Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:

 2.2. Nội dung:

* Từ ngữ về loài chim

Bài 1: Viết tên các loài chim theo yêu cầu sau:

 a. Những loài chim có giọng hót hay:

 b. Những loài chim biết bắt chước tiếng nói của người:

 c. Những loài chim hay ăn quả chín trên cây:

 (Đáp án: a. hoạ mi, sáo, sơn ca, chích choè, khướu; b. Sáo vẹt, yểng; c. tu hú, chào mào)

- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm 4 vào bảng nhóm.

- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chữa bài, đưa hình ảnh minh họa một số loài chim; liên hệ HS bảo vệ các loài chim hoang dã.

=> Củng cố từ ngữ về chim chóc.

* Tả ngắn về loài chim.

Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu tả về một loài chim em thích.

- HS đọc yêu cầu bài, nêu cách làm (tả hình dáng bên ngoài, tả hoạt động của con chim), cách trình bày vào vở,.

- HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- GV chấm chữa bài. HS đọc lại bài viết.

 

doc 9 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Soạn: 27/1 	Dạy 2D: Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2016
TIẾNG VIỆT* 
Ôn từ ngữ về loài chim. Tả ngắn về loài chim.
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố từ ngữ về loài chim; cách tả về một loài chim em thích.
- HS tìm đúng từ ngữ về loài chim theo tiếng kêu, theo đặc điểm hình dáng, theo cách kiếm ăn; Viết 1 đoạn văn ngắn về một loài chim em thích.
- Giáo dục HS luôn yêu quý bảo vệ các loài chim trong thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về một số loài chim.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kể tên một số từ ngữ về loài chim.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Từ ngữ về loài chim
Bài 1: Viết tên các loài chim theo yêu cầu sau:
	a. Những loài chim có giọng hót hay:
.
	b. Những loài chim biết bắt chước tiếng nói của người:
.
	c. Những loài chim hay ăn quả chín trên cây:
.
 (Đáp án: a. hoạ mi, sáo, sơn ca, chích choè, khướu; b. Sáo vẹt, yểng; c. tu hú, chào mào)
- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm 4 vào bảng nhóm. 
- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chữa bài, đưa hình ảnh minh họa một số loài chim; liên hệ HS bảo vệ các loài chim hoang dã. 
=> Củng cố từ ngữ về chim chóc.
* Tả ngắn về loài chim.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu tả về một loài chim em thích.
- HS đọc yêu cầu bài, nêu cách làm (tả hình dáng bên ngoài, tả hoạt động của con chim), cách trình bày vào vở,... 
- HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV chấm chữa bài. HS đọc lại bài viết.
=> Củng cố cách viết đoạn văn ngắn tả về một loài chim. Liên hệ về việc bảo vệ các vật nuôi sống hoang dã, bảo vệ môi trường tự nhiên.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu tên và đặc điểm một số loài chim mà em biết? 
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Soạn: 30/1 	 Dạy: Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2016
TOÁN*
 Ôn: Nhân, chia số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách nhân, chia số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số; cách giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân, chia số có bốn chữ số với (cho) số có ba chữ số, tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia; giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán, có ý thức tự học.
II- Đồ dùng dạy học: 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: + Nêu cách thực hiện phép nhân, chia số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số? Cho ví dụ?
2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 2537 x 2 1208 x 8
 2453 : 5 1328 : 4
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách thực hiện một số phép nhân, chia trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện phép nhân, chia số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số.
Bài 2: Tìm x: 
 X : 6 = 1514 7275 : X = 3
- HS nêu yêu cầu, HS làm bài vào vở nháp. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, nêu cách tìm số hạng chưa biết; cách tìm số bị chia, số chia trong phép nhân và phép chia.
=> Củng cố cách tìm số hạng chưa biết, số bị chia, số chia trong phép nhân và phép chia.
Bài 3: Tùng mua 8 con tem, mỗi con tem giá 800 đồng. Tùng đưa cô bán hàng loại giấy bạc 7000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại Tùng bao nhiêu tiền.
- HS đọc đề bài, làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV nhận xét một số vở.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Tính giá tiền 8 con tem.
+ Tính số tiền cô bán hàng phải trả lại Tùng.
- GV khuyến khích HS làm bài bằng cách khác:
 Tính luôn số tiền cô bán hàng phải trả lại Tùng: 7000 – (800 x 8) = 
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
Bài 4: a/ Lan làm phép chia 3694 : 7 = 526 dư 12. Không làm tính, em có thể cho biết Hải làm phép tính đúng hay sai không? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng.
b/ Trong một phép chia có dư, thương là 214, số chia là 5 và số dư là số lớn nhất có thể có. Hỏi số bị chia trong phép chia đó bằng bao nhiêu?
- HS đọc để bài, làm nháp, phát biểu ý kiến. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố bài toán về phép chia có dư.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ HS tự đưa phép chia tính và nêu cách thực hiện phép chia?, liên hệ.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần.
Luyện viết về người lao động trí óc
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập các bài tập đọc đã học trong tuần; ôn cách viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; đọc hay được các đoạn, bài; viết được một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc.
- Giáo dục HS ham hiểu biết, có óc sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy học: tranh minh họa người lao động trí óc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 23
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 40, 46 đọc thầm bài.
- GV chia nhóm, HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về đoạn, bài.
+ Nhóm 1: Đọc toàn bài Nhà ảo thuật
+ Nhóm 2: Đọc toàn bài Chương trình xiếc đặc sắc
+ Nhóm 3: Đọc đoạn 1, 2 bài Nhà ảo thuật
+ Nhóm 4: Đọc đoạn 3, 4 bài Nhà ảo thuật
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 40, 46.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.
+ Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?
+ Hai chị em gặp gỡ và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào? Vì sao hai chị em không chờ chú Ly dẫn vào rạp?
+ Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo để làm gì? Em thích những nội dung nào trong tờ quảng cáo?
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?...
- Đại diện các nhóm lên đọc trước lớp, HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét bạn đọc.
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
*Viết về một người lao động trí óc.
 Đề bài: Hãy viết về một người lao động trí óc mà em biết.
- HS đọc đề bài, viết bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, gợi ý HS còn lúng túng:
+ Người đó là ai, làm nghề gì?
+ Người đó hằng ngày làm những việc gì?
+ Người đó làm việc như thế nào? (HS có thể kể theo hiểu biết của mình về người ấy).
- 2 – 3 HS đọc bài trước lớp. GV – HS nhận xét, tuyên dương, liên hệ.
=> Củng cố cách viết về một người lao động trí óc.
3.Củng cố, dặn dò: + Tại sao phải quý trọng, biết ơn người lao động?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Thảo luận về Quyền trẻ em. Trò chơi dân gian: “Tập tầm vông” (1 tiết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết một số quyền và bổn phận của trẻ em dựa trên quy định trong công ước quốc tế về quyền trẻ em; biết kết hợp động tác phù hợp vào chơi trò chơi dân gian: “Tập tầm vông”.
- HS thực hiện theo công ước quốc tế về quyền trẻ em. Chơi trò chơi chủ động, sáng tạo.
- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ (HĐ1)
2. HS: Tìm hiểu một số con vật.
III. Hình thức: Theo nhóm, cá nhân, lớp.
IV. Nội dung và phương pháp:
Các bước
và nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Thảo luận về Quyền và bổn phận của trẻ em
*Trò chơi dân gian “ Tập tầm vông”
3. Củng cố, dặn dò
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng đầu bài.
- HS nêu một số quyền và nghĩa vụ của trẻ em mà mình biết.
- GV nhận xét, giới thiệu một số quyền và bổ phận của trẻ em được nêu trong công ước quốc tế về quyền trẻ em (quyền được chăm sóc, giáo dục, quyền có gia đình, được yêu thương; ..bổn phận kính trọng ông bà, cha mẹ, thực hiện nghĩa vụ công dân)
- HS nhắc lại một số quyền và nghĩa vụ của trẻ em (BP).
- Trao đổi:
+ Em đã có được những quyền gì và đã thực hiện được những bổn phận nào?
+ Em cần làm gì để thực hiện được những quyền và bổn phận đó?
- GV – HS nhận xét, kết luận; liên hệ giáo dục HS làm theo những quyền và bổn phận đã được nêu.
- GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi (TCDG - 134).
- 2 HS lên chơi thử. GV nhận xét.
- GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS chơi trò chơi. GV theo dõi.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
+ Sau khi chơi trò chơi, em học được điều gi?
GV tổng kết nội dung tiết học, liên hệ, dặn dò HS
- HS ghi vở.
- HS trả lời miệng. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe, ghi nhớ. 
- HS trả lời miệng.
(quyền được học hành, quyền được quan tâm, chăm sóc, ...) 
- HS nghe, ghi nhớ.
 - HS nghe, ghi nhớ.
- 2 HS lên chơi thử. 
- HS tham gia trò chơi.
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: 30/1 	 	Dạy: Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2016
TOÁN*
 Ôn: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách chia số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Rèn kĩ năng chia số có bốn chữ số với số có một chữ số; tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia; giải toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS ham đọc sách, có phương pháp tự học.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập bài 2.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1.Bài cũ: HS nêu cách đặt tính, tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
 3216 : 4 1525: 5 3612 : 6
 2814 : 7 4032 : 8 4518: 9
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào nháp. 3 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép chia trong bài.
=> Củng cố cách chia số có bốn chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tìm 
 x 3 = 1026 4 x = 4052
3 x = 5676 4568 : = 4
- HS nêu yêu cầu bài, HS lên bảng làm, lớp làm phiếu bài tập. GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
- HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia. 
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
Bài 3: Thư viện nhà trường nhận về 1965 bản sách giáo khoa. Buổi sáng, thư viện đã phân về một số lớp số sách đó. Hỏi còn lại bao nhiêu bản sách?
- HS đọc đề bài, làm bài tập vào vở.1 HS lên bảng làm bài. GV nhận xét một số vở. 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Tính số bản sách thư viện đã phân về một số lớp.
 + Tính số bản sách còn lại trong thư viện.
- GV khuyến khích HS làm bài bằng cách khác: Tính luôn số bản sách còn lại trong thư viện: 1965 – (1965 : 3)
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Người ta xếp tất cả 800 cái bánh vào các hộp, mỗi hộp 5 cái, sau đó người ta lại xếp các hộp vào các thùng, mỗi thùng 5 hộp. Hỏi người ta xếp được bao nhiêu thùng bánh?
- HS đọc đề bài; 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt cách làm đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về phép nhân và phép chia.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ HS tự đưa phép tính chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, nhận xét, liên hệ. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Nhân hoá; Đặt và trả lời câu hỏi “Như thế nào?”
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá; cách đặt và trả lời câu hỏi “Như thế nào?”.
- HS nêu đúng tên sự vật được nhân hoá, từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá; đặt và trả lời được câu hỏi “Như thế nào?”.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập 1 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS nêu các cách nhân hoá (3 cách nhân hóa)
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 
	 2.2: Nội dung:
* Ôn tập về nhân hoá.
Bài 1: Trong bài thơ sau, những sự vật nào được nhân hoá? Những sự vật nào giúp em nhận ra điều đó?
 HẠT MƯA (Trích)
 Hạt mưa tinh nghịch lắm
 Thi cùng với ông sấm
 Gõ thùng như trẻ con
 Ào ào trên mái tôn.
 Rào rào một lúc thôi
 Khi trời đã tạnh hẳn
 Sấm chớp chuồn đâu mất
 Ao đỏ ngầu màu đất
 Như là khóc thương ai:
 Chị mây đi gánh nước
 Đứt quang ngã sóng soài.
 Lê Hồng Thiện
- HS đọc đề bài. 1 HS đọc lại bài thơ.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, làm bài vào phiếu học tập; một nhóm HS làm bài trên giấy khổ to.
- HS dán bài trên bảng lớp. GV cùng HS chữa bài, chốt câu trả lời đúng.
Sự vật được nhân hoá
 Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá
- Hạt mưa
- Sấm
- Sấm chớp
- Ao
- Mây
- tinh nghịch
- ông, gõ thùng như trẻ con
- chuồn đâu mất
- (mắt) đỏ ngầu, như là khóc thương ai
- gánh nước, ngã sóng xoài
+ Trong bài thơ trên, tác giả sử dụng mấy biện pháp nhân hoá? 
=> Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá.
Bài 2: Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:
a) Tại sao nói “Hạt mưa thi cùng với ông sấm”?
b) Theo em, “Ao đỏ ngầu mặt đất” vì “khóc thương ai”?
c) “Chị mây đi gánh nước / Đứt quang ngã sõng soài” có liên quan gì tới “Ao đỏ ngầu mặt đất”?
- HS đọc đề bài, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng.
+ Biện pháp nhân hoá đã giúp em cảm nhận bức tranh thiên nhiên như thế nào?
- GV chốt nội dung, tác dụng của biện pháp nhân hoá trong bài thơ.
=> Củng cố biện pháp tu từ nhân hoá.
Bài 3: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi “Như thế nào?” để các dòng sau thành câu:
a) Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu  
b) Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé 
c) Qua câu chuyện “Đất quý, đất yêu” ta thấy người dân Ê-ti-ô-pi-a 
d) Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí 
- HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS dựa vào các bài tập đọc đã học, hỏi đáp các câu trong bài. HS ghi lại vào vở. 
- Một số cặp thực hành hỏi đáp trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
=> Củng cố cách đặt, trả lời câu hỏi “Như thế nào?”
3. Củng cố, dặn dò: + HS đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa?, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_23_nam_hoc_201.doc