Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện đọc các bài tập đọc đã học tuần 17

- HS mở SGK bài: “Mồ Côi xử kiện”, “Anh Đom Đóm” đọc thầm bài.

- GV chia nhóm, HS đọc theo nhóm:

+ Nhóm 1: Chọn một đoạn trong bài Mồ Côi xử kiện và trả lời câu hỏi cuối bài.

+ Nhóm 2: Đọc đoạn 2 và đoạn 3 bài Mồ Côi xử kiện.

+ Nhóm 3: Chọn đọc 1 đoạn bài Anh Đom Đóm.

+ Nhóm 4: Đọc thuộc lòng bài Anh Đom Đóm.

- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc chậm, ngọng, đọc sai l/ n; s/x; ch/tr.

- Các nhóm tự trả lời các câu hỏi SGK cho nhau nghe.

- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.

- Các nhóm thi đọc trước lớp, HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét.

- GV nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.

=> Củng cố nội dung bài, GV giáo dục liên hệ.

* Ôn: So sánh

Nhóm 1 làm bài 1, các nhóm còn lại làm cả 2 bài.

Bài 1: Gạch dưới hình ảnh so sánh trong các câu thơ sau:

Lá thông như thể chùm kim

Reo lên trong gió một nghìn âm thanh

Lá lúa là lưỡi kiếm cong

 

doc 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Soạn: 19/12 	 Dạy: Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Hình chữ nhật, chu vi hình chữ nhật
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách nhận biết hình chữ nhật (dựa vào yếu tố cạnh và góc), tính chu vi hình chữ nhật và các bài toán có liên quan tới chu vi hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng nhận dạng hình chữ nhật; tính chu vi hình chữ nhật và các bài toán có liên quan tới chu vi hình chữ nhật thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập bài.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: HS tự vẽ hình chữ nhật, cho kích thước và tính chu vi hình chữ nhật đó, nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:	
* Ôn hình chữ nhật.
Bài 1: Ghi tên các hình chữ nhật ở mỗi hình bên và cho biết độ dài cạnh của mỗi hình chữ nhật.
- HS nêu yêu cầu của bài tập, làm bài vào phiếu bài tập.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng các HS khác nhận xét. GV chốt lời giải đúng, ghi bảng.
+ Hình chữ nhật có đặc điểm gì?
=> Củng cố cách nhận dạng hình chữ nhật (dựa vào yếu tố cạnh và góc).
* Ôn: Chu vi hình chữ nhật.
Bài 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 18 cm, chiều dài gấp 3 chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
- HS đọc đề bài, HS nêu cách làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài. lớp làm vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật và làm lại vào vở).
- GV cùng HS chữa bài.
+ Muốn tìm chiều dài hình chữ nhật, ta làm thế nào?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta làm thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều rộng 12 cm, chu vi gấp 6 lần chiều rộng. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó? 
- HS đọc đề bài. - HS lên bảng, lớp làm vở. GV cùng HS nhận xét.
+ Muốn tính chiều dài, ta phải tìm gì? (nửa chu vi)
+ Khi biết nửa chu vi và biết chiều rộng, ta có tìm được chiều dài không? Làm phép tính gì?
=> Củng cố cách tính cạnh hình chữ nhật.
Bài 4: Một hình vuông có cạnh dài 36m. Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông đó và chiều dài là 40m. Tính chiều rộng hình chữ nhật đó?
- HS đọc đề bài, nêu cách làm, làm nháp, GV hướng dẫn HS còn lúng túng.
+ Muốn tính chiều rộng của hình chữ nhật ta cần biết gì?
+ Làm thế nào tính được chu vi hình chữ nhật?
+ Tính được chu vi hình chữ nhật ta tính chiều rộng bằng cách nào?
=> Củng cố chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu đặc điểm hình chữ nhật, cách tính chu vi hình chữ nhật?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Luyện đọc các bài tập đọc tuần 17. Ôn: So sánh
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 17; củng cố biện pháp tu từ so sánh.
 - HS đọc bài trôi chảy, trả lời được các câu hỏi; xác định được hình ảnh so sánh trong đoạn văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học tuần 17
- HS mở SGK bài: “Mồ Côi xử kiện”, “Anh Đom Đóm” đọc thầm bài.
- GV chia nhóm, HS đọc theo nhóm:
+ Nhóm 1: Chọn một đoạn trong bài Mồ Côi xử kiện và trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Nhóm 2: Đọc đoạn 2 và đoạn 3 bài Mồ Côi xử kiện.
+ Nhóm 3: Chọn đọc 1 đoạn bài Anh Đom Đóm.
+ Nhóm 4: Đọc thuộc lòng bài Anh Đom Đóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc chậm, ngọng, đọc sai l/ n; s/x; ch/tr.
- Các nhóm tự trả lời các câu hỏi SGK cho nhau nghe.
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
- Các nhóm thi đọc trước lớp, HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét.
- GV nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
=> Củng cố nội dung bài, GV giáo dục liên hệ.
* Ôn: So sánh
Nhóm 1 làm bài 1, các nhóm còn lại làm cả 2 bài.
Bài 1: Gạch dưới hình ảnh so sánh trong các câu thơ sau:
Lá thông như thể chùm kim
Reo lên trong gió một nghìn âm thanh
Lá lúa là lưỡi kiếm cong
Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng
Lá chuối là những con tàu
Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng.
- HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm bài vào phiếu học tập. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố biện pháp tu từ so sánh.
Bài 2:Ghi lại các bộ phận của các hình ảnh so sánh ở bài tập 1 vào chỗ trống thích hợp trong bảng sau:
Sự vật được so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
- HS nêu yêu cầu bài, làm phiếu học tập.
- HS phát biểu ý kiến. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố biện pháp tu từ so sánh.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? Đặt câu có hình ảnh so sánh?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN*
 Ôn: Hình vuông, chu vi hình vuông
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách nhận biết hình vuông (dựa vào yếu tố cạnh và góc), cách tính chu vi hình vuông.
- Rèn kĩ năng nhận dạng hình vuông; tính được chu vi hình vuông và các bài toán có liên quan tới chu vi hình vuông.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập bài 2.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1.Bài cũ: HS nêu cách tính chu vi hình vuông.
2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: Trong hai hình sau, hình nào là hình vuông? Tại sao?
 20mm 	50m
 20mm 
- GV nêu yêu cầu. HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, giải thích lý do chọn.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
=> Củng cố về đặc điểm của hình vuông.
Bài 2: Ghi tên các hình vuông ở mỗi hình và cho biết độ dài cạnh của hình vuông sau:
- HS nêu yêu cầu của bài tập, làm bài vào phiếu.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng các HS khác nhận xét. GV chốt lời giải đúng, ghi bảng.
=> Củng cố cách nhận dạng hình vuông (dựa vào yếu tố cạnh và góc).
Bài 3: Một hình vuông có cạnh 25dm. Hỏi chu vi hình vuông là bao nhiêu xăng-ti-mét?
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV hướng dẫn các HS làm bài. (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV chỉ ra lỗi sai và yêu cầu HS làm lại)
- GV cùng HS chữa bài.
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tính chu vi hình vuông.
Bài 4: Cho hình vuông có chu vi bằng 1m40cm. Tính độ dài cạnh hình vuông?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
 1HS lên bảng làm, lớp làm vở, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào?
+ Vậy tính độ dài một cạnh ta làm như thế nào?
=> Củng cố cách tính độ dài một cạnh của hình vuông.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính chu vi hình vuông? Đặt đề toán về tính chu vi hình vuông?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
Soạn: 20/12 	 Dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2015
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Từ chỉ đặc điểm; viết về thành thị hoặc nông thôn
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập, củng cố về từ ngữ chỉ đặc điểm, cách viết về thành thị hoặc nông thôn.
- HS tìm được các từ ngữ chỉ đặc điểm; viết được bức thư ngắn cho bạn nói về thành thị hoặc nông thôn.
- Giáo dục HS chăm chỉ, ý thức học tập tốt,
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT1)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bãi cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài:
 2. 2.Nội dung:
* Ôn tập về từ chỉ đặc điểm.
Bài 1: Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
 Gần trưa, mây mù tan. Bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa.
- HS nêu yêu cầu bài; thảo luận, làm bài theo nhóm đôi vào phiếu bài tập. Một cặp chữa bài trên bảng lớp.
- GV- HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố về từ ngữ chỉ đặc điểm.
* Luyện viết về thành thị, nông thôn
Bài 2: Viết một bức thư ngắn cho bạn, kể những điều em biết về thành thị (hoặc nông thôn)
- GV lưu ý cho HS về nội dung thư gồm có:
+ Lời thăm hỏi (sức khoẻ, tình hình học tập, )
+ Kể về thành thị (nông thôn):
 + Em có những hiểu biết về thành thị (nông thôn) nhờ đâu?
 + Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu?
 + Điều gì khiến em thích nhất?
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS viết bài.
- GV thu bài, nhận xét. Một vài HS đọc bài trước lớp để cả lớp tham khảo.
- GV tiểu kết, liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố cách viết một bức thư ngắn kể về thành thị, nông thôn. 
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu trình tự viết một bức thư, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Từ chỉ đặc điểm; câu kiểu Ai thế nào?; dấu phẩy
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn từ chỉ đặc điểm, câu kiểu Ai thế nào?, dấu phẩy.
- HS tìm được từ chỉ đặc điểm; xác định câu theo mẫu Ai thế nào?; sử dụng được dấu phẩy ngăn cách câu.
- Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (bài 3)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bãi cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài:
 2. 2.Nội dung:
*Ôn về từ chỉ đặc điểm.
Bài 1: Đọc bài thơ dưới đây và gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm của các con vật.
Hay chạy lon ton
Là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ
Là con gà mào.
Hay bơi dưới ao
Mẹ con nhà vịt.
Hay la hay hét
Là con bồ chao.
Hay bay bổ nhào
Mẹ con bói cá
- HS nêu yêu cầu bài; thảo luận, làm miệng theo nhóm đôi. Đại diện trình bày trước lớp. GV – HS nhận xét HS các từ chỉ đặc điểm có trong bài, HS đọc lại các từ đó.
=> Củng cố từ chỉ đặc điểm.
Bài 2: Viết một vài câu có mô hình Ai- Thế nào? Để tả từng sự vật sau: Hãy tham khảo các từ chỉ đặc điểm trong ngoặc để đặt câu: (nghiêm, hiền, nhộn nhịp, dịu dàng, chăm chỉ, rực rỡ, tươi thắm, tận tụy)
a. Một bông hoa hồng vào buổi sớm.
b. Cô giáo (hoặc thầy giáo) dạy lớp em.
C. Mẹ của em.
d. Một ngày hội ở trường em.
- HS đọc yêu cầu bài, GV gợi ý, HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- GV nhận xét cách sử dụng từ chỉ đặc điểm để viết câu, chỉnh sửa.
=> Củng cố mẫu câu Ai- Thế nào?
* Ôn dấu phẩy.
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây:
a. Những điệu múa trong lễ hội thật là vui tươi đầy sức sống.
b. Vào ngày Tết trẻ em thường được mua quần áo mới được phát tiền mừng tuổi.
c. Đến dự hội Lim mọi người được chơi đu quay kéo co đấu cờ người
d. Khi hát quan họ nam thì đội khăn xếp mặc áo the nữ thì mặc áo tứ thân đội nón quai thao.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào phiếu bài tậ
p. GV lưu ý HS xác định câu sử dụng dấu phẩy ngăn cách câu. 1HS lên bảng làm bài. GV- HS nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc lại các câu đã điền dấu phẩy.
=> Củng cố cách sử dụng dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS tìm từ chỉ đặc điểm của một sự vật, đặt câu với từ đó? 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_18_nam_hoc_201.doc