Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:

 2.2 Nội dung:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

147 + 214 328 + 447 216 + 359 264 + 350

815 – 219 321 – 39 909 - 325 215 - 67

- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở, 4 HS làm bảng lớp.

- GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách đặt tính, thực hiện tính.

=> Củng cố cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).

Bài 2: Với 3 số 512, 50, 562 và các dấu “+, - , =”, em hãy lập các phép tính đúng.

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS bảng lớp, làm nháp, nêu cách làm, chữa bài, nhận xét,

- GV nhận xét, chốt đáp án.

=> Củng cố cách lập các phép tính đúng.

Bài 3: Thùng thứ nhất đựng 645 lít dầu, thùng thứ nhất đựng nhiều hơn thùng thứ hai 27 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?

- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.

- HS làm vở, bảng lớp, nêu cách làm.

- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án.

=> Củng cố giải toán có lời văn.

Bài 4: Tìm một số biết rằng gấp số liền sau của số đó lên 2 lần thì được 18.

 

doc 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Soạn: 28 /8 	 Dạy: Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần). Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần); giải toán có lời văn
- Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện cộng (trừ) các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) giải đúng toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh tự giác học tập, có phương pháp tự học tốt.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: HS lấy ví dụ về phép cộng và phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) và thực hiện tính vào bảng con. 2 HS làm bảng lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
147 + 214 328 + 447 216 + 359 264 + 350
815 – 219 321 – 39 909 - 325 215 - 67
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở, 4 HS làm bảng lớp.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách đặt tính, thực hiện tính.
=> Củng cố cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
Bài 2: Với 3 số 512, 50, 562 và các dấu “+, - , =”, em hãy lập các phép tính đúng.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS bảng lớp, làm nháp, nêu cách làm, chữa bài, nhận xét,
- GV nhận xét, chốt đáp án.
=> Củng cố cách lập các phép tính đúng.
Bài 3: Thùng thứ nhất đựng 645 lít dầu, thùng thứ nhất đựng nhiều hơn thùng thứ hai 27 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS làm vở, bảng lớp, nêu cách làm.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án.
=> Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 4: Tìm một số biết rằng gấp số liền sau của số đó lên 2 lần thì được 18.
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 
- 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính phép cộng, trừ các số có ba chữ số?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Nói về Đội TNTP Hồ Chí Minh. Ôn tập về so sánh
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố những điều đã biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh; biện pháp tu từ so sánh.
- HS nêu được nội dung bài và trình bày được một số thông tin về Đội TNTP; tìm đúng tên hai sự vật được so sánh và chỉ ra được điểm giống nhau giữa hai sự vật đó; viết câu có hình ảnh so sánh. 
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh: chim bồ câu, cánh đồng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: HS đặt câu có hình ảnh so sánh.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung:
* Nói về Đội TNTP
 Bài 1: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là nơi để các em thiếu niên nhi đồng học tập và vui chơi. Em hãy nêu những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- HS thảo luận nhóm đôi những điều đã biết về đội TNTP.
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm lúng túng bằng các câu hỏi gới ý:
+ Đội TNTP thành lập ngày, tháng, năm nào? (15/ 5/1941)
+ Khi mới thành lập, Đội có tên là gì? (Đội Nhi đồng Cứu quốc)
+ Những đội viên đầu tiên của Đội là ai? Đội mang tên Bác khi nào? (30/1/1970)
+ Bài hát truyền thống của Đội là gì?
+ Nêu một số phong trào của Đội mà em biết? (Công tác Trần Quốc Toản (1947), Kế hoạch nhỏ (1960), Thiếu nhi làm nghìn việc tốt (1960).
- Đại diện nhóm trình bày. GV cùng HS nhận xét, bổ sung, tuyên dương nhóm có hiểu biết phong phú về Đội TNTP. 
- HS hát bài “Đội ca”, GV liên hệ GDHS phấn đấu học tập, ngoan ngoãn để sớm được đứng trong hàng ngũ của Đội.
=> Củng cố thông tin về Đội TNTP.
* Ôn: So sánh
Bài 1: Gạch dưới từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:
a/ Trường học thân thương như ngôi nhà của em.
b/ Tóc bà em trắng như bông.
c/ Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm.
d/ 	Hoa lựu như lửa lập loè
	Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
- HS nêu yêu cầu bài, đọc các câu thơ, thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Các nhóm phát biểu ý kiến, GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Trong các sự vật được so sánh trên, em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?
+ Lấy ví dụ về một hình ảnh so sánh? 
=> Củng cố về biện pháp tu từ so sánh.
Bài 2: Viết 4 câu có hình ảnh so sánh theo nội dung sau:
a. Hàm răng so sánh với ngọc	b. Mái tóc so sánh với nhung
b. Đôi mắt so với mắt bồ câu	d. Những ngón tay so với búp măng
- HS đọc bài, làm bài vào vở.
- HS đọc các câu vừa viết, GV nhận xét, chỉnh sửa, liên hệ.
=> Củng cố cách viết câu có hình ảnh so sánh.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 30/8 	 Dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2015
TOÁN*
Ôn tập các bảng nhân, bảng chia. Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về các bảng nhân, bảng chia đã học.
- HS thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học; vận dụng thực hiện dãy tính có phép nhân, phép chia và giải đúng bài toán có lời văn về phép nhân, phép chia.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành toán; phát triển tư duy.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Nêu tên gọi các thành phần của các phép tính cộng, trừ. Cho ví dụ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	2.2 Nội dung:
Bài 1: Tính nhẩm
 a) 2 x 7 = 3 x 8 = 1 x 10 = 
 2 x 8 = 3 x 9 = 5 x 8 = 
 20 x 2 = 300 x 3 = 5 x 9 = 
 b) 12 : 4 = 24 : 4 = 30 : 5 =
 16 : 2 = 9: 1 = 0 : 10 =
 18 : 3 = 600: 3 = 40: 5 = 
- HS nêu yêu cầu bài. 
- 1 HS đọc phép tính, 1 HS ghi kết quả. HS dưới lớp thi trả lời nhanh, đúng.
+ Khi nhân hoặc chia một số với 1, ta được kết quả như thế nào?
=> Củng cố về các bảng nhân, bảng chia đã học.
Bài 2: Tính:
2 x 4 + 12 b) 13 + 4 x 7 	c) 49 – 45: 5 d) 30 : 5 + 4
 70 – 4 x 8 3 x 6 – 12	 24: 6 x 3 45 – 18 : 2 
- HS nêu yêu cầu bài.
- 4HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài còn lúng túng.
- HS nêu số phép tính và các phép tính có trong mỗidãy tính; cách thực hiện mỗi dãy tính đó.
- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
=> Củng cố cách thực hiện dãy tính có phép nhân, phép chia.
Bài 3: Tính chu vi hình tam giác ABC. Biết các cạnh hình tam giác đó đều bằng nhau và bằng 200cm?
- HS đọc đề bài, phân tich bài toán.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp, nêu cách làm, nhận xét, chữa bài.
- GV chấm một số vở, chốt đáp án.
+ Nêu cách tính chu vi hình tam giác? 
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về phép nhân một số tròn trăm với một số.
Bài 4: Mẹ bóc một gói kẹo chia đều cho bốn anh em, mỗi người được 5 cái kẹo và còn thừa 2 cái kẹo. Hỏi gói kẹo đó có bao nhiêu cái kẹo?
- HS đọc đề bài. 
- 1 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm, lớp làm nháp.
- GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn HS làm bài lúng túng bằng các câu hỏi gợi ý:
+ Mỗi người đều được 5 cái kẹo, làm thế nào tìm được bốn anh em có tất cả bao nhiêu cái kẹo? 
+ Sau khi chia còn thừa 2 cái kẹo. Có tìm được gói kẹo đó có bao nhiêu cái kẹo không? - GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về phép nhân.
Bài 5: Viết số có ba chữ số có chữ số hàng chục gấp 2 lần chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng trăm gấp 2 lần chữ số hàng chục. Viết được bao nhiêu số?
- HS đọc bài, làm nháp, bảng lớp, nêu cách làm.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Chữ số hàng đơn vị gấp 2 lần chữ số hàng chục nên chữ số hàng chục chỉ có thể là bao nhiêu? (1, 2, 3, 4)
+ Khi đó chữ số hàng đơn vị là bao nhiêu? (2, 4, 6, 8)
+ Chữ số hàng trăm gấp 3 lần chữ số hàng chục nên chữ số hàng trăm chỉ có thể là những chữ số nào? (3, 6, 9).
+ Số cần tìm là những số nào?
=> Củng cố bài toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu cách tính chu vi hình tam giác? Em hãy đọc một bảng chia bất kì?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 2: “Ai có lỗi?”, “Cô giáo tí hon”; câu chuyện đã học trong tuần.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc phân biệt lời nhân vật, trả lời được các câu hỏi trong bài; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, biết tự nhận lỗi và sửa lỗi. Bước đầu có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 2? Em hãy đọc một đoạn yêu thích trong một bài tập đọc đã học?
- GV cùng HS nêu câu hỏi, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Luyện đọc các bài tập đọc tuần 2
- HS nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 2.
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)
- GV chia nhóm (3 nhóm), HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài. 
+ Nhóm 1: Đọc toàn bài Ai có lỗi và trả lời câu hỏi.
+ Nhóm 2: Đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời câu hỏi.
+ Nhóm 3: Chọn đọc hay 2 đoạn bất kì và trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp, HS đặt câu hỏi cho các nhóm, nhận xét.
+ En –ri – cô đã làm gì Cô-rét-ti?
+ Vì sao En –ri – cô cảm thấy ân hận?
+ Hai bạn làm lành với nhau ra sao?
+ Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì? Hãy tìm những hình ảnh ngộ ngĩnh, đáng yêu của đám học trò?
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ Qua bài văn trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.
* Kể lại câu chuyện đã học trong tuần
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện:
+ Kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét chung về cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ
- GV cùng HS đặt câu hỏi, nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? Nêu ý nghĩa câu chuyện đã học?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết những vị trí không an toàn trên đường đi học và cách phòng tránh tai nạn giao thông ở những vị trí đó .
- HS phân biệt được những điều kiện an toàn và kém an toàn của con đường khi đi bộ và đi xe đạp, chọn con đường an toàn cho bản thân khi đi học, đi chơi.
 - HS có ý thức tham gia và tuyên truyền vận động mọi người chấp hành luật giao thông đường bộ.
II. Chuẩn bị
- GV chuẩn bị một số tranh ảnh về những đoạn đường an toàn và kém an toàn. Tranh ảnh về an toàn giao thông; biển báo giao thông.
- HS: Các tiết mục văn nghệ cá nhân, tập thể.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung: Xác định những vị trí không an toàn trên đường tới trường và nêu cách phòng tránh.
2.Hình thức: - Trao đổi, thảo luận trong lớp.
 IV. Nội dung và phương pháp
 Nội dung
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường
* Xác định con đường an toàn đi đến trường 
 *Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh tai nạn giao thông .
3. Kết thúc hoạt động
 Hoạt động của GV
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài.
- GV cho HS kể lần lượt con đường từ nhà em đến trường:
+Từ nhà em đến trường em đi qua con đường nào? 
+ Con đường đó có đặc điểm gì? 
- HS nêu, GV ghi vắn tắt lên bảng.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm có cùng đường đi đánh giá mức độ an toàn và không an toàn của con đường đến trường.
 - GV chốt lại và nhắc nhở HS biết cách xác định con đường an toàn từ nhà tới trường.
- GV đưa tranh về an toàn giao thông:
+ Nêu nhận xét về các nội dung được thể hiện trong mỗi tranh?
- GV đưa ra một số tính huống, HS xử lí tình huống.
+ Để phòng tránh tai nạn giao thông trên đường đi học em cần làm gì?
- GV chốt câu trả lời đúng, liên hệ giáo dục HS ý thức tự giác thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.
 - GV phát động phong trào thi đua lập thành tích về phòng tránh tai nạn giao thông.
- GV nhận xét chung, dặn dò HS
 Hoạt động của HS
- HS ghi vở.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm HS trình bày, GV chốt và yêu cầu HS nhắc lại.
- HS quan sát, nêu nội dung từng bức tranh; trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày ý kiến, các nhóm lần lượt bổ sung.
- HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày về cách phòng tránh tại nạn giao thông, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
V. Kết quả:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2015.doc