Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Ôn: Kể về anh chị em

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) kể về anh, chị, em của em.

- HS đọc nêu yêu cầu bài. GV gạch chân yêu cầu bài.

- HS kể cho bạn cùng bàn nghe về anh chị em.

- GV gợi ý: Tên, hình dáng, đặc điểm, tính nết của anh, chị em; tình cảm của em với anh chị em

- HS kể trước lớp, lớp nhận xét bổ sung. GV uốn nắn HS cách sử dụng câu, từ.

- HS nhận xét, bổ sung: về câu, cách dùng từ.

- HS viết bài vào vở, GV nhận xét bài làm của HS: cách trình bày, diễn đạt.

=> Củng cố cách kể về anh chị em. Liên hệ HS (đoàn kết, giúp đỡ, nhường nhịn nhau.)

* Phân biệt l/n

Bài 2: Điền vào chỗ trống l hay n?

a/ cây ựu ở hoa ũ bướm

b/ ơ đãng ướt qua ắm tay

c/ ắm lời cơm ếp nguy an

- HS đọc yêu cầu bài, tìm từ điền vào chỗ trống, đọc lại từ sau khi điền đúng, giải nghĩa từ khó.

- GV nhận xét, liên hệ.

+ Tìm thêm từ có âm đầu l/n và đặt câu với từ đó?

 

doc 9 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Soạn: 1/1 	 Dạy 2D: Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2016
TIẾNG VIỆT* 
Ôn: Kể về anh chị em. Phân biệt l/n
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập cách viết đoạn văn ngắn kể về anh chị em. Củng cố phân biệt l/n.
- Rèn kĩ năng viết đúng 1 đoạn văn ngắn kể về anh chị em, điền đúng l hay n vào chỗ trống.
- HS có ý thức học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: Kể về anh chị em
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) kể về anh, chị, em của em.
- HS đọc nêu yêu cầu bài. GV gạch chân yêu cầu bài.
- HS kể cho bạn cùng bàn nghe về anh chị em.
- GV gợi ý: Tên, hình dáng, đặc điểm, tính nết của anh, chị em; tình cảm của em với anh chị em
- HS kể trước lớp, lớp nhận xét bổ sung. GV uốn nắn HS cách sử dụng câu, từ.
- HS nhận xét, bổ sung: về câu, cách dùng từ. 
- HS viết bài vào vở, GV nhận xét bài làm của HS: cách trình bày, diễn đạt...
=> Củng cố cách kể về anh chị em. Liên hệ HS (đoàn kết, giúp đỡ, nhường nhịn nhau...)
* Phân biệt l/n
Bài 2: Điền vào chỗ trống l hay n?
a/ cây ựu ở hoa	ũ bướm
b/ ơ đãng	 ướt qua	 ắm tay
c/ ắm lời cơm ếp nguy an
- HS đọc yêu cầu bài, tìm từ điền vào chỗ trống, đọc lại từ sau khi điền đúng, giải nghĩa từ khó.
- GV nhận xét, liên hệ.
+ Tìm thêm từ có âm đầu l/n và đặt câu với từ đó?
=> Củng cố phân biệt l/n.
3. Củng cố, dặn dò: + Thi tìm, viết nhanh các từ, câu văn, câu thơ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.
- GV hệ thống toàn bài, GV nhận xét, dặn dò.
Soạn: 3/1 	 Dạy: Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2016
TOÁN*
Ôn: Các số có bốn chữ số. Giải toán có lời văn
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về cách đọc, viết các số có bốn chữ số; củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính (tính chu vi hình chữ nhật).
- Rèn kĩ năng đọc, viết đúng, giải đúng các bài tập có liên quan tới các số có bốn chữ số; giải toán bằng hai phép tính (chu vi hình chữ nhật).
- Giáo dục HS chăm sóc, yêu quý mảnh vườn nhà mình.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT 2)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: HS nêu cách đọc, viết các số có bốn chữ số.
2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
*Ôn các số có bốn chữ số.
Bài 1: Đọc các số sau: 5621; 9999; 8247; 1111; 3788.
- HS làm miệng, HS nhận xét bạn đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từng số; lớp đọc dãy số. GV nhận xét.
+ HS tự đưa số có bốn chữ số và đọc các số đó. 
=> Củng cố cách đọc các số có bốn chữ số.
Bài 2: Cho các chữ số: 5, 6, 7, 8
a/ Hãy viết tất cả các số có bốn chữ số khác nhau, trong đó chữ số hàng nghìn là 5.
b/ Xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé.
c/ Xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu bài tập.
- GV cùng HS chữa bài. HS đọc các số vừa viết.
=> Củng cố cách viết các số có bốn chữ số.
Bài 3: Hãy viết và đọc:
a) Số lớn nhất có bốn chữ số: 
b) Số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau: .
c) Số nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau: .
d) Số lẻ nhỏ nhất có bốn chữ số: 
- HS làm bài tập vào vở. 1HS làm bài trên bảng lớp. GV cùng HS chữa bài, chốt lời gải đúng.
- GV hướng dẫn HS cách tìm số. HS nhận biết.
=> Củng cố cách tìm số có bốn chữ số.
* Giải toán có lời văn
Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 23 m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu hình chữ nhật đó.
- HS đọc đề bài, phân tích đề toán, 1HS lên bảng làm, lớp làm vở. GV cùng HS nhận xét, chốt cách làm đúng. 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Tính chiều dài hình chữ nhật, làm thế nào? Tính chu vi hình chữ nhật làm thế nào?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta làm như thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toán tính chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò: - HS tự nêu số và đọc các số có bốn chữ số?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Nhân hoá. Phân biệt r/d/gi
I- Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố biện pháp tu từ nhân hoá; phân biệt tiếng có phụ âm đầu r/d/gi.
- HS tìm được các từ ngữ nhân hoá trong các câu thơ; đặt được câu có hình ảnh nhân hoá; điền đúng tiếng có phụ âm đầu r/d/gi.
- Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước; có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập bài 1, 2.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
* Ôn: Nhân hoá
- Nhóm 1, 2 làm bài 1, 2, các nhóm còn lại làm cả 3 bài.
Bài 1: Gạch dưới từ ngữ nhân hoá trong các câu thơ sau và điền vào chỗ trống cho phù hợp:
a. Trong dãy số tự nhiên
 Số không vốn tinh nghịch
 Cậu ta tròn núc ních
 Nhưng nghèo chẳng có gì
	(Dương Huy)
b. Bác thuyền ngủ rất lạ
 Chẳng chịu trèo lên giường
 Úp mặt xuống cát vàng
 Nghiêng tai về phía biển
	(Dương Huy)
Tên sự vật
Từ gọi sự vật như người
Từ ngữ tả sự vật như người
a. Số không
Cậu ta
Tinh nghịch, núc ních, nghèo
b. Thuyền
Bác
Ngủ, trèo, úp mặt, nghiêng tai
- HS làm bài vào phiếu học tập. GV theo dõi, hướng dẫn HS viết bài. GV thu, nhận xét một số bài.
- GV tiểu kết, liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố biện pháp tu từ nhân hoá.
Bài 2: Khoanh tròn chữ cái trước câu có hình ảnh nhân hoá
a/ Bụi tre đứng im vì không có gió.
b/ Tre bần thần nhờ gió.
c/ Mây lang thang trên cánh đồng bầu trời.
d/ Những đám mây trắng bồng bềnh trôi trên nền trời xanh biếc.
- HS nêu yêu cầu, làm phiếu học tập, nêu các câu có hình ảnh nhân hoá, giải thích.
- GV cùng HS nhận xét, chốt, liên hệ GD.
=> Củng cố biện pháp tu từ nhân hoá.
Bài 3: Em hãy đặt câu có hình ảnh nhân hoá và chỉ ra sự vật được nhân hoá trong câu đó.
- HS đọc bài, làm vở, đọc câu trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa.
=> Củng cố biện pháp tu từ nhân hoá.
* Phân biệt r/d/gi
Bài 4: Điền vào chỗ trống d, gi hay r:
 - Thầy áo ảng bài. Cô ạy em tập viết.
 - Ăn mặc ản ị Suối chảy óc ách.
 - Nước mắt chảy àn ụa. Khúc nhạc u ương.
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào phiếu học tập. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS đọc lại các câu văn sau khi đã hoàn thành. HS tự nói câu chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.
=> Củng cố về tiếng có phụ âm đầu r/d/gi.
3. Củng cố, dặn dò: + HS thi tìm các từ có phụ âm đầu r/d/gi và đặt câu với một số từ tìm được.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Em yêu biển đảo quê hương (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường biển đảo.
- HS tham gia văn nghệ theo chủ đề “Biển đảo quê hương” sôi nổi nhiệt tình, vẽ tranh theo đề tài biển đảo.
- Yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- HS: Các tiết mục văn nghệ cá nhân, tập thể.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
1.Nội dung: 
- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề “Biển đảo quê hương”
- Vẽ tranh theo chủ đề biển đảo.
2. Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. Nội dung và phương pháp
 Nội dung
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề “Biển đảo quê hương”
* Vẽ tranh theo chủ đề biển đảo
3. Kết thúc hoạt động
 Hoạt động của GV
- GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, giới thiệu về vị trí, giới hạn lãnh thổ nước ta và nói về tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo, nói tóm lược về tình hình biển Đông hiện nay.
- Hình thức thi: Mỗi tổ cử ra một đội khoảng 3-5 HS, HS còn lại làm cổ động viên.
- GV cùng HS làm cổ động viên, bình xét tiết mục hay đặc sắc theo chủ đề biển đảo. HS dưới lớp có thể đặt câu hỏi về nội dung bài hát, múa, hoặc bài thơ cho đội chơi.
- GV theo dõi, giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm có nhiều tiết mục hay, biểu diễn tốt, tuyên dương, khen.
- GV kết hợp liên hệ giáo dục HS về vai trò của người học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo.
- GV nhận xét chung, dặn dò HS.
- GV nêu yêu cầu: Vẽ bức tranh theo đề tài biển đảo và nêu ý nghĩa bức tranh (hướng dẫn, gợi ý).
- Cùng HS bình chọn, tuyên dương HS.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Hoạt động của HS
- HS ghi tên bài, lắng nghe.
- HS cùng nhau thảo luận về tiết mục văn nghệ, kể chuyện chuẩn bị biểu diễn, chọn 1 bạn dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục mà nhóm mình biểu diễn.
- Các nhóm chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
- Từng nhóm lên biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị trước lớp. 
- HS bình chọn bạn dẫn chương trình hay nhất, nhóm biểu diễn tốt nhất, tuyên dương
- HS tự vẽ vào giấy A4, thuyết trình nội dung tranh của mình.
- HS lớp nhận xét, bình chọn bức tranh vẽ đẹp, đúng chủ đề.
- HS lắng, nghe, hát bài “Yêu lắm Trường Sa”
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: 3/1 	 	Dạy: Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2016
TOÁN*
 Ôn: Các số có bốn chữ số. Giải toán có lời văn (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về cách đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0); cách giải bài toán tính chu vi của một hình (chu vi hình vuông, chu vi hình chữ nhật).
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có bốn chữ số; điền số có bốn chữ số vào chố trống trong dãy số; làm bài toán có liên quan đến tính chu vi (hình chữ nhật, hình vuông).
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT2)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS viết bảng lớp, bảng con các số có bốn chữ số và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé?
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Ôn các số có bốn chữ số.
 Bài 1: Đọc các số sau: 2035, 8702, 5400, 8030, 9006.
 HS đọc nối tiếp từng số; HS cả lớp đọc toàn bộ dãy số.
=> Củng cố cách đọc các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0).
 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 3456; 3457; 3458, , , , 
 b) 7100; 7200; 7300, , , , 
 c) 6710; 6720; 6730, , , , 
 d) 7001, 7002, 7003, , , , 
- HS nêu yêu cầu bài, làm phiếu bài tập. 4 HS lên bảng làm bài. 
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu đặc điểm của từng dãy số trên, đọc lại các dãy số vừa lập được.
+ Phần c yêu cầu viết dãy số theo thứ tự nào?
=> Củng cố cách điền số có bốn chữ số vào chỗ trống trong dãy số.
* Giải toán có lời văn
Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 28m, chiều rộng 16m và một mảnh đất hình vuông có chu vi 76m. Hỏi chu vi mảnh đất hình chữ nhật nhiều hơn chu vi mảnh đất hình vuông bao nhiêu mét?
- HS đọc đề bài, tóm tắt và làm bài vào vở. 1 HS làm bài trên bảng lớp. GV thu bài, nhận xét: cách trình bày, đáp án(Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở).
- GV cùng HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn tìm chu vi hình chữ nhật, ta làm thế nào?
+ Muốn biết chu vi mảnh đất hình chữ nhật nhiều hơn chu vi mảnh đất hình vuông, ta làm thế nào? 
=> Củng cố cách so sánh chu vi của hai hình chữ nhật và hình vuông.
Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 45m. Chiều dài kém 2 lần chiều rộng là 25m. Người ta dự định trồng cây bạch đàn xung quanh thửa ruộng đó, mỗi cây cách nhau 5 m. Hỏi cần phải có bao nhiêu cây để trồng kín xung quanh thửa ruộng đó?
- HS đọc đề bài, thảo luận nhóm đôi tìm cách giải bài toán.
- HS nêu cách làm, làm bảng lớp, nháp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng:
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
45 x 2 - 25 = 65 (m)
Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
(65 + 45 ) x 2 = 220 (m)
Số cây cần phải có để trồng kín xung quanh thửa ruộng đó là:
220 : 5 = 44 (cây)
 Đáp số: 44 cây.
=> Củng cố bài toán có lời văn liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
3.Củng cố, dặn dò: + HS nêu và đọc các số có bốn chữ số tròn trăm từ 2200-> 4300? Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?
GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần.
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 19; củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
 - HS đọc bài trôi chảy, trả lời được các câu hỏi; viết được câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học tuần 19
- HS mở SGK bài: “Hai Bà Trưng”, “Báo cáo kết quả thi đua Noi gương chú bộ đội” đọc thầm bài.
- GV chia nhóm, HS đọc theo nhóm:
+ Nhóm 1: Chọn một đoạn trong bài Hai Bà Trưng và trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Nhóm 2: Đọc đoạn 3 và đoạn 4 bài Hai Bà Trưng.
+ Nhóm 3: Đọc toàn bài Hai Bà Trưng.
+ Nhóm 4: Đọc toàn bài Báo cáo kết quả thi đua “Noi gương chú bộ đội”
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc chậm, ngọng, đọc sai l/ n; s/x; ch/tr.
- Các nhóm tự trả lời các câu hỏi SGK cho nhau nghe.
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
- Các nhóm thi đọc trước lớp, HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét.
- GV nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
=> Củng cố nội dung bài, GV giáo dục liên hệ.
* Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
Bài 1: Viết câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?, Lúc nào?, Bao giờ? vào chỗ trống:
a/ Em được mẹ cho đi chơi khi nào?
b/ Lúc nào cả nhà em quây quần mâm cơm?
c/ Bao giờ lớp em được đi tham quan ạ?
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào phiếu bài tập. 1HS lên bảng làm bài. GV- HS nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc lại các câu đã điền dấu phẩy.
=> Củng cố cách trả lời câu hỏi Khi nào?
Bài 2: Điền vào chỗ trống bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a/ ..em cùng ba mẹ sẽ đi tắm biển.
b/ Trường em tổ chức lễ chào cờ.............
c/ ................chúng em học Toán.
- HS đọc yêu cầu, làm vở, đọc bài trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương, liên hệ GD.
3. Củng cố, dặn dò: + Đặt câu theo mẫu Khi nào? 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_19_nam_hoc_201.doc