS làm bài trên bảng lớp. GV cùng HS chữa bài. 
+ Nêu cách tính giá trị biểu thức dạng có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia?
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức dạng có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau:
 a) 15 x (175 – 167) = (75 – 5) x 7 =
 b) (36 + 27) : 9 = 193 – (669 – 570) =
- HS nêu yêu cầu bài, HS làm phiếu, 2 HS làm bảng lớp, GV theo dõi, hướng dẫn.,...(Nếu HS làm bài chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và làm lại vào vở...).
+ Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc ( ), ta thực hiện phép tính như thế nào?
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức (dạng có dấu ngoặc)
Bài 3: Hà được mẹ cho 50 cái kẹo và cô Thảo cho 40 cái kẹo. Hà mang hết số kẹo đó chia đều cho 5 em nhỏ. Hỏi mỗi em được mấy cái kẹo?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách. HS dưới lớp làm vào vở. GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS còn lúng túng:
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi em được mấy cái kẹo ta cần biết gì?
+ Có tìm được số kẹo mà mẹ và cô Thảo cho Hà không? Làm phép tính gì?
- HS thống nhất các bước giải bài toán. GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng một phép tính: (50 + 40) : 5
- GV – HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 b) 15 x 2 + 15 x 3 – 15 x 5
 c) 52 + 37 + 48 + 63.
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở nháp. 3 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS chữa bài, chốt cách tính thuận tiện nhất.
=> Củng cố cách tính nhẩm nhanh. 
 3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính giá trị của các dạng biểu thức đã học? Cho ví dụ?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_17_nam_hoc_201.doc